Quán Bên Đường
ĐÚNG VÀO THÁNG TƯ NÀO ĐÓ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Những ngày đầu tháng tư ở Saigon, năm 1975, sau khi tôi đã mang được mấy đứa con còn nhỏ vào tới đô thành Saigon Chợ Lớn, thì nghĩ rằng "yên quá rồi"
( HNPĐ ) Những ngày đầu tháng tư ở Saigon, năm 1975, sau khi tôi đã mang được mấy đứa con còn nhỏ vào tới đô thành Saigon Chợ Lớn, thì nghĩ rằng "yên quá rồi", mặc dù Đà Nẵng của... tôi vừa thất thủ chưa được một tuần.
Từ chỗ dầu sôi, lửa bỏng, về nơi an lành, cảm giác như được ông trời đãi ngộ lắm, tôi dẫn tụi trẻ con nhà tôi đi phố xá quanh chợ Bến Thành, để vừa ăn uống vui chơi sau 10 năm ở miền Trung cứ ngày ta, tối địch, tức là ban ngày đi làm, đi học thì tạm bình thường, còn ban đêm, luôn luôn cảnh giác, nghe đạn pháo kích của Cộng quân ở hướng nào, để chạy thật nhanh xuống hầm.
Đa phần các gia đình Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và dân chúng trong thành phố, cố gắng lập cho được những hầm trú đạn bằng bao cát. Trong cư xá Trưng Nữ Vương tôi ở, gần kho xăng lớn, bên này cầu De Lattre, sau đổi là cầu Trình Minh Thế, có nhà còn xây hẳn một căn hầm dưới lòng đất, như nhà chị phụ tá của tôi, để hằng đêm gia đình chị xuống ngủ hẳn trong hầm cho chắc ăn, khổi lết bết chạy, vì quá đông con nhỏ.
Trong hành trình chạy loạn cuối tháng 3-1975, từ Đà Nẵng vô Saigon, 5 mẹ con tôi đã rớt sạch những đôi dép, nên tôi phải đi sắm dép giầy cho chúng và tôi, để sinh hoạt tiếp những ngày sắp tới hồi đó.
Đến cửa tiệm giày dép, quần áo nào ở đường Lê Thánh Tôn và Lê Lợi tôi cũng nghe chủ, khách bàn về chuyện ra đi, tức là Saigon cũng đang loạn tới nơi.
Có bà đại diện cho nữ dân biểu Việt Nam Cộng Hòa Ngô Bá Thành, sau 1975, bà dân biểu mang tên của bác sĩ Ngô Bá Thành, phu nhân bà, lại trở thành dân biểu của Cộng Sản Việt Nam, bà đại diện nêu trên đang mang một xấp hồ sơ, ghi tên tuổi quý vị cư trú trong đô thành ký tên không hưởng ứng chuyện di tản, vượt biển đông tới Mỹ, mà hồi đó cứ nói tới đảo Guam tị nạn.
Mấy ngày sau, cũng vẫn đám người yêu quê hương, xứ sở Việt Nam nghèo khổ này, đi xin tiền để thuê tàu qua Hạ Uy Di (Hawaii) đón đoàn người đang chơi vơi muốn trở về Việt Nam lại, là quý ông thuộc tàu Việt Nam Thương Tín trên hành trình vượt biển đông đơn chiếc, đã quá nhớ gia đình, vợ con, nên muốn ngâm câu Ta Về Ta Tắm Ao Ta, tôi viết hoa câu này, bởi ngày đó, giữa tháng 4-1975, một số báo chí và tờ truyền đơn phản chiến ở Saigon, đã in lớn tiêu đề Ta Về Ta Tắm Ao Ta.
Mãi tới khi, tôi đi tù cải tạo về, nhân một ngày họp mặt các cựu học sinh trường Y Tá và Cán Sự Xã Hội, do trường Caritas của dòng tu Nữ Tử Bác Ái tổ chức, vào ngày 15-3-1982, tôi mới... vỡ lẽ câu chuyện tàu Việt Nam Thương Tín từ giữa biển Thái Bình Dương trở về là có thật, và trưởng đoàn là đại tá TH. chồng của nữ cán sự xã hội, Nguyễn Thị N.V. thuộc khóa Cán Sự Xã Hội mà tôi theo học.
Trong buổi họp mặt 15-3-1982 đó, chị N.V. còn đầy buồn bực, khi kể lại đại tá TH. chồng chị lúc trở về. Tôi hỏi dè dặt:
- Từ biển đông trở về Saigon, anh được họ đón, khỏi đi tù cải tạo, nay đâu rồi hả chị?
Chị N.V. tức giận trả lời:
- Đón cái con khỉ gì, vừa tới bến là chúng nó chở cả đoàn lên Biên Hòa, rồi cũng... đăng ký vô trại cải tạo, mút mùa lệ thủy luôn, giờ này (1982), chả đã về đâu.
- Thế em tưởng họ thấy quý ông ấy trở về, thì đãi ngộ, rằng đoàn Việt Nam Thương Tín đã đi rồi, có thể ở lại Hoa Kỳ sung sướng, mà vẫn yêu nước, thương nhà, quay tàu về quê hương chứ.
Chị N.V. tiếp lời:
- Tôi và 3 đứa nhỏ (ông bà đại tá TH. Có 3 cô con gái) giận đến không nói ra được. Có dịp Mỵ qua Thị Nghè, mình kể cho mà nghe, thiệt tức ghê lắm.
Tất nhiên, tôi phải tìm dịp qua thăm nhà chị. Là một căn nhà có rào che, hoa giấy phủ, bên ngoài thì tưởng bên trong đầm ấm, tươi vui lắm. Trước 30-4-1975 thì nhất định gia đình ông bà TH. phải thế rồi. Nay, cánh cửa vừa được mở ra, tôi đã thấy ngay một sân toàn vỏ cây mía và bã mía đang phơi, phía trong salon, tức phòng khách, tức đại sảnh của nhà chị, các vỏ cây mía đã được phơi khô ran, xếp thành từng bó, chồng chất lên nhau, kín tới trần nhà. Tôi hỏi chị:
- Chị giữ bã mía này để làm gì vậy?
Vẫn thái độ buồn bực kinh niên, có lẽ từ sau đoàn quân vô sản tiến về Saigon, chị thốt:
- Để làm củi đốt, nấu cơm cho đỡ phải mua củi, Cao Mỵ Nhân không thấy Saigon sau 1975, gạo châu củi quế đó à.
Trời ơi, đã đến nước các nhà quý tộc phải xài đến vỏ, bã mía thay cho dầu hôi và củi thước, củi bó mà lúc đó, người dân chế độ cũ, không thể ngồi ăn, chờ núi lở được nữa rồi.
Tôi cứ nóng ruột, muốn nghe chuyện ông xã chị N.V. và hải hành đoàn tàu Việt Nam Thương Tín, đã đến Hawaii, đất nước Tự Do, mà còn quay về miền Nam giữa lúc rối beng, người Bắc gọi thời đó là họ đi giải phóng miền Nam, đánh tan giặc Mỹ xâm lược. Chị N.V. vẫn nổi giận đùng đùng:
- Chú biết không, chị vẫn hay kêu tôi bằng chú, làm như chúng tôi là nam nhi vậy, khi hay tin ổng (chồng chị N.V.) trở về, thoạt thì mẹ con mình mừng lắm, họ cũng thông báo cho các gia đình có thân nhân trên tàu Việt Nam Thương Tín đến gặp gỡ, có những dãy bàn ngồi đủ nước nôi để gọi là giải khát. Mấy tiếng đồng hồ xum họp kiểu sau này đi thăm tù, xong xuôi họ bảo gia đình ai về nhà nấy, còn "các anh" lên xe, đã dàn sẵn ngoài... doanh trại, để kịp lên đường đến chỗ tập trung, đúng với "chính sách khoan hồng" của đảng và nhà nước.
Kẻ ở, người đi chưng hửng. Sau này tới trại, họ lại chia toán tàu Việt Nam Thương Tín ra các... đơn vị cải tạo khác nhau.
Chị N.V. học Cán Sự Xã Hội Quân Đội như chúng tôi, nhưng phục vụ trong quân đội vài năm, lập gia đình với đại tá TH. chị xin giải ngũ, ra làm ở các cơ quan dân sự, nên chị không phải đi tù cải tạo như chúng tôi, do đó chị và 3 con gái ở nhà sinh sống qua ngày đợi ảnh về kiểu quân cán chính chế độ cũ sau thời gian tù đầy, sẽ tùy theo cách bạo quyền cộng sản cho ra trại. Đại tá TH. phu nhân chị đã ra trại trong đợt tổng trở về 2-9-1987 hay Tết Mậu Thìn 1988, tôi không để ý vì sau thời gian đó, là chiến dịch HO bắt đầu chắp cánh cho chúng tôi suy diễn tương lai.
Cuối cùng ông bà TH và 3 cháu gái nêu trên đến Mỹ, định cư ở San Jose, khoảng chục năm sau thì chị N.V. đầu đàn khóa Cán Sự Xã Hội chúng tôi ngày xưa, đã từ giã cõi tạm dung này, thật là buồn khi Thượng Đế đã xếp đặt theo ý ngài.
Tháng tư tây thủa chúng tôi học ở centre Caritas số 38 đường Tú Xương Saigon đẹp như tranh vẽ, chúng tôi đi xem cinema ở rạp Lê Lợi, cuốn phim Mỹ có cái tựa thật vui tươi: April Love năm 1960, để rồi 15 năm sau, chúng tôi, và cả quý vị nữa, phải nhìn cảnh xô bồ, đau khổ, của cái Tháng Tư Đen vàng thau, bạn thù lẫn lộn, phải chứng kiến những lớp sóng dội ào ạt lên hàng trăm ngàn người vượt biển, vượt biên, tức cuộc đổi đời khắc nghiệt, chẳng ai mong muốn.
Mỗi năm một lần tháng tư trở về với tất cả mọi người sống trên trái đất, nhưng cũng vẫn danh nghĩa Tháng Tư, cả Miền Nam Việt Nam phải ở cảnh chia lìa, tan hoang vì cái gọi là chủ nghĩa xã hội tráo trở, vô sản hóa tầng tầng, lớp lớp người dân Saigon nói riêng, và toàn thể dân chúng quốc gia từ Bến Hải vô tới Cà Mau nói chung.
Tháng 4 dương lịch, vâng, trong lịch sử xã hội Việt Nam, chẳng bao giờ xóa được những nét bi thảm, đau thương đó.
Tháng tư đen... phải đợi tới một ngày quang phục quê hương đúng vào Tháng Tư nào đó, may ra mới tan loãng, tàn phai được những ảnh hình tối tăm, mù mịt, khắc khoải suốt 38 năm qua. Xin hãy cùng nhau đứng lên, thắp sáng bầu trời Tự Do cho miền Nam nói riêng, và quê hương Việt Nam nói chung, để kịp tiến trình dân chủ, dân sinh, tự do, mà người Việt Nam lương thiện, lương tri hằng mong ước.
Hawthorne 1-4-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Những ngày đầu tháng tư ở Saigon, năm 1975, sau khi tôi đã mang được mấy đứa con còn nhỏ vào tới đô thành Saigon Chợ Lớn, thì nghĩ rằng "yên quá rồi", mặc dù Đà Nẵng của... tôi vừa thất thủ chưa được một tuần.
Từ chỗ dầu sôi, lửa bỏng, về nơi an lành, cảm giác như được ông trời đãi ngộ lắm, tôi dẫn tụi trẻ con nhà tôi đi phố xá quanh chợ Bến Thành, để vừa ăn uống vui chơi sau 10 năm ở miền Trung cứ ngày ta, tối địch, tức là ban ngày đi làm, đi học thì tạm bình thường, còn ban đêm, luôn luôn cảnh giác, nghe đạn pháo kích của Cộng quân ở hướng nào, để chạy thật nhanh xuống hầm.
Đa phần các gia đình Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và dân chúng trong thành phố, cố gắng lập cho được những hầm trú đạn bằng bao cát. Trong cư xá Trưng Nữ Vương tôi ở, gần kho xăng lớn, bên này cầu De Lattre, sau đổi là cầu Trình Minh Thế, có nhà còn xây hẳn một căn hầm dưới lòng đất, như nhà chị phụ tá của tôi, để hằng đêm gia đình chị xuống ngủ hẳn trong hầm cho chắc ăn, khổi lết bết chạy, vì quá đông con nhỏ.
Trong hành trình chạy loạn cuối tháng 3-1975, từ Đà Nẵng vô Saigon, 5 mẹ con tôi đã rớt sạch những đôi dép, nên tôi phải đi sắm dép giầy cho chúng và tôi, để sinh hoạt tiếp những ngày sắp tới hồi đó.
Đến cửa tiệm giày dép, quần áo nào ở đường Lê Thánh Tôn và Lê Lợi tôi cũng nghe chủ, khách bàn về chuyện ra đi, tức là Saigon cũng đang loạn tới nơi.
Có bà đại diện cho nữ dân biểu Việt Nam Cộng Hòa Ngô Bá Thành, sau 1975, bà dân biểu mang tên của bác sĩ Ngô Bá Thành, phu nhân bà, lại trở thành dân biểu của Cộng Sản Việt Nam, bà đại diện nêu trên đang mang một xấp hồ sơ, ghi tên tuổi quý vị cư trú trong đô thành ký tên không hưởng ứng chuyện di tản, vượt biển đông tới Mỹ, mà hồi đó cứ nói tới đảo Guam tị nạn.
Mấy ngày sau, cũng vẫn đám người yêu quê hương, xứ sở Việt Nam nghèo khổ này, đi xin tiền để thuê tàu qua Hạ Uy Di (Hawaii) đón đoàn người đang chơi vơi muốn trở về Việt Nam lại, là quý ông thuộc tàu Việt Nam Thương Tín trên hành trình vượt biển đông đơn chiếc, đã quá nhớ gia đình, vợ con, nên muốn ngâm câu Ta Về Ta Tắm Ao Ta, tôi viết hoa câu này, bởi ngày đó, giữa tháng 4-1975, một số báo chí và tờ truyền đơn phản chiến ở Saigon, đã in lớn tiêu đề Ta Về Ta Tắm Ao Ta.
Mãi tới khi, tôi đi tù cải tạo về, nhân một ngày họp mặt các cựu học sinh trường Y Tá và Cán Sự Xã Hội, do trường Caritas của dòng tu Nữ Tử Bác Ái tổ chức, vào ngày 15-3-1982, tôi mới... vỡ lẽ câu chuyện tàu Việt Nam Thương Tín từ giữa biển Thái Bình Dương trở về là có thật, và trưởng đoàn là đại tá TH. chồng của nữ cán sự xã hội, Nguyễn Thị N.V. thuộc khóa Cán Sự Xã Hội mà tôi theo học.
Trong buổi họp mặt 15-3-1982 đó, chị N.V. còn đầy buồn bực, khi kể lại đại tá TH. chồng chị lúc trở về. Tôi hỏi dè dặt:
- Từ biển đông trở về Saigon, anh được họ đón, khỏi đi tù cải tạo, nay đâu rồi hả chị?
Chị N.V. tức giận trả lời:
- Đón cái con khỉ gì, vừa tới bến là chúng nó chở cả đoàn lên Biên Hòa, rồi cũng... đăng ký vô trại cải tạo, mút mùa lệ thủy luôn, giờ này (1982), chả đã về đâu.
- Thế em tưởng họ thấy quý ông ấy trở về, thì đãi ngộ, rằng đoàn Việt Nam Thương Tín đã đi rồi, có thể ở lại Hoa Kỳ sung sướng, mà vẫn yêu nước, thương nhà, quay tàu về quê hương chứ.
Chị N.V. tiếp lời:
- Tôi và 3 đứa nhỏ (ông bà đại tá TH. Có 3 cô con gái) giận đến không nói ra được. Có dịp Mỵ qua Thị Nghè, mình kể cho mà nghe, thiệt tức ghê lắm.
Tất nhiên, tôi phải tìm dịp qua thăm nhà chị. Là một căn nhà có rào che, hoa giấy phủ, bên ngoài thì tưởng bên trong đầm ấm, tươi vui lắm. Trước 30-4-1975 thì nhất định gia đình ông bà TH. phải thế rồi. Nay, cánh cửa vừa được mở ra, tôi đã thấy ngay một sân toàn vỏ cây mía và bã mía đang phơi, phía trong salon, tức phòng khách, tức đại sảnh của nhà chị, các vỏ cây mía đã được phơi khô ran, xếp thành từng bó, chồng chất lên nhau, kín tới trần nhà. Tôi hỏi chị:
- Chị giữ bã mía này để làm gì vậy?
Vẫn thái độ buồn bực kinh niên, có lẽ từ sau đoàn quân vô sản tiến về Saigon, chị thốt:
- Để làm củi đốt, nấu cơm cho đỡ phải mua củi, Cao Mỵ Nhân không thấy Saigon sau 1975, gạo châu củi quế đó à.
Trời ơi, đã đến nước các nhà quý tộc phải xài đến vỏ, bã mía thay cho dầu hôi và củi thước, củi bó mà lúc đó, người dân chế độ cũ, không thể ngồi ăn, chờ núi lở được nữa rồi.
Tôi cứ nóng ruột, muốn nghe chuyện ông xã chị N.V. và hải hành đoàn tàu Việt Nam Thương Tín, đã đến Hawaii, đất nước Tự Do, mà còn quay về miền Nam giữa lúc rối beng, người Bắc gọi thời đó là họ đi giải phóng miền Nam, đánh tan giặc Mỹ xâm lược. Chị N.V. vẫn nổi giận đùng đùng:
- Chú biết không, chị vẫn hay kêu tôi bằng chú, làm như chúng tôi là nam nhi vậy, khi hay tin ổng (chồng chị N.V.) trở về, thoạt thì mẹ con mình mừng lắm, họ cũng thông báo cho các gia đình có thân nhân trên tàu Việt Nam Thương Tín đến gặp gỡ, có những dãy bàn ngồi đủ nước nôi để gọi là giải khát. Mấy tiếng đồng hồ xum họp kiểu sau này đi thăm tù, xong xuôi họ bảo gia đình ai về nhà nấy, còn "các anh" lên xe, đã dàn sẵn ngoài... doanh trại, để kịp lên đường đến chỗ tập trung, đúng với "chính sách khoan hồng" của đảng và nhà nước.
Kẻ ở, người đi chưng hửng. Sau này tới trại, họ lại chia toán tàu Việt Nam Thương Tín ra các... đơn vị cải tạo khác nhau.
Chị N.V. học Cán Sự Xã Hội Quân Đội như chúng tôi, nhưng phục vụ trong quân đội vài năm, lập gia đình với đại tá TH. chị xin giải ngũ, ra làm ở các cơ quan dân sự, nên chị không phải đi tù cải tạo như chúng tôi, do đó chị và 3 con gái ở nhà sinh sống qua ngày đợi ảnh về kiểu quân cán chính chế độ cũ sau thời gian tù đầy, sẽ tùy theo cách bạo quyền cộng sản cho ra trại. Đại tá TH. phu nhân chị đã ra trại trong đợt tổng trở về 2-9-1987 hay Tết Mậu Thìn 1988, tôi không để ý vì sau thời gian đó, là chiến dịch HO bắt đầu chắp cánh cho chúng tôi suy diễn tương lai.
Cuối cùng ông bà TH và 3 cháu gái nêu trên đến Mỹ, định cư ở San Jose, khoảng chục năm sau thì chị N.V. đầu đàn khóa Cán Sự Xã Hội chúng tôi ngày xưa, đã từ giã cõi tạm dung này, thật là buồn khi Thượng Đế đã xếp đặt theo ý ngài.
Tháng tư tây thủa chúng tôi học ở centre Caritas số 38 đường Tú Xương Saigon đẹp như tranh vẽ, chúng tôi đi xem cinema ở rạp Lê Lợi, cuốn phim Mỹ có cái tựa thật vui tươi: April Love năm 1960, để rồi 15 năm sau, chúng tôi, và cả quý vị nữa, phải nhìn cảnh xô bồ, đau khổ, của cái Tháng Tư Đen vàng thau, bạn thù lẫn lộn, phải chứng kiến những lớp sóng dội ào ạt lên hàng trăm ngàn người vượt biển, vượt biên, tức cuộc đổi đời khắc nghiệt, chẳng ai mong muốn.
Mỗi năm một lần tháng tư trở về với tất cả mọi người sống trên trái đất, nhưng cũng vẫn danh nghĩa Tháng Tư, cả Miền Nam Việt Nam phải ở cảnh chia lìa, tan hoang vì cái gọi là chủ nghĩa xã hội tráo trở, vô sản hóa tầng tầng, lớp lớp người dân Saigon nói riêng, và toàn thể dân chúng quốc gia từ Bến Hải vô tới Cà Mau nói chung.
Tháng 4 dương lịch, vâng, trong lịch sử xã hội Việt Nam, chẳng bao giờ xóa được những nét bi thảm, đau thương đó.
Tháng tư đen... phải đợi tới một ngày quang phục quê hương đúng vào Tháng Tư nào đó, may ra mới tan loãng, tàn phai được những ảnh hình tối tăm, mù mịt, khắc khoải suốt 38 năm qua. Xin hãy cùng nhau đứng lên, thắp sáng bầu trời Tự Do cho miền Nam nói riêng, và quê hương Việt Nam nói chung, để kịp tiến trình dân chủ, dân sinh, tự do, mà người Việt Nam lương thiện, lương tri hằng mong ước.
Hawthorne 1-4-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
ĐÚNG VÀO THÁNG TƯ NÀO ĐÓ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Những ngày đầu tháng tư ở Saigon, năm 1975, sau khi tôi đã mang được mấy đứa con còn nhỏ vào tới đô thành Saigon Chợ Lớn, thì nghĩ rằng "yên quá rồi"
( HNPĐ ) Những ngày đầu tháng tư ở Saigon, năm 1975, sau khi tôi đã mang được mấy đứa con còn nhỏ vào tới đô thành Saigon Chợ Lớn, thì nghĩ rằng "yên quá rồi", mặc dù Đà Nẵng của... tôi vừa thất thủ chưa được một tuần.
Từ chỗ dầu sôi, lửa bỏng, về nơi an lành, cảm giác như được ông trời đãi ngộ lắm, tôi dẫn tụi trẻ con nhà tôi đi phố xá quanh chợ Bến Thành, để vừa ăn uống vui chơi sau 10 năm ở miền Trung cứ ngày ta, tối địch, tức là ban ngày đi làm, đi học thì tạm bình thường, còn ban đêm, luôn luôn cảnh giác, nghe đạn pháo kích của Cộng quân ở hướng nào, để chạy thật nhanh xuống hầm.
Đa phần các gia đình Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và dân chúng trong thành phố, cố gắng lập cho được những hầm trú đạn bằng bao cát. Trong cư xá Trưng Nữ Vương tôi ở, gần kho xăng lớn, bên này cầu De Lattre, sau đổi là cầu Trình Minh Thế, có nhà còn xây hẳn một căn hầm dưới lòng đất, như nhà chị phụ tá của tôi, để hằng đêm gia đình chị xuống ngủ hẳn trong hầm cho chắc ăn, khổi lết bết chạy, vì quá đông con nhỏ.
Trong hành trình chạy loạn cuối tháng 3-1975, từ Đà Nẵng vô Saigon, 5 mẹ con tôi đã rớt sạch những đôi dép, nên tôi phải đi sắm dép giầy cho chúng và tôi, để sinh hoạt tiếp những ngày sắp tới hồi đó.
Đến cửa tiệm giày dép, quần áo nào ở đường Lê Thánh Tôn và Lê Lợi tôi cũng nghe chủ, khách bàn về chuyện ra đi, tức là Saigon cũng đang loạn tới nơi.
Có bà đại diện cho nữ dân biểu Việt Nam Cộng Hòa Ngô Bá Thành, sau 1975, bà dân biểu mang tên của bác sĩ Ngô Bá Thành, phu nhân bà, lại trở thành dân biểu của Cộng Sản Việt Nam, bà đại diện nêu trên đang mang một xấp hồ sơ, ghi tên tuổi quý vị cư trú trong đô thành ký tên không hưởng ứng chuyện di tản, vượt biển đông tới Mỹ, mà hồi đó cứ nói tới đảo Guam tị nạn.
Mấy ngày sau, cũng vẫn đám người yêu quê hương, xứ sở Việt Nam nghèo khổ này, đi xin tiền để thuê tàu qua Hạ Uy Di (Hawaii) đón đoàn người đang chơi vơi muốn trở về Việt Nam lại, là quý ông thuộc tàu Việt Nam Thương Tín trên hành trình vượt biển đông đơn chiếc, đã quá nhớ gia đình, vợ con, nên muốn ngâm câu Ta Về Ta Tắm Ao Ta, tôi viết hoa câu này, bởi ngày đó, giữa tháng 4-1975, một số báo chí và tờ truyền đơn phản chiến ở Saigon, đã in lớn tiêu đề Ta Về Ta Tắm Ao Ta.
Mãi tới khi, tôi đi tù cải tạo về, nhân một ngày họp mặt các cựu học sinh trường Y Tá và Cán Sự Xã Hội, do trường Caritas của dòng tu Nữ Tử Bác Ái tổ chức, vào ngày 15-3-1982, tôi mới... vỡ lẽ câu chuyện tàu Việt Nam Thương Tín từ giữa biển Thái Bình Dương trở về là có thật, và trưởng đoàn là đại tá TH. chồng của nữ cán sự xã hội, Nguyễn Thị N.V. thuộc khóa Cán Sự Xã Hội mà tôi theo học.
Trong buổi họp mặt 15-3-1982 đó, chị N.V. còn đầy buồn bực, khi kể lại đại tá TH. chồng chị lúc trở về. Tôi hỏi dè dặt:
- Từ biển đông trở về Saigon, anh được họ đón, khỏi đi tù cải tạo, nay đâu rồi hả chị?
Chị N.V. tức giận trả lời:
- Đón cái con khỉ gì, vừa tới bến là chúng nó chở cả đoàn lên Biên Hòa, rồi cũng... đăng ký vô trại cải tạo, mút mùa lệ thủy luôn, giờ này (1982), chả đã về đâu.
- Thế em tưởng họ thấy quý ông ấy trở về, thì đãi ngộ, rằng đoàn Việt Nam Thương Tín đã đi rồi, có thể ở lại Hoa Kỳ sung sướng, mà vẫn yêu nước, thương nhà, quay tàu về quê hương chứ.
Chị N.V. tiếp lời:
- Tôi và 3 đứa nhỏ (ông bà đại tá TH. Có 3 cô con gái) giận đến không nói ra được. Có dịp Mỵ qua Thị Nghè, mình kể cho mà nghe, thiệt tức ghê lắm.
Tất nhiên, tôi phải tìm dịp qua thăm nhà chị. Là một căn nhà có rào che, hoa giấy phủ, bên ngoài thì tưởng bên trong đầm ấm, tươi vui lắm. Trước 30-4-1975 thì nhất định gia đình ông bà TH. phải thế rồi. Nay, cánh cửa vừa được mở ra, tôi đã thấy ngay một sân toàn vỏ cây mía và bã mía đang phơi, phía trong salon, tức phòng khách, tức đại sảnh của nhà chị, các vỏ cây mía đã được phơi khô ran, xếp thành từng bó, chồng chất lên nhau, kín tới trần nhà. Tôi hỏi chị:
- Chị giữ bã mía này để làm gì vậy?
Vẫn thái độ buồn bực kinh niên, có lẽ từ sau đoàn quân vô sản tiến về Saigon, chị thốt:
- Để làm củi đốt, nấu cơm cho đỡ phải mua củi, Cao Mỵ Nhân không thấy Saigon sau 1975, gạo châu củi quế đó à.
Trời ơi, đã đến nước các nhà quý tộc phải xài đến vỏ, bã mía thay cho dầu hôi và củi thước, củi bó mà lúc đó, người dân chế độ cũ, không thể ngồi ăn, chờ núi lở được nữa rồi.
Tôi cứ nóng ruột, muốn nghe chuyện ông xã chị N.V. và hải hành đoàn tàu Việt Nam Thương Tín, đã đến Hawaii, đất nước Tự Do, mà còn quay về miền Nam giữa lúc rối beng, người Bắc gọi thời đó là họ đi giải phóng miền Nam, đánh tan giặc Mỹ xâm lược. Chị N.V. vẫn nổi giận đùng đùng:
- Chú biết không, chị vẫn hay kêu tôi bằng chú, làm như chúng tôi là nam nhi vậy, khi hay tin ổng (chồng chị N.V.) trở về, thoạt thì mẹ con mình mừng lắm, họ cũng thông báo cho các gia đình có thân nhân trên tàu Việt Nam Thương Tín đến gặp gỡ, có những dãy bàn ngồi đủ nước nôi để gọi là giải khát. Mấy tiếng đồng hồ xum họp kiểu sau này đi thăm tù, xong xuôi họ bảo gia đình ai về nhà nấy, còn "các anh" lên xe, đã dàn sẵn ngoài... doanh trại, để kịp lên đường đến chỗ tập trung, đúng với "chính sách khoan hồng" của đảng và nhà nước.
Kẻ ở, người đi chưng hửng. Sau này tới trại, họ lại chia toán tàu Việt Nam Thương Tín ra các... đơn vị cải tạo khác nhau.
Chị N.V. học Cán Sự Xã Hội Quân Đội như chúng tôi, nhưng phục vụ trong quân đội vài năm, lập gia đình với đại tá TH. chị xin giải ngũ, ra làm ở các cơ quan dân sự, nên chị không phải đi tù cải tạo như chúng tôi, do đó chị và 3 con gái ở nhà sinh sống qua ngày đợi ảnh về kiểu quân cán chính chế độ cũ sau thời gian tù đầy, sẽ tùy theo cách bạo quyền cộng sản cho ra trại. Đại tá TH. phu nhân chị đã ra trại trong đợt tổng trở về 2-9-1987 hay Tết Mậu Thìn 1988, tôi không để ý vì sau thời gian đó, là chiến dịch HO bắt đầu chắp cánh cho chúng tôi suy diễn tương lai.
Cuối cùng ông bà TH và 3 cháu gái nêu trên đến Mỹ, định cư ở San Jose, khoảng chục năm sau thì chị N.V. đầu đàn khóa Cán Sự Xã Hội chúng tôi ngày xưa, đã từ giã cõi tạm dung này, thật là buồn khi Thượng Đế đã xếp đặt theo ý ngài.
Tháng tư tây thủa chúng tôi học ở centre Caritas số 38 đường Tú Xương Saigon đẹp như tranh vẽ, chúng tôi đi xem cinema ở rạp Lê Lợi, cuốn phim Mỹ có cái tựa thật vui tươi: April Love năm 1960, để rồi 15 năm sau, chúng tôi, và cả quý vị nữa, phải nhìn cảnh xô bồ, đau khổ, của cái Tháng Tư Đen vàng thau, bạn thù lẫn lộn, phải chứng kiến những lớp sóng dội ào ạt lên hàng trăm ngàn người vượt biển, vượt biên, tức cuộc đổi đời khắc nghiệt, chẳng ai mong muốn.
Mỗi năm một lần tháng tư trở về với tất cả mọi người sống trên trái đất, nhưng cũng vẫn danh nghĩa Tháng Tư, cả Miền Nam Việt Nam phải ở cảnh chia lìa, tan hoang vì cái gọi là chủ nghĩa xã hội tráo trở, vô sản hóa tầng tầng, lớp lớp người dân Saigon nói riêng, và toàn thể dân chúng quốc gia từ Bến Hải vô tới Cà Mau nói chung.
Tháng 4 dương lịch, vâng, trong lịch sử xã hội Việt Nam, chẳng bao giờ xóa được những nét bi thảm, đau thương đó.
Tháng tư đen... phải đợi tới một ngày quang phục quê hương đúng vào Tháng Tư nào đó, may ra mới tan loãng, tàn phai được những ảnh hình tối tăm, mù mịt, khắc khoải suốt 38 năm qua. Xin hãy cùng nhau đứng lên, thắp sáng bầu trời Tự Do cho miền Nam nói riêng, và quê hương Việt Nam nói chung, để kịp tiến trình dân chủ, dân sinh, tự do, mà người Việt Nam lương thiện, lương tri hằng mong ước.
Hawthorne 1-4-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )