Xe cán chó
ĐI THIÊN LÝ TÌM CÔNG LÝ: GẶP NHÀ BÁO ĐÀO PHƯƠNG NGUYÊN (tức NGUYỄN ĐỨC ĐẠO)
Đỗ Hoàng
23-8-2016
Tết Bính Thân, gia đình tôi về Huế ăn tết. Sáng mồng ba Tết, tôi đến thăm nhà nhà thơ Vĩnh Nguyên. Anh rủ tôi xuống thăm một nhân vật rất kỳ lạ “Người viết thư tố cáo lên Tổng Bí thư Đảng của mình về Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm không phải Đảng viên”. Đó là nhà báo Đào Phương Nguyên (tức Nguyễn Đức Đạo).
Tôi đọc thư tố cáo của anh lâu lắm rồi, gần chục năm, trước Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thập kỷ 80 công tác ở Báo Đảng (báo Dân) tôi có nghe mang máng chuyện ấy. Ra Hà Nội học rồi ở lại công tác, tôi cũng nghe nhà văn Cao Tiến Lê – Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam nói: Nguyễn Khoa Điềm bị tố cáo không phải Đảng viên! Lúc ấy nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin – Du lịch và Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Như đã nhiều lần nói, tôi không tin việc đó có thật. Tôi không ngạc nhiên với các nhân vật gián điệp luồn sâu, leo cao. Thể chế nào cũng có, thời đại nào cũng có. Thể chế càng toàn trị, độc tài thì càng có nhiều nhân vật siêu nhân như thế xuất hiện. Tàu phong kiến có Lã Bất Vi, Nga Sô có Beria, Việt Nam Cộng Hòa có Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn đặc biệt cho Ngô Tổng thống. Việt Nam Cộng sản tuy không có cỡ bự như vậy như cũng có Nguyễn Tư Thoan, Nguyễn Hà Phan, Mai Ái Trực, và tiếp đến là Nguyễn Khoa Điềm. Nghe đồn thổi trên mạng còn có tình báo vỹ đại Hồ Tập Chương!
Đào Phương Nguyên người tầm thước, mặt vuông, cương trực. Ông vẫn nói giọng đậm chất Quảng Trị. Ông nói thẳng suy nghĩ của mình nên tôi đồng cảm ngay: Nguyễn Quang Hà rất bồi bút. Trước viết tâng bốc Hồ Xuân Mãn (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế hai nhiệm kỳ) nay lại viết hạ bệ Mãn, tố cáo Mãn không Đảng viên nữa đấy!
– Em có đọc thư tố cáo Nguyễn Khoa Điềm không Đảng viên mà luồn sâu leo cao của anh – Tôi nói – Có thật không anh?
– Anh 54 tuổi Đảng mà anh tố láo? – Anh Đào Phương Nguyên quắc mắt trừng tôi.
– Em “thẩm tra” thôi – Tôi cười xòa.
– Thằng Nguyễn Khoa Điềm chưa bao giờ Đảng viên, không có ai giới thiệu hắn vào Đảng, tui nói với chú mi như vậy – Anh Nguyên quả quyết.
– Sao anh ta lên tận chín tầng trời? – Tôi nghi vấn.
– Vì con của Hải Triều, nhờ Tố Hữu, Lê Đức Anh nâng đỡ, nhờ Nguyễn Khoa Bội
Lan, Trần Hoàn nữa…
Tôi nói: Nguyễn Khoa Bội Lan chỉ làm văn học, có chức vị gì đâu.
Anh Đạo đáp: Chị Lan không giữ chức vụ gì nhưng là đồng hương Huế, chị quen biết và có ảnh hưởng đến nhiều các vị chức sắc, chị nói hộ cho Điềm.
Sau đó anh kể lại cuộc thiên lý đi tìm công lý của anh:
Trước Hội nghị Trung ương lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, tôi ra Hà Nội gặp anh Lê Khả Phiêu. Anh Phiêu lúc đó chưa Tổng Bí thư, mới Thường trực Ban Bí thư. Anh nói sẽ giải quyết ngay. Tôi gặp anh Trương Vĩnh Trọng – Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Anh Trọng nói:
– Anh không bảo vệ cháu anh sao?
Tôi đốp ngay:
– Tôi bảo vệ Đảng, bảo vệ sự trong sáng của Đảng. Đảng không được để kẻ lưu manh, giảo hoạt, luồn sâu leo cao phá hoại thanh danh của Đảng như vậy. Dù kẻ đó là con, cháu tôi đi nữa!
_____
Mời xem lại thư tố cáo hơn 10 năm trước của Nguyễn Đức Đạo, tức nhà báo Đào Phương Nguyên:
THƯ TỐ CÁO
Kính gửi đến …
Tôi là Nguyễn Đức Đạo (bí danh Đào Phương Nguyên), kính gửi đến các đồng chí báo cáo này của tôi về anh Nguyễn Khoa Điềm trong Ban Bí thư và Bộ Chính trị hiện nay mà có những việc tôi biết, từng chứng kiến về quá trình hoạt động của anh “Một người không phải Đảng viên” đã khai man lừa dối Đảng để chui sâu leo cao từ cấp thấp đến cấp cao trong Đảng ta hiện nay!”
Đứng trước sự kiện trọng đại của Đảng sắp diễn ra Đại hội X tới đây, tôi không thể ngồi im hoặc lờ đi điều ngang trái đó mà nó đang bị vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng ta được!
Kính thưa các đồng chí!
Tôi sinh năm 1936, quê Triệu Phong, Quảng Trị. Tham gia Cách mạng năm 1949, thoát ly năm 1952. Tập kết năm 1954. Vào Đảng 9 – 3- 1962. Đang học Đại học Ngoại giao thì Đảng gọi “xếp bút nghiên lên đường về Nam chống Mỹ”. Rời Hà Nội năm 1963 vào B làm phóng viên Thống tấn xã Liên Khu 5 (1964 – 1966), về Trị Thiên cũng làm phóng viên chiến trường cho đến ngày giải phóng 1975. Về Huế được trên phân công tiếp quản và công tác tại Đài Truyền hình Huế đến 20 năm. Năm 1997 nghỉ hưu. Nay tôi sinh hoạt ở Đảng bộ phường 5, Đông Hà. Đến nay tôi đã tròn 70 tuổi đời (1936 – 2006), hơn 40 năm hoạt động Cách mạng(1952 – 1997), có 44 năm tuổi Đảng (1962-2006), trên 30 năm hoạt động thông tấn, báo chí và truyền hình (1964-1997). Tôi đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 1, Huân chương Chiến công hạng, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng 1, Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng 1, Dũng sỹ diệt Mỹ mặt trận Đường 9 – Nam Lào năm 1971; Huân chương bậc cao Độc lập hạng 3, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.; các huy chương Vì sự nghiệp Báo chí,+ Thông tấn xã + Truyền hình và Tuyên Huấn của Đảng cùng. nhiều bằng khen và giấy khen khác…
Kính thưa các đồng chí!
Trước hết, tôi xin báo cáo về mối quan hệ giữa tôi và anh Điềm, ngoài nhiều năm công tác bên nhau ở chiến trường, anh Điềm còn là cháu rể. Mẹ đẻ cháu Thái Thị Lợi (vợ anh Điềm) là em tôi!
Sau nhiều lần viết thư tố giác lên Cấp ủy Tỉnh và Thành phố nhưng không được trả lời. Sau nhiều năm day dứt về trách nhiệm của một Đảng viên trước Đảng, nên lần này tôi quyết định viết thư, báo cáo này là lần cuối cùng kính gửi lên đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng là anh Điềm không phải Đảng viên mà trở thành Ủy viên BBT và BCT hiện nay!?
Sự việc anh Điềm không phải Đảng viên, tôi xin báo cáo như sau: “Trong cuộc tấn công nổi dậy của quân dân ta đầu xuân 1968, khi anh Điềm trong số 2 300 đồng chí của ta bị Mỹ ngụy bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ – Huế được ta giải phóng ra. Tất cả đồng chí thoát tù đều được đều được Đảng bộ nhà lao xác nhận và cấp tốc giao về đơn vị cũ để tiếp tục chiến đấu. Riêng anh Điềm sau đó không lâu được đưa về phía sau bố trí vào Trại sản xuất A Cơi (miền Tây Thừa Thiên) do Ban Kinh tế Khu Ủy quản lý. Biết anh Đêìm là cán bộ Tuyên Huấn có năng khiếu văn thơ lại là cán bộ từ miền Bắc vào nên Ban Tuyên Huấn Khu Ủy định xin anh về tăng cường vào bộ phận Văn nghệ của Ban đang thiếu cán bộ. Lúc này Ban Tuyên Huấn Khu gồm có anh Minh Tâm (tức Diệm) Phó Ban trực, anh Lê Dự , Phó Ban phụ trách Huấn học, anh Trần Hoàn, anh Hồ Như Ý, anh Nguyễn Hoán, ủy viên Ban. Phía Đảng ủy có nhà thơ Thanh Hải làm Bí thư, tôi làm Phó Bí thư và anh Nguyễn Bắc phụ trách sản xuất. Ban và Cấp ủy cử tôi và anh Thanh Hải sang Khu Ủy gặp đồng chí Trương Chí Công (tức là Trương Công Kỉnh), Phó Bí thư Thường trực phụ trách Tổ chức và đồng chí Lê Tư Minh Phó Bí thư Khu Ủy phụ trách an ninh kiêm Bí thư Thành ủy Huế. Cả hai đồng chí đều không đồng ý và cho chúng tôi biết lý do như sau: Anh Điềm không phải Đảng viên, trong tù anh là phần tử phản bội đầu hàng, đầu thú khai báo có hại cho Cách mạng nên bị anh em cán bộ ta trong tù cô lập. Đảng bộ nhà lao cấm không ai được liên lạc và quan hệ với anh Điềm. Hai đồng chi Công và Tư Minh dặn chúng tôi tìm gặp anh Phan Ngô và anh Bảy Khiêm đều là Phó Ban an ninh của Khu Ủy để nắm rõ thêm. Được cấp trên cho biết như vậy nên lãnh đạo của Ban Tuyên Huân không ai dám đề cập và xin anh Điềm về Ban nữa. Anh Điềm tiếp tục ở lại Trại sản xuất A Cơi của Khu Ủy do đồng chí Thân Khu Ủy viên, Trưởng Ban kinh tế phụ trách; nhưng mặt chính trị tư tưởng, Khu Ủy giao cho Ban Tuyên Huấn quản lý. Trong Trại lúc ấy có một số sinh viên, trí thức từ thành phố Huế ra được ta đưa lên rừng, trong đó có các anh Thái Ngọc San, Trần Vàng Sao (tức Đỉnh), Hà Thị Khánh Linh (tức Như Ý), Võ Quê, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v…
Cần làm rõ việc này để quản lý và theo
dõi. Ban và Cấp Bộ Ban Tuyên Huấn cử thêm anh Nguyễn Hoán, anh Thanh Hải
và tôi xin gặp anh Phan Ngô, Phó ban An ninh kiêm Bí thư Đảng ủy cơ
quan Dân chính Đảng cấp Khu và anh Bảy Khiêm vừa đi chỉ đạo mũi giải
phóng Tây Nam Huế giải thoát 2 300 cán bộ, chiến sỹ của ta ra khỏi nhà
lao Thừa Phủ về. Cả hai đồng chí trả lời rằng: “Theo tài liệu của địch
ta thu được ở nhà lao Thừa Phủ và các đồng chí Cấp ủy nhà lao báo cáo
cung cấp thêm thì anh Điềm ở trong nhà lao đã đầu hàng, đầu thú, khai
báo cho giặc sát hại một số cốt cán của ta trong lao. Anh còn xé cờ Tổ
quốc, cháo cờ ba que Ngụy. Anh em của ta trong nhà lao biết anh Điềm
không phải Đảng viên lại là phần tử xấu, nên trong tù anh chị ta rất căm
phẩn anh Điềm. Ra tù Cấp bộ nhà lao không xác nhận. Riêng anh Bày Khiêm
vốn cùng quê Vỹ Dạ – Huế với anh Điềm, anh cho biết rất rò và cụ thể về
bố đẻ của anh Điềm là ông Nguyễn Khoa Văn lấy danh nghĩa là có hoạt
động Cách mạng với bì danh Hải Triều nhưng ông ta “bắt cá hai tay” vừa
cả ta cả cho địch, rất nguy hiểm. Trong gia đình thân ruột của anh Điềm
còn có nhiều người làm việc đắc lực cho Mỹ ngụy ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn…
Nên từ năm 1968 cho đến 30 – 4 -1975, anh Điềm ở Trại sản xuất A Cơi,
nằm trong diện theo dõi của An ninh và Ban Tuyên Huấn Khu Ủy….
Thưa các đồng chí! Vấn đề này tôi xin thề
trước Đảng, xin cam đoan và chịu trách nhiệm kỷ luật trước Đảng và Pháp
luật Nhà nước. Vì từ năm 1968 đến 1975, anh Điềm không phải là Đảng
viên mà là đối tượng theo dõi của tổ chức Đảng bộ Tuyên Huấn Khu Ủy Trị
Thiên.
Kính thưa các đồng chí!
Sau ngày giải phóng 30 – 4- 1975, các cơ quan cấp Khu giải tán, người hy sinh, người còn thì trăm ngã muôn phương lao vào cuộc sống mới của thời kỳ hậu chiến. Cuộc chiến đấu chuyển qua giai đoạn mới. Cuộc sống khó khăn, xô bồ, vừa lo cho cái chung, vừa lo cho cái riêng, chẳng còn mấy ai nghĩ đến ai và cuộc sống cứ thế trôi đi ngày luận tháng qua. Bỗng dưng, sau giải phóng tôi được tin anh Điềm vào vào Thành Cấp ủy Thành phố phụ trách Thanh niên. Tin này tôi lấy làm ngạc nhiên và ngỡ ngàng không biết cách nào anh Điềm tìm cách chen vào Đảng mau lẹ như vậy? Cùng lúc này còn có các anh và nhiều đồng chí biết về anh Điềm đã viết thư tố giác gửi lên Thành Ủy, Tỉnh Ủy. Thấy không vững, anh Điềm đã viết đơn xin thôi công tác Thành Ủy để về Hội Văn học Nghệ thuật và tự mình khai lại lý lịch. Chúng tôi không biết kẻ nào xác nhận cho Điềm vào Đảng và vào Đảng lúc nào? Sinh hoạt ở chỗ nào? Cấp Ủy nào đứng ra xét duyệt và tổ chức kết nạp? Nếu kết nạp sau giải phóng 30 – 4 – 1975 thì lại càng không được? Bởi anh là người xấu!
Kính thưa đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí!
Tuân theo lời chỉ giáo của Mac- Lenin đối với bọn cơ hội, giảo hoạt, cơ hội hoạt đầu đều là phần tử xấu, khéo lợi dụng khoảnh khắc, rối rắm khó khăn lúc giao thời của lịch sử. Bọn cơ hội hoạt đầu móc nối nhau chui vào Đảng để thực hiện âm mưu phá hoại, lật đổ Đảng ta. Do đó nhân dịp này, tôi xin được kiến nghị với Đảng, Bộ Chính trị và Ban Tổ chức Trung ương sớm xử lý nghiêm túc đối với kẻ cơ hội giảo hoạt như Điềm. Phải đưa anh ta ra khỏi hàng ngũ Đảng và bộ máy Nhà nước để cho Đảng ta được trong sạch vững mạnh.
Rút bài học kinh nghiệm cho toàn Đảng.
Tôi tâm huyết lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài của Đảng ta dạy
rằng: “Đảng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ Đảng ta có sai lầm mà không dám
nhận để sửa chữa”. Có vậy mới đêm lại lòng tin tuyệt đối cho Đảng và
quần chúng nhân dân. Dứt khoát không thể để cho một kẻ cơ hội như Điềm
leo lên cấp lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng một cách “xuôi chèo mát mái”
và đến lúc lộ rõ bộ mặt Điềm tìm cách hạ cánh an toàn như vậy không thể
được. Chúng ta đã có lỗi với Đảng với Dân. Với tư cách vừa là thư tố
giác…Điềm. Nhưng phía tôi cũng xin tự kiểm điểm trước Đảng một cách
nghiêm túc và nhận mọi hình thức kỳ luật của Đảng kể cả hình thức khai
trừ tôi ra khỏi Đảng.
Một lần nữa, tôi từ Quảng Trị ra, tôi báo
cáo thư này và kính mong đồng chi Tổng Bí thư và các đồng chí trong Ban
chấp hành Trung ương khóa 9 sớm giải quyết và xin được thông báo đếncho
Đảng viên chúng tôi được rõ trước nỗi bất bình, lo lắng của chúng tôi về
tội Nguyễn Khoa Điềm.
Kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, lãnh đạo sáng suốt, giành nhiều thắng lợi hơn nữa.
Đông Hà ngày 24-02-2006
Kính đơn
NGUYỄN ĐỨC ĐẠO (NGUYÊN)
Đ/c: 61- Lê Lợi – Đồng Hà, Quảng Trị
Điện thoại: (053) 853085
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
ĐI THIÊN LÝ TÌM CÔNG LÝ: GẶP NHÀ BÁO ĐÀO PHƯƠNG NGUYÊN (tức NGUYỄN ĐỨC ĐẠO)
Đỗ Hoàng
23-8-2016
Tết Bính Thân, gia đình tôi về Huế ăn tết. Sáng mồng ba Tết, tôi đến thăm nhà nhà thơ Vĩnh Nguyên. Anh rủ tôi xuống thăm một nhân vật rất kỳ lạ “Người viết thư tố cáo lên Tổng Bí thư Đảng của mình về Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm không phải Đảng viên”. Đó là nhà báo Đào Phương Nguyên (tức Nguyễn Đức Đạo).
Tôi đọc thư tố cáo của anh lâu lắm rồi, gần chục năm, trước Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thập kỷ 80 công tác ở Báo Đảng (báo Dân) tôi có nghe mang máng chuyện ấy. Ra Hà Nội học rồi ở lại công tác, tôi cũng nghe nhà văn Cao Tiến Lê – Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam nói: Nguyễn Khoa Điềm bị tố cáo không phải Đảng viên! Lúc ấy nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin – Du lịch và Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Như đã nhiều lần nói, tôi không tin việc đó có thật. Tôi không ngạc nhiên với các nhân vật gián điệp luồn sâu, leo cao. Thể chế nào cũng có, thời đại nào cũng có. Thể chế càng toàn trị, độc tài thì càng có nhiều nhân vật siêu nhân như thế xuất hiện. Tàu phong kiến có Lã Bất Vi, Nga Sô có Beria, Việt Nam Cộng Hòa có Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn đặc biệt cho Ngô Tổng thống. Việt Nam Cộng sản tuy không có cỡ bự như vậy như cũng có Nguyễn Tư Thoan, Nguyễn Hà Phan, Mai Ái Trực, và tiếp đến là Nguyễn Khoa Điềm. Nghe đồn thổi trên mạng còn có tình báo vỹ đại Hồ Tập Chương!
Đào Phương Nguyên người tầm thước, mặt vuông, cương trực. Ông vẫn nói giọng đậm chất Quảng Trị. Ông nói thẳng suy nghĩ của mình nên tôi đồng cảm ngay: Nguyễn Quang Hà rất bồi bút. Trước viết tâng bốc Hồ Xuân Mãn (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế hai nhiệm kỳ) nay lại viết hạ bệ Mãn, tố cáo Mãn không Đảng viên nữa đấy!
– Em có đọc thư tố cáo Nguyễn Khoa Điềm không Đảng viên mà luồn sâu leo cao của anh – Tôi nói – Có thật không anh?
– Anh 54 tuổi Đảng mà anh tố láo? – Anh Đào Phương Nguyên quắc mắt trừng tôi.
– Em “thẩm tra” thôi – Tôi cười xòa.
– Thằng Nguyễn Khoa Điềm chưa bao giờ Đảng viên, không có ai giới thiệu hắn vào Đảng, tui nói với chú mi như vậy – Anh Nguyên quả quyết.
– Sao anh ta lên tận chín tầng trời? – Tôi nghi vấn.
– Vì con của Hải Triều, nhờ Tố Hữu, Lê Đức Anh nâng đỡ, nhờ Nguyễn Khoa Bội
Lan, Trần Hoàn nữa…
Tôi nói: Nguyễn Khoa Bội Lan chỉ làm văn học, có chức vị gì đâu.
Anh Đạo đáp: Chị Lan không giữ chức vụ gì nhưng là đồng hương Huế, chị quen biết và có ảnh hưởng đến nhiều các vị chức sắc, chị nói hộ cho Điềm.
Sau đó anh kể lại cuộc thiên lý đi tìm công lý của anh:
Trước Hội nghị Trung ương lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, tôi ra Hà Nội gặp anh Lê Khả Phiêu. Anh Phiêu lúc đó chưa Tổng Bí thư, mới Thường trực Ban Bí thư. Anh nói sẽ giải quyết ngay. Tôi gặp anh Trương Vĩnh Trọng – Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Anh Trọng nói:
– Anh không bảo vệ cháu anh sao?
Tôi đốp ngay:
– Tôi bảo vệ Đảng, bảo vệ sự trong sáng của Đảng. Đảng không được để kẻ lưu manh, giảo hoạt, luồn sâu leo cao phá hoại thanh danh của Đảng như vậy. Dù kẻ đó là con, cháu tôi đi nữa!
_____
Mời xem lại thư tố cáo hơn 10 năm trước của Nguyễn Đức Đạo, tức nhà báo Đào Phương Nguyên:
THƯ TỐ CÁO
Kính gửi đến …
Tôi là Nguyễn Đức Đạo (bí danh Đào Phương Nguyên), kính gửi đến các đồng chí báo cáo này của tôi về anh Nguyễn Khoa Điềm trong Ban Bí thư và Bộ Chính trị hiện nay mà có những việc tôi biết, từng chứng kiến về quá trình hoạt động của anh “Một người không phải Đảng viên” đã khai man lừa dối Đảng để chui sâu leo cao từ cấp thấp đến cấp cao trong Đảng ta hiện nay!”
Đứng trước sự kiện trọng đại của Đảng sắp diễn ra Đại hội X tới đây, tôi không thể ngồi im hoặc lờ đi điều ngang trái đó mà nó đang bị vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng ta được!
Kính thưa các đồng chí!
Tôi sinh năm 1936, quê Triệu Phong, Quảng Trị. Tham gia Cách mạng năm 1949, thoát ly năm 1952. Tập kết năm 1954. Vào Đảng 9 – 3- 1962. Đang học Đại học Ngoại giao thì Đảng gọi “xếp bút nghiên lên đường về Nam chống Mỹ”. Rời Hà Nội năm 1963 vào B làm phóng viên Thống tấn xã Liên Khu 5 (1964 – 1966), về Trị Thiên cũng làm phóng viên chiến trường cho đến ngày giải phóng 1975. Về Huế được trên phân công tiếp quản và công tác tại Đài Truyền hình Huế đến 20 năm. Năm 1997 nghỉ hưu. Nay tôi sinh hoạt ở Đảng bộ phường 5, Đông Hà. Đến nay tôi đã tròn 70 tuổi đời (1936 – 2006), hơn 40 năm hoạt động Cách mạng(1952 – 1997), có 44 năm tuổi Đảng (1962-2006), trên 30 năm hoạt động thông tấn, báo chí và truyền hình (1964-1997). Tôi đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 1, Huân chương Chiến công hạng, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng 1, Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng 1, Dũng sỹ diệt Mỹ mặt trận Đường 9 – Nam Lào năm 1971; Huân chương bậc cao Độc lập hạng 3, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.; các huy chương Vì sự nghiệp Báo chí,+ Thông tấn xã + Truyền hình và Tuyên Huấn của Đảng cùng. nhiều bằng khen và giấy khen khác…
Kính thưa các đồng chí!
Trước hết, tôi xin báo cáo về mối quan hệ giữa tôi và anh Điềm, ngoài nhiều năm công tác bên nhau ở chiến trường, anh Điềm còn là cháu rể. Mẹ đẻ cháu Thái Thị Lợi (vợ anh Điềm) là em tôi!
Sau nhiều lần viết thư tố giác lên Cấp ủy Tỉnh và Thành phố nhưng không được trả lời. Sau nhiều năm day dứt về trách nhiệm của một Đảng viên trước Đảng, nên lần này tôi quyết định viết thư, báo cáo này là lần cuối cùng kính gửi lên đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng là anh Điềm không phải Đảng viên mà trở thành Ủy viên BBT và BCT hiện nay!?
Sự việc anh Điềm không phải Đảng viên, tôi xin báo cáo như sau: “Trong cuộc tấn công nổi dậy của quân dân ta đầu xuân 1968, khi anh Điềm trong số 2 300 đồng chí của ta bị Mỹ ngụy bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ – Huế được ta giải phóng ra. Tất cả đồng chí thoát tù đều được đều được Đảng bộ nhà lao xác nhận và cấp tốc giao về đơn vị cũ để tiếp tục chiến đấu. Riêng anh Điềm sau đó không lâu được đưa về phía sau bố trí vào Trại sản xuất A Cơi (miền Tây Thừa Thiên) do Ban Kinh tế Khu Ủy quản lý. Biết anh Đêìm là cán bộ Tuyên Huấn có năng khiếu văn thơ lại là cán bộ từ miền Bắc vào nên Ban Tuyên Huấn Khu Ủy định xin anh về tăng cường vào bộ phận Văn nghệ của Ban đang thiếu cán bộ. Lúc này Ban Tuyên Huấn Khu gồm có anh Minh Tâm (tức Diệm) Phó Ban trực, anh Lê Dự , Phó Ban phụ trách Huấn học, anh Trần Hoàn, anh Hồ Như Ý, anh Nguyễn Hoán, ủy viên Ban. Phía Đảng ủy có nhà thơ Thanh Hải làm Bí thư, tôi làm Phó Bí thư và anh Nguyễn Bắc phụ trách sản xuất. Ban và Cấp ủy cử tôi và anh Thanh Hải sang Khu Ủy gặp đồng chí Trương Chí Công (tức là Trương Công Kỉnh), Phó Bí thư Thường trực phụ trách Tổ chức và đồng chí Lê Tư Minh Phó Bí thư Khu Ủy phụ trách an ninh kiêm Bí thư Thành ủy Huế. Cả hai đồng chí đều không đồng ý và cho chúng tôi biết lý do như sau: Anh Điềm không phải Đảng viên, trong tù anh là phần tử phản bội đầu hàng, đầu thú khai báo có hại cho Cách mạng nên bị anh em cán bộ ta trong tù cô lập. Đảng bộ nhà lao cấm không ai được liên lạc và quan hệ với anh Điềm. Hai đồng chi Công và Tư Minh dặn chúng tôi tìm gặp anh Phan Ngô và anh Bảy Khiêm đều là Phó Ban an ninh của Khu Ủy để nắm rõ thêm. Được cấp trên cho biết như vậy nên lãnh đạo của Ban Tuyên Huân không ai dám đề cập và xin anh Điềm về Ban nữa. Anh Điềm tiếp tục ở lại Trại sản xuất A Cơi của Khu Ủy do đồng chí Thân Khu Ủy viên, Trưởng Ban kinh tế phụ trách; nhưng mặt chính trị tư tưởng, Khu Ủy giao cho Ban Tuyên Huấn quản lý. Trong Trại lúc ấy có một số sinh viên, trí thức từ thành phố Huế ra được ta đưa lên rừng, trong đó có các anh Thái Ngọc San, Trần Vàng Sao (tức Đỉnh), Hà Thị Khánh Linh (tức Như Ý), Võ Quê, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v…
Cần làm rõ việc này để quản lý và theo
dõi. Ban và Cấp Bộ Ban Tuyên Huấn cử thêm anh Nguyễn Hoán, anh Thanh Hải
và tôi xin gặp anh Phan Ngô, Phó ban An ninh kiêm Bí thư Đảng ủy cơ
quan Dân chính Đảng cấp Khu và anh Bảy Khiêm vừa đi chỉ đạo mũi giải
phóng Tây Nam Huế giải thoát 2 300 cán bộ, chiến sỹ của ta ra khỏi nhà
lao Thừa Phủ về. Cả hai đồng chí trả lời rằng: “Theo tài liệu của địch
ta thu được ở nhà lao Thừa Phủ và các đồng chí Cấp ủy nhà lao báo cáo
cung cấp thêm thì anh Điềm ở trong nhà lao đã đầu hàng, đầu thú, khai
báo cho giặc sát hại một số cốt cán của ta trong lao. Anh còn xé cờ Tổ
quốc, cháo cờ ba que Ngụy. Anh em của ta trong nhà lao biết anh Điềm
không phải Đảng viên lại là phần tử xấu, nên trong tù anh chị ta rất căm
phẩn anh Điềm. Ra tù Cấp bộ nhà lao không xác nhận. Riêng anh Bày Khiêm
vốn cùng quê Vỹ Dạ – Huế với anh Điềm, anh cho biết rất rò và cụ thể về
bố đẻ của anh Điềm là ông Nguyễn Khoa Văn lấy danh nghĩa là có hoạt
động Cách mạng với bì danh Hải Triều nhưng ông ta “bắt cá hai tay” vừa
cả ta cả cho địch, rất nguy hiểm. Trong gia đình thân ruột của anh Điềm
còn có nhiều người làm việc đắc lực cho Mỹ ngụy ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn…
Nên từ năm 1968 cho đến 30 – 4 -1975, anh Điềm ở Trại sản xuất A Cơi,
nằm trong diện theo dõi của An ninh và Ban Tuyên Huấn Khu Ủy….
Thưa các đồng chí! Vấn đề này tôi xin thề
trước Đảng, xin cam đoan và chịu trách nhiệm kỷ luật trước Đảng và Pháp
luật Nhà nước. Vì từ năm 1968 đến 1975, anh Điềm không phải là Đảng
viên mà là đối tượng theo dõi của tổ chức Đảng bộ Tuyên Huấn Khu Ủy Trị
Thiên.
Kính thưa các đồng chí!
Sau ngày giải phóng 30 – 4- 1975, các cơ quan cấp Khu giải tán, người hy sinh, người còn thì trăm ngã muôn phương lao vào cuộc sống mới của thời kỳ hậu chiến. Cuộc chiến đấu chuyển qua giai đoạn mới. Cuộc sống khó khăn, xô bồ, vừa lo cho cái chung, vừa lo cho cái riêng, chẳng còn mấy ai nghĩ đến ai và cuộc sống cứ thế trôi đi ngày luận tháng qua. Bỗng dưng, sau giải phóng tôi được tin anh Điềm vào vào Thành Cấp ủy Thành phố phụ trách Thanh niên. Tin này tôi lấy làm ngạc nhiên và ngỡ ngàng không biết cách nào anh Điềm tìm cách chen vào Đảng mau lẹ như vậy? Cùng lúc này còn có các anh và nhiều đồng chí biết về anh Điềm đã viết thư tố giác gửi lên Thành Ủy, Tỉnh Ủy. Thấy không vững, anh Điềm đã viết đơn xin thôi công tác Thành Ủy để về Hội Văn học Nghệ thuật và tự mình khai lại lý lịch. Chúng tôi không biết kẻ nào xác nhận cho Điềm vào Đảng và vào Đảng lúc nào? Sinh hoạt ở chỗ nào? Cấp Ủy nào đứng ra xét duyệt và tổ chức kết nạp? Nếu kết nạp sau giải phóng 30 – 4 – 1975 thì lại càng không được? Bởi anh là người xấu!
Kính thưa đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí!
Tuân theo lời chỉ giáo của Mac- Lenin đối với bọn cơ hội, giảo hoạt, cơ hội hoạt đầu đều là phần tử xấu, khéo lợi dụng khoảnh khắc, rối rắm khó khăn lúc giao thời của lịch sử. Bọn cơ hội hoạt đầu móc nối nhau chui vào Đảng để thực hiện âm mưu phá hoại, lật đổ Đảng ta. Do đó nhân dịp này, tôi xin được kiến nghị với Đảng, Bộ Chính trị và Ban Tổ chức Trung ương sớm xử lý nghiêm túc đối với kẻ cơ hội giảo hoạt như Điềm. Phải đưa anh ta ra khỏi hàng ngũ Đảng và bộ máy Nhà nước để cho Đảng ta được trong sạch vững mạnh.
Rút bài học kinh nghiệm cho toàn Đảng.
Tôi tâm huyết lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài của Đảng ta dạy
rằng: “Đảng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ Đảng ta có sai lầm mà không dám
nhận để sửa chữa”. Có vậy mới đêm lại lòng tin tuyệt đối cho Đảng và
quần chúng nhân dân. Dứt khoát không thể để cho một kẻ cơ hội như Điềm
leo lên cấp lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng một cách “xuôi chèo mát mái”
và đến lúc lộ rõ bộ mặt Điềm tìm cách hạ cánh an toàn như vậy không thể
được. Chúng ta đã có lỗi với Đảng với Dân. Với tư cách vừa là thư tố
giác…Điềm. Nhưng phía tôi cũng xin tự kiểm điểm trước Đảng một cách
nghiêm túc và nhận mọi hình thức kỳ luật của Đảng kể cả hình thức khai
trừ tôi ra khỏi Đảng.
Một lần nữa, tôi từ Quảng Trị ra, tôi báo
cáo thư này và kính mong đồng chi Tổng Bí thư và các đồng chí trong Ban
chấp hành Trung ương khóa 9 sớm giải quyết và xin được thông báo đếncho
Đảng viên chúng tôi được rõ trước nỗi bất bình, lo lắng của chúng tôi về
tội Nguyễn Khoa Điềm.
Kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, lãnh đạo sáng suốt, giành nhiều thắng lợi hơn nữa.
Đông Hà ngày 24-02-2006
Kính đơn
NGUYỄN ĐỨC ĐẠO (NGUYÊN)
Đ/c: 61- Lê Lợi – Đồng Hà, Quảng Trị
Điện thoại: (053) 853085