Văn Học & Nghệ Thuật
ĐỌC THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
“chẳng biết ba trăm năm sau /ai người thiên hạ khóc sầu Tố Như” /thương đời thơ đốt còn dư /lửa không cháy hết máu từ mắt ra
(Tố Như Thanh Hiên Hồng Sơn Liệp Hộ)
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Nguyễn Du
1.
“chẳng biết ba trăm năm sau
ai người thiên hạ khóc sầu Tố Như”
thương đời thơ đốt còn dư
lửa không cháy hết máu từ mắt ra
giai nhân chẳng sống tới già
thơ chung phận mỏng tài hoa kiếp người
“đọc truện trước cửa sổ chơi
đau lòng thành thật xót lời dở dang
ngọc rơi trên gấm muôn hàng
thất thần son phấn ngỡ ngàng phấn son”
thơ ai phần cháy dở còn
tiếng kêu đứt ruột nghe buồn mới đây…
2.
giếng xưa lòng ánh trăng đầy
sá chi gơn sóng những ngày gió mưa
tay đời khuấy nước bằng thừa
đục rồi trong lại động vừa mới yên…”
tan ra từng mảnh vàng liền
vầng trăng kết tỏ vành khuyên sáng trời
“hạc ngoài biển múa xa khơi
tầm gần mắt thịt người đời thấy đâu”
ngó sen héo sợi tơ nhầu
mấy ai hiểu nổi cõi sầu Tố Như
tối về nhằ vắng làm thơ
bụi rơi ngày hứng vật vờ tóc baỳ…
3.
gió Tây thổi mạnh nào hay
cỏ bồng lìa gốc còn lay rễ thầm
nhìn đời bằng mắt quầng thâm
thấy ra lỡ kiếp người lầm chọn thơ
“kiếm ăn ngày quẫn từng giờ
tháng năm lỡ dở bạc phơ mái đầu
xuống tóc vào ở rừng sâu
nửa chừng mây cuốn nát nhầu gió thông
văn chương tới bước đường cùng
tội riêng them lụy sống không theo thời
bày chim công múa thảnh thơi
lông khoe sắc sảo cánh phơi màu mè
bên trong gan ruột ai đè
độc hơn mật cóc một bè ngọng ngô,
đành thân triều dậy sóng xô
bóng trôi hạc biển nhấp nhô cánh hồng”
con chim nào hót trong lồng
thì con chim ấy sẽ không giọng vàng…
4.
“nối cẳng cho vịt hiên ngang
bằng chân hạc nội mây ngàn được sao
sinh ra tính khí thế nào
cứ như thế sống có sao cũng đành
cỏ bồng lìa gốc hết xanh
gió Tây thổi mạnh tàn nhanh một đời
nghĩ cho cùng tận lẽ Trời
gian truân là cốt cách người tài hoa”…
5.
áo tơi lạnh tím chiều tà
ngời chăn vịt ngấm sương sa đượm buồn
nằm nhờ nhà vợ lệ tuôn
chiếc thân ăn gửi đẫm hồn quê cha
“hứng xuân rơi xuống mọi nhà
ầy trời trăng sáng rọi hoa đêm rằm”,
cái xa muôn dặm lạnh căm
lẫn vào với cái âm thầm tấc gang
“đêm Quỳnh châu tức dạo đàn
anh em tan tác họ hàng tả tơi
ngón tay bật máu ra lời
trăng xuân còn đấy nhà thời ở đâu
giận ngày xanh chẳng bền lâu
mới đây mà đã bạc đầu trắng bông
cùng đường chỉ biết ngóng trông
thương nhau thương lắm về không trở về
gió Hồng Lĩnh thổi tái tê”
nằm nghiêng hồn mộng nửa mê nửa trầm…
(Còn tiếp - cả thảy 36 đoạn – trích Cỏ Bồng
của Nguyễn Hữu Nhật,
Nhà Xuất Bản Anh Em Oslo, 1998)
NGUYỄN HỮU NHẬT
http://www.haingoaiphiemdam.com/THUONG-TIEC-THI-SI-NGUYEN-HUU-NHAT-HO-CONG-TAM-24444
Hồ Công Tâm chuyển
(Tố Như Thanh Hiên Hồng Sơn Liệp Hộ)
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Nguyễn Du
1.
“chẳng biết ba trăm năm sau
ai người thiên hạ khóc sầu Tố Như”
thương đời thơ đốt còn dư
lửa không cháy hết máu từ mắt ra
giai nhân chẳng sống tới già
thơ chung phận mỏng tài hoa kiếp người
“đọc truện trước cửa sổ chơi
đau lòng thành thật xót lời dở dang
ngọc rơi trên gấm muôn hàng
thất thần son phấn ngỡ ngàng phấn son”
thơ ai phần cháy dở còn
tiếng kêu đứt ruột nghe buồn mới đây…
2.
giếng xưa lòng ánh trăng đầy
sá chi gơn sóng những ngày gió mưa
tay đời khuấy nước bằng thừa
đục rồi trong lại động vừa mới yên…”
tan ra từng mảnh vàng liền
vầng trăng kết tỏ vành khuyên sáng trời
“hạc ngoài biển múa xa khơi
tầm gần mắt thịt người đời thấy đâu”
ngó sen héo sợi tơ nhầu
mấy ai hiểu nổi cõi sầu Tố Như
tối về nhằ vắng làm thơ
bụi rơi ngày hứng vật vờ tóc baỳ…
3.
gió Tây thổi mạnh nào hay
cỏ bồng lìa gốc còn lay rễ thầm
nhìn đời bằng mắt quầng thâm
thấy ra lỡ kiếp người lầm chọn thơ
“kiếm ăn ngày quẫn từng giờ
tháng năm lỡ dở bạc phơ mái đầu
xuống tóc vào ở rừng sâu
nửa chừng mây cuốn nát nhầu gió thông
văn chương tới bước đường cùng
tội riêng them lụy sống không theo thời
bày chim công múa thảnh thơi
lông khoe sắc sảo cánh phơi màu mè
bên trong gan ruột ai đè
độc hơn mật cóc một bè ngọng ngô,
đành thân triều dậy sóng xô
bóng trôi hạc biển nhấp nhô cánh hồng”
con chim nào hót trong lồng
thì con chim ấy sẽ không giọng vàng…
4.
“nối cẳng cho vịt hiên ngang
bằng chân hạc nội mây ngàn được sao
sinh ra tính khí thế nào
cứ như thế sống có sao cũng đành
cỏ bồng lìa gốc hết xanh
gió Tây thổi mạnh tàn nhanh một đời
nghĩ cho cùng tận lẽ Trời
gian truân là cốt cách người tài hoa”…
5.
áo tơi lạnh tím chiều tà
ngời chăn vịt ngấm sương sa đượm buồn
nằm nhờ nhà vợ lệ tuôn
chiếc thân ăn gửi đẫm hồn quê cha
“hứng xuân rơi xuống mọi nhà
ầy trời trăng sáng rọi hoa đêm rằm”,
cái xa muôn dặm lạnh căm
lẫn vào với cái âm thầm tấc gang
“đêm Quỳnh châu tức dạo đàn
anh em tan tác họ hàng tả tơi
ngón tay bật máu ra lời
trăng xuân còn đấy nhà thời ở đâu
giận ngày xanh chẳng bền lâu
mới đây mà đã bạc đầu trắng bông
cùng đường chỉ biết ngóng trông
thương nhau thương lắm về không trở về
gió Hồng Lĩnh thổi tái tê”
nằm nghiêng hồn mộng nửa mê nửa trầm…
(Còn tiếp - cả thảy 36 đoạn – trích Cỏ Bồng
của Nguyễn Hữu Nhật,
Nhà Xuất Bản Anh Em Oslo, 1998)
NGUYỄN HỮU NHẬT
http://www.haingoaiphiemdam.com/THUONG-TIEC-THI-SI-NGUYEN-HUU-NHAT-HO-CONG-TAM-24444
Hồ Công Tâm chuyển
Bàn ra tán vào (0)
ĐỌC THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
“chẳng biết ba trăm năm sau /ai người thiên hạ khóc sầu Tố Như” /thương đời thơ đốt còn dư /lửa không cháy hết máu từ mắt ra
(Tố Như Thanh Hiên Hồng Sơn Liệp Hộ)
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Nguyễn Du
1.
“chẳng biết ba trăm năm sau
ai người thiên hạ khóc sầu Tố Như”
thương đời thơ đốt còn dư
lửa không cháy hết máu từ mắt ra
giai nhân chẳng sống tới già
thơ chung phận mỏng tài hoa kiếp người
“đọc truện trước cửa sổ chơi
đau lòng thành thật xót lời dở dang
ngọc rơi trên gấm muôn hàng
thất thần son phấn ngỡ ngàng phấn son”
thơ ai phần cháy dở còn
tiếng kêu đứt ruột nghe buồn mới đây…
2.
giếng xưa lòng ánh trăng đầy
sá chi gơn sóng những ngày gió mưa
tay đời khuấy nước bằng thừa
đục rồi trong lại động vừa mới yên…”
tan ra từng mảnh vàng liền
vầng trăng kết tỏ vành khuyên sáng trời
“hạc ngoài biển múa xa khơi
tầm gần mắt thịt người đời thấy đâu”
ngó sen héo sợi tơ nhầu
mấy ai hiểu nổi cõi sầu Tố Như
tối về nhằ vắng làm thơ
bụi rơi ngày hứng vật vờ tóc baỳ…
3.
gió Tây thổi mạnh nào hay
cỏ bồng lìa gốc còn lay rễ thầm
nhìn đời bằng mắt quầng thâm
thấy ra lỡ kiếp người lầm chọn thơ
“kiếm ăn ngày quẫn từng giờ
tháng năm lỡ dở bạc phơ mái đầu
xuống tóc vào ở rừng sâu
nửa chừng mây cuốn nát nhầu gió thông
văn chương tới bước đường cùng
tội riêng them lụy sống không theo thời
bày chim công múa thảnh thơi
lông khoe sắc sảo cánh phơi màu mè
bên trong gan ruột ai đè
độc hơn mật cóc một bè ngọng ngô,
đành thân triều dậy sóng xô
bóng trôi hạc biển nhấp nhô cánh hồng”
con chim nào hót trong lồng
thì con chim ấy sẽ không giọng vàng…
4.
“nối cẳng cho vịt hiên ngang
bằng chân hạc nội mây ngàn được sao
sinh ra tính khí thế nào
cứ như thế sống có sao cũng đành
cỏ bồng lìa gốc hết xanh
gió Tây thổi mạnh tàn nhanh một đời
nghĩ cho cùng tận lẽ Trời
gian truân là cốt cách người tài hoa”…
5.
áo tơi lạnh tím chiều tà
ngời chăn vịt ngấm sương sa đượm buồn
nằm nhờ nhà vợ lệ tuôn
chiếc thân ăn gửi đẫm hồn quê cha
“hứng xuân rơi xuống mọi nhà
ầy trời trăng sáng rọi hoa đêm rằm”,
cái xa muôn dặm lạnh căm
lẫn vào với cái âm thầm tấc gang
“đêm Quỳnh châu tức dạo đàn
anh em tan tác họ hàng tả tơi
ngón tay bật máu ra lời
trăng xuân còn đấy nhà thời ở đâu
giận ngày xanh chẳng bền lâu
mới đây mà đã bạc đầu trắng bông
cùng đường chỉ biết ngóng trông
thương nhau thương lắm về không trở về
gió Hồng Lĩnh thổi tái tê”
nằm nghiêng hồn mộng nửa mê nửa trầm…
(Còn tiếp - cả thảy 36 đoạn – trích Cỏ Bồng
của Nguyễn Hữu Nhật,
Nhà Xuất Bản Anh Em Oslo, 1998)
NGUYỄN HỮU NHẬT
http://www.haingoaiphiemdam.com/THUONG-TIEC-THI-SI-NGUYEN-HUU-NHAT-HO-CONG-TAM-24444
Hồ Công Tâm chuyển