Văn Học & Nghệ Thuật
ĐAM MÊ XUÂN TỨ - CAO MỴ NHÂN
ĐAM MÊ
XUÂN TỨ - CAO MỴ NHÂN
Ngày mai xuân đã sang tiết Vũ thủy rồi mà hôm
nay cũng có quý vị và tôi còn đam mê xuân tứ. Vậy xuân tứ là
gì mà quyến rũ thiên hạ vậy.
Tứ bao hàm cả ý tưởng, tình tiết,
ngôn ngữ lẫn phong cách. Như vậy xuân tứ là vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
Cái vẻ đẹp riêng của mùa xuân đã khiến quý
vị và chúng tôi không ngớt lời ca tụng.
Quý vị văn, thi, nhạc sĩ thì dùng ngôn ngữ
ca tụng, còn quý vị hoạ sĩ thì pha chế đủ mọi gam mầu
để làm sao tô điểm được những bức tranh xuân rực rỡ, sống động ...
Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ. Vận dụng ý
tưởng đó, vả chăng cũng đúng với thực tế, là mùa đầu tiên của
một năm, xa hơn là mùa bắt đầu một sự nghiệp, mùa khởi hành tiến tới
tương lai, nếu định xây dựng hành trình cuộc đời.
Khi đam mê mùa xuân
Hoa vàng chưa kịp nở
Bước vào mùa hạ đỏ
Hoa nở vàng dưới chân
(Bóng xuân Cao Mỵ Nhân)
Đó là tâm sự của một người đã trễ một hay nhiều
mùa xuân, đúng ra là tuổi xuân, cũng có nghĩa là bê trễ, vuột mất
hành trình, để chậm bước trước tháng năm không còn tuổi trẻ
tiến tới gánh vác ...trách nhiệm.
Tại sao mùa xuân vốn là của chung. Như cái
tâm của cuộc đời, nhưng sinh hoạt lại riêng ví như những ngả đường
...ly tâm. Để chẳng bao giờ những ngả đường ly tâm ấy lội
ngược dòng về lại cái tâm đầu tiên. Điều đó các nhà triết học xã hội
cho là nghịch lý. Do đó mọi sự việc đều phải tiến tới.
Trong không khí tươi vui ấm áp của mùa xuân,
hay là mùa xuân an lạc, hỉ xả, tôi đã nghe bài ca
"Mùa xuân đầu tiên" của nhạc sĩ Văn Cao, ông viết
sau ngày 30.4.1975, để hiểu phần nào "xuân tứ"
sau mấy mươi năm ông ấp ủ điều "giải phóng dân tộc" qua
câu: từ đây người biết yêu người.
Chúng ta không thể bắt ông yêu hay không
yêu người nào đó, đó là quyền của nhạc sĩ lớn Văn Cao.
Mùa xuân đầu tiên _ nhạc sĩ Văn Cao
mơ ước từ khi ông đội mũ vải, quần áo dân quân, vén gấu tức
lai quần ở miền Nam, ngồi trên bờ, thả 2 bàn chân xuống dòng nước sông
Lô, bài hát viết cho đoàn quân giải phóng thủa chống Pháp.
Cho dù nhạc sĩ Văn Cao cũng ở trong đội
ngũ "Nhân Văn giai phẩm", nhưng ông vẫn hiện diện ở
miền Bắc XHCN từ trước đến 30. 4. 1975 có lẽ nào ông không biết
gì về "ý thức hệ". Chắc chắn ông còn rõ hơn ai hết,
nên ông mới mong: từ đây người biết yêu người.
Đó là cảm quan của một nghệ sĩ chung chung.
Nhà thơ Huy Cận, nếu xét về vai vế
thơ, người ta có thể xưng tụng ông là nhà thơ lớn, như quý thi sĩ
Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ở miền Nam.
Qua ngày đổi đời, 30 -4 -1975, ông
lên đài truyền hình Saigon, đọc bài thơ ...cuối cùng: Trên đỉnh đời Vĩnh
viễn, Bài thơ dài lắm, nói rằng từ đây chẳng còn mơ ước
gì nữa, vì thống nhất đất nước rồi, sau 117 năm Trong cảm
giác bị nô lệ (1858 - 1975), nên vui mừng vì đã tới đỉnh đời
Vĩnh viễn
Đó cũng là cảm quan của một nghệ sĩ nhưng
không chung chung,
sau mấy mưoi năm theo bạo quyền cộng
sản, tác giả bài thơ nổi tiếng Ngậm Ngùi, đã lên tới chức thứ trưởng
văn hoá. Chính ông đã cho rằng thời điểm 1975 là mùa xuân cuối
cùng của cuộc đời thơ Huy Cận.
Xuân hay các mùa khác: hạ, thu, đông
vốn tự nó hồn nhiên, thanh thản, là những thời điểm, thời hạn
bình thường, chẳng thiên vị một giới nào, một cuộc sống nào,
và cũng chẳng giới hạn tuổi tác nào.
Chỉ là xuân có vẻ ưu tiên cho giới trẻ,
bởi tuổi trẻ và xuân đồng dạng trong ý nghĩa, trong
phong cách như nói ở trên.
Do đó có ai ca tụng hạ tứ, thu tứ,
đông tứ đâu. Thành mùa xuân với ngày rộng tháng dài, xuân đã
không khắc kỷ ai, thì quý vị còn biết bao cơ hội để
"lập xuân", để làm mới cuộc đời mình, để đón chào
những sắc thái Xuân cho riêng biệt mỗi người.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
ĐAM MÊ XUÂN TỨ - CAO MỴ NHÂN
ĐAM MÊ
XUÂN TỨ - CAO MỴ NHÂN
Ngày mai xuân đã sang tiết Vũ thủy rồi mà hôm
nay cũng có quý vị và tôi còn đam mê xuân tứ. Vậy xuân tứ là
gì mà quyến rũ thiên hạ vậy.
Tứ bao hàm cả ý tưởng, tình tiết,
ngôn ngữ lẫn phong cách. Như vậy xuân tứ là vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
Cái vẻ đẹp riêng của mùa xuân đã khiến quý
vị và chúng tôi không ngớt lời ca tụng.
Quý vị văn, thi, nhạc sĩ thì dùng ngôn ngữ
ca tụng, còn quý vị hoạ sĩ thì pha chế đủ mọi gam mầu
để làm sao tô điểm được những bức tranh xuân rực rỡ, sống động ...
Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ. Vận dụng ý
tưởng đó, vả chăng cũng đúng với thực tế, là mùa đầu tiên của
một năm, xa hơn là mùa bắt đầu một sự nghiệp, mùa khởi hành tiến tới
tương lai, nếu định xây dựng hành trình cuộc đời.
Khi đam mê mùa xuân
Hoa vàng chưa kịp nở
Bước vào mùa hạ đỏ
Hoa nở vàng dưới chân
(Bóng xuân Cao Mỵ Nhân)
Đó là tâm sự của một người đã trễ một hay nhiều
mùa xuân, đúng ra là tuổi xuân, cũng có nghĩa là bê trễ, vuột mất
hành trình, để chậm bước trước tháng năm không còn tuổi trẻ
tiến tới gánh vác ...trách nhiệm.
Tại sao mùa xuân vốn là của chung. Như cái
tâm của cuộc đời, nhưng sinh hoạt lại riêng ví như những ngả đường
...ly tâm. Để chẳng bao giờ những ngả đường ly tâm ấy lội
ngược dòng về lại cái tâm đầu tiên. Điều đó các nhà triết học xã hội
cho là nghịch lý. Do đó mọi sự việc đều phải tiến tới.
Trong không khí tươi vui ấm áp của mùa xuân,
hay là mùa xuân an lạc, hỉ xả, tôi đã nghe bài ca
"Mùa xuân đầu tiên" của nhạc sĩ Văn Cao, ông viết
sau ngày 30.4.1975, để hiểu phần nào "xuân tứ"
sau mấy mươi năm ông ấp ủ điều "giải phóng dân tộc" qua
câu: từ đây người biết yêu người.
Chúng ta không thể bắt ông yêu hay không
yêu người nào đó, đó là quyền của nhạc sĩ lớn Văn Cao.
Mùa xuân đầu tiên _ nhạc sĩ Văn Cao
mơ ước từ khi ông đội mũ vải, quần áo dân quân, vén gấu tức
lai quần ở miền Nam, ngồi trên bờ, thả 2 bàn chân xuống dòng nước sông
Lô, bài hát viết cho đoàn quân giải phóng thủa chống Pháp.
Cho dù nhạc sĩ Văn Cao cũng ở trong đội
ngũ "Nhân Văn giai phẩm", nhưng ông vẫn hiện diện ở
miền Bắc XHCN từ trước đến 30. 4. 1975 có lẽ nào ông không biết
gì về "ý thức hệ". Chắc chắn ông còn rõ hơn ai hết,
nên ông mới mong: từ đây người biết yêu người.
Đó là cảm quan của một nghệ sĩ chung chung.
Nhà thơ Huy Cận, nếu xét về vai vế
thơ, người ta có thể xưng tụng ông là nhà thơ lớn, như quý thi sĩ
Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ở miền Nam.
Qua ngày đổi đời, 30 -4 -1975, ông
lên đài truyền hình Saigon, đọc bài thơ ...cuối cùng: Trên đỉnh đời Vĩnh
viễn, Bài thơ dài lắm, nói rằng từ đây chẳng còn mơ ước
gì nữa, vì thống nhất đất nước rồi, sau 117 năm Trong cảm
giác bị nô lệ (1858 - 1975), nên vui mừng vì đã tới đỉnh đời
Vĩnh viễn
Đó cũng là cảm quan của một nghệ sĩ nhưng
không chung chung,
sau mấy mưoi năm theo bạo quyền cộng
sản, tác giả bài thơ nổi tiếng Ngậm Ngùi, đã lên tới chức thứ trưởng
văn hoá. Chính ông đã cho rằng thời điểm 1975 là mùa xuân cuối
cùng của cuộc đời thơ Huy Cận.
Xuân hay các mùa khác: hạ, thu, đông
vốn tự nó hồn nhiên, thanh thản, là những thời điểm, thời hạn
bình thường, chẳng thiên vị một giới nào, một cuộc sống nào,
và cũng chẳng giới hạn tuổi tác nào.
Chỉ là xuân có vẻ ưu tiên cho giới trẻ,
bởi tuổi trẻ và xuân đồng dạng trong ý nghĩa, trong
phong cách như nói ở trên.
Do đó có ai ca tụng hạ tứ, thu tứ,
đông tứ đâu. Thành mùa xuân với ngày rộng tháng dài, xuân đã
không khắc kỷ ai, thì quý vị còn biết bao cơ hội để
"lập xuân", để làm mới cuộc đời mình, để đón chào
những sắc thái Xuân cho riêng biệt mỗi người.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)