Quán Bên Đường
ĐỔ CÂY NƯỚC - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Đổ Cây Nước đương nêu chỉ là chuyện nước non thời tiết, nó không ám chỉ một chuyện gì cao vời, bí hiểm, mà tôi nghe lõm được cách đây đã 70 năm, khi tôi còn rất bé, không có ý nghe trộm chuyện người lớn.
( HNPĐ ) Phải đi tìm một cụ gốc Bắc có ít nhất 80 tuổi đời, mới họa may biết được câu nói "Đổ Cây Nước".
Đổ Cây Nước đương nêu chỉ là chuyện nước non thời tiết, nó không ám chỉ một chuyện gì cao vời, bí hiểm, mà tôi nghe lõm được cách đây đã 70 năm, khi tôi còn rất bé, không có ý nghe trộm chuyện người lớn.
Thời gian đó, thật đã quá xa xưa, Ba tôi rời cao nguyên Chapa tận cùng Tây Bắc Việt Nam, để về một miền thuộc châu thổ sông Hồng Hà, hay là thực sự về quê nội tôi ở bên kia cánh đồng Ga Văn Điển, cũng chỉ cách Hà Nội 5 cây số, nếu mùa nước dâng, thì đi đò ngay trên cánh đồng, chẳng thấy con sông nào to lớn, ngoại trừ con sông nhỏ như kinh rạch ở miền Nam, dân làng tôi gọi là sông Lừ, có lẽ nó, con sông Lừ cứ chảy lừ đừ, vậy mà con sông Lừ nhỏ ấy cũng có một ngã ba sông ở phía đầu làng mới...thơ mộng, làm sao.
Tôi rất nhiều lần nhắc đến tên làng tôi, nói chẳng văn chương như những làng thiên hạ, kiểu làng Nguyệt làng Đám, làng Tràng Cát, làng Vân Đình...mà làng tôi có cái tên vô cùng kênh kiệu, trong lúc làng thủa nào đến giờ, chưa hề có quan trạng, ông Nghè, để nghe câu:
"Chưa đỗ Ông Nghè đã đe hàng Tổng" tức là chưa đậu đạt gì, đã hăm he, dọa nạt hàng tổng, hàng huyện vv...
Quí vị sẽ hỏi tên làng là gì mà rào đón thế, có như cái làng Mõ gì mà cụ nhà văn miền Nam (Hồ Hữu Tường) diễn tả không? Ấy, ấy, cũng vậy thôi, làng tôi tên gọi Sở Thượng.
Khi Ba tôi rời Chapa về Sở Thượng vào năm mà tất nhiên, tôi chả nhớ, bởi vì bé quá như nêu trên, nhưng có một buổi chiều, mới độ 3, 4 giờ thôi, tôi áng chứng theo bây giờ, bà tôi và mấy bác trai trong làng, đang đứng ở giữa sân nhà, lát toàn gạch Bát Tràng lớn, như những thớt đá xanh, tức là kiên cố lắm đấy, thì trời chuyển một cách bất ngờ...
Mây đen như khói đen, từ phía chân trời, hướng nam dồn lên...đỉnh trời, tức là dồn lên trước mắt mọi người, gió từng cơn thốc tháo như muốn hất tung cái cối đá thật to đặt cuối sân nhà, cối đá này để giã gạo sau mỗi lần gặt lúa về...Một bác lớn tuổi thốt:
- Coi chừng bão xoay cối đá đấy.
Có nghĩa là bão lớn lắm. Giữa thành mây đen, bỗng lóe ra ánh sáng bạc, tạo thành một vòng cung như lưỡi liềm chói chang, một bác khác nói:
- Con "chai" đang há miệng.
Con "chai" thuộc loài nghêu, sò, ốc hến, nhưng bản thể nó to bằng cả bàn tay, ý nói cái đám mây đen đang hé ra vạt ánh sáng lạ kỳ. Lại thêm một ý kiến về trời đất nổi giông kia:
- Con rồng đen đang uống nước, các ông ạ. Thế thì tốt rồi, năm nay lúa sẽ tốt lắm đấy, vì: Rồng đen lấy nước, được mùa, Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày...
Ba tôi vẫn đứng, có vẻ tự lự, hình như mới ngoài ba mươi tuổi mà đã hút ống vố xì gà, vì cả chục năm ở Chapa, nay đổi là Sapa, Ba tôi làm việc với các ông Tây (thuộc địa), ba tôi bỏ ống vố, cầm tay, rồi chậm rãi bàn:
Mấy ông Địa Dư bạn tôi vừa cho biết là, có thể năm nay...vỡ đê sông Hồng đấy, vì họ căn cứ vào việc "Đổ Cây Nước" ở Văn Lý hồi xưa.
Quý ông bắt đầu xôn xao:
- Đổ Cây Nước" cả bao năm nay rồi, trời đất chỉ có một lần, chứ chả lẽ vậy sao, tôi không tin đâu.
Ba tôi gật đầu, cười nhẹ:
- Thì tôi cũng nghĩ thế, chuyện lụt chỉ có ở miền Trung, miền Nam, chứ Bắc ít khi xãy ra lắm.
À thì ra, "Đổ Cây Nước" là lụt, không phải "Đổ Cây Nước" chính là Sunami như quý vị đã thấy ở Thái Lan, Nam Dương, Nhật Bản, và một tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ mấy năm trước đây.
Nước từ biển dâng lên, tràn vô thành phố, cuốn tất cả nhà cửa, xe cộ vv...xóa sập các công trình xây dựng của nhà nhà bên bờ biển.
Văn Lý là một vùng thấp ở cuối lãnh thổ miền Bắc VN, chắc thủa đó dân tình cũng khổ, còn khổ hơn những thành phố văn minh của Thái Lan, Nam Dương, Nhật Bản, Hoa Kỳ, mà có lẽ từ thượng bán thế kỷ trước, phương tiện truyền thông chưa phổ cập tới các vùng sâu, xa, trên thế giới, nên... Sunami nhỏ VN, sớm quên đi.
Bây giờ thời gian đã lui vào cận đại, những vụ biển tràn "Đổ Cây Nước", hay sóng nước dâng lên thật cao, rồi đổ ầm nơi các vùng biển thấp dọc duyên hải VN, dễ trôi vào quá khứ...kể cả trận "Sunami" mà dân Đà Nẵng của...tôi đã thấy ở bãi biển Thanh Bình năm giữa thập niên 60 thế kỷ trước, 2 con đường song song sát bờ biển, nước đã tràn về các ngôi nhà, cũng có nhà đã bị lật, cuốn lềnh bềnh ra khơi, có nhà phải phá cửa sổ, cửa ra vào, để bơi ra ngoài thoát thân thủa ấy.
Thế nên, nói về "Cây Nước Đổ" nhào, hay lũ cuốn, lụt trôi, thì chẳng đâu cơ cực hơn miền Trung vốn đẹp tươi của...tôi.
Trưa nay, ngồi nhìn ra đường, trời xám một màu buồn nản, bí hiểm, tôi chạnh nhớ đến ngôi nhà tôi ở trong suốt thời kỳ làm việc nơi miền Trung, nếu không nắng lửa thì mưa dầu, cứ quanh năm với tai ương, khốn khổ, nhưng chẳng ai, kể cả tôi, không phải được sinh ra nơi vùng đất ấy, chịu rời xa...mới là...ngụy chứ, tiếng "Ngụy" thân thương, ám chỉ khó bảo, lỳ lợm vậy thôi, không phải tiếng "ngụy" VC xài.
Hawthrone 20-1-2015
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Phải đi tìm một cụ gốc Bắc có ít nhất 80 tuổi đời, mới họa may biết được câu nói "Đổ Cây Nước".
Đổ Cây Nước đương nêu chỉ là chuyện nước non thời tiết, nó không ám chỉ một chuyện gì cao vời, bí hiểm, mà tôi nghe lõm được cách đây đã 70 năm, khi tôi còn rất bé, không có ý nghe trộm chuyện người lớn.
Thời gian đó, thật đã quá xa xưa, Ba tôi rời cao nguyên Chapa tận cùng Tây Bắc Việt Nam, để về một miền thuộc châu thổ sông Hồng Hà, hay là thực sự về quê nội tôi ở bên kia cánh đồng Ga Văn Điển, cũng chỉ cách Hà Nội 5 cây số, nếu mùa nước dâng, thì đi đò ngay trên cánh đồng, chẳng thấy con sông nào to lớn, ngoại trừ con sông nhỏ như kinh rạch ở miền Nam, dân làng tôi gọi là sông Lừ, có lẽ nó, con sông Lừ cứ chảy lừ đừ, vậy mà con sông Lừ nhỏ ấy cũng có một ngã ba sông ở phía đầu làng mới...thơ mộng, làm sao.
Tôi rất nhiều lần nhắc đến tên làng tôi, nói chẳng văn chương như những làng thiên hạ, kiểu làng Nguyệt làng Đám, làng Tràng Cát, làng Vân Đình...mà làng tôi có cái tên vô cùng kênh kiệu, trong lúc làng thủa nào đến giờ, chưa hề có quan trạng, ông Nghè, để nghe câu:
"Chưa đỗ Ông Nghè đã đe hàng Tổng" tức là chưa đậu đạt gì, đã hăm he, dọa nạt hàng tổng, hàng huyện vv...
Quí vị sẽ hỏi tên làng là gì mà rào đón thế, có như cái làng Mõ gì mà cụ nhà văn miền Nam (Hồ Hữu Tường) diễn tả không? Ấy, ấy, cũng vậy thôi, làng tôi tên gọi Sở Thượng.
Khi Ba tôi rời Chapa về Sở Thượng vào năm mà tất nhiên, tôi chả nhớ, bởi vì bé quá như nêu trên, nhưng có một buổi chiều, mới độ 3, 4 giờ thôi, tôi áng chứng theo bây giờ, bà tôi và mấy bác trai trong làng, đang đứng ở giữa sân nhà, lát toàn gạch Bát Tràng lớn, như những thớt đá xanh, tức là kiên cố lắm đấy, thì trời chuyển một cách bất ngờ...
Mây đen như khói đen, từ phía chân trời, hướng nam dồn lên...đỉnh trời, tức là dồn lên trước mắt mọi người, gió từng cơn thốc tháo như muốn hất tung cái cối đá thật to đặt cuối sân nhà, cối đá này để giã gạo sau mỗi lần gặt lúa về...Một bác lớn tuổi thốt:
- Coi chừng bão xoay cối đá đấy.
Có nghĩa là bão lớn lắm. Giữa thành mây đen, bỗng lóe ra ánh sáng bạc, tạo thành một vòng cung như lưỡi liềm chói chang, một bác khác nói:
- Con "chai" đang há miệng.
Con "chai" thuộc loài nghêu, sò, ốc hến, nhưng bản thể nó to bằng cả bàn tay, ý nói cái đám mây đen đang hé ra vạt ánh sáng lạ kỳ. Lại thêm một ý kiến về trời đất nổi giông kia:
- Con rồng đen đang uống nước, các ông ạ. Thế thì tốt rồi, năm nay lúa sẽ tốt lắm đấy, vì: Rồng đen lấy nước, được mùa, Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày...
Ba tôi vẫn đứng, có vẻ tự lự, hình như mới ngoài ba mươi tuổi mà đã hút ống vố xì gà, vì cả chục năm ở Chapa, nay đổi là Sapa, Ba tôi làm việc với các ông Tây (thuộc địa), ba tôi bỏ ống vố, cầm tay, rồi chậm rãi bàn:
Mấy ông Địa Dư bạn tôi vừa cho biết là, có thể năm nay...vỡ đê sông Hồng đấy, vì họ căn cứ vào việc "Đổ Cây Nước" ở Văn Lý hồi xưa.
Quý ông bắt đầu xôn xao:
- Đổ Cây Nước" cả bao năm nay rồi, trời đất chỉ có một lần, chứ chả lẽ vậy sao, tôi không tin đâu.
Ba tôi gật đầu, cười nhẹ:
- Thì tôi cũng nghĩ thế, chuyện lụt chỉ có ở miền Trung, miền Nam, chứ Bắc ít khi xãy ra lắm.
À thì ra, "Đổ Cây Nước" là lụt, không phải "Đổ Cây Nước" chính là Sunami như quý vị đã thấy ở Thái Lan, Nam Dương, Nhật Bản, và một tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ mấy năm trước đây.
Nước từ biển dâng lên, tràn vô thành phố, cuốn tất cả nhà cửa, xe cộ vv...xóa sập các công trình xây dựng của nhà nhà bên bờ biển.
Văn Lý là một vùng thấp ở cuối lãnh thổ miền Bắc VN, chắc thủa đó dân tình cũng khổ, còn khổ hơn những thành phố văn minh của Thái Lan, Nam Dương, Nhật Bản, Hoa Kỳ, mà có lẽ từ thượng bán thế kỷ trước, phương tiện truyền thông chưa phổ cập tới các vùng sâu, xa, trên thế giới, nên... Sunami nhỏ VN, sớm quên đi.
Bây giờ thời gian đã lui vào cận đại, những vụ biển tràn "Đổ Cây Nước", hay sóng nước dâng lên thật cao, rồi đổ ầm nơi các vùng biển thấp dọc duyên hải VN, dễ trôi vào quá khứ...kể cả trận "Sunami" mà dân Đà Nẵng của...tôi đã thấy ở bãi biển Thanh Bình năm giữa thập niên 60 thế kỷ trước, 2 con đường song song sát bờ biển, nước đã tràn về các ngôi nhà, cũng có nhà đã bị lật, cuốn lềnh bềnh ra khơi, có nhà phải phá cửa sổ, cửa ra vào, để bơi ra ngoài thoát thân thủa ấy.
Thế nên, nói về "Cây Nước Đổ" nhào, hay lũ cuốn, lụt trôi, thì chẳng đâu cơ cực hơn miền Trung vốn đẹp tươi của...tôi.
Trưa nay, ngồi nhìn ra đường, trời xám một màu buồn nản, bí hiểm, tôi chạnh nhớ đến ngôi nhà tôi ở trong suốt thời kỳ làm việc nơi miền Trung, nếu không nắng lửa thì mưa dầu, cứ quanh năm với tai ương, khốn khổ, nhưng chẳng ai, kể cả tôi, không phải được sinh ra nơi vùng đất ấy, chịu rời xa...mới là...ngụy chứ, tiếng "Ngụy" thân thương, ám chỉ khó bảo, lỳ lợm vậy thôi, không phải tiếng "ngụy" VC xài.
Hawthrone 20-1-2015
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
ĐỔ CÂY NƯỚC - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Đổ Cây Nước đương nêu chỉ là chuyện nước non thời tiết, nó không ám chỉ một chuyện gì cao vời, bí hiểm, mà tôi nghe lõm được cách đây đã 70 năm, khi tôi còn rất bé, không có ý nghe trộm chuyện người lớn.
( HNPĐ ) Phải đi tìm một cụ gốc Bắc có ít nhất 80 tuổi đời, mới họa may biết được câu nói "Đổ Cây Nước".
Đổ Cây Nước đương nêu chỉ là chuyện nước non thời tiết, nó không ám chỉ một chuyện gì cao vời, bí hiểm, mà tôi nghe lõm được cách đây đã 70 năm, khi tôi còn rất bé, không có ý nghe trộm chuyện người lớn.
Thời gian đó, thật đã quá xa xưa, Ba tôi rời cao nguyên Chapa tận cùng Tây Bắc Việt Nam, để về một miền thuộc châu thổ sông Hồng Hà, hay là thực sự về quê nội tôi ở bên kia cánh đồng Ga Văn Điển, cũng chỉ cách Hà Nội 5 cây số, nếu mùa nước dâng, thì đi đò ngay trên cánh đồng, chẳng thấy con sông nào to lớn, ngoại trừ con sông nhỏ như kinh rạch ở miền Nam, dân làng tôi gọi là sông Lừ, có lẽ nó, con sông Lừ cứ chảy lừ đừ, vậy mà con sông Lừ nhỏ ấy cũng có một ngã ba sông ở phía đầu làng mới...thơ mộng, làm sao.
Tôi rất nhiều lần nhắc đến tên làng tôi, nói chẳng văn chương như những làng thiên hạ, kiểu làng Nguyệt làng Đám, làng Tràng Cát, làng Vân Đình...mà làng tôi có cái tên vô cùng kênh kiệu, trong lúc làng thủa nào đến giờ, chưa hề có quan trạng, ông Nghè, để nghe câu:
"Chưa đỗ Ông Nghè đã đe hàng Tổng" tức là chưa đậu đạt gì, đã hăm he, dọa nạt hàng tổng, hàng huyện vv...
Quí vị sẽ hỏi tên làng là gì mà rào đón thế, có như cái làng Mõ gì mà cụ nhà văn miền Nam (Hồ Hữu Tường) diễn tả không? Ấy, ấy, cũng vậy thôi, làng tôi tên gọi Sở Thượng.
Khi Ba tôi rời Chapa về Sở Thượng vào năm mà tất nhiên, tôi chả nhớ, bởi vì bé quá như nêu trên, nhưng có một buổi chiều, mới độ 3, 4 giờ thôi, tôi áng chứng theo bây giờ, bà tôi và mấy bác trai trong làng, đang đứng ở giữa sân nhà, lát toàn gạch Bát Tràng lớn, như những thớt đá xanh, tức là kiên cố lắm đấy, thì trời chuyển một cách bất ngờ...
Mây đen như khói đen, từ phía chân trời, hướng nam dồn lên...đỉnh trời, tức là dồn lên trước mắt mọi người, gió từng cơn thốc tháo như muốn hất tung cái cối đá thật to đặt cuối sân nhà, cối đá này để giã gạo sau mỗi lần gặt lúa về...Một bác lớn tuổi thốt:
- Coi chừng bão xoay cối đá đấy.
Có nghĩa là bão lớn lắm. Giữa thành mây đen, bỗng lóe ra ánh sáng bạc, tạo thành một vòng cung như lưỡi liềm chói chang, một bác khác nói:
- Con "chai" đang há miệng.
Con "chai" thuộc loài nghêu, sò, ốc hến, nhưng bản thể nó to bằng cả bàn tay, ý nói cái đám mây đen đang hé ra vạt ánh sáng lạ kỳ. Lại thêm một ý kiến về trời đất nổi giông kia:
- Con rồng đen đang uống nước, các ông ạ. Thế thì tốt rồi, năm nay lúa sẽ tốt lắm đấy, vì: Rồng đen lấy nước, được mùa, Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày...
Ba tôi vẫn đứng, có vẻ tự lự, hình như mới ngoài ba mươi tuổi mà đã hút ống vố xì gà, vì cả chục năm ở Chapa, nay đổi là Sapa, Ba tôi làm việc với các ông Tây (thuộc địa), ba tôi bỏ ống vố, cầm tay, rồi chậm rãi bàn:
Mấy ông Địa Dư bạn tôi vừa cho biết là, có thể năm nay...vỡ đê sông Hồng đấy, vì họ căn cứ vào việc "Đổ Cây Nước" ở Văn Lý hồi xưa.
Quý ông bắt đầu xôn xao:
- Đổ Cây Nước" cả bao năm nay rồi, trời đất chỉ có một lần, chứ chả lẽ vậy sao, tôi không tin đâu.
Ba tôi gật đầu, cười nhẹ:
- Thì tôi cũng nghĩ thế, chuyện lụt chỉ có ở miền Trung, miền Nam, chứ Bắc ít khi xãy ra lắm.
À thì ra, "Đổ Cây Nước" là lụt, không phải "Đổ Cây Nước" chính là Sunami như quý vị đã thấy ở Thái Lan, Nam Dương, Nhật Bản, và một tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ mấy năm trước đây.
Nước từ biển dâng lên, tràn vô thành phố, cuốn tất cả nhà cửa, xe cộ vv...xóa sập các công trình xây dựng của nhà nhà bên bờ biển.
Văn Lý là một vùng thấp ở cuối lãnh thổ miền Bắc VN, chắc thủa đó dân tình cũng khổ, còn khổ hơn những thành phố văn minh của Thái Lan, Nam Dương, Nhật Bản, Hoa Kỳ, mà có lẽ từ thượng bán thế kỷ trước, phương tiện truyền thông chưa phổ cập tới các vùng sâu, xa, trên thế giới, nên... Sunami nhỏ VN, sớm quên đi.
Bây giờ thời gian đã lui vào cận đại, những vụ biển tràn "Đổ Cây Nước", hay sóng nước dâng lên thật cao, rồi đổ ầm nơi các vùng biển thấp dọc duyên hải VN, dễ trôi vào quá khứ...kể cả trận "Sunami" mà dân Đà Nẵng của...tôi đã thấy ở bãi biển Thanh Bình năm giữa thập niên 60 thế kỷ trước, 2 con đường song song sát bờ biển, nước đã tràn về các ngôi nhà, cũng có nhà đã bị lật, cuốn lềnh bềnh ra khơi, có nhà phải phá cửa sổ, cửa ra vào, để bơi ra ngoài thoát thân thủa ấy.
Thế nên, nói về "Cây Nước Đổ" nhào, hay lũ cuốn, lụt trôi, thì chẳng đâu cơ cực hơn miền Trung vốn đẹp tươi của...tôi.
Trưa nay, ngồi nhìn ra đường, trời xám một màu buồn nản, bí hiểm, tôi chạnh nhớ đến ngôi nhà tôi ở trong suốt thời kỳ làm việc nơi miền Trung, nếu không nắng lửa thì mưa dầu, cứ quanh năm với tai ương, khốn khổ, nhưng chẳng ai, kể cả tôi, không phải được sinh ra nơi vùng đất ấy, chịu rời xa...mới là...ngụy chứ, tiếng "Ngụy" thân thương, ám chỉ khó bảo, lỳ lợm vậy thôi, không phải tiếng "ngụy" VC xài.
Hawthrone 20-1-2015
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )