Kinh Khổ
Đã nghèo lại gặp cái eo
Việc lực lượng chức năng liên ngành tỉnh Ninh Thuận hôm 1.9 bắt và phạt những người bán vé số dạo về “tội” dám bán vé số của tỉnh khác trên địa bàn tỉnh này khiến dư luận phàn nàn bức xúc.
Việc lực lượng chức năng liên ngành tỉnh Ninh Thuận hôm 1.9
bắt và phạt những người bán vé số dạo về “tội” dám bán vé số của tỉnh khác trên
địa bàn tỉnh này khiến dư luận phàn nàn bức xúc. Nhà chức việc Ninh Thuận biện
rằng chỉ làm theo quy định do Bộ Tài chính ban hành chứ không phải tự họ tùy tiện
nghĩ ra. Cứ tạm cho là thế thì hành vi “bắt phạt” máy móc, vô cảm của họ cũng rất
đáng trách.
Có thể nói thẳng, trong xã hội bây giờ, tầng lớp dưới đáy vẫn
còn khá đông đảo, và đội ngũ bán vé số dạo được xếp vào hạng đáy của đáy. Thấp
nhất, tận cùng, khó mà thấp hơn được nữa. Đó phần lớn là những người nghèo bế tắc
sinh kế, không nhà cửa ruộng vườn, không nghề nghiệp vốn liếng, không học vấn
kiến thức, mỗi người một vẻ bi kịch, đành nhắm mắt đưa chân vào một cuộc sống bấp
bênh chả thua kém gì cuộc sống cũ: đi bán vé số dạo. Nhưng ấy là cách kiếm sống
lương thiện của người nghèo, là lối sống không muốn lụy phiền ai, hai tay vày lỗ
miệng của con người lao động.
Xổ số thực chất là hình thức cờ bạc, chỉ có điều thứ cờ bạc
này được nhà nước chấp nhận, cho phép tồn tại, hoạt động, do chính những đơn vị
nhà nước đứng ra tổ chức, điều hành. Người bán vé số dạo tham gia vào hoạt động
này mặc nhiên được nhà nước chấp nhận, xem như một đội ngũ lao động trong xã hội.
Đội quân bán vé số hình thành từ khi nào, khó xác định cụ thể.
Điều mà ai cũng thấy rõ, họ chả có độ tuổi, giới tính gì đặc trưng bởi nam phụ
lão ấu đủ cả, người khỏe mạnh lẫn người tàn tật. Hầu hết xuất thân từ những
vùng khó khăn, thiếu đất đai, thiên tai khắc nghiệt, nhiều nhất là dân miền
Trung và Nam Trung Bộ. Ai chả muốn gắn bó với quê hương, cực chẳng đã mới lưu lạc
xứ người hành nghề bán vé số. Nghèo thì đành phải chấp nhận bị coi thường, bạc
mặt với đời, tạm xếp lại nhân phẩm tự trọng vào một chỗ để mưu sinh nuôi thân
và nuôi gia đình. Bị người đời khinh rẻ không đáng sợ bằng chết đói. Họ làm thứ
việc bị coi là hạ đẳng nhưng lương thiện ấy để giữ được cái phẩm chất của mình
chứ dứt khoát không ăn xin, không chịu sung vào đội quân vô lương trộm cắp, lừa
đảo, vi phạm pháp luật. Quý họ là quý ở chỗ đó. Vậy mà nỡ lòng nào quay lưng lại
với họ, như hành vi bắt phạt của nhà chức việc tỉnh Ninh Thuận kia.
Không phải toàn bộ 63 tỉnh thành cả nước nơi nào cũng lập
công ty xổ số. Chúng tôi không bàn lạc sang những bê bối của công ty xổ số, chỉ
đề cập đến người bán vé số thôi. Chẳng nói ra ai cũng biết, nếu không có lực lượng
chân đất bán dạo này, đố công ty xổ số nào tồn tại được. Dựa vào thứ quy định
này nọ để bắt chẹt họ, ngăn cấm và phạt họ, nhà chức việc ở Ninh Thuận chỉ chăm
chú vào mục đích kinh doanh, lợi nhuận, bất chấp cả sự thông cảm, xót thương với
người cùng khổ.
Tôi không hiểu sao tại nhiều tỉnh thành Nam Bộ, nhất là ở
TP.HCM, vé số của bất kỳ công ty xổ số nào đều được kinh doanh tự do, không chịu
bất cứ cấm cản, còn Ninh Thuận hoặc một số nơi ở Trung Bộ lại được quyền lập
hàng rào, cho bán thứ này, không cho bán thứ khác. Kinh tế thị trường, ai làm
giỏi, thu hút khách hàng thì người đó thắng, chứ hay ho chi giở cái trò xưa cũ
rích ngăn sông cấm chợ. Hành vi độc quyền, oai sứ quân đâu thể tồn tại trong thời
buổi cởi mở hội nhập này. Đặt trường hợp chính quyền và cơ quan chức năng, công
ty xổ số tại TP.HCM cũng giở võ ngăn sông cấm chợ như Ninh Thuận, đảm bảo các
công ty xổ số tỉnh thành khác chết như ngả rạ. Chỉ có điều TP.HCM đã không làm
bởi không ai cho phép thực hiện điều vô lý ấy. Vả lại, ngày xưa sứ quân cát cứ
thì sống được, chứ ngày nay cát cứ kiểu sứ quân lộng hành, thu mình vào vỏ ốc
là tự sát. Dân chúng cảnh báo rằng Ninh Thuận không lập tức sửa đổi điều sai quấy
trên, rất có thể lượng phát hành vé số của Ninh Thuận không những không tăng mà
còn bị tẩy chay, khi ấy thì chả thấy lợi, chỉ hại ngay trước mắt thôi. Đối xử với
người nghèo như thế, không bị ngăn sông cấm chợ ngược trở lại, gậy ông đập lưng
ông mới là chuyện lạ.
Chỉ mong sao, những người nghèo, những người khốn khổ lương
thiện trên khắp nước này không bị lặp lại tình cảnh trớ trêu, nghèo gặp phải
cái eo như người bán vé số ở Ninh Thuận. Và cũng mong chính quyền từng địa
phương đừng có “nông nổi” vô tâm như Ninh Thuận.
Nguyễn ThôngBàn ra tán vào (1)
quang dinh
THẤN SẦU QUỶ KHÓC
*
Ác quán mãn doanh đồ Phú Trọng
Vô ác bất tác hĩm Kim Ngân
Trần Đại Quang Hung thần ác sát
Cùng hung cực ác Nguyễn Thị Doan
*
Tam Tòng Thị Phóng lăng loàn Phan Anh chị Tạ Bích Loan M.C thề
Yêu nhau Yên Bái cơn mê
Vu lan đại lễ xàng xê xuống Quảng Bình
Hồ Quang Vũng Áng làm tình chằn ăn trăn quấn Bắc Kinh Tập Cận Bình
*
Đinh La Thăng đóng Đinh Thế Huynh
Búa liềm Vũng Áng bọc màn tuynh
Quềnh Quàng quấn Trịnh Xuân Thanh Bạch
Nguyễn Xuân Fuck niễng Đỗ Cường Minh
*
Chứng nhân Tàu Hủ Thúi ình Bắc Kinh Tôn Nữ Thị Ninh nang cửa mình
Hollande Nguyễn Thị Bình
Ba Lê trúc mọc Ba Đình Formosa
Lương tâm Hà Nội Kê Gà Hoàng Sa Đảo Mắt Cát Bà Trịnh Công Sơn
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Đã nghèo lại gặp cái eo
Việc lực lượng chức năng liên ngành tỉnh Ninh Thuận hôm 1.9 bắt và phạt những người bán vé số dạo về “tội” dám bán vé số của tỉnh khác trên địa bàn tỉnh này khiến dư luận phàn nàn bức xúc.
Việc lực lượng chức năng liên ngành tỉnh Ninh Thuận hôm 1.9
bắt và phạt những người bán vé số dạo về “tội” dám bán vé số của tỉnh khác trên
địa bàn tỉnh này khiến dư luận phàn nàn bức xúc. Nhà chức việc Ninh Thuận biện
rằng chỉ làm theo quy định do Bộ Tài chính ban hành chứ không phải tự họ tùy tiện
nghĩ ra. Cứ tạm cho là thế thì hành vi “bắt phạt” máy móc, vô cảm của họ cũng rất
đáng trách.
Có thể nói thẳng, trong xã hội bây giờ, tầng lớp dưới đáy vẫn
còn khá đông đảo, và đội ngũ bán vé số dạo được xếp vào hạng đáy của đáy. Thấp
nhất, tận cùng, khó mà thấp hơn được nữa. Đó phần lớn là những người nghèo bế tắc
sinh kế, không nhà cửa ruộng vườn, không nghề nghiệp vốn liếng, không học vấn
kiến thức, mỗi người một vẻ bi kịch, đành nhắm mắt đưa chân vào một cuộc sống bấp
bênh chả thua kém gì cuộc sống cũ: đi bán vé số dạo. Nhưng ấy là cách kiếm sống
lương thiện của người nghèo, là lối sống không muốn lụy phiền ai, hai tay vày lỗ
miệng của con người lao động.
Xổ số thực chất là hình thức cờ bạc, chỉ có điều thứ cờ bạc
này được nhà nước chấp nhận, cho phép tồn tại, hoạt động, do chính những đơn vị
nhà nước đứng ra tổ chức, điều hành. Người bán vé số dạo tham gia vào hoạt động
này mặc nhiên được nhà nước chấp nhận, xem như một đội ngũ lao động trong xã hội.
Đội quân bán vé số hình thành từ khi nào, khó xác định cụ thể.
Điều mà ai cũng thấy rõ, họ chả có độ tuổi, giới tính gì đặc trưng bởi nam phụ
lão ấu đủ cả, người khỏe mạnh lẫn người tàn tật. Hầu hết xuất thân từ những
vùng khó khăn, thiếu đất đai, thiên tai khắc nghiệt, nhiều nhất là dân miền
Trung và Nam Trung Bộ. Ai chả muốn gắn bó với quê hương, cực chẳng đã mới lưu lạc
xứ người hành nghề bán vé số. Nghèo thì đành phải chấp nhận bị coi thường, bạc
mặt với đời, tạm xếp lại nhân phẩm tự trọng vào một chỗ để mưu sinh nuôi thân
và nuôi gia đình. Bị người đời khinh rẻ không đáng sợ bằng chết đói. Họ làm thứ
việc bị coi là hạ đẳng nhưng lương thiện ấy để giữ được cái phẩm chất của mình
chứ dứt khoát không ăn xin, không chịu sung vào đội quân vô lương trộm cắp, lừa
đảo, vi phạm pháp luật. Quý họ là quý ở chỗ đó. Vậy mà nỡ lòng nào quay lưng lại
với họ, như hành vi bắt phạt của nhà chức việc tỉnh Ninh Thuận kia.
Không phải toàn bộ 63 tỉnh thành cả nước nơi nào cũng lập
công ty xổ số. Chúng tôi không bàn lạc sang những bê bối của công ty xổ số, chỉ
đề cập đến người bán vé số thôi. Chẳng nói ra ai cũng biết, nếu không có lực lượng
chân đất bán dạo này, đố công ty xổ số nào tồn tại được. Dựa vào thứ quy định
này nọ để bắt chẹt họ, ngăn cấm và phạt họ, nhà chức việc ở Ninh Thuận chỉ chăm
chú vào mục đích kinh doanh, lợi nhuận, bất chấp cả sự thông cảm, xót thương với
người cùng khổ.
Tôi không hiểu sao tại nhiều tỉnh thành Nam Bộ, nhất là ở
TP.HCM, vé số của bất kỳ công ty xổ số nào đều được kinh doanh tự do, không chịu
bất cứ cấm cản, còn Ninh Thuận hoặc một số nơi ở Trung Bộ lại được quyền lập
hàng rào, cho bán thứ này, không cho bán thứ khác. Kinh tế thị trường, ai làm
giỏi, thu hút khách hàng thì người đó thắng, chứ hay ho chi giở cái trò xưa cũ
rích ngăn sông cấm chợ. Hành vi độc quyền, oai sứ quân đâu thể tồn tại trong thời
buổi cởi mở hội nhập này. Đặt trường hợp chính quyền và cơ quan chức năng, công
ty xổ số tại TP.HCM cũng giở võ ngăn sông cấm chợ như Ninh Thuận, đảm bảo các
công ty xổ số tỉnh thành khác chết như ngả rạ. Chỉ có điều TP.HCM đã không làm
bởi không ai cho phép thực hiện điều vô lý ấy. Vả lại, ngày xưa sứ quân cát cứ
thì sống được, chứ ngày nay cát cứ kiểu sứ quân lộng hành, thu mình vào vỏ ốc
là tự sát. Dân chúng cảnh báo rằng Ninh Thuận không lập tức sửa đổi điều sai quấy
trên, rất có thể lượng phát hành vé số của Ninh Thuận không những không tăng mà
còn bị tẩy chay, khi ấy thì chả thấy lợi, chỉ hại ngay trước mắt thôi. Đối xử với
người nghèo như thế, không bị ngăn sông cấm chợ ngược trở lại, gậy ông đập lưng
ông mới là chuyện lạ.
Chỉ mong sao, những người nghèo, những người khốn khổ lương
thiện trên khắp nước này không bị lặp lại tình cảnh trớ trêu, nghèo gặp phải
cái eo như người bán vé số ở Ninh Thuận. Và cũng mong chính quyền từng địa
phương đừng có “nông nổi” vô tâm như Ninh Thuận.
Nguyễn Thông