Quán Bên Đường
ĐI VÀO KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
Ở lứa tuổi của tôi bây giờ trở lên, người ta bắt đầu đi dần vào kỷ niệm, nghĩa là thực sự không còn trẻ để mơ mộng, và chuẩn bị cho tương lai, một không gian bàng bạc nào đó, một thế giới khác, là sự đứng lại của mong chờ, ước vọng, khó diễn tả hết, khó nói thật đúng.
Do đó sự nhẫn nhục, thông cảm giữa người này với người khác được cố ý hay vô tình tìm đến, nhớ về.
Rồi nay ra gặp lại nhau thì tốt, còn không, cứ xem như một kỷ niệm mà thôi.
Buổi tối đã không còn nhẩn nha ngoài cửa sổ, lứa tuổi của tôi có người đã ngủ một giấc chiều, chợt tỉnh dậy, tự hỏi hoàng hôn đến bao giờ, trời không thấy lập thu, mà đã thu phân, ôi thời gian đối với tuổi già thật trôi mau, lặng lẽ như nước chảy, mà cũng dập dồn như sóng vỗ... Nhà văn Duy Lam từ miền đông Hoa Kỳ phone qua viễn tây, hỏi tôi:
- Cô có biết mùa thu năm ngoái, cô nợ tôi một cánh lá vàng, một làn mây mỏng ở Cali, nay đã tròn một năm?
Thoạt thì tôi ngơ ngác, sau chợt nhớ ra, tôi nợ ông bà thật, nhà văn Duy Lam và phu nhân, chị Thịnh Chu mà tôi rất quý mến, kính trọng, tôi hứa sẽ mang qua ông bà chút không khí Cali đầy xúc cảm, nhưng tôi... mệt quá, vì sức khỏe và nỗi buồn phiền năm tháng.
- Đúng rồi, em cứ định khỏe thì qua thăm anh chị, anh chị đang thế nào?
- Chúng tôi đã tám mươi, vẫn lạc quan, và OK mọi chuyện.
- Quý quá, em chỉ mong một phần như ý của anh chị, mà... khó quá, giờ đến thăm bác sĩ nhiều hơn lui tới bạn bè.
- Tôi đã nói với cô rồi, điều gì cảm thấy cho mình niềm vui thì cứ làm, là quên hết tất cả phiền toái thôi. Hôm nay tin cho cô hay, là tôi vừa hoàn tất bài khảo luận viết như truyện ngắn, dài 20 trang, vừa gởi Thái Tú Hạp, bao giờ đăng, thì cô biết điều suy nghĩ của tôi, mà tôi mới nhận ra, sau nhiều thời gian đọc kỹ lại văn chương của Tự Lực Văn Đoàn, họ ngoại của tôi.
- Em cũng lờ mờ nhận ra.
- Nhận ra thế nào?
- Anh có lối viết kiểu cụ Thạch Lam
- Đã có người nói tôi viết giống 2 ông Khái Hưng và Thạch Lam của Tự Lực Văn Đoàn. Nghĩa là chỉ viết những gì xảy ra đúng với thực tế.
- Vâng, thưa anh, hay nói một cách khác, cụ Thạch Lam, cậu ruột anh, viết những chuyện xảy ra chung quanh cụ và gia đình, chẳng hạn chuyện kể Hai Chị Em là do cụ Thạch Lam viết về cụ và người chị, tức cụ thân mẫu của anh.
Nhà văn Duy Lam cười dòn tan:
- Đúng rồi, còn Gió Đầu Mùa là viết trong giai đoạn mẹ tôi (cụ thân mẫu Duy Lam) ở Cẩm Giàng, với 2 người em bé nhất: nhà văn Thạch Lam và bác sĩ Nguyễn Tường Bách.
"Nhà mẹ Lê", bài tập đọc xa xưa, cũng do nhà văn Thạch Lam có dịp tiếp xúc với gia đình nghèo này.
Hai cụ nhà văn lớn, vai bác của nhà văn Duy Lam là Nhất Linh và Hoàng Đạo thì muốn đưa ra những lý luận mới, cấp tiến, văn minh, những nhân vật lý tưởng cho các tác phẩm của họ, như Loan như Dũng trong Đoạn Tuyệt vv... thành cứ phải chạy theo lý luận... gượng ép, còn cụ Thạch Lam rất... đời, có chi viết nấy, vì thế, nội dung và văn phong, văn pháp, trở nên hay. Tôi xin phép dùng ngôn từ quý cụ, vì quý cụ đã quá cổ xưa với thời đại.
Duy Lam gặng hỏi:
- Nhưng cô vẫn chưa nêu ra điều so sánh văn, chuyện của tôi với ông Thạch Lam.
- À, thì một cuốn Gia Đình Tôi là đủ, chả phải hầu hết nội dung tác phẩm của anh là kể về gia đình lớn, gia đình riêng sao.
- Nghĩ thế cũng được, thường không ai bắt độc giả phải tìm hiểu không gian và thời gian người viết tác phẩm đó được dựng nên ở đâu, thời gian nào, thế mà hiện nay trong nước lại cứ bắt ép giòng họ Tường phải ở Cẩm Giàng cô ạ. Cái gốc giòng họ Nguyễn Tường là ở Hội An Quảng Nam, chứ có ở cái huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đó đâu. Nay họ muốn khôi phục Cẩm Giàng như một nhà Kỷ Niệm Tự Lực Văn Đoàn chứ.
- Vâng, chỉ tiếc là cuối đời cụ bác mới viết hồi ký. Tính cách Hồi Ký của cụ bà Nguyễn Thị Thế, không phải để khoe cụ là ai, làm gì, ở đâu, mà vì cụ là em ruột của 2 nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và là chị ruột của nhà văn Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), cụ là phận gái duy nhất trong 7 anh em giòng họ Nguyễn Tường.
- Cô Mỵ Nhân, cô biết hơi nhiều về giòng họ Nguyễn Tường chúng tôi, cả những nhân vật thế hệ 2, thế hệ 3, mà sao cứ... thản nhiên, đáng trách thế, những bài về cụ Bách (Nguyễn Tường Bách), về Tường Tân con cụ Cẩm (Nguyễn Tường Cẩm), và cả các ông Tường Bá, Tường Giang, nhất là bà vợ trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tường Nhung thân mến của cô nữa, cô không viết hay chưa viết, cụ Bách có vẻ hơi giận cô rồi đấy.
- Thì cũng như cái trại Cẩm Giàng đó anh, phải suy nghĩ, và chỉ nên viết đúng, chứ bắt ép các nhân vật như anh nói ở trên, các nhân vật còn tại thế, sẽ cười hô hố lên, là phản lại điều mong ước của mình.
- Tôi nói đùa thôi, chứ mấy chục năm nay, tình cảm giữa cô với chúng tôi, đã tràn đầy, cho dù mười, mười lăm, hai mươi lăm năm nữa... chỉ còn là kỷ niệm, vẫn đáng ghi nhận chứ.
- Buồn quá, thời gian đi mau nhỉ, có lẽ chỉ còn văn chương là đứng lại từng chặng đường đời thôi. Như bây giờ, tác giả và tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn đang chiếm gần ngàn trang biên khảo ở trong nước. Một mai lại có dòng văn học từ 1954 đến 1975 ở miền Nam được biên khảo và vv... khác.
Nhà văn Duy Lam khẳng định khách quan:
- Tất nhiên, văn chương, là một phần của văn hóa xã hội, do thế, không thể có khoảng trống được, Những việc, những điều mà bây giờ, gọi là hiện tại, có thể vì khuynh hướng nào đó, chê trách, nhưng sẽ là dữ kiện của ngày mai.
- Chúng ta có quá nhiều những tập truyện, tập thơ, hồi ký trong tù cải tạo Cộng Sản Việt Nam, mà chưa hình thành, chưa tổng hợp một cách khoa học: Dòng Văn Trong Tù.
- Phải suy nghĩ cặn kẽ, để làm nổi bật điều đó, Dòng Văn Trong Tù, như một sắp xếp có không gian và thời gian nhất định. Nhưng suy nghĩ lãnh vực này thì rõ ràng quá rồi, Nam Hà là Nam Hà, Thanh Cầm là Thanh Cầm, Kỳ Sơn là Kỳ Sơn, Suối Máu là Suối Máu, chẳng cần phải kiểu trại Cẩm Giàng mơ hồ và tưởng tượng thêm... Nếu ai làm được, thì phải bắt tay làm ngay, chớ để tháng, năm đẩy sâu vào kỷ niệm.
Hawthorne 22-9-2012
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )ĐI VÀO KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
Ở lứa tuổi của tôi bây giờ trở lên, người ta bắt đầu đi dần vào kỷ niệm, nghĩa là thực sự không còn trẻ để mơ mộng, và chuẩn bị cho tương lai, một không gian bàng bạc nào đó, một thế giới khác, là sự đứng lại của mong chờ, ước vọng, khó diễn tả hết, khó nói thật đúng.
Do đó sự nhẫn nhục, thông cảm giữa người này với người khác được cố ý hay vô tình tìm đến, nhớ về.
Rồi nay ra gặp lại nhau thì tốt, còn không, cứ xem như một kỷ niệm mà thôi.
Buổi tối đã không còn nhẩn nha ngoài cửa sổ, lứa tuổi của tôi có người đã ngủ một giấc chiều, chợt tỉnh dậy, tự hỏi hoàng hôn đến bao giờ, trời không thấy lập thu, mà đã thu phân, ôi thời gian đối với tuổi già thật trôi mau, lặng lẽ như nước chảy, mà cũng dập dồn như sóng vỗ... Nhà văn Duy Lam từ miền đông Hoa Kỳ phone qua viễn tây, hỏi tôi:
- Cô có biết mùa thu năm ngoái, cô nợ tôi một cánh lá vàng, một làn mây mỏng ở Cali, nay đã tròn một năm?
Thoạt thì tôi ngơ ngác, sau chợt nhớ ra, tôi nợ ông bà thật, nhà văn Duy Lam và phu nhân, chị Thịnh Chu mà tôi rất quý mến, kính trọng, tôi hứa sẽ mang qua ông bà chút không khí Cali đầy xúc cảm, nhưng tôi... mệt quá, vì sức khỏe và nỗi buồn phiền năm tháng.
- Đúng rồi, em cứ định khỏe thì qua thăm anh chị, anh chị đang thế nào?
- Chúng tôi đã tám mươi, vẫn lạc quan, và OK mọi chuyện.
- Quý quá, em chỉ mong một phần như ý của anh chị, mà... khó quá, giờ đến thăm bác sĩ nhiều hơn lui tới bạn bè.
- Tôi đã nói với cô rồi, điều gì cảm thấy cho mình niềm vui thì cứ làm, là quên hết tất cả phiền toái thôi. Hôm nay tin cho cô hay, là tôi vừa hoàn tất bài khảo luận viết như truyện ngắn, dài 20 trang, vừa gởi Thái Tú Hạp, bao giờ đăng, thì cô biết điều suy nghĩ của tôi, mà tôi mới nhận ra, sau nhiều thời gian đọc kỹ lại văn chương của Tự Lực Văn Đoàn, họ ngoại của tôi.
- Em cũng lờ mờ nhận ra.
- Nhận ra thế nào?
- Anh có lối viết kiểu cụ Thạch Lam
- Đã có người nói tôi viết giống 2 ông Khái Hưng và Thạch Lam của Tự Lực Văn Đoàn. Nghĩa là chỉ viết những gì xảy ra đúng với thực tế.
- Vâng, thưa anh, hay nói một cách khác, cụ Thạch Lam, cậu ruột anh, viết những chuyện xảy ra chung quanh cụ và gia đình, chẳng hạn chuyện kể Hai Chị Em là do cụ Thạch Lam viết về cụ và người chị, tức cụ thân mẫu của anh.
Nhà văn Duy Lam cười dòn tan:
- Đúng rồi, còn Gió Đầu Mùa là viết trong giai đoạn mẹ tôi (cụ thân mẫu Duy Lam) ở Cẩm Giàng, với 2 người em bé nhất: nhà văn Thạch Lam và bác sĩ Nguyễn Tường Bách.
"Nhà mẹ Lê", bài tập đọc xa xưa, cũng do nhà văn Thạch Lam có dịp tiếp xúc với gia đình nghèo này.
Hai cụ nhà văn lớn, vai bác của nhà văn Duy Lam là Nhất Linh và Hoàng Đạo thì muốn đưa ra những lý luận mới, cấp tiến, văn minh, những nhân vật lý tưởng cho các tác phẩm của họ, như Loan như Dũng trong Đoạn Tuyệt vv... thành cứ phải chạy theo lý luận... gượng ép, còn cụ Thạch Lam rất... đời, có chi viết nấy, vì thế, nội dung và văn phong, văn pháp, trở nên hay. Tôi xin phép dùng ngôn từ quý cụ, vì quý cụ đã quá cổ xưa với thời đại.
Duy Lam gặng hỏi:
- Nhưng cô vẫn chưa nêu ra điều so sánh văn, chuyện của tôi với ông Thạch Lam.
- À, thì một cuốn Gia Đình Tôi là đủ, chả phải hầu hết nội dung tác phẩm của anh là kể về gia đình lớn, gia đình riêng sao.
- Nghĩ thế cũng được, thường không ai bắt độc giả phải tìm hiểu không gian và thời gian người viết tác phẩm đó được dựng nên ở đâu, thời gian nào, thế mà hiện nay trong nước lại cứ bắt ép giòng họ Tường phải ở Cẩm Giàng cô ạ. Cái gốc giòng họ Nguyễn Tường là ở Hội An Quảng Nam, chứ có ở cái huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đó đâu. Nay họ muốn khôi phục Cẩm Giàng như một nhà Kỷ Niệm Tự Lực Văn Đoàn chứ.
- Vâng, chỉ tiếc là cuối đời cụ bác mới viết hồi ký. Tính cách Hồi Ký của cụ bà Nguyễn Thị Thế, không phải để khoe cụ là ai, làm gì, ở đâu, mà vì cụ là em ruột của 2 nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và là chị ruột của nhà văn Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), cụ là phận gái duy nhất trong 7 anh em giòng họ Nguyễn Tường.
- Cô Mỵ Nhân, cô biết hơi nhiều về giòng họ Nguyễn Tường chúng tôi, cả những nhân vật thế hệ 2, thế hệ 3, mà sao cứ... thản nhiên, đáng trách thế, những bài về cụ Bách (Nguyễn Tường Bách), về Tường Tân con cụ Cẩm (Nguyễn Tường Cẩm), và cả các ông Tường Bá, Tường Giang, nhất là bà vợ trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tường Nhung thân mến của cô nữa, cô không viết hay chưa viết, cụ Bách có vẻ hơi giận cô rồi đấy.
- Thì cũng như cái trại Cẩm Giàng đó anh, phải suy nghĩ, và chỉ nên viết đúng, chứ bắt ép các nhân vật như anh nói ở trên, các nhân vật còn tại thế, sẽ cười hô hố lên, là phản lại điều mong ước của mình.
- Tôi nói đùa thôi, chứ mấy chục năm nay, tình cảm giữa cô với chúng tôi, đã tràn đầy, cho dù mười, mười lăm, hai mươi lăm năm nữa... chỉ còn là kỷ niệm, vẫn đáng ghi nhận chứ.
- Buồn quá, thời gian đi mau nhỉ, có lẽ chỉ còn văn chương là đứng lại từng chặng đường đời thôi. Như bây giờ, tác giả và tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn đang chiếm gần ngàn trang biên khảo ở trong nước. Một mai lại có dòng văn học từ 1954 đến 1975 ở miền Nam được biên khảo và vv... khác.
Nhà văn Duy Lam khẳng định khách quan:
- Tất nhiên, văn chương, là một phần của văn hóa xã hội, do thế, không thể có khoảng trống được, Những việc, những điều mà bây giờ, gọi là hiện tại, có thể vì khuynh hướng nào đó, chê trách, nhưng sẽ là dữ kiện của ngày mai.
- Chúng ta có quá nhiều những tập truyện, tập thơ, hồi ký trong tù cải tạo Cộng Sản Việt Nam, mà chưa hình thành, chưa tổng hợp một cách khoa học: Dòng Văn Trong Tù.
- Phải suy nghĩ cặn kẽ, để làm nổi bật điều đó, Dòng Văn Trong Tù, như một sắp xếp có không gian và thời gian nhất định. Nhưng suy nghĩ lãnh vực này thì rõ ràng quá rồi, Nam Hà là Nam Hà, Thanh Cầm là Thanh Cầm, Kỳ Sơn là Kỳ Sơn, Suối Máu là Suối Máu, chẳng cần phải kiểu trại Cẩm Giàng mơ hồ và tưởng tượng thêm... Nếu ai làm được, thì phải bắt tay làm ngay, chớ để tháng, năm đẩy sâu vào kỷ niệm.
Hawthorne 22-9-2012
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )