Cõi Người Ta
ĐOẠN KÊNH "TỬ THẦN" - CAO MỴ NHÂN
ĐOẠN KÊNH "TỬ THẦN" - CAO
MỴ NHÂN
Có những điều mà ở trên đời người ta không muốn
nhớ nữa. Thí dụ như khổ lắm, sợ lắm, mắc cở ...lắm, bởi vì nhớ lại,
thì một trời tâm sự lại miên man...
Nó chỉ là ...cái rạch thì đúng hơn.
Đã thế đôi bờ rạch còn bị sứt mẻ, lồi lõm, cây mọc ở đôi bờ, và cây mọc
trong lòng rạch giống nhau, chỉ khác ở dưới nước cây cao ngang
hông người ta, còn ở đôi bờ thì chúng, loại cây đó đứng ngang đầu người,
vừa đủ che thân xác những tha nhân cần trốn lánh, nếu cây nơi đôi bờ
mọc nhiều thêm thành rừng.
Có những tốp thanh niên, thiếu nữ từ các
thành phố tới, phần nhiều là Saigon. Đồng thời, những túp lều hoang được
dựng sơ sài, rải rác đó đây.
Tôi chỉ chú ý tới lớp thanh niên, thiếu nữ, là
vì giữa thập niên ấy, con gái thứ hai của tôi, muốn đi vượt biên với gia đình
người bạn, họ cho đi ké.
Thường đi vượt biên có nhiều hình thức và kết quả tốt
xấu cũng khác nhau. Tôi ở bên cạnh những chuyến vượt biên của chính thân nhân,
bạn bè, cả chục năm sau cái cuộc đổi đời bi thảm, đã chứng kiến mấy chuyện đau
thương mà ngày nay nói hoài không hết được.
Cuối xuân năm đó, bà năm quen ở chợ Trương Minh
Giảng gõ cửa nhè nhẹ nhà tôi, bà thân chinh dẫn mấy con bà xuống
tận Cà Mâu để ...nhất định vượt biển qua Mã Lai, vì không lý nhà ai
cũng có người đi, mà bà phải nhịn thèm cảnh con cái được sống trong bầu không
khí Tự Do sao.
Thế nên 3, 4 đứa tuổi quanh 18, 20 con bà đã nai
nịt gọn gàng, bà bỏ vào túi mỗi đứa vài trăm, rồi đẩy chúng đi, chẳng mang
túi xách gì cả.
Bà lý luận: nếu đi được thì ở trên ghe,
thay tắm gì mà quần với áo chứ, còn tới được trại tị nạn là Quốc tế lo cho
rồi.
Đứa con gái tôi thay bộ đồ thường gồm quần
tây đen, chiếc áo sơ mi mầu xanh có bông nhỏ li ti, mang đôi dép nhựa
...không kịp chải đầu nữa ...
Bà năm xua tay, nói tôi vô sau nhà đi, để tất cả
lên đường, đừng có bịn rịn mà hư sự.
Bấy giờ tôi đang tập thể dục Dưỡng sinh cho một
gia đình chuẩn bị xuất cảnh chính thức, ở đường Hiền Vương xưa.
Bà học viên này thấy tôi có vẻ u buồn, hỏi
thăm sự tình, sợ hoàn cảnh cô đơn trước những bất trắc cứ như rình mò
ập đến, tôi kể cho bà việc con gái đang trên đường đi vượt biên.
Bà ngồi lặng, rồi nói: tui nói cô nghe, khổ lắm, nó
đi được thì mừng rồi, mà nó trở về được, cũng mừng nữa. Phải cầu Phật
bà Quan Âm thôi.
Vậy chiều nay 6 giờ, tôi tới rủ cô đi chùa Sư Nữ
ở ngã ba Trương Minh Giảng, Trương Tấn Bửu nghe. Phải cầu mới được.
Chúng tôi đã đến Chùa Sư Nữ đúng dự định. Hình
như tôi chỉ cầu xin cho con gái được bình yên, không mong phải lênh
đênh tới trại tị nạn làm gì. Nghĩa là tôi chỉ mong mẹ con được thấy
nhau hằng ngày vậy.
Sớm hôm sau, tôi đang vệ sinh để chuẩn
bị đi tập thể dục cho học viên Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh, thì có tiếng
Mina gọi nhỏ ngoài cửa: "má, má."
Tôi ngó ra cửa sổ, nghe trong lòng yên tâm
lạ.
Con gái tôi kể rằng: họ dẫn tụi con đi trên
một bờ kênh nhỏ thôi, nhưng sợ lắm má ạ, có mấy chiếc xương sọ người rải
rác ở một đoạn kênh, họ bảo là khúc kênh tử thần. Tôi hỏi ai nói và nói vào lúc
nào?
Người dẫn đường nói thẳng cho những đứa như tụi
con nghe, lúc họ dặn là phải viết mật hiệu về nhà, để nhà giao vàng, tiền cho bọn
họ.
Có một vụ phản đối gì đó, họ phang cho một
búa, rồi là như thế đó, những cái đầu lâu đó nhiều lắm.
Khi họ dẫn tới một dòng sông chính, có thể thông
ra cửa biển, thì đêm đó nước tự dưng rút, thuyền không trôi trên bùn được nữa,
tất cả phải ngồi im re ...
Có tiếng la hét, khóc lóc ở sau lưng, phía
kênh "tử thần", người dẫn đường bảo cứ đợi, họ kêu sau.
Mấy đứa con thì thầm bảo nhau trốn về, chứ kinh
hoàng quá. Ở đó chẳng nghe ai nói công an, mà có vẻ xem chuyện vượt
biên như một cái nghề, vàng với tiền là trên hết. Chắc công an ăn chia với
họ, nên họ coi trời bằng vung má ạ.
Rồi có tiếng cãi lộn lớn lắm, cha dẫn đường trở
lại chỗ tụi con hỏi: có đứa nào mang vàng theo, thì liệu mà dấu đi, công an
đang lục ngoài kia.
Kinh nghiệm nhiều lần những người đi qua kênh tử
thần bảo cho nhà bạn con tôi hay là có vài cái khoen 5 phân
phòng xa, tuỳ nghi hoàn cảnh mới yên thân được.
Thế là thằng anh bạn nó làm bộ lo lắng nói: Tụi
tui có cái khoen 24 nè, ông cất dùm được không? Cha dẫn đường gật đầu, hỏi:
vậy mấy đứa kia không có à?
Thằng anh biết gặp quỷ rồi, nhưng phải làm
sao. Đang đứng trên bờ vực thẳm rồi đó, bèn nói:
Mẹ tôi bà dặn là trưa mai, bà tới chợ đó. Ba
ngày rồi, chưa có tin bả nóng ruột.
Thằng anh bạn con tôi, là sinh viên bỏ dở chuyện
học. Người dẫn đường là loại mà các cụ xưa nói thứ nhứt là phá Sơn lâm,
thứ nhì là đâm Hà Bá. Cha thuộc hàng thứ nhì, nhưng cái ác thì nhiều mà cái
khôn chỉ có hạn.
Cha hăm: thôi được, tụi bây ở
đây chờ. Tao lên chợ đợi mẹ tụi bay đã, liệu hồn, ma ở kênh tử thần dữ lắm
à. Sớn xác đi đâu là chết thảm nghe con.
Hắn nhằm cái lợi lớn hơn nên không đợi nước
lên, chở người ra tầu lớn. Con, tức con gái tôi, cùng đứa bạn nó thoát ra chợ Cà
Mâu đón xe chuyến sớm nhứt đi Kiên Giang, rồi về đây, nhà tôi.
Tôi hỏi cháu là: Bộ không còn luật lệ gì
sao, mà giết người như giết gà vậy?
Vậy còn mấy đứa kia thì thế nào?
Mina, con tôi trả lời, không phải lần thứ nhứt
con bà năm đi đâu, mấy đứa đó đã từng bị bắt nhưng chạy được ra tù, chúng thông
thạo cách thức đi đứng lắm.
Ba năm sau, các trại tị nạn đóng cửa. Chuyện xuống Cà
Mâu không đặt nặng vấn đề nữa, vì thiên hạ đã có nhiều cách rời
khỏi đất nước ra đi định cư ở nước ngoài. Nên chuyện vượt biên đã coi như thứ yếu.
Cô nàng Trung sĩ Ng vốn là ái thê của đại
uý truyền tin ở tiểu khu X.
Đại uý TT đi tù cải tạo bấy giờ ở trại C Thanh
Hoá, nên Ng buôn hàng chuyến từ Cà Mâu về Saigon bỏ mối hàng gì đó, ghé
tôi thăm chừng tin tức. Ng rủ tôi đi Cà Mâu một chuyến cho biết đó, biết
đây.
Đi xe đò chuyển, nên 2 chị em tới chợ Cà Mâu
đúng rạng sáng hôm sau. Gần cuối thập niên 90 thế kỷ trước, "chiến hữu
HO" đang tất bật làm hồ sơ ra đi tị nạn.
Đại uý TT của Ng không chịu xuống Cà Mâu làm
quái gì. Ng đã sang được hàng họ, nên về Cà Mâu chính là để thu góp kỷ niệm một
thời gian truân, rồi lên đường "quy Mã".
Tất nhiên tôi kể cho Ng nghe chuyện cháu Mina ở
Cà Mâu mấy năm trước. Ý tôi muốn biết về đoạn kênh "tử thần".
Ng trầm ngâm rồi nói: chiến tranh đôi lúc
có vẻ... hên sui chị ạ. Em, là Ng, không tới con kênh oan nghiệt đó, nhưng
mấy năm trước không ngày nào không có chuyện thương tâm.
Bây giờ, em vẫn có thể dắt chị đi một đoạn kênh
ma quỷ đó, chị chỉ cần biết chuyện này thôi. Bà kia ở Tân Định, cho
2 đứa đi đầu tiên, mới chỉ tới giữa kênh "tử thần". Nó bắt 2 đứa bé
viết mật mã về mẹ chúng lấy vàng. Xong nhắn cho người mẹ ấy để mấy đứa sau
đi tiếp, nhưng phải mang vàng đi cùng, vì "chuyến đó là chuyến chót".
Rút cuộc cả mấy đứa con bà ta đều xuống âm phủ, chứ có tầu lớn gì
đâu.
30-4-1975. Người mẹ đó đã tin vào những lời
nhắn tưởng là của con mình, ngờ đâu là của ác quỷ, thần chết hoành hành.
Vâng, đó là điều tôi muốn thưa không muốn nhớ.
Còn rất nhiều, rất nhiều đau thương, bi thảm bởi cái ngày đen tối nêu trên.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
ĐOẠN KÊNH "TỬ THẦN" - CAO MỴ NHÂN
ĐOẠN KÊNH "TỬ THẦN" - CAO
MỴ NHÂN
Có những điều mà ở trên đời người ta không muốn
nhớ nữa. Thí dụ như khổ lắm, sợ lắm, mắc cở ...lắm, bởi vì nhớ lại,
thì một trời tâm sự lại miên man...
Nó chỉ là ...cái rạch thì đúng hơn.
Đã thế đôi bờ rạch còn bị sứt mẻ, lồi lõm, cây mọc ở đôi bờ, và cây mọc
trong lòng rạch giống nhau, chỉ khác ở dưới nước cây cao ngang
hông người ta, còn ở đôi bờ thì chúng, loại cây đó đứng ngang đầu người,
vừa đủ che thân xác những tha nhân cần trốn lánh, nếu cây nơi đôi bờ
mọc nhiều thêm thành rừng.
Có những tốp thanh niên, thiếu nữ từ các
thành phố tới, phần nhiều là Saigon. Đồng thời, những túp lều hoang được
dựng sơ sài, rải rác đó đây.
Tôi chỉ chú ý tới lớp thanh niên, thiếu nữ, là
vì giữa thập niên ấy, con gái thứ hai của tôi, muốn đi vượt biên với gia đình
người bạn, họ cho đi ké.
Thường đi vượt biên có nhiều hình thức và kết quả tốt
xấu cũng khác nhau. Tôi ở bên cạnh những chuyến vượt biên của chính thân nhân,
bạn bè, cả chục năm sau cái cuộc đổi đời bi thảm, đã chứng kiến mấy chuyện đau
thương mà ngày nay nói hoài không hết được.
Cuối xuân năm đó, bà năm quen ở chợ Trương Minh
Giảng gõ cửa nhè nhẹ nhà tôi, bà thân chinh dẫn mấy con bà xuống
tận Cà Mâu để ...nhất định vượt biển qua Mã Lai, vì không lý nhà ai
cũng có người đi, mà bà phải nhịn thèm cảnh con cái được sống trong bầu không
khí Tự Do sao.
Thế nên 3, 4 đứa tuổi quanh 18, 20 con bà đã nai
nịt gọn gàng, bà bỏ vào túi mỗi đứa vài trăm, rồi đẩy chúng đi, chẳng mang
túi xách gì cả.
Bà lý luận: nếu đi được thì ở trên ghe,
thay tắm gì mà quần với áo chứ, còn tới được trại tị nạn là Quốc tế lo cho
rồi.
Đứa con gái tôi thay bộ đồ thường gồm quần
tây đen, chiếc áo sơ mi mầu xanh có bông nhỏ li ti, mang đôi dép nhựa
...không kịp chải đầu nữa ...
Bà năm xua tay, nói tôi vô sau nhà đi, để tất cả
lên đường, đừng có bịn rịn mà hư sự.
Bấy giờ tôi đang tập thể dục Dưỡng sinh cho một
gia đình chuẩn bị xuất cảnh chính thức, ở đường Hiền Vương xưa.
Bà học viên này thấy tôi có vẻ u buồn, hỏi
thăm sự tình, sợ hoàn cảnh cô đơn trước những bất trắc cứ như rình mò
ập đến, tôi kể cho bà việc con gái đang trên đường đi vượt biên.
Bà ngồi lặng, rồi nói: tui nói cô nghe, khổ lắm, nó
đi được thì mừng rồi, mà nó trở về được, cũng mừng nữa. Phải cầu Phật
bà Quan Âm thôi.
Vậy chiều nay 6 giờ, tôi tới rủ cô đi chùa Sư Nữ
ở ngã ba Trương Minh Giảng, Trương Tấn Bửu nghe. Phải cầu mới được.
Chúng tôi đã đến Chùa Sư Nữ đúng dự định. Hình
như tôi chỉ cầu xin cho con gái được bình yên, không mong phải lênh
đênh tới trại tị nạn làm gì. Nghĩa là tôi chỉ mong mẹ con được thấy
nhau hằng ngày vậy.
Sớm hôm sau, tôi đang vệ sinh để chuẩn
bị đi tập thể dục cho học viên Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh, thì có tiếng
Mina gọi nhỏ ngoài cửa: "má, má."
Tôi ngó ra cửa sổ, nghe trong lòng yên tâm
lạ.
Con gái tôi kể rằng: họ dẫn tụi con đi trên
một bờ kênh nhỏ thôi, nhưng sợ lắm má ạ, có mấy chiếc xương sọ người rải
rác ở một đoạn kênh, họ bảo là khúc kênh tử thần. Tôi hỏi ai nói và nói vào lúc
nào?
Người dẫn đường nói thẳng cho những đứa như tụi
con nghe, lúc họ dặn là phải viết mật hiệu về nhà, để nhà giao vàng, tiền cho bọn
họ.
Có một vụ phản đối gì đó, họ phang cho một
búa, rồi là như thế đó, những cái đầu lâu đó nhiều lắm.
Khi họ dẫn tới một dòng sông chính, có thể thông
ra cửa biển, thì đêm đó nước tự dưng rút, thuyền không trôi trên bùn được nữa,
tất cả phải ngồi im re ...
Có tiếng la hét, khóc lóc ở sau lưng, phía
kênh "tử thần", người dẫn đường bảo cứ đợi, họ kêu sau.
Mấy đứa con thì thầm bảo nhau trốn về, chứ kinh
hoàng quá. Ở đó chẳng nghe ai nói công an, mà có vẻ xem chuyện vượt
biên như một cái nghề, vàng với tiền là trên hết. Chắc công an ăn chia với
họ, nên họ coi trời bằng vung má ạ.
Rồi có tiếng cãi lộn lớn lắm, cha dẫn đường trở
lại chỗ tụi con hỏi: có đứa nào mang vàng theo, thì liệu mà dấu đi, công an
đang lục ngoài kia.
Kinh nghiệm nhiều lần những người đi qua kênh tử
thần bảo cho nhà bạn con tôi hay là có vài cái khoen 5 phân
phòng xa, tuỳ nghi hoàn cảnh mới yên thân được.
Thế là thằng anh bạn nó làm bộ lo lắng nói: Tụi
tui có cái khoen 24 nè, ông cất dùm được không? Cha dẫn đường gật đầu, hỏi:
vậy mấy đứa kia không có à?
Thằng anh biết gặp quỷ rồi, nhưng phải làm
sao. Đang đứng trên bờ vực thẳm rồi đó, bèn nói:
Mẹ tôi bà dặn là trưa mai, bà tới chợ đó. Ba
ngày rồi, chưa có tin bả nóng ruột.
Thằng anh bạn con tôi, là sinh viên bỏ dở chuyện
học. Người dẫn đường là loại mà các cụ xưa nói thứ nhứt là phá Sơn lâm,
thứ nhì là đâm Hà Bá. Cha thuộc hàng thứ nhì, nhưng cái ác thì nhiều mà cái
khôn chỉ có hạn.
Cha hăm: thôi được, tụi bây ở
đây chờ. Tao lên chợ đợi mẹ tụi bay đã, liệu hồn, ma ở kênh tử thần dữ lắm
à. Sớn xác đi đâu là chết thảm nghe con.
Hắn nhằm cái lợi lớn hơn nên không đợi nước
lên, chở người ra tầu lớn. Con, tức con gái tôi, cùng đứa bạn nó thoát ra chợ Cà
Mâu đón xe chuyến sớm nhứt đi Kiên Giang, rồi về đây, nhà tôi.
Tôi hỏi cháu là: Bộ không còn luật lệ gì
sao, mà giết người như giết gà vậy?
Vậy còn mấy đứa kia thì thế nào?
Mina, con tôi trả lời, không phải lần thứ nhứt
con bà năm đi đâu, mấy đứa đó đã từng bị bắt nhưng chạy được ra tù, chúng thông
thạo cách thức đi đứng lắm.
Ba năm sau, các trại tị nạn đóng cửa. Chuyện xuống Cà
Mâu không đặt nặng vấn đề nữa, vì thiên hạ đã có nhiều cách rời
khỏi đất nước ra đi định cư ở nước ngoài. Nên chuyện vượt biên đã coi như thứ yếu.
Cô nàng Trung sĩ Ng vốn là ái thê của đại
uý truyền tin ở tiểu khu X.
Đại uý TT đi tù cải tạo bấy giờ ở trại C Thanh
Hoá, nên Ng buôn hàng chuyến từ Cà Mâu về Saigon bỏ mối hàng gì đó, ghé
tôi thăm chừng tin tức. Ng rủ tôi đi Cà Mâu một chuyến cho biết đó, biết
đây.
Đi xe đò chuyển, nên 2 chị em tới chợ Cà Mâu
đúng rạng sáng hôm sau. Gần cuối thập niên 90 thế kỷ trước, "chiến hữu
HO" đang tất bật làm hồ sơ ra đi tị nạn.
Đại uý TT của Ng không chịu xuống Cà Mâu làm
quái gì. Ng đã sang được hàng họ, nên về Cà Mâu chính là để thu góp kỷ niệm một
thời gian truân, rồi lên đường "quy Mã".
Tất nhiên tôi kể cho Ng nghe chuyện cháu Mina ở
Cà Mâu mấy năm trước. Ý tôi muốn biết về đoạn kênh "tử thần".
Ng trầm ngâm rồi nói: chiến tranh đôi lúc
có vẻ... hên sui chị ạ. Em, là Ng, không tới con kênh oan nghiệt đó, nhưng
mấy năm trước không ngày nào không có chuyện thương tâm.
Bây giờ, em vẫn có thể dắt chị đi một đoạn kênh
ma quỷ đó, chị chỉ cần biết chuyện này thôi. Bà kia ở Tân Định, cho
2 đứa đi đầu tiên, mới chỉ tới giữa kênh "tử thần". Nó bắt 2 đứa bé
viết mật mã về mẹ chúng lấy vàng. Xong nhắn cho người mẹ ấy để mấy đứa sau
đi tiếp, nhưng phải mang vàng đi cùng, vì "chuyến đó là chuyến chót".
Rút cuộc cả mấy đứa con bà ta đều xuống âm phủ, chứ có tầu lớn gì
đâu.
30-4-1975. Người mẹ đó đã tin vào những lời
nhắn tưởng là của con mình, ngờ đâu là của ác quỷ, thần chết hoành hành.
Vâng, đó là điều tôi muốn thưa không muốn nhớ.
Còn rất nhiều, rất nhiều đau thương, bi thảm bởi cái ngày đen tối nêu trên.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)