Văn Học & Nghệ Thuật
ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - PHẠM ĐỨC NHÌ
Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?
La Thụy
Tứ thơ chỉ là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”
Với tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới.. Nhưng không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.
Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và “rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?
Có thể nói "Nghiêng" của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.
Cách
ngắt dòng, dàn trận của "Nghiêng", theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ
tác giả đã nắm trong tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân
chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài
niệm” và “Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len
lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi
mất ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi
chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình
trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh phúc vô biên.
Người đọc nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!
Một
đặc điểm nữa của "Nghiêng" là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng
để “tóm tắt” đại ý của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức
nén của ngôn ngữ thơ trong "Nghiêng" thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng 1
(câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả
thật sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết
hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ
lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở
tầng 3 nhưng rất nhẹ.
Tóm lại, "Nghiêng" là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ, Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình. Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của "Nghiêng" để khi có tứ thơ hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn hay hơn nữa.
Phạm Đức Nhì ( HNPD )Bàn ra tán vào (0)
ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - PHẠM ĐỨC NHÌ
Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?
La Thụy
Tứ thơ chỉ là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”
Với tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới.. Nhưng không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.
Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và “rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?
Có thể nói "Nghiêng" của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.
Cách
ngắt dòng, dàn trận của "Nghiêng", theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ
tác giả đã nắm trong tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân
chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài
niệm” và “Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len
lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi
mất ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi
chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình
trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh phúc vô biên.
Người đọc nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!
Một
đặc điểm nữa của "Nghiêng" là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng
để “tóm tắt” đại ý của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức
nén của ngôn ngữ thơ trong "Nghiêng" thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng 1
(câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả
thật sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết
hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ
lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở
tầng 3 nhưng rất nhẹ.
Tóm lại, "Nghiêng" là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ, Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình. Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của "Nghiêng" để khi có tứ thơ hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn hay hơn nữa.
Phạm Đức Nhì ( HNPD )