Quán Bên Đường
ĐÊM MƯA VU LAN - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Làng tôi có cái tên nghe thật kiêu hãnh: Sở thượng. Viết thế nhưng có lẽ tôi chỉ được ở làng cùng cha mẹ thủa ấu thơ; vì sau đó là một chuỗi ngày
( HNPĐ ) Làng tôi có cái tên nghe thật kiêu hãnh: Sở thượng. Viết thế nhưng có lẽ tôi chỉ được ở làng cùng cha mẹ thủa ấu thơ; vì sau đó là một chuỗi ngày từ nơi này, nối tiếp qua nơi khác suốt tuổi niên thiếu của tôi, cho tới khi tôi lớn hẳn lên...
Sở Thượng là một làng không bề thế lắm, vì nếu bề thế đã có những Trạng Nguyên, Bảng Nhơn vv... như số ít làng tên tuổi nổi bật xứ Bắc Hà.
Nhưng làng tôi ở bên này sông Hồng, nhìn qua bên kia sông, là vùng có chợ Đan Nhiễm mà mẹ tôi xưa thường mặc chiếc áo dài màu tím than bảo là lụa đó mua từ chợ Đan Nhiễm năm nào.
Thế nên, màu áo tím than in sâu trong ký ức tôi, một buổi sáng mùa thu qua sông, cùng với Mẹ, liếc xuống mặt nước đỏ phù sa, vỗ bì bộp tôi sợ lắm cứ nhắm mắt lại. Mẹ tôi cười thương hại:
-Mở mắt ra, nhìn sông Hồng rộng mênh mông như biển kìa.
Tôi hé mắt, thấy những chiếc đò qua sông ngày chợ phiên, toàn các bà chít khăn mỏ quạ, cười rò rã...
Bấy giờ, thủa tôi ở làng Sở Thượng chưa viết được mấy chữ A, B, C nên chỉ ngó dọc, ngó ngang là chính, chợ Đan Nhiễm có gì to tát đâu, những mái tranh xiêu vẹo, lụp xụp, gọi là chợ, nên trống tuếch, trống toác, tức các dãy chợ, chỉ có cột và mái che mưa nắng, chứ có vách, có liếp vây quanh đâu.
So với những năm về sau, tôi bắt đầu lớn hơn, thì chợ Đồng Xuân (Hà Nội) chợ Sắt (Hải Phòng)... đều cửa vào, lối ra, đầy đủ.
Trở lại chợ Đan Nhiễm, Mẹ tôi mua vài ba bìa đậu (đậu hũ trắng) hành hoa, rau mùi, tức hành ngò ở miền Nam- Thêm vài ba lọ tương cà, và những thức ăn gì mà tôi chẳng cần nhớ, nhưng, mẹ chờ cho được bà cụ bán hoa cúng, chỉ toàn huệ trắng, cúc vạn thọ, với mẫu đơn màu đỏ gạch, Mẹ tôi cầm bó hoa mẫu đơn ngắm nghía, cụ bà bán hoa cười cũng tươi như hoa, hai hàm răng đen bắt đầu long lở, nói:
-Mua hoa này đúng rồi đem về cúng Phật đêm Vu Lan.
À thì ra thủa đó, lễ Vu Lan gọi là Rằm Tháng Bảy, quê mùa của nơi tôi ở mấy năm trước 10 tuổi, Ba tôi vẫn kẹt cộng việc sở trên... thượng nguồn Cha Pa, chúng tôi tản cư về suôi, để tránh giặc tràn biên giới, bé qua, chưa biết chữ, nào biết ai đánh ai.
Đi chợ mua sắm chẳng có gì, mà phải qua sông, bên Đan Nhiễm đất bồi, nên bên này cát lở, khi theo mẹ từ đò ngang, lên bờ để về lại làng Sở Thượng chúng tôi còn phải bước thật cẩn thận một đoạn dọc theo dòng sông, gọi là vạt dâu xanh tiếp vạt dâu, cát cứ lở dưới chân, hay thủa đó tôi sợ quá, nên bước hụt, cứ tưởng tượng ngã nhào xuống nước, nhưng buổi chiều đó mặt nước lại trong xanh chi lạ, không đỏ phù sa như lúc sáng.
Cơm nước tối xong, Mẹ tôi lại dẫn chị em tôi Đi Chùa lễ Rằm Tháng Bảy có tiếng sấm cạn chuyển mưa đêm buồn bã, Mẹ tôi hốt hoảng:
-Chết, lại mưa Ngâu rồi, ô, vào mười ba, ra mười bảy, dãy mười tám cơ mà-Hôm nay Rằm, phải trời khô chứ, sao mưa?
Tức là mưa Ngâu tháng bảy, quý vị Bắc xưa thật là xưa, có bài...sấm, để biết ngày nào mưa như vầy:
-Vào mùng ba, ra mùng bảy, dãy mùng tám.
-Vào mười ba, ra mười bảy, dãy mười tám
-Vào hăm ba, ra hăm bảy, dãy hăm tám.
Tất tháng bảy mưa Ngâu đó, có 9 ngày chim Ô hay Ô Thước, tức quạ đen, bắc cầu nối ngang đôi bờ.
Ngân Hà trên trời, cho cặp uyên ương Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, còn các ngày không nêu trên, có thể mưa hay không mưa tùy Trời định.
Tôi cứ hay hòa lẫn chuyện tình vui buồn trong văn chương huyễn ảo với ... phạm trù Tôn Giáo mùa có lễ Vu Lan-Thế nên, đêm Vu Lan năm đó, quá xa xưa của tôi, đã vừa hiện tới hôm nay, một đêm mưa buồn, nước không nặng hạt, mà rả rích, âm thầm chắc Chúc Nữ có khóc cũng chỉ lặng lẽ vì là mùa hội ngộ với Ngưu Lang.
Chúng tôi tới Chùa Làng, thì hình như mưa cũng có vẻ tạnh, sư cụ đang sửa sang cái nhà táng bằng giấy màu trắng, cánh cửa dán lại, có lẽ chờ giờ phá ngục như truyền thuyết, để Đức Mục Kiện Liên thăm hỏi mẹ ngài, để thấy bát cơm trắng biến thành than hồng vì tội lỗi chất chồng, vân vân và vv...
Chùa làng tôi...nghèo nàn ngày xưa ấy, chỉ có duy nhất một bụi cây hoa mẫu đơn màu đỏ gióng bó hoa nhỏ Mẹ tôi mua ở chợ Đan Nhiễm, vì thế, khi mẹ tôi dâng hoa lên bàn thờ Phật, thì sư bác ngắm nhìn loay hoay, chú tiểu còn tuổi thiếu niên thưa:
-Hoa này bà ấy mua ở chợ.
Khổ quá, Chùa xưa của làng tôi có 3 vị tu như... gia truyền. Sư cụ, sư Bác và chú Tiểu, chùa chỉ có một dẻo đất trước cửa, nên cũng chẳng thấy mái tam quan-Cây hoa mẫu đơn mà miền Nam gọi là Bông Trang, là điểm duy nhất đặc biệt để biết phía cạnh chùa, ngôi đình thật lớn át luôn chiếc cổng nhỏ, bằng gỗ mục cứ sơn màu gỗ gụ, rồi lại phải đi, để lộ tấm ván thô sơ, che lối vào Chùa.
Chùa hình như tín nữ nhiều hơn thiện nam, nhưng cũng chỉ độ mấy chục người lạy Phật-Tôi thấy Mẹ tôi lẩm nhẩm khấn vái, vì song thân mẹ tôi cũng đã mất từ bao giờ, đôi dòng nước mắt lặng lẽ tuôn rơi, tại sao mẹ khóc, có lẽ vì bà nhớ các cụ, và cầu siêu cho các cụ thân sinh, cho các oan hồn lẩn khuất, hay là khóc vì bài kệ sư Bác đang đọc một cách thảm thiết, buồn thương.
Đêm mưa Vu Lan ấy cứ như được tách riêng ra, trong tâm hồn tôi mãi cho đến ngày nay...Bởi lẽ sau này, tôi còn được dự những đêm lễ Vu Lan, đôi khi vì yêu tố không gian và thời gian ở Mỹ hiện nay, lễ Vu Lan không cần tổ chức đúng ngày Rằm Tháng Bảy, có khi là trưa là chiều, và còn có cả một sân khấu "hoành tráng", với hàng chục màn biểu diễn văn nghệ, để... chúng ta ổn cố niềm tin và có chút kỷ niệm giữ lại trong lòng.
Hawthrone 28-7-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Làng tôi có cái tên nghe thật kiêu hãnh: Sở thượng. Viết thế nhưng có lẽ tôi chỉ được ở làng cùng cha mẹ thủa ấu thơ; vì sau đó là một chuỗi ngày từ nơi này, nối tiếp qua nơi khác suốt tuổi niên thiếu của tôi, cho tới khi tôi lớn hẳn lên...
Sở Thượng là một làng không bề thế lắm, vì nếu bề thế đã có những Trạng Nguyên, Bảng Nhơn vv... như số ít làng tên tuổi nổi bật xứ Bắc Hà.
Nhưng làng tôi ở bên này sông Hồng, nhìn qua bên kia sông, là vùng có chợ Đan Nhiễm mà mẹ tôi xưa thường mặc chiếc áo dài màu tím than bảo là lụa đó mua từ chợ Đan Nhiễm năm nào.
Thế nên, màu áo tím than in sâu trong ký ức tôi, một buổi sáng mùa thu qua sông, cùng với Mẹ, liếc xuống mặt nước đỏ phù sa, vỗ bì bộp tôi sợ lắm cứ nhắm mắt lại. Mẹ tôi cười thương hại:
-Mở mắt ra, nhìn sông Hồng rộng mênh mông như biển kìa.
Tôi hé mắt, thấy những chiếc đò qua sông ngày chợ phiên, toàn các bà chít khăn mỏ quạ, cười rò rã...
Bấy giờ, thủa tôi ở làng Sở Thượng chưa viết được mấy chữ A, B, C nên chỉ ngó dọc, ngó ngang là chính, chợ Đan Nhiễm có gì to tát đâu, những mái tranh xiêu vẹo, lụp xụp, gọi là chợ, nên trống tuếch, trống toác, tức các dãy chợ, chỉ có cột và mái che mưa nắng, chứ có vách, có liếp vây quanh đâu.
So với những năm về sau, tôi bắt đầu lớn hơn, thì chợ Đồng Xuân (Hà Nội) chợ Sắt (Hải Phòng)... đều cửa vào, lối ra, đầy đủ.
Trở lại chợ Đan Nhiễm, Mẹ tôi mua vài ba bìa đậu (đậu hũ trắng) hành hoa, rau mùi, tức hành ngò ở miền Nam- Thêm vài ba lọ tương cà, và những thức ăn gì mà tôi chẳng cần nhớ, nhưng, mẹ chờ cho được bà cụ bán hoa cúng, chỉ toàn huệ trắng, cúc vạn thọ, với mẫu đơn màu đỏ gạch, Mẹ tôi cầm bó hoa mẫu đơn ngắm nghía, cụ bà bán hoa cười cũng tươi như hoa, hai hàm răng đen bắt đầu long lở, nói:
-Mua hoa này đúng rồi đem về cúng Phật đêm Vu Lan.
À thì ra thủa đó, lễ Vu Lan gọi là Rằm Tháng Bảy, quê mùa của nơi tôi ở mấy năm trước 10 tuổi, Ba tôi vẫn kẹt cộng việc sở trên... thượng nguồn Cha Pa, chúng tôi tản cư về suôi, để tránh giặc tràn biên giới, bé qua, chưa biết chữ, nào biết ai đánh ai.
Đi chợ mua sắm chẳng có gì, mà phải qua sông, bên Đan Nhiễm đất bồi, nên bên này cát lở, khi theo mẹ từ đò ngang, lên bờ để về lại làng Sở Thượng chúng tôi còn phải bước thật cẩn thận một đoạn dọc theo dòng sông, gọi là vạt dâu xanh tiếp vạt dâu, cát cứ lở dưới chân, hay thủa đó tôi sợ quá, nên bước hụt, cứ tưởng tượng ngã nhào xuống nước, nhưng buổi chiều đó mặt nước lại trong xanh chi lạ, không đỏ phù sa như lúc sáng.
Cơm nước tối xong, Mẹ tôi lại dẫn chị em tôi Đi Chùa lễ Rằm Tháng Bảy có tiếng sấm cạn chuyển mưa đêm buồn bã, Mẹ tôi hốt hoảng:
-Chết, lại mưa Ngâu rồi, ô, vào mười ba, ra mười bảy, dãy mười tám cơ mà-Hôm nay Rằm, phải trời khô chứ, sao mưa?
Tức là mưa Ngâu tháng bảy, quý vị Bắc xưa thật là xưa, có bài...sấm, để biết ngày nào mưa như vầy:
-Vào mùng ba, ra mùng bảy, dãy mùng tám.
-Vào mười ba, ra mười bảy, dãy mười tám
-Vào hăm ba, ra hăm bảy, dãy hăm tám.
Tất tháng bảy mưa Ngâu đó, có 9 ngày chim Ô hay Ô Thước, tức quạ đen, bắc cầu nối ngang đôi bờ.
Ngân Hà trên trời, cho cặp uyên ương Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, còn các ngày không nêu trên, có thể mưa hay không mưa tùy Trời định.
Tôi cứ hay hòa lẫn chuyện tình vui buồn trong văn chương huyễn ảo với ... phạm trù Tôn Giáo mùa có lễ Vu Lan-Thế nên, đêm Vu Lan năm đó, quá xa xưa của tôi, đã vừa hiện tới hôm nay, một đêm mưa buồn, nước không nặng hạt, mà rả rích, âm thầm chắc Chúc Nữ có khóc cũng chỉ lặng lẽ vì là mùa hội ngộ với Ngưu Lang.
Chúng tôi tới Chùa Làng, thì hình như mưa cũng có vẻ tạnh, sư cụ đang sửa sang cái nhà táng bằng giấy màu trắng, cánh cửa dán lại, có lẽ chờ giờ phá ngục như truyền thuyết, để Đức Mục Kiện Liên thăm hỏi mẹ ngài, để thấy bát cơm trắng biến thành than hồng vì tội lỗi chất chồng, vân vân và vv...
Chùa làng tôi...nghèo nàn ngày xưa ấy, chỉ có duy nhất một bụi cây hoa mẫu đơn màu đỏ gióng bó hoa nhỏ Mẹ tôi mua ở chợ Đan Nhiễm, vì thế, khi mẹ tôi dâng hoa lên bàn thờ Phật, thì sư bác ngắm nhìn loay hoay, chú tiểu còn tuổi thiếu niên thưa:
-Hoa này bà ấy mua ở chợ.
Khổ quá, Chùa xưa của làng tôi có 3 vị tu như... gia truyền. Sư cụ, sư Bác và chú Tiểu, chùa chỉ có một dẻo đất trước cửa, nên cũng chẳng thấy mái tam quan-Cây hoa mẫu đơn mà miền Nam gọi là Bông Trang, là điểm duy nhất đặc biệt để biết phía cạnh chùa, ngôi đình thật lớn át luôn chiếc cổng nhỏ, bằng gỗ mục cứ sơn màu gỗ gụ, rồi lại phải đi, để lộ tấm ván thô sơ, che lối vào Chùa.
Chùa hình như tín nữ nhiều hơn thiện nam, nhưng cũng chỉ độ mấy chục người lạy Phật-Tôi thấy Mẹ tôi lẩm nhẩm khấn vái, vì song thân mẹ tôi cũng đã mất từ bao giờ, đôi dòng nước mắt lặng lẽ tuôn rơi, tại sao mẹ khóc, có lẽ vì bà nhớ các cụ, và cầu siêu cho các cụ thân sinh, cho các oan hồn lẩn khuất, hay là khóc vì bài kệ sư Bác đang đọc một cách thảm thiết, buồn thương.
Đêm mưa Vu Lan ấy cứ như được tách riêng ra, trong tâm hồn tôi mãi cho đến ngày nay...Bởi lẽ sau này, tôi còn được dự những đêm lễ Vu Lan, đôi khi vì yêu tố không gian và thời gian ở Mỹ hiện nay, lễ Vu Lan không cần tổ chức đúng ngày Rằm Tháng Bảy, có khi là trưa là chiều, và còn có cả một sân khấu "hoành tráng", với hàng chục màn biểu diễn văn nghệ, để... chúng ta ổn cố niềm tin và có chút kỷ niệm giữ lại trong lòng.
Hawthrone 28-7-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
ĐÊM MƯA VU LAN - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Làng tôi có cái tên nghe thật kiêu hãnh: Sở thượng. Viết thế nhưng có lẽ tôi chỉ được ở làng cùng cha mẹ thủa ấu thơ; vì sau đó là một chuỗi ngày
( HNPĐ ) Làng tôi có cái tên nghe thật kiêu hãnh: Sở thượng. Viết thế nhưng có lẽ tôi chỉ được ở làng cùng cha mẹ thủa ấu thơ; vì sau đó là một chuỗi ngày từ nơi này, nối tiếp qua nơi khác suốt tuổi niên thiếu của tôi, cho tới khi tôi lớn hẳn lên...
Sở Thượng là một làng không bề thế lắm, vì nếu bề thế đã có những Trạng Nguyên, Bảng Nhơn vv... như số ít làng tên tuổi nổi bật xứ Bắc Hà.
Nhưng làng tôi ở bên này sông Hồng, nhìn qua bên kia sông, là vùng có chợ Đan Nhiễm mà mẹ tôi xưa thường mặc chiếc áo dài màu tím than bảo là lụa đó mua từ chợ Đan Nhiễm năm nào.
Thế nên, màu áo tím than in sâu trong ký ức tôi, một buổi sáng mùa thu qua sông, cùng với Mẹ, liếc xuống mặt nước đỏ phù sa, vỗ bì bộp tôi sợ lắm cứ nhắm mắt lại. Mẹ tôi cười thương hại:
-Mở mắt ra, nhìn sông Hồng rộng mênh mông như biển kìa.
Tôi hé mắt, thấy những chiếc đò qua sông ngày chợ phiên, toàn các bà chít khăn mỏ quạ, cười rò rã...
Bấy giờ, thủa tôi ở làng Sở Thượng chưa viết được mấy chữ A, B, C nên chỉ ngó dọc, ngó ngang là chính, chợ Đan Nhiễm có gì to tát đâu, những mái tranh xiêu vẹo, lụp xụp, gọi là chợ, nên trống tuếch, trống toác, tức các dãy chợ, chỉ có cột và mái che mưa nắng, chứ có vách, có liếp vây quanh đâu.
So với những năm về sau, tôi bắt đầu lớn hơn, thì chợ Đồng Xuân (Hà Nội) chợ Sắt (Hải Phòng)... đều cửa vào, lối ra, đầy đủ.
Trở lại chợ Đan Nhiễm, Mẹ tôi mua vài ba bìa đậu (đậu hũ trắng) hành hoa, rau mùi, tức hành ngò ở miền Nam- Thêm vài ba lọ tương cà, và những thức ăn gì mà tôi chẳng cần nhớ, nhưng, mẹ chờ cho được bà cụ bán hoa cúng, chỉ toàn huệ trắng, cúc vạn thọ, với mẫu đơn màu đỏ gạch, Mẹ tôi cầm bó hoa mẫu đơn ngắm nghía, cụ bà bán hoa cười cũng tươi như hoa, hai hàm răng đen bắt đầu long lở, nói:
-Mua hoa này đúng rồi đem về cúng Phật đêm Vu Lan.
À thì ra thủa đó, lễ Vu Lan gọi là Rằm Tháng Bảy, quê mùa của nơi tôi ở mấy năm trước 10 tuổi, Ba tôi vẫn kẹt cộng việc sở trên... thượng nguồn Cha Pa, chúng tôi tản cư về suôi, để tránh giặc tràn biên giới, bé qua, chưa biết chữ, nào biết ai đánh ai.
Đi chợ mua sắm chẳng có gì, mà phải qua sông, bên Đan Nhiễm đất bồi, nên bên này cát lở, khi theo mẹ từ đò ngang, lên bờ để về lại làng Sở Thượng chúng tôi còn phải bước thật cẩn thận một đoạn dọc theo dòng sông, gọi là vạt dâu xanh tiếp vạt dâu, cát cứ lở dưới chân, hay thủa đó tôi sợ quá, nên bước hụt, cứ tưởng tượng ngã nhào xuống nước, nhưng buổi chiều đó mặt nước lại trong xanh chi lạ, không đỏ phù sa như lúc sáng.
Cơm nước tối xong, Mẹ tôi lại dẫn chị em tôi Đi Chùa lễ Rằm Tháng Bảy có tiếng sấm cạn chuyển mưa đêm buồn bã, Mẹ tôi hốt hoảng:
-Chết, lại mưa Ngâu rồi, ô, vào mười ba, ra mười bảy, dãy mười tám cơ mà-Hôm nay Rằm, phải trời khô chứ, sao mưa?
Tức là mưa Ngâu tháng bảy, quý vị Bắc xưa thật là xưa, có bài...sấm, để biết ngày nào mưa như vầy:
-Vào mùng ba, ra mùng bảy, dãy mùng tám.
-Vào mười ba, ra mười bảy, dãy mười tám
-Vào hăm ba, ra hăm bảy, dãy hăm tám.
Tất tháng bảy mưa Ngâu đó, có 9 ngày chim Ô hay Ô Thước, tức quạ đen, bắc cầu nối ngang đôi bờ.
Ngân Hà trên trời, cho cặp uyên ương Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, còn các ngày không nêu trên, có thể mưa hay không mưa tùy Trời định.
Tôi cứ hay hòa lẫn chuyện tình vui buồn trong văn chương huyễn ảo với ... phạm trù Tôn Giáo mùa có lễ Vu Lan-Thế nên, đêm Vu Lan năm đó, quá xa xưa của tôi, đã vừa hiện tới hôm nay, một đêm mưa buồn, nước không nặng hạt, mà rả rích, âm thầm chắc Chúc Nữ có khóc cũng chỉ lặng lẽ vì là mùa hội ngộ với Ngưu Lang.
Chúng tôi tới Chùa Làng, thì hình như mưa cũng có vẻ tạnh, sư cụ đang sửa sang cái nhà táng bằng giấy màu trắng, cánh cửa dán lại, có lẽ chờ giờ phá ngục như truyền thuyết, để Đức Mục Kiện Liên thăm hỏi mẹ ngài, để thấy bát cơm trắng biến thành than hồng vì tội lỗi chất chồng, vân vân và vv...
Chùa làng tôi...nghèo nàn ngày xưa ấy, chỉ có duy nhất một bụi cây hoa mẫu đơn màu đỏ gióng bó hoa nhỏ Mẹ tôi mua ở chợ Đan Nhiễm, vì thế, khi mẹ tôi dâng hoa lên bàn thờ Phật, thì sư bác ngắm nhìn loay hoay, chú tiểu còn tuổi thiếu niên thưa:
-Hoa này bà ấy mua ở chợ.
Khổ quá, Chùa xưa của làng tôi có 3 vị tu như... gia truyền. Sư cụ, sư Bác và chú Tiểu, chùa chỉ có một dẻo đất trước cửa, nên cũng chẳng thấy mái tam quan-Cây hoa mẫu đơn mà miền Nam gọi là Bông Trang, là điểm duy nhất đặc biệt để biết phía cạnh chùa, ngôi đình thật lớn át luôn chiếc cổng nhỏ, bằng gỗ mục cứ sơn màu gỗ gụ, rồi lại phải đi, để lộ tấm ván thô sơ, che lối vào Chùa.
Chùa hình như tín nữ nhiều hơn thiện nam, nhưng cũng chỉ độ mấy chục người lạy Phật-Tôi thấy Mẹ tôi lẩm nhẩm khấn vái, vì song thân mẹ tôi cũng đã mất từ bao giờ, đôi dòng nước mắt lặng lẽ tuôn rơi, tại sao mẹ khóc, có lẽ vì bà nhớ các cụ, và cầu siêu cho các cụ thân sinh, cho các oan hồn lẩn khuất, hay là khóc vì bài kệ sư Bác đang đọc một cách thảm thiết, buồn thương.
Đêm mưa Vu Lan ấy cứ như được tách riêng ra, trong tâm hồn tôi mãi cho đến ngày nay...Bởi lẽ sau này, tôi còn được dự những đêm lễ Vu Lan, đôi khi vì yêu tố không gian và thời gian ở Mỹ hiện nay, lễ Vu Lan không cần tổ chức đúng ngày Rằm Tháng Bảy, có khi là trưa là chiều, và còn có cả một sân khấu "hoành tráng", với hàng chục màn biểu diễn văn nghệ, để... chúng ta ổn cố niềm tin và có chút kỷ niệm giữ lại trong lòng.
Hawthrone 28-7-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )