Quán Bên Đường

ĐẤT KHÁCH - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Bây giờ tôi mới thực sự hiểu vì sao 58 năm trước, sau khi từ Hải Phòng di cư vào Saigon, ba tôi cho chúng tôi đi Chợ Lớn, tìm một nhà quen gốc Hoa, chủ tiệm thuốc Bắc có bảng hiệu Bình Sinh Đường "chạy" vô Nam,




( HNPĐ )
Bây giờ tôi mới thực sự hiểu vì sao 58 năm trước, sau khi từ Hải Phòng di cư vào Saigon, ba tôi cho chúng tôi đi Chợ Lớn, tìm một nhà quen gốc Hoa, chủ tiệm thuốc Bắc có bảng hiệu Bình Sinh Đường "chạy" vô Nam, cùng dịp "đất nước chia đôi" ngày 20-7-1954 ấy.

Chúng tôi đứng trước một căn nhà cao 3, 4 tầng, cửa sắt màu đen chạy sọc thành những cây rào kiên cố, gõ cửa vì thủa đó chuông điện chưa thịnh hành.

Có tiếng dép lẹp xẹp đi ra, rồi bức cửa sắt được kéo hở một khe nhỏ độ 10 phân tây thôi, cụ bà ngó chúng tôi ngơ ngác, đoạn kéo cửa trở lại, dép lẹp xẹp bước vào trong để tức khắc một ông trung niên kéo chiếc cửa thêm lần nữa, nhưng, khoảng mở rộng gấp đôi, tức là độ 20 phân tây.

Ba tôi mừng quá, vì đó là ông chủ tiệm thuốc Bắc, đối diện nhà tôi ở Hải Phòng, đã được cộng đồng người Hoa kịp thời "di tản" trước khối đông dân chúng VN.

Mừng rỡ quá, ba tôi nói với chúng tôi:

- Chào A Phò đi các con.

Chúng tôi ríu rít:

- Chào A Phò, A Phò

Quý vị ngạc nhiên lắm, "A Phò" là tên ông chủ tiệm Bình Sinh Đường hay là tiếng gì vậy? Thưa, chỉ là quen miệng thôi, chúng tôi cứ nghĩ người Hoa gọi nhau A Phò như người Việt kêu: ông, bà, anh, chị chẳng hạn. Như ở miền núi cao Cha Pa của... tôi, tiếng A Phủ cũng có vẻ phổ thông vậy. Khổ nỗi ông chủ tiệm thuốc Bắc lại không hề đính chính, cứ mặc nhiên nghe chúng tôi nói năng tiếng đó lâu rồi.

Cánh cửa sắt đã kéo hẳn sang một bên, nhà cao thế mà tầng trệt tối om, cũng chẳng bật đèn lên nữa, vì trời đang ban ngày, phải tiết kiệm điện chứ.

A Phò hỏi thăm chúng tôi có mang được hết sập gụ, tủ chè, sa lông, sa lơ... và có bị ai kiếm chuyện không?

Ba tôi trả lời là phải làm bộ như không di cư, nên đồ đạc vẫn để nguyên, còn ai kiếm chuyện, thì chỉ có 1 người chú họ, đến tìm ba tôi, hứa hẹn:

- Gia đình cứ ở lại, em cam đoan bảo trợ.

Đoạn 2 người: ba tôi và ông chủ Bình Sinh Đường cười lên hô hố. A Phò lắc lắc cái đầu:

- Người nhà ngộ đã bơi qua đảo mấy năm nay, bọn lính Mao là ghê lắm, em họ ông có theo Mao không?

Mao là Mao Trạch Đông ở Hoa Lục, còn đảo là Đài Loan bây giờ.

Ba tôi hỏi sao đã cả năm rồi mà A Phò chưa mở tiệm lại, A Phò mua được nhà to thế, còn ba tôi thì vẫn giữ nguyên nghề làm lục lộ, tức công chánh ngày xưa.

A Phò trả lời:

- Ở nhờ bà con thôi, ngộ còn phải tìm chỗ buôn bán chớ, chưa chắc làm thuốc Bắc nữa, thấy dân chúng miền Nam Tây quá nên sợ thuốc Bắc vắng khách.

Trăm chuyện thì cũng không ngoài nghĩa "tha hương ngộ cố tri", cho dẫu ông chủ tiệm Bình Sinh Đường, còn rất Tàu Hải Phòng chưa hội nhập được Tàu Chợ Lớn, bởi lẽ người Trung Hoa ở Chợ Lớn toàn kinh doanh xuất nhập cảng, và mở hãng xưởng với có khi cả mấy trăm công nhân, A Phò cười hà hà:

- Rồi cũng quen thôi, ngộ sẽ làm việc dệt khăn lau mặt, vì sợi vải địa phương nhiều lắm.

- Ông đang là thầy thuốc, mà đổi làm dệt khăn, có sợ vất vả hay lỗ lã không?

A Phò cười ngất:

- Cái điều các ông không theo được chúng tôi, là chúng tôi làm gì cũng được, có lẽ ngộ dệt khăn lau mặt còn hay hơn bốc thuốc Bắc nữa.

Quả nhiên vài năm sau, ông chủ tiệm thuốc Bắc đã trở thành Giám Đốc công ty dệt khăn vải và khăn phủ giường nệm Hòa An, tọa lạc ngay tại Bưu Điện Quận 5 (Chợ Lớn).

Tất nhiên gia đình tôi vẫn thỉnh thoảng thăm hỏi gia đình ông, Bình Sinh Đường hay Hòa An cũng thế.

Thời gian trôi qua, chưa đầy hai chục năm, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành mỗi người một cách sinh hoạt.

Trước 30-4-1975, tôi đã phục vụ trong ngành Xã Hội Quân Đội, giữ chức Trưởng phòng Xã Hội Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu 1, nên các cơ sở xã hội từ Bến Hải tới Sa Huỳnh là thuộc phạm vi công tác của chúng tôi.

Trong số những cơ sở xã hội nêu trên, có một rạp hát, chiếu bóng ở Huế, tên Lido trực thuộc Phòng Xã Hội Quân Đoàn I kể từ thời nào tôi không biết. Nhưng việc sử dụng tiền cho mướn rạp hàng năm lại dành cho Phòng Xã Hội Sư Đoàn 1 Bộ Binh, tức là để có phương tiện hoạt động xã hội ở phía Bắc đèo Hải Vân, tôi chỉ điều hành trên giấy tờ. Sau mỗi 2 năm hết thời hạn thuê rạp, chúng tôi lại thông báo việc đấu giá thuê mướn rạp Lido.

Một buổi trưa nắng gắt kia, nghe cô nhân viên báo là: "có ông khách người Tàu từ Huế vô gặp..." Tôi rất bỡ ngỡ khi ông khách diện như tài tử Hongkong, thản nhiên tự giới thiệu:

- Tôi là người nhà của ông Hòa An, tức Bình Sinh Đường, hay A Phò xưa, quen quý quyến từ Hải Phòng.

- A...

- Hôm nay tới đây, biết cô phụ trách việc bỏ thầu cho mướn rạp Lido Huế. Xin cô giúp cho chúng tôi được thầu...

Đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, nhất là ông ấy nói phần hành đấu thầu rạp đã hình thành tại Phòng Xã Hội Sư Đoàn 1 Bộ Binh Huế, tôi sẽ là người mở các bao thư bỏ phiếu thầu.

- Trời đất, thì tôi có làm gì được khi mấy cái bao thư đó dán kín.

Ông ấy gật đầu ngay:

- Đúng rồi, cô chỉ việc mở bao thư thôi, còn tất cả đã... xong rồi.

- Ô hay, thế là thế nào?

- Là mấy cái bao thư đó, đều của gia đình tôi và bạn bè, cho đúng thủ tục thôi, cô chủ tọa ký vào biên bản, mà nào có thiệt hại gì đâu, bao thư tôi cao giá nhất, người khác mở bì, tôi vẫn trúng thầu, vì biết cô là con gái cụ bạn của ông già tôi xưa, nên đến thăm thôi mà.

Tôi ngẫm nghĩ, theo như ông ấy nói thì dù cho người nào mở bì thư, ông ấy vẫn trúng, vậy tới kiếm tôi làm gì cho mất thì giờ cả 2 người chứ.

- Tôi quên chưa giới thiệu, tôi là Lâm Phú, có tới 50% công ty dệt Hòa An (Chợ Lớn), nhưng anh chị em tôi đều có gia đình riêng cả rồi, nên tôi đi thầu, bà nội và bố mẹ tôi vẫn nhắc tới cụ thân sinh cô.

Vâng, tôi cám ơn, rồi công tác xã hội của chúng tôi cứ chất chồng thêm, có điều con trai cả của công ty dệt Hòa An thăm viếng tôi, cũng chỉ là để bắc một nhịp cầu thân tín thôi, lâu lâu được biếu một ổ bánh rất Tàu, còn giám đốc rạp hát Lido thì xong việc thầu, còn phải đôn đốc các cơ sở làm ăn của công ty Hòa An Saigon Chợ Lớn.

Cuộc đổi đời 30-4-1975, công ty Hòa An mở thêm một ngành nghề mới, là... đóng tàu chở khách vượt biên, rời đến đất nước thứ 4.

Đất nước thứ 4, là nói theo ông chủ tiệm thuốc Bắc Bình Sinh Đường, đại gia đình ông ấy từ Hoa Lục qua Hải Phòng, từ Hải Phòng vô Chợ Lớn, và từ Chợ Lớn đi vượt biên.

Nhà ông đi Canada, đi Mỹ hay đi Úc không thành vấn đề, mà chẳng biết nhờ đâu, gia đình ông lại tái định cư ở Hongkong. Tôi nhận được mấy câu thăm hỏi do người bạn văn có email gì đó, bạn văn tôi chuyển lời ông... Lido muốn biết tin tôi đang sống khổ hay khá ở xứ người, vì "bà ấy" ngày xưa là... lính, bọn "Mao Việt Nam" thù lắm.

À ra thế, các ông đã rõ "ý thức hệ" là không cách nào hòa hợp được. Một đoạn thư mới nhất, Lâm Phú đang là chủ cửa hàng tạp hóa X. ở ngay trung tâm thành phố, viết:

- Sống tại Hongkong, tôi bớt nhớ Chợ Lớn xưa, dù sao thì chúng tôi đã mọc rễ ở Việt Nam, đôi lúc tưởng mình còn nơi... thân thuộc cũ, chứ chúng tôi sang Mỹ, thì cũng không phải là quê hương mình, nơi nào thoải mái thì lại đóng đô chỗ đó, chẳng biết mai sau con cháu chúng tôi sẽ thế nào, tụi nhỏ giờ rất... Hongkong, chúng cứ tưởng nhà chúng tôi gốc gác Chợ Lớn, khó nói quá... Bà có biết lúc mới đến Hongkong, con cái tôi nói tiếng Việt, rồi học tiếng Anh, tiếng Hoa như một ngoại ngữ thôi thì, tới đâu hay tới đó bà ạ. Chúng tôi cũng mới tìm thăm quốc tổ, ở đó họ nghĩ chúng tôi là khách du lịch...

Hawthorne 15-8-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐẤT KHÁCH - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Bây giờ tôi mới thực sự hiểu vì sao 58 năm trước, sau khi từ Hải Phòng di cư vào Saigon, ba tôi cho chúng tôi đi Chợ Lớn, tìm một nhà quen gốc Hoa, chủ tiệm thuốc Bắc có bảng hiệu Bình Sinh Đường "chạy" vô Nam,




( HNPĐ )
Bây giờ tôi mới thực sự hiểu vì sao 58 năm trước, sau khi từ Hải Phòng di cư vào Saigon, ba tôi cho chúng tôi đi Chợ Lớn, tìm một nhà quen gốc Hoa, chủ tiệm thuốc Bắc có bảng hiệu Bình Sinh Đường "chạy" vô Nam, cùng dịp "đất nước chia đôi" ngày 20-7-1954 ấy.

Chúng tôi đứng trước một căn nhà cao 3, 4 tầng, cửa sắt màu đen chạy sọc thành những cây rào kiên cố, gõ cửa vì thủa đó chuông điện chưa thịnh hành.

Có tiếng dép lẹp xẹp đi ra, rồi bức cửa sắt được kéo hở một khe nhỏ độ 10 phân tây thôi, cụ bà ngó chúng tôi ngơ ngác, đoạn kéo cửa trở lại, dép lẹp xẹp bước vào trong để tức khắc một ông trung niên kéo chiếc cửa thêm lần nữa, nhưng, khoảng mở rộng gấp đôi, tức là độ 20 phân tây.

Ba tôi mừng quá, vì đó là ông chủ tiệm thuốc Bắc, đối diện nhà tôi ở Hải Phòng, đã được cộng đồng người Hoa kịp thời "di tản" trước khối đông dân chúng VN.

Mừng rỡ quá, ba tôi nói với chúng tôi:

- Chào A Phò đi các con.

Chúng tôi ríu rít:

- Chào A Phò, A Phò

Quý vị ngạc nhiên lắm, "A Phò" là tên ông chủ tiệm Bình Sinh Đường hay là tiếng gì vậy? Thưa, chỉ là quen miệng thôi, chúng tôi cứ nghĩ người Hoa gọi nhau A Phò như người Việt kêu: ông, bà, anh, chị chẳng hạn. Như ở miền núi cao Cha Pa của... tôi, tiếng A Phủ cũng có vẻ phổ thông vậy. Khổ nỗi ông chủ tiệm thuốc Bắc lại không hề đính chính, cứ mặc nhiên nghe chúng tôi nói năng tiếng đó lâu rồi.

Cánh cửa sắt đã kéo hẳn sang một bên, nhà cao thế mà tầng trệt tối om, cũng chẳng bật đèn lên nữa, vì trời đang ban ngày, phải tiết kiệm điện chứ.

A Phò hỏi thăm chúng tôi có mang được hết sập gụ, tủ chè, sa lông, sa lơ... và có bị ai kiếm chuyện không?

Ba tôi trả lời là phải làm bộ như không di cư, nên đồ đạc vẫn để nguyên, còn ai kiếm chuyện, thì chỉ có 1 người chú họ, đến tìm ba tôi, hứa hẹn:

- Gia đình cứ ở lại, em cam đoan bảo trợ.

Đoạn 2 người: ba tôi và ông chủ Bình Sinh Đường cười lên hô hố. A Phò lắc lắc cái đầu:

- Người nhà ngộ đã bơi qua đảo mấy năm nay, bọn lính Mao là ghê lắm, em họ ông có theo Mao không?

Mao là Mao Trạch Đông ở Hoa Lục, còn đảo là Đài Loan bây giờ.

Ba tôi hỏi sao đã cả năm rồi mà A Phò chưa mở tiệm lại, A Phò mua được nhà to thế, còn ba tôi thì vẫn giữ nguyên nghề làm lục lộ, tức công chánh ngày xưa.

A Phò trả lời:

- Ở nhờ bà con thôi, ngộ còn phải tìm chỗ buôn bán chớ, chưa chắc làm thuốc Bắc nữa, thấy dân chúng miền Nam Tây quá nên sợ thuốc Bắc vắng khách.

Trăm chuyện thì cũng không ngoài nghĩa "tha hương ngộ cố tri", cho dẫu ông chủ tiệm Bình Sinh Đường, còn rất Tàu Hải Phòng chưa hội nhập được Tàu Chợ Lớn, bởi lẽ người Trung Hoa ở Chợ Lớn toàn kinh doanh xuất nhập cảng, và mở hãng xưởng với có khi cả mấy trăm công nhân, A Phò cười hà hà:

- Rồi cũng quen thôi, ngộ sẽ làm việc dệt khăn lau mặt, vì sợi vải địa phương nhiều lắm.

- Ông đang là thầy thuốc, mà đổi làm dệt khăn, có sợ vất vả hay lỗ lã không?

A Phò cười ngất:

- Cái điều các ông không theo được chúng tôi, là chúng tôi làm gì cũng được, có lẽ ngộ dệt khăn lau mặt còn hay hơn bốc thuốc Bắc nữa.

Quả nhiên vài năm sau, ông chủ tiệm thuốc Bắc đã trở thành Giám Đốc công ty dệt khăn vải và khăn phủ giường nệm Hòa An, tọa lạc ngay tại Bưu Điện Quận 5 (Chợ Lớn).

Tất nhiên gia đình tôi vẫn thỉnh thoảng thăm hỏi gia đình ông, Bình Sinh Đường hay Hòa An cũng thế.

Thời gian trôi qua, chưa đầy hai chục năm, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành mỗi người một cách sinh hoạt.

Trước 30-4-1975, tôi đã phục vụ trong ngành Xã Hội Quân Đội, giữ chức Trưởng phòng Xã Hội Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu 1, nên các cơ sở xã hội từ Bến Hải tới Sa Huỳnh là thuộc phạm vi công tác của chúng tôi.

Trong số những cơ sở xã hội nêu trên, có một rạp hát, chiếu bóng ở Huế, tên Lido trực thuộc Phòng Xã Hội Quân Đoàn I kể từ thời nào tôi không biết. Nhưng việc sử dụng tiền cho mướn rạp hàng năm lại dành cho Phòng Xã Hội Sư Đoàn 1 Bộ Binh, tức là để có phương tiện hoạt động xã hội ở phía Bắc đèo Hải Vân, tôi chỉ điều hành trên giấy tờ. Sau mỗi 2 năm hết thời hạn thuê rạp, chúng tôi lại thông báo việc đấu giá thuê mướn rạp Lido.

Một buổi trưa nắng gắt kia, nghe cô nhân viên báo là: "có ông khách người Tàu từ Huế vô gặp..." Tôi rất bỡ ngỡ khi ông khách diện như tài tử Hongkong, thản nhiên tự giới thiệu:

- Tôi là người nhà của ông Hòa An, tức Bình Sinh Đường, hay A Phò xưa, quen quý quyến từ Hải Phòng.

- A...

- Hôm nay tới đây, biết cô phụ trách việc bỏ thầu cho mướn rạp Lido Huế. Xin cô giúp cho chúng tôi được thầu...

Đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, nhất là ông ấy nói phần hành đấu thầu rạp đã hình thành tại Phòng Xã Hội Sư Đoàn 1 Bộ Binh Huế, tôi sẽ là người mở các bao thư bỏ phiếu thầu.

- Trời đất, thì tôi có làm gì được khi mấy cái bao thư đó dán kín.

Ông ấy gật đầu ngay:

- Đúng rồi, cô chỉ việc mở bao thư thôi, còn tất cả đã... xong rồi.

- Ô hay, thế là thế nào?

- Là mấy cái bao thư đó, đều của gia đình tôi và bạn bè, cho đúng thủ tục thôi, cô chủ tọa ký vào biên bản, mà nào có thiệt hại gì đâu, bao thư tôi cao giá nhất, người khác mở bì, tôi vẫn trúng thầu, vì biết cô là con gái cụ bạn của ông già tôi xưa, nên đến thăm thôi mà.

Tôi ngẫm nghĩ, theo như ông ấy nói thì dù cho người nào mở bì thư, ông ấy vẫn trúng, vậy tới kiếm tôi làm gì cho mất thì giờ cả 2 người chứ.

- Tôi quên chưa giới thiệu, tôi là Lâm Phú, có tới 50% công ty dệt Hòa An (Chợ Lớn), nhưng anh chị em tôi đều có gia đình riêng cả rồi, nên tôi đi thầu, bà nội và bố mẹ tôi vẫn nhắc tới cụ thân sinh cô.

Vâng, tôi cám ơn, rồi công tác xã hội của chúng tôi cứ chất chồng thêm, có điều con trai cả của công ty dệt Hòa An thăm viếng tôi, cũng chỉ là để bắc một nhịp cầu thân tín thôi, lâu lâu được biếu một ổ bánh rất Tàu, còn giám đốc rạp hát Lido thì xong việc thầu, còn phải đôn đốc các cơ sở làm ăn của công ty Hòa An Saigon Chợ Lớn.

Cuộc đổi đời 30-4-1975, công ty Hòa An mở thêm một ngành nghề mới, là... đóng tàu chở khách vượt biên, rời đến đất nước thứ 4.

Đất nước thứ 4, là nói theo ông chủ tiệm thuốc Bắc Bình Sinh Đường, đại gia đình ông ấy từ Hoa Lục qua Hải Phòng, từ Hải Phòng vô Chợ Lớn, và từ Chợ Lớn đi vượt biên.

Nhà ông đi Canada, đi Mỹ hay đi Úc không thành vấn đề, mà chẳng biết nhờ đâu, gia đình ông lại tái định cư ở Hongkong. Tôi nhận được mấy câu thăm hỏi do người bạn văn có email gì đó, bạn văn tôi chuyển lời ông... Lido muốn biết tin tôi đang sống khổ hay khá ở xứ người, vì "bà ấy" ngày xưa là... lính, bọn "Mao Việt Nam" thù lắm.

À ra thế, các ông đã rõ "ý thức hệ" là không cách nào hòa hợp được. Một đoạn thư mới nhất, Lâm Phú đang là chủ cửa hàng tạp hóa X. ở ngay trung tâm thành phố, viết:

- Sống tại Hongkong, tôi bớt nhớ Chợ Lớn xưa, dù sao thì chúng tôi đã mọc rễ ở Việt Nam, đôi lúc tưởng mình còn nơi... thân thuộc cũ, chứ chúng tôi sang Mỹ, thì cũng không phải là quê hương mình, nơi nào thoải mái thì lại đóng đô chỗ đó, chẳng biết mai sau con cháu chúng tôi sẽ thế nào, tụi nhỏ giờ rất... Hongkong, chúng cứ tưởng nhà chúng tôi gốc gác Chợ Lớn, khó nói quá... Bà có biết lúc mới đến Hongkong, con cái tôi nói tiếng Việt, rồi học tiếng Anh, tiếng Hoa như một ngoại ngữ thôi thì, tới đâu hay tới đó bà ạ. Chúng tôi cũng mới tìm thăm quốc tổ, ở đó họ nghĩ chúng tôi là khách du lịch...

Hawthorne 15-8-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm