Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
ĐÈO NGANG _ Việt Nhân
(HNPĐ) Rời ga Vinh trời nắng thật đẹp, con tàu tuy cửa đóng tứ bề nhưng ánh sáng vẫn được xem là đẹp với chúng tôi, không biết có phải tự lòng mình quá yêu miền Nam, mà sinh ra thiên vị, càng xuôi Nam càng thấy nắng vàng thêm rực rỡ, cái ấm cứ tăng dần. Nhìn qua khe ván hở con tầu, cảnh vật bên ngoài thật thú vị, anh em xoay trở cho nhau thay phiên để được ngôi sát vách mà ngắm cảnh.
Chuyến tàu chở chúng tôi, kết lại bằng nhiều loại toa, chở hàng có, súc vật có, chở khách cũng có - Toán nào may mắn, đi trên toa hành khách thì có ghế ngồi, hai hàng ghế cây hai bên, chừa một lối đi ở giửa, lại thêm cuối toa có chổ vệ sinh. Nói chổ vệ sinh cho sang chứ thật ra chỉ được cái kín chung quanh thôi, còn đi thì đi thẳng xuống đường ray, qua một cái lổ vuông của sàn tầu. Thật là cực cho những anh không may đi trên toa hàng, toa súc vật, sàn tầu vương vãi phân bò đó đây, hoặc than củi lấm lem. Thân tù lại thêm phần mệt, lắm anh thây kệ cái bẩn cái dơ, cứ thế lăn quay ra sàn tầu mà ngủ, chỉ kẹt cho anh cùm chung, dù không muốn cũng phải theo bạn.
Cán bộ áp tải tù, chúng chốt hai đầu toa chổ mấy bậc thang lên xuống, thỉnh thoảng chúng từng đôi một, súng lăm lăm đi suốt toa tầu, theo kiểu tuần tra, mắt láo liên. Chúng dò tìm từng dấu hiệu khả nghi, chúng kiểm tra kỹ lưỡng từng ổ khóa xích cửa bên hông toa, mặc xác chúng, chẳng anh tù nào thèm quan tâm tới những cặp mắt cú vọ đó, anh nào ngủ cứ ngủ, còn anh nào thức thì dán mắt vào khe hở ván tầu, quan sát cảnh vật bên ngoài. Tôi không hề chợp mắt lấy được năm phút, từ khi rời ga Vinh, những hình ảnh cứ vướng mãi trong đầu, cảnh bát nháo trong sân ga, ngưới dân nghèo khó với những cái rổ quà rong, ngó đến thảm, chỉ dăm lọn mía, non chục trái chuối cùng bánh mật.
Cảnh sân ga đã phơi bầy tận cùng cáí nghèo của người dân, trong cái gọi là thiên đường XHCN, thật là oái oăm thay cho trò đùa của ông Thiên, ông hoán đổi chi từ cái ấm êm mượt mà, để mà dành lấy cái bần cùng đói rách cho dân Việt tôi. Những bến tầu, những nhà ga, hoặc xa hơn nữa những bến phà miền Tây, cũng bán cũng buôn, cũng mang bộ mặt như thế này, họ Hồ há chả nói toàn quốc cùng tiến lên Xã hội chủ nghĩa đó sao? Nhà ga tại quê ngoại tôi lúc đó, là bộ mặt điển hình của cùng khắp, mọi miền đất Việt trong tay cộng sản, mọi nhà đều bobo sắn lát, mà vẫn không đủ no, thì dể hiểu thôi, lúc đó lọn mía quả chuối trở thành miếng quà ước mơ.
Hơn ai hết, người nghèo đói muôn đời họ chỉ ước mơ những cái gì cũng thật thấp, xứng với thân phận họ, tôi cũng đã từng nhiều đêm đói quá không ngủ được, không mơ ước gì hơn là nếu được tha, ra tới chợ tôi sẽ mua môt rổ khoai lang ngồi ăn cho no. Cộng sản đã vùi tâm trí con người, xuống tận cùng đất đen, loanh quanh chung qui cũng chỉ nghĩ đến cách giải quyết cái đói cái rách của tấm thân đang đói lạnh.
Những khe hở thành tầu, từ chổ tiếp giáp hai manh ván, cách nhau khoảng một phân, người ta đã khoét dần cho nó lớn mãi thêm, nay nó có thể cho vừa một quả bưởi chui lọt, và từ những lổ hổng này người ta trao tay nhau, bán đi những gì cuối cùng mình còn sót lại. Người mua thì sau đó bán lại, để kiếm chút tiền chênh lệch, cả hai đều đang tạm thời cứu vãn cái khó trước mắt - Anh Hậu có vẻ mệt, anh ngủ khá nhiều trong suốt cuộc hành trình, là tù đói cả hai chúng tôi đều gầy gò, không cần soi gương, chỉ nhìn khuôn mặt anh, tôi thừa biết mặt tôi như thế nào rồi, mắt sâu má hóp, xương gò má nhô cao.
Còn đâu cái nét mà bạn bè vẫn khen, đã gần sáu năm không có gương để soi thì cũng tốt, khỏi bận tâm về cái hốc hác của mình… Cái rách rưới và ốm đói nó làm cho thân tù chúng tôi thêm phần hèn kém thật, nhưng những anh Chèo đi áp tải tù kia, chả béo tốt là gì? Mà có anh nào thể hiện là con người sáng sủa gì đâu, nhìn họ chỉ thấy rặt là những hình nhân của chủ thuyết vô thần, dù có các vàng để đánh đổi thân phận mình cùng họ, tôi cũng vạn lần không.
Ngồi bệt xuống sàn tàu, cái lổ hổng bên trái tôi cũng vừa ngang tầm mắt, qua nó ngắm cảnh vật bên đường, cứ như là đang xem ciné thùng hồi còn nhỏ trước sân trường tiểu học - Con tầu có lẽ đi được hơn ba tiếng đồng hồi rồi, tôi ước đoán như thế, và nếu đúng thì bây giờ khoảng ba hay bốn giờ chiều và chúng tôi sắp qua Đèo Ngang một địa danh nổi tiếng rồi sau đó là vào địa phận Đồng Hới. Hơn hai chục năm về trước ngồi ghế nhà trường trung học, giờ văn nghe thầy Phạm Thế Ngữ dạy “Qua Đèo Ngang” thơ Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Tôi không ngờ sự trùng hợp, cả hai lần ra Bắc và vào Nam, tôi qua Đèo Ngang đều vào đúng lúc bóng xế tà - Lần trước lưu đày ra xứ Bắc, lên tới đỉnh đèo, nắng tắt bên kia núi, sau đó tới được Vinh, trời tối, rồi bị ném đá. Lần này rời Vinh giửa trưa, tôi qua được Đèo Ngang, bóng đã vội xế, mùa đông ngày ngắn đêm dài, tháng mười chưa cười đã tối, không gì buồn bằng cảnh chiều hôm. Với lòng kẻ tha hương viễn xứ, Bà Huyện Thanh Quan vào Kinh nhận việc, còn tôi trên bước đường thân tù lưu lạc cũng qua ngang đây, tự cảm xúc của mình, tôi hiểu được lòng Bà khi nhìn cảnh chiều mà Bà đã nói trong “Chiều hôm nhớ nhà”
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Tôi mơ được lại cô thôn, được về viễn phố, được xum họp… Nhưng tới khi nào, nào tôi biết được, chỉ có dưới chế độ cộng sản mới có loại tù tập trung cải tạo, mà người bị giam không biết ngày ra, và cũng không bao giờ được đem ra xét xử công khai, cùng với bản án minh bạch.
Đoàn tầu đang đổ dốc, nên tốc độ cũng nhanh hơn đôi chút! Đối với anh em tù chúng tôi, trãi qua nhiều lần chuyển trại, phần lớn phương tiện chuyên chở là xe tải. Với những lần di chuyển như vậy, thật là địa ngục với chúng tôi, thùng xe chứa 40 tù, vừa tối vừa ngộp, không được đi vệ sinh, lắm anh nhịn không được, đành làm cho cả xe phải chịu chung. Và đó cũng là dịp để bọn Chèo áp tải lên lớp chửi bới chúng tôi… Sau này gặp lại một anh bạn cùng ngành, anh nói nếu chỉ có thế cũng không thấm vào đâu, anh nói có một chuyến đi, nó khủng khiếp hơn cả xuống địa ngục, đó là chuyến ra bắc trên tàu Sông Hương.
Đi xe tải, đôi lúc chúng còn cho ngừng ở các trạm trung chuyển, nghỉ qua đêm phần nào lấy sức để tiếp tục đi, còn trên tàu Sông Hương, từ bến Tân cảng Sàigòn một lèo bằng đường biển vượt vỹ tuyến 17 chở thẳng ra Bắc, anh em ngồi chịu chết một chổ với phân, nước tiểu, sóng gió ói mửa lên cả người nhau. Như vậy theo anh chuyển trại bằng tầu hỏa là sướng nhất, dù cho là đi trên toa chở súc vật chăng nữa.
Việt Nhân (HNPĐ)
ĐÈO NGANG _ Việt Nhân
(HNPĐ) Rời ga Vinh trời nắng thật đẹp, con tàu tuy cửa đóng tứ bề nhưng ánh sáng vẫn được xem là đẹp với chúng tôi, không biết có phải tự lòng mình quá yêu miền Nam, mà sinh ra thiên vị, càng xuôi Nam càng thấy nắng vàng thêm rực rỡ, cái ấm cứ tăng dần. Nhìn qua khe ván hở con tầu, cảnh vật bên ngoài thật thú vị, anh em xoay trở cho nhau thay phiên để được ngôi sát vách mà ngắm cảnh.
Chuyến tàu chở chúng tôi, kết lại bằng nhiều loại toa, chở hàng có, súc vật có, chở khách cũng có - Toán nào may mắn, đi trên toa hành khách thì có ghế ngồi, hai hàng ghế cây hai bên, chừa một lối đi ở giửa, lại thêm cuối toa có chổ vệ sinh. Nói chổ vệ sinh cho sang chứ thật ra chỉ được cái kín chung quanh thôi, còn đi thì đi thẳng xuống đường ray, qua một cái lổ vuông của sàn tầu. Thật là cực cho những anh không may đi trên toa hàng, toa súc vật, sàn tầu vương vãi phân bò đó đây, hoặc than củi lấm lem. Thân tù lại thêm phần mệt, lắm anh thây kệ cái bẩn cái dơ, cứ thế lăn quay ra sàn tầu mà ngủ, chỉ kẹt cho anh cùm chung, dù không muốn cũng phải theo bạn.
Cán bộ áp tải tù, chúng chốt hai đầu toa chổ mấy bậc thang lên xuống, thỉnh thoảng chúng từng đôi một, súng lăm lăm đi suốt toa tầu, theo kiểu tuần tra, mắt láo liên. Chúng dò tìm từng dấu hiệu khả nghi, chúng kiểm tra kỹ lưỡng từng ổ khóa xích cửa bên hông toa, mặc xác chúng, chẳng anh tù nào thèm quan tâm tới những cặp mắt cú vọ đó, anh nào ngủ cứ ngủ, còn anh nào thức thì dán mắt vào khe hở ván tầu, quan sát cảnh vật bên ngoài. Tôi không hề chợp mắt lấy được năm phút, từ khi rời ga Vinh, những hình ảnh cứ vướng mãi trong đầu, cảnh bát nháo trong sân ga, ngưới dân nghèo khó với những cái rổ quà rong, ngó đến thảm, chỉ dăm lọn mía, non chục trái chuối cùng bánh mật.
Cảnh sân ga đã phơi bầy tận cùng cáí nghèo của người dân, trong cái gọi là thiên đường XHCN, thật là oái oăm thay cho trò đùa của ông Thiên, ông hoán đổi chi từ cái ấm êm mượt mà, để mà dành lấy cái bần cùng đói rách cho dân Việt tôi. Những bến tầu, những nhà ga, hoặc xa hơn nữa những bến phà miền Tây, cũng bán cũng buôn, cũng mang bộ mặt như thế này, họ Hồ há chả nói toàn quốc cùng tiến lên Xã hội chủ nghĩa đó sao? Nhà ga tại quê ngoại tôi lúc đó, là bộ mặt điển hình của cùng khắp, mọi miền đất Việt trong tay cộng sản, mọi nhà đều bobo sắn lát, mà vẫn không đủ no, thì dể hiểu thôi, lúc đó lọn mía quả chuối trở thành miếng quà ước mơ.
Hơn ai hết, người nghèo đói muôn đời họ chỉ ước mơ những cái gì cũng thật thấp, xứng với thân phận họ, tôi cũng đã từng nhiều đêm đói quá không ngủ được, không mơ ước gì hơn là nếu được tha, ra tới chợ tôi sẽ mua môt rổ khoai lang ngồi ăn cho no. Cộng sản đã vùi tâm trí con người, xuống tận cùng đất đen, loanh quanh chung qui cũng chỉ nghĩ đến cách giải quyết cái đói cái rách của tấm thân đang đói lạnh.
Những khe hở thành tầu, từ chổ tiếp giáp hai manh ván, cách nhau khoảng một phân, người ta đã khoét dần cho nó lớn mãi thêm, nay nó có thể cho vừa một quả bưởi chui lọt, và từ những lổ hổng này người ta trao tay nhau, bán đi những gì cuối cùng mình còn sót lại. Người mua thì sau đó bán lại, để kiếm chút tiền chênh lệch, cả hai đều đang tạm thời cứu vãn cái khó trước mắt - Anh Hậu có vẻ mệt, anh ngủ khá nhiều trong suốt cuộc hành trình, là tù đói cả hai chúng tôi đều gầy gò, không cần soi gương, chỉ nhìn khuôn mặt anh, tôi thừa biết mặt tôi như thế nào rồi, mắt sâu má hóp, xương gò má nhô cao.
Còn đâu cái nét mà bạn bè vẫn khen, đã gần sáu năm không có gương để soi thì cũng tốt, khỏi bận tâm về cái hốc hác của mình… Cái rách rưới và ốm đói nó làm cho thân tù chúng tôi thêm phần hèn kém thật, nhưng những anh Chèo đi áp tải tù kia, chả béo tốt là gì? Mà có anh nào thể hiện là con người sáng sủa gì đâu, nhìn họ chỉ thấy rặt là những hình nhân của chủ thuyết vô thần, dù có các vàng để đánh đổi thân phận mình cùng họ, tôi cũng vạn lần không.
Ngồi bệt xuống sàn tàu, cái lổ hổng bên trái tôi cũng vừa ngang tầm mắt, qua nó ngắm cảnh vật bên đường, cứ như là đang xem ciné thùng hồi còn nhỏ trước sân trường tiểu học - Con tầu có lẽ đi được hơn ba tiếng đồng hồi rồi, tôi ước đoán như thế, và nếu đúng thì bây giờ khoảng ba hay bốn giờ chiều và chúng tôi sắp qua Đèo Ngang một địa danh nổi tiếng rồi sau đó là vào địa phận Đồng Hới. Hơn hai chục năm về trước ngồi ghế nhà trường trung học, giờ văn nghe thầy Phạm Thế Ngữ dạy “Qua Đèo Ngang” thơ Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Tôi không ngờ sự trùng hợp, cả hai lần ra Bắc và vào Nam, tôi qua Đèo Ngang đều vào đúng lúc bóng xế tà - Lần trước lưu đày ra xứ Bắc, lên tới đỉnh đèo, nắng tắt bên kia núi, sau đó tới được Vinh, trời tối, rồi bị ném đá. Lần này rời Vinh giửa trưa, tôi qua được Đèo Ngang, bóng đã vội xế, mùa đông ngày ngắn đêm dài, tháng mười chưa cười đã tối, không gì buồn bằng cảnh chiều hôm. Với lòng kẻ tha hương viễn xứ, Bà Huyện Thanh Quan vào Kinh nhận việc, còn tôi trên bước đường thân tù lưu lạc cũng qua ngang đây, tự cảm xúc của mình, tôi hiểu được lòng Bà khi nhìn cảnh chiều mà Bà đã nói trong “Chiều hôm nhớ nhà”
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Tôi mơ được lại cô thôn, được về viễn phố, được xum họp… Nhưng tới khi nào, nào tôi biết được, chỉ có dưới chế độ cộng sản mới có loại tù tập trung cải tạo, mà người bị giam không biết ngày ra, và cũng không bao giờ được đem ra xét xử công khai, cùng với bản án minh bạch.
Đoàn tầu đang đổ dốc, nên tốc độ cũng nhanh hơn đôi chút! Đối với anh em tù chúng tôi, trãi qua nhiều lần chuyển trại, phần lớn phương tiện chuyên chở là xe tải. Với những lần di chuyển như vậy, thật là địa ngục với chúng tôi, thùng xe chứa 40 tù, vừa tối vừa ngộp, không được đi vệ sinh, lắm anh nhịn không được, đành làm cho cả xe phải chịu chung. Và đó cũng là dịp để bọn Chèo áp tải lên lớp chửi bới chúng tôi… Sau này gặp lại một anh bạn cùng ngành, anh nói nếu chỉ có thế cũng không thấm vào đâu, anh nói có một chuyến đi, nó khủng khiếp hơn cả xuống địa ngục, đó là chuyến ra bắc trên tàu Sông Hương.
Đi xe tải, đôi lúc chúng còn cho ngừng ở các trạm trung chuyển, nghỉ qua đêm phần nào lấy sức để tiếp tục đi, còn trên tàu Sông Hương, từ bến Tân cảng Sàigòn một lèo bằng đường biển vượt vỹ tuyến 17 chở thẳng ra Bắc, anh em ngồi chịu chết một chổ với phân, nước tiểu, sóng gió ói mửa lên cả người nhau. Như vậy theo anh chuyển trại bằng tầu hỏa là sướng nhất, dù cho là đi trên toa chở súc vật chăng nữa.
Việt Nhân (HNPĐ)