Tham Khảo

Đại tá công an Hungary theo dân nổi dậy 1956 ( Tướng Tá Công an VC: Còn đảng còn mình )

Nhân kỷ niệm 60 năm cuộc nổi dậy chống lại Liên Xô của lãnh đạo và người dân Hungary 1956-2016, các bạn đọc bài của nhà báo tự do Phạm Cao Phong

Người dân Budapest nổi dậy chống lại Liên Xô năm 1956
Nhân kỷ niệm 60 năm cuộc nổi dậy chống lại Liên Xô của lãnh đạo và người dân Hungary 1956-2016, các bạn đọc bài của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris lược thuật hồi ký của đại tá Sandor Kopacsi về thời kỳ lịch sử này:

Thiết tưởng những gì xảy ra tại Hungary năm 1956 đã được biết tường tận.

Song không phải. Hồi ký của Đại tá Công an Cảnh sát phụ trách thủ đô Budapest thời kỳ này Sandor Kopácsi đã bổ sung những chi tiết chưa từng được nhắc tới hay cố tình lờ đi trong biến động đẫm máu đó.

Là người trong cuộc, Kopácsi nhìn thảm kịch dìm đất nước trong máu và tro tàn như một vết thương không lành, sự cay đắng bị phản bội. Thảm kịch không có bộ cánh bóng bẩy, chải chuốt như báo chí Hungary hiện nay khoác lên như là một cuộc 'cách mạng trong trắng nhất và tinh khiết nhất'.
Tham vọng nắm quyền bằng bạo lực

Kopácsi đau đớn kể về bạo lực làm quáng mắt hai phía, chỉ còn giết chóc, hằn thù, biến hai dân tộc Hung và Nga thành nạn nhân.

Một cuộc cách mạng thiếu chuẩn bị chu đáo và bị phản bội, đã tước đi tuổi thanh xuân và tương lai của biết bao sinh viên, học sinh.

Trước hết là tội ác của những lãnh tụ cộng sản Hungary Ernő Gerő (1898-1980), András Hegedűs (1898-1980) và lực lượng cảnh sát an ninh nhà nước ÁVH, sau đó là János Kádár (1915-1989).

Những cá nhân lên nắm quyền bằng bạo lực và chỉ biết sử dụng bạo lực trong lãnh đạo đất nước.

Ernő Gerő, András Hegedűs không ngần ngại dùng 'bàn tay sắt' của quân đội nước ngoài 'giữ gìn an ninh', và điều đó khác nào 'nỏ thần trao tay giặc'? Những kẻ tạo tiền đề nguy hiểm, núp lưỡi lê ngoại bang để duy trì quyền lực. Ghế lung lay, ôm đầu chạy sang Moscow. Tổ quốc của họ ở đó? Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hungary tiền nhiệm Mátyás Rákosi (1892-1971) cũng cư xử hệt như vậy, ông cũng chẳng quay về tổ quốc lần nào.

Còn gì hài hước bằng, khi phái đoàn Bộ Chính trị Nga sang thị sát ngay tại Budapest sau đó một ngày đã nhìn tình hình không đến nỗi bi đát như những báo cáo của những người mới sang 'khai báo tạm trú' như Tổng bí thư ĐCS Hungary Ernő Gerő và Thủ tướng András Hegedűs?

    Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev (1894-1971) cho rằng biến động tại Budapest do dân Hung phẫn nộ với những vấn đề kinh tế, xã hội, chứ không phải với ý thức hệ

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev (1894-1971) cho rằng biến động tại Budapest do dân Hung phẫn nộ với những vấn đề kinh tế, xã hội, chứ không phải với ý thức hệ.

Nguyên soái Georgy Zhoukov (1896-1974), Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô ngày 24/10/1956 nói : "Chúng ta cần rút các đơn vị khỏi Budapest, nếu cần rút khỏi Hungary. Đó là bài học chúng ta cần nhận ra."
'Ván cờ của các nước?

Tín hiệu S.O.S mà Imre Nagy phát đi trên toàn thế giới về độc lập và toàn vẹn của một đất nước bị chìm đi trong quên lãng. Song hãy động đến quyền lợi kinh tế của các siêu cường?

Can thiệp của Anh, Pháp và Israel với chiến dịch "Ngự lâm quân" vào Ai Cập ngày 29/10/1956 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định 30/10/1956 lên gân của Nga.

Khẩu hiệu 'không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau', ai nói cũng giỏi.

Josip Broz Tito (1892-1980), Chủ tịch Nam Tư cũng chẳng hà tiện những mách nước, thầm thì kiểu đâm bị thóc, chọc bị gạo. Những lời khuyên' nhân danh tình bạn, nhân danh CNXH của Tito chỉ nhằm xúi bẩy, toan tính "nước đục, ngư ông hưởng lợi".

Nam Tư còn đóng vai trung gian hoà giải, đảm bảo tính mạng cho Imre Nagy cùng đồng sự của ông, cam kết việc rời khỏi Đại sứ quán sẽ diễn ra an toàn, không có trả thù. Kết cục ra sao, ai cũng biết.

Budapest 1956 chồng chất lật lọng, phản bội, quay quắt.

Kopácsi chứng kiến màn Janos Kadar tuyên bố với Giám đốc KGB Ivan Serov khi được hỏi về quyết định can thiệp vào Budapest lần thứ hai: "Nếu các ông sử dụng xe tăng một lần nữa, thì với tay không chính tôi cũng sẽ xuống đường cản chiến xa Nga."

Đúng 72 tiếng sau, Kadar trở mặt.
Image caption Hungary có truyền thống nghị trường lâu đời -Toà nhà Quốc hội ở Budapest

Về các lãnh đạo cộng sản Hungary, Kopácsi đau đớn nhắc lại câu nói của Yochka Szilagyi, đồng đội bị thủ tiêu sau đó ít lâu: "Lịch sử đã dựng nên một chữ H vĩ đại, còn các anh đã biếng nhác trao nó cho ngoại bang."

Cuốn sách nói về những phòng giam bí mật dưới tầng hầm Đại sứ quán Liên Xô mà chính ông bị giam giữ tại đó. Chiến thuật 'bẻ từng chiếc đũa' của KGB trong việc đàn áp, loại bỏ những lãnh đạo nổi dậy.

Sandor Kopácsi cũng đặt câu hỏi cuộc viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có đóng vai trò thế nào?

Ông viết :"Sau khi Chu Ân Lai rời khỏi Budapest, 20.000 người đã bị bắt." Đó là một lời kết tội gửi đến Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mao cao giọng chỉ trích Khrushhev "không đủ cương quyết và chín chắn trong vai trò lãnh đạo các Đảng Cộng sản trên thế giới".

Sandor Kopácsi viết đơn giản, song sự việc tự nó nói lên nhiều điều.
Nghi ngờ từ Liên Xô

Ông nói về trò hề 'dân bầu' trong hệ thống cộng sản, về việc trở lại nắm quyền của 'người cộng sản' Imre Nagy sau trở thành người yêu nước.

"Lên đường sang Nga dự lễ tang Stalin, phái đoàn Hungary chẳng gợn một thoáng nghi ngờ. Trong chiếc xe rộng rãi như salon, Rákosi cúi đầu hí hoáy chọn lựa những ghi chép. Chủ tịch nước Istvan Dobi, một thành viên của 'Đảng những người tiểu chủ' là người thích nhậu nhẹt, vô chính kiến, nửa thức, nửa ngủ như thói thường. Gero Farkas, vừa là cánh tay phải, vừa là cánh tay trái của Rakosi thì thầm to nhỏ. Thói quen thường có…

Đến Moscow, phái đoàn được gặp đủ mặt Hội đồng Xô viết Tối cao Liên Xô: Khrushhev, Molotov, Béria, Bulganin, Suslov, Kaganovitch, Voroshilov. Không khí rất căng thẳng.

Sau khi chào lạnh nhạt phái đoàn Hung, Malenkov nhắm Rákosi hỏi :

- Ông tóm tắt công việc của ông tại Hungary?

Malenkov lờ như không biết Rákosi vừa là Tổng bí thư, vừa là Thủ tướng. Rákosi khịt mũi, trả lời khẽ.

- Hai lần sếp của một đất nước? Ngài không muốn nói thêm, ngài còn là Chủ tịch nước?

Dobi, người dịch nhiệt thành những lời vặn vẹo của Malenkov kêu lên:

- Không, Chủ tịch nước là tôi.

Câu chen ngang của Dobi làm dịu căng thẳng cuộc đối thoại.
Image copyright RIA Novosti
Image caption Nikita Khrushchev đọc diễn văn tại Đại hội XX Đảng CS Liên Xô năm 1953

- Nghe đây, Rákosi. Chỗ các ông, nhiều việc không đâu vào đâu. Ông đã thổi phồng nhiều con số. Tôi muốn nói tình hình các khu công nghiệp ở Csepel, Ozd, Diosgyor khá nghiêm trọng.

Rákosi biện hộ bằng hàng loạt dữ liệu. Các lãnh đạo Nga bắt đầu ngáp. Mikoyan cắt ngang:

- Ông bơm các con số. Chúng tôi có những số liệu khác. Công nghiệp hóa tiến hành với những dự án phiêu lưu. Xây dựng khu công nghiệp thép tại một nơi không có một gam than. Các ông dự định xây dựng hệ thống Métro cực kỳ tốn kém trong khi công nhân không có bánh mà ăn. Nông dân ép buộc tập thể hóa, không làm ra một hạt thóc. Những người tử tế thì quỳ gối, giam cầm trong các trại tập trung.

Rákosi nhợt nhạt. Khrushchev từ đầu chưa nói gì, nhìn Rákosi dằn giọng :

- Ông chẹn họng dân. Dân đói, đổ xuống đường thì các ông chỉ còn cách bán sới.

Béria ngả người làm như suy nghĩ. Chỉ hai ngày sau, chính Béria, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bị bắt ngay trong phiên họp Bộ Chính trị:

- Ông muốn gì? Làm vua Do Thái?

Malenkov dịu giọng:

- Đồng chí Rákosi, đồng chí là chiến sĩ lão thành của phong trào, đồng chí phải hiểu thời thế. Đồng chí cần chia sẻ quyền lực với các đồng chí khác, đánh giá lại những việc cần làm.

Rákosi tái nhợt, thẳng đuỗn như một chiếc thước kẻ, lí nhí nói rằng không phản đối việc phân chia quyền lực.

- Rất tốt, đề cử ai làm thủ tướng?

Khrushchev hỏi. Cả phòng họp nín lặng. Rákosi toát mồ hôi, không mở mồm nói một lời. Malenkov chen vào:

- Đồng chí nghĩ sao về đồng chí Imre Nagy cũng có mặt tại đây?

Rákosi liếc nhìn Nagy như nhìn thấy lần đầu.

- Đồng chí Nagy là một cốt cán tốt, nhưng…

Các lãnh đạo Nga vuốt râu, cười.

-Tóm lại đồng chí không muốn chia đỡ trách nhiệm. Chúng tôi biết rất rõ đồng chí Imre Nagy từ thời Cách mạng. Đồng chí ấy ấy đã là đảng viên Bolshevik từ năm 1918, ngay khi chưa có cả Đảng Cộng sản Hungary. Chúng tôi tin tưởng đồng chí nên cùng với đồng chí gánh vác tình hình hiện nay.

Nagy lên tiếng. Ông cám ơn Bộ Chính trị Liên Xô tín nhiệm và nói về đường hướng ông hy vọng sẽ cùng làm với tập thể tại Budapest. Như chấm dứt cảnh sát trị, phục hồi danh dự cho những người kết án oan, giải phóng nông dân…

Bộ Chính trị Liên Xô thể hiện như đoàn kết nhưng khối thống nhất sau đó nhanh chóng tan vỡ.

Sau khi giết Béria, Khrushchev vẫn dùng Bulganin, kiên nhẫn hơn một chút với Mikoyan. Song Malenkov, Voroshilov, Molotov, lần lượt bị khép tội 'chống Đảng' và xếp vào 'bảo tàng Stalin'.
'Đó là khi cần. Vắt chanh xong thì khác'

Cuốn sách của Kopacsi kể lại về sự thay đổi thái độ với Imre Nagy:
Image caption Toàn cảnh thủ đô Hungary bên dòng sông Danube

"Hai năm sau, ngày 5/11/1956 Serov, lãnh đạo KGB tại Hungary phái một lính bắn tỉa nấp sau tháp pháo chiến xa Nga đang phong tỏa sứ quán Nam Tư. Nhiệm vụ là hạ sát Imre Nagy nếu ló dạng. Thủ tướng Hungary có thói quen hóng mát vào buổi chiều. Vào lúc 15 giờ chiều một khuôn mặt với bộ râu xoắn tít với cặp kính tròn xuất hiện ở cửa sổ. Viên đạn bổ tan đầu, kẻ 'hóng mát' đổ ập xuống chết. Nhưng đấy không phải Imre Nagy. Lính Nga đã nhầm nhà ngoại giao Nam Tư Milovanov với Thủ tướng Hung. Hai người giống nhau như hai anh em.

Tito phản kháng. Khrushchev 'cạo' Giám đốc KGB một trận nhưng Serov tỏ ra khôn khéo hơn ở lần sau."

Sandor Kopácsi dũng cảm nói về việc việc hành quyết và giết không xét xử các binh lính, sĩ quan Liên Xô bị bắt làm tù binh trong nhà tù Trung tâm ở Budapest, trong trang 273.

Ông không để chủ nghĩa dân tộc và những lời diễn văn bóng bẩy của các lãnh đạo phương Tây mê hoặc. Ông vinh danh những sĩ quan Nga đã bị giết vì từ chối dùng xe tăng cán lên những người dân vô tội. Có thể đây là một trong những nguyên nhân cuốn sách của ông không tìm thấy vị trí ở Hungary?

"Ferenc, phụ trách canh giữ tù nhân trình cho tôi một báo cáo mới ghê sợ về việc hành quyết có tổ chức những binh sĩ và sĩ quan Nga tại nhà tù Trung tâm Budapest. Những người thực thi pháp luật Hung tìm thấy thiên đường trên trái đất: tuồn một gói thuốc lá cho một người tù binh Nga, họ đổi lấy hộp thuốc bằng vàng, nhẫn hay một đống tiền roubles. Chỉ một vài sĩ quan Nga bất hạnh biết rằng, họ chẳng còn cần bao lâu những đồ quý giá. Sau 48 tiếng, trong sân nhà tù cũ, tất cả tù binh Nga bị xả đạn liên thanh giết sạch.

"Ở mạn Bắc nơi tôi sinh, tôi cũng được biết kết cục bi thảm với nhiều sĩ quan Nga chỉ huy chiến xa. Đó là ngày 4/11/1956, trên đường Lillafured, chiến đoàn Nga hành quân vượt qua nhiều địa điểm chiếm giữ bởi những người nổi dậy. Đàn bà và trẻ em Alsohamor và Felsohamor đã nằm ra đường cản quân xa Nga. Những cố gắng xua đuổi bất thành. Sau khi tranh luận nội bộ, đoàn quân xa rút lui.
Image copyright caophongPHAM
Image caption Tượng Imre Nagy ở Budapest ngày nay

"Hai ngày sau, sĩ quan chỉ huy chiến đoàn cùng nhiều sĩ quan tùy viên bị xử bắn trong doanh trại Miskolc. Không nghi ngờ gì, vì họ đã không dùng xích xe tăng cán lên những trẻ em và phụ nữ. Sao không có một con đường mang tên 'Những phụ nữ và trẻ em Alsohamor và Felsohamor'? Đến bao giờ người ta mới biết tên những sĩ quan nhân hậu đã chết vì bảo vệ những người vô tội?"

Kopácsi cũng bị kết án chung thân khổ sai trong cùng phiên xử với Imre Nagy, dẫn tới việc hành quyết vội vã Thủ tướng hợp pháp Hungary, Bộ trưởng quốc phòng Pal Maléter và nhà báo Miklos Gimes ngày 16/06/1958. Phiên xử bí mật, bất minh mà ông là nhân chứng hiếm hoi, kể lại bằng những tình tiết xúc động, kết án những kẻ can tâm bán linh hồn cho quỷ.

Cùng với nhà báo Hungary Tibor Tados sinh sống tại Pháp, ông thuật lại chân thực, với tinh thần trách nhiệm thân phận con người một nước nhỏ trong tay đế quốc lớn với cuốn hồi ký chính trị xuất bản bằng tiếng Pháp "Nhân danh giai cấp công nhân".

"Ông bước ra khỏi phòng giam như bước ra sau một cuộc họp với nét mặt đăm chiêu. Ông gầy đi, nhưng vẫn là dáng vẻ ấy, dáng vẻ của một người nông dân hay một người thợ rèn 60 tuổi, vững chắc trong giai đoạn nhọc nhằn nhất của cuộc đời. Cặp kính tròn quen thuộc như mọi lần và ông quay lại nhìn tất cả chúng tôi. Ông gật đầu thân mật chào từng người. Sự có mặt của chúng tôi làm ông hài lòng.

Trong ánh mắt ông cũng chung suy nghĩ với tất cả: "Chúng đã làm gì với Géra Losonczy?"

Losonczy là Bộ trưởng Phủ thủ tướng, bị giết trước đó trong cùng nhà tù. Kopácsi có nghe thấy tiếng ông bị bóp cổ, hét lên: "Bọn giết người, lũ phát xít."

Tiếp tục lời kể về số phận Thủ tướng Hungary:

"Imre Nagy bị giải đi đầu, chúng tôi nối theo. Như mê lộ, với một đoàn rồng rắn binh lính. Bỗng tôi thoáng thấy một điều mà chắc khó ai trong đoàn tù nhận biết. Tôi bị giải đi ở vị trí thứ ba, sau là Tildy và Janosi. Tôi nhìn thấy cánh cửa một văn phòng hé ra. Bước thêm vài bước, tôi nhìn lại nơi cánh cửa khép hờ.

- Nhìn phía trước mày. Một trong những lính áp giải gào lên.

"Quá muộn. Tôi nhận ra dáng vẻ cao lớn và đôi kính đổi màu trên khuôn mặt đại tá Boris Shumilin, cố vấn đại diện phía Nga trong Bộ Nội Vụ Hungary. Đằng sau y là hai cái bóng. Quỷ tha ma bắt, nếu đó không phải là Ivan Serov, trùm KGB Liên Bang Xô viết với mái tóc bạch kim rủ trước trán và đôi mắt đại bàng xanh lạnh như thép. Yuri Andropov, thanh tra của Kremlin có phải là chiếc bóng thứ hai? Tôi không lạ nếu đó là Andropov. Mọi người nói với tôi là hắn đã quay lại. Dấu ấn tinh quái của y dễ nhận thấy ở giai đoạn cuối của cuộc bạo động. Chính y sử dụng chiến thuật "chén từng miếng", bằng việc chia cắt, lừa bắt dần từng cá nhân, bắt đầu bằng bắt Bộ trưởng Quốc phòng Pal Maléter.

    Tất cả chúng tôi đều bị khép tội tham gia một tổ chức bất hợp pháp, âm mưu sử dụng bạo lực nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hoà nhân dân Hungary
    Đại tá Sandor Kopacsi

"Cũng chính Andropov đã tự tay xóa yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng Hung nêu vấn đề rút khỏi Hiệp ước Warsaw tuyên bố trung lập gửi Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu y muốn tận mắt nhìn đối thủ thất thế trên đường lên đoạn đầu đài.

"Tất cả chúng tôi đều bị khép tội tham gia một tổ chức bất hợp pháp, âm mưu sử dụng bạo lực nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hoà nhân dân Hungary.

Imre Nagy bị kết án phản quốc, Matéler và tôi kết án bạo loạn.

Ngay câu hỏi đầu tiên của chánh án đã có sự rắc rối.

- Nghề nghiệp?

Đứng thẳng, sửa cặp kính ngay ngắn, Nagy tuyên bố bình thản.

- Thủ tướng Cộng hoà Hungary.

Công tố viên sững sờ. Còn các 'hội thẩm nhân dân' nhấp nhổm.

Chánh án Rado sửa chữa 'lỗi lầm', quay về phía Công tố viên.

- 'Cựu' thủ tướng nước Cộng hoà.

Imre Nagy bỏ cặp kính xuống.
Image copyright Getty Images
Image caption Người dân Budapest nổi dậy chống lại Liên Xô năm 1956

- Không ngoài những gì tôi được biết. Việc bổ nhiệm ở vị trí này vào ngày 24/10/1956. Không một tổ chức chính thống nào phản đối việc bổ nhiệm này.

Chánh án Tối cao ấp úng không thốt được lời nào. Ông ta như muốn nói: đúng thế, nhưng làm gì nào? Đây không phải nơi tìm sự thật. Đây là nơi kết tội.

- Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này khi thời gian cho phép. Ông ta biện hộ và vặn lại Imre Nagy.

- Ông có biết rằng ông phạm tội không?

Nagy đeo kính lên, nhìn nghiêm khắc chánh án. Tiếng nói khàn khàn của ông sẽ còn đọng lại với những hồi ức về một trang mới của đất nước. Ông ngẩng cao đầu.

- Không! Tôi không phạm tội.

Họ nghĩ rằng có thể diễn kịch xử án với một thủ tướng như Nagy. Song Nagy đã từng trải qua các trò hành hạ kiểu đó.

Chánh án Rado cũng không may với Maléter.

- Nghề nghiệp

- Tổng tư lệnh quân đội quốc gia, Bộ trưởng quốc phòng Cộng hòa Hungary.

- Cựu Bộ trưởng Quốc phòng…

- Không! Đồng chí Imre Nagy, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Hungary chưa bao giờ bãi miễn tôi.

Người lính trẻ tươi cười nhìn thủ tướng già, Nagy vuốt râu hài lòng đáp lại.

Bẽ bàng chưa hết. Khi gọi Yochka Szilagyi lên vành móng ngựa, thay vì nêu danh tính, ông cất giọng rắn rỏi:

- Ông chánh án, tôi có hai câu hỏi. Câu thứ nhất, từ đầu phiên tòa đến giờ ông luôn nói 'bè lũ Imre Nagy-Losonczy'. Tôi muốn biết bạn tôi, đồng chí Géza Losonczy hiện ở đâu? Câu hỏi thứ hai, vợ tôi cùng ba con bị đầy sang Romania hiện nay ra sao?

Im lặng bao trùm đến nửa phút. Chánh án Rado há miệng, rồi lại mở nhiều lần mà không có lời nào thoát ra. Cuối cùng, vẫn điệp khúc:

- Những câu hỏi của bị cáo sẽ được đáp ứng khi thời gian cho phép. Ông biết tội của ông?

Yochka còn cao giọng hơn:

- Trong Đảng, chỉ có một kẻ phạm tội, một kẻ phản bội tên là Janos Kadar. Dựa vào lưỡi lê Đế quốc Liên Xô, hắn đã dìm trong máu cuộc cách mạng của dân tộc.

- Tại sao ông căm thù Liên Bang Xô Viết như thế?

- Không! Tôi yêu nước Nga, Ukraine, và bất kể dân tộc nào trong Liên Bang Xô Viết. Song tôi căm thù thể chế đế quốc dưới mặt nạ Marxism nô dịch và thực dân hóa thế giới này.

- Đấy là nhìn nhận cá nhân.

- Cả thế giới biết vậy.

- Toàn thế giới biết rằng Liên Xô là tổ quốc của những người lao động, do giai cấp công nhân lãnh đạo và quyền lực…

- Tôi lên án ông. Ông buộc phải nhai những câu như thế. Ông biết rằng, đời sống thợ thuyền trăm lần dễ chịu hơn trong một đất nước tự do, khi không phải quàng vào cổ ách độc tài Xô Viết.

Đó là thứ bảy ngày 14/06/1956. Lúc đó đã rất muộn. Nhân khi bồi thẩm đoàn họp, Imre Nagy quay lại với tôi với nét mặt như muốn nói một điều quan trọng:

- Sandor, tôi muốn nói với anh… Vợ tôi và tôi trong thời gian ở sứ quán Nam Tư rất quý con gái anh và Judith. Nếu gặp lại họ, hãy nói đơn giản nhé "Ông Imre ôm hôn cháu". Cháu lúc nào cũng gọi tôi là 'ông Imre ơi'.

Canh tù quay lại, Imre nói thêm:
Image copyright Cao Phong Pham
Image caption Mộ Imre Nagy tại nghĩa trang Budapest

- Ôm hôn hộ tôi vợ và con gái tôi nhé, được chứ gì? Hãy nói tôi yêu họ biết bao.

Đến hồi kết án.

-Tòa án Nhân dân! Đứng lên! Nhân danh giai cấp công nhân và tất cả những người lao động, Tòa tuyên án tử hình Imre Nagy, Pal Maléter, Miklos Gimes… Tòa cho phép bị can nói những câu cuối cùng.

Trước vành móng ngựa, Imre Nagy nói:

- Đã hai lần tôi ra tay cứu vớt danh dự của từ Xã hội Chủ nghĩa ở thung lũng sông Danube này: năm 1953 và 1956. Lần đầu tôi bị cầm tù bởi Rakosi, lần thứ hai bởi toàn bộ sức mạnh của Liên Xô. Trong phiên tòa mưu mô và hằn thù này, tôi buộc phải hiến thân cho những lý tưởng của tôi. Tôi hiến dâng tự nguyện cho lý tưởng đó.

Tất cả những việc các người muốn làm, chẳng đem lại điều gì. Tôi tin tưởng chắc chắn Lịch sử sẽ lên án việc thủ tiêu tôi. Chỉ một điều ghê tởm với tôi, nếu việc phục hồi danh dự của tôi được thực hiện bằng chính những kẻ đã giết tôi.

Pal Maléter nhìn tôi nghiêm khắc:

- Sandor, bạn còn cơ hội sống. Đừng quên! Hãy nhớ Tokol, doanh trại Sashalom, sứ quán Nga, Fo-utca… và những điều khác.

Chánh án cao giọng:

- Bị cáo Imre Nagy, ông có xin ân xá?

- Không, tôi không mong muốn điều đó.

Pal Maléter cũng nói tương tự.

Thứ Hai ngày 16/6/1956, Thủ tướng Imre Nagy, Bộ trưởng Quốc phòng của ông Pal Maléter cùng nhà báo Miklos Gimes bị treo cổ lúc 6h sáng trong sân trại nhỏ, Nhà tù Trung tâm.

Thông cáo báo chí cùng ngày viết giấy trắng, mực đen đã tử hình bốn người. Song Jozsef Szilagyi đã chết ba tháng trước đó.

Theo một nhân chứng, người Nga đã bắt Kadar phải hiện diện trong lúc hành quyết, cùng với tướng đội quân chiếm đóng Serov và đại tá Shumilin.

Kadar đã phải chứng kiến hai khoảnh khắc tồi tệ nhất cuộc đời.

Lần thứ nhất, Rakosi cũng bắt Kadar nhìn cảnh treo cổ Rajk, người bạn mà Kadar long trọng hứa sẽ cứu sống. Rajk trước khi chết đã thét vào mặt Kadar: "Janos, mày lừa tao!"

Biên bản có nói, các sĩ quan Nga chụp ảnh vụ hành quyết. Họ chụp từ cửa sổ bệnh viện, sau đó việc tráng phim giao cho các kỹ thuật viên an ninh Hungary. Những thước phim đó được chuyển đi đâu? Làm giầu cho kho tư liệu của Kremlin? Để làm bằng chứng trước những người Trung Hoa? Hay trong một chiếc hộp vô danh gửi đến Tito?

Thân thể những người bị hành quyết được chôn dưới những ngôi mộ vô danh, gác cẩn mật như gác tù. Không biết mật mã không biết mộ nào của ai.
Thoát khỏi media player
giúp đỡ với media player
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Hungary: Cuộc khởi nghĩa bất thành

Trong đêm cuối cuộc đời, tử tù được phép viết những dòng vĩnh biệt người thân. Imre Nagy thức suốt đêm viết. Pal Maléter cũng thế. Chỉ riêng Miklos Gimes thì từ chối đặc ân. Ông ngủ khì cả đêm, chỉ thức dậy lúc ban mai đi lên đoạn đầu đài.

Chẳng ai trong số những người thân nhận được dòng chữ nào của Imre Nagy và Pal Maléter.

Lời nói cuối cùng của Imre Nagy và Pal Maléter là:

- Tổ quốc Hungary độc lập và XHCN muôn năm!

Chúng tôi sáu người hy vọng cùng nhau tạo ra một chủ nghĩa xã hội nhân bản, có khuôn mặt người. Kẻ thứ bảy, Kadar, một mình lật ngược tất cả. Mọi chọi sáu. Đằng sau y là những chiến xa Nga. Trong thất vọng sâu thẳm này còn chỗ cho một hy vọng lẻ loi?"

'Vẫn mong ước Chủ nghĩa Xã hội'

Imre Nagy đến phút cuối cùng vẫn ước mong Chủ nghĩa Xã hội thành công ở Hungary.

Chủ nghĩa Xã hội nào? Ông liệu có ngây thơ và quá lý tưởng chính con đường dẫn ông đến đoạn đầu đài? Người cộng sản Tiệp Khắc, Julius Fucik (1903-1943) cũng đã viết "Con người ơi, hãy cảnh giác" trong tác phẩm "Viết dưới giá treo cổ".

Trong nhà tù phát xít, cuốn sách vẫn được hoàn thành. Trong nhà tù, lá thư tuyệt mệnh của Imre Nagy biến mất.

Sandor Kopácsi viết cụm từ 'Chủ nghĩa xã hội có bộ mặt người' năm 1979. Mười năm sau chế độ nhân danh giai cấp công nông sụp đổ và ông vẫn còn may mắn được chứng kiến ngày tàn của nó trên toàn châu Âu.

Sandor Kopácsi sau được ân xá năm 1963 và sang tỵ nạn tại Canada 1975. Ông mất năm 2001 tại Toronto. Một tấm biển đồng mang tên Sandor Kopácsi đã được gắn lên tường khu Corvin, tại Quận VIII Budapest.

Bản thảo Sandor Kopácsi viết bằng tiếng Hung. Trớ trêu nó thay không được ra mắt tại tổ quốc ông, mà xuất bản tại Pháp. Đó là một dấu hỏi, vì sao.

Sự thật không phải lúc nào cũng ngọt ngào ngay cả với Hungary hiện nay.

Các đoạn trích dịch từ bản tiếng Pháp đăng trong bài là bản dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris. Quý vị có thể đọc thêm các chuyên đề về sự kiện Hungary 1956 đã đăng trên các trang BBC tại đây.
( BBC )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đại tá công an Hungary theo dân nổi dậy 1956 ( Tướng Tá Công an VC: Còn đảng còn mình )

Nhân kỷ niệm 60 năm cuộc nổi dậy chống lại Liên Xô của lãnh đạo và người dân Hungary 1956-2016, các bạn đọc bài của nhà báo tự do Phạm Cao Phong

Người dân Budapest nổi dậy chống lại Liên Xô năm 1956
Nhân kỷ niệm 60 năm cuộc nổi dậy chống lại Liên Xô của lãnh đạo và người dân Hungary 1956-2016, các bạn đọc bài của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris lược thuật hồi ký của đại tá Sandor Kopacsi về thời kỳ lịch sử này:

Thiết tưởng những gì xảy ra tại Hungary năm 1956 đã được biết tường tận.

Song không phải. Hồi ký của Đại tá Công an Cảnh sát phụ trách thủ đô Budapest thời kỳ này Sandor Kopácsi đã bổ sung những chi tiết chưa từng được nhắc tới hay cố tình lờ đi trong biến động đẫm máu đó.

Là người trong cuộc, Kopácsi nhìn thảm kịch dìm đất nước trong máu và tro tàn như một vết thương không lành, sự cay đắng bị phản bội. Thảm kịch không có bộ cánh bóng bẩy, chải chuốt như báo chí Hungary hiện nay khoác lên như là một cuộc 'cách mạng trong trắng nhất và tinh khiết nhất'.
Tham vọng nắm quyền bằng bạo lực

Kopácsi đau đớn kể về bạo lực làm quáng mắt hai phía, chỉ còn giết chóc, hằn thù, biến hai dân tộc Hung và Nga thành nạn nhân.

Một cuộc cách mạng thiếu chuẩn bị chu đáo và bị phản bội, đã tước đi tuổi thanh xuân và tương lai của biết bao sinh viên, học sinh.

Trước hết là tội ác của những lãnh tụ cộng sản Hungary Ernő Gerő (1898-1980), András Hegedűs (1898-1980) và lực lượng cảnh sát an ninh nhà nước ÁVH, sau đó là János Kádár (1915-1989).

Những cá nhân lên nắm quyền bằng bạo lực và chỉ biết sử dụng bạo lực trong lãnh đạo đất nước.

Ernő Gerő, András Hegedűs không ngần ngại dùng 'bàn tay sắt' của quân đội nước ngoài 'giữ gìn an ninh', và điều đó khác nào 'nỏ thần trao tay giặc'? Những kẻ tạo tiền đề nguy hiểm, núp lưỡi lê ngoại bang để duy trì quyền lực. Ghế lung lay, ôm đầu chạy sang Moscow. Tổ quốc của họ ở đó? Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hungary tiền nhiệm Mátyás Rákosi (1892-1971) cũng cư xử hệt như vậy, ông cũng chẳng quay về tổ quốc lần nào.

Còn gì hài hước bằng, khi phái đoàn Bộ Chính trị Nga sang thị sát ngay tại Budapest sau đó một ngày đã nhìn tình hình không đến nỗi bi đát như những báo cáo của những người mới sang 'khai báo tạm trú' như Tổng bí thư ĐCS Hungary Ernő Gerő và Thủ tướng András Hegedűs?

    Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev (1894-1971) cho rằng biến động tại Budapest do dân Hung phẫn nộ với những vấn đề kinh tế, xã hội, chứ không phải với ý thức hệ

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev (1894-1971) cho rằng biến động tại Budapest do dân Hung phẫn nộ với những vấn đề kinh tế, xã hội, chứ không phải với ý thức hệ.

Nguyên soái Georgy Zhoukov (1896-1974), Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô ngày 24/10/1956 nói : "Chúng ta cần rút các đơn vị khỏi Budapest, nếu cần rút khỏi Hungary. Đó là bài học chúng ta cần nhận ra."
'Ván cờ của các nước?

Tín hiệu S.O.S mà Imre Nagy phát đi trên toàn thế giới về độc lập và toàn vẹn của một đất nước bị chìm đi trong quên lãng. Song hãy động đến quyền lợi kinh tế của các siêu cường?

Can thiệp của Anh, Pháp và Israel với chiến dịch "Ngự lâm quân" vào Ai Cập ngày 29/10/1956 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định 30/10/1956 lên gân của Nga.

Khẩu hiệu 'không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau', ai nói cũng giỏi.

Josip Broz Tito (1892-1980), Chủ tịch Nam Tư cũng chẳng hà tiện những mách nước, thầm thì kiểu đâm bị thóc, chọc bị gạo. Những lời khuyên' nhân danh tình bạn, nhân danh CNXH của Tito chỉ nhằm xúi bẩy, toan tính "nước đục, ngư ông hưởng lợi".

Nam Tư còn đóng vai trung gian hoà giải, đảm bảo tính mạng cho Imre Nagy cùng đồng sự của ông, cam kết việc rời khỏi Đại sứ quán sẽ diễn ra an toàn, không có trả thù. Kết cục ra sao, ai cũng biết.

Budapest 1956 chồng chất lật lọng, phản bội, quay quắt.

Kopácsi chứng kiến màn Janos Kadar tuyên bố với Giám đốc KGB Ivan Serov khi được hỏi về quyết định can thiệp vào Budapest lần thứ hai: "Nếu các ông sử dụng xe tăng một lần nữa, thì với tay không chính tôi cũng sẽ xuống đường cản chiến xa Nga."

Đúng 72 tiếng sau, Kadar trở mặt.
Image caption Hungary có truyền thống nghị trường lâu đời -Toà nhà Quốc hội ở Budapest

Về các lãnh đạo cộng sản Hungary, Kopácsi đau đớn nhắc lại câu nói của Yochka Szilagyi, đồng đội bị thủ tiêu sau đó ít lâu: "Lịch sử đã dựng nên một chữ H vĩ đại, còn các anh đã biếng nhác trao nó cho ngoại bang."

Cuốn sách nói về những phòng giam bí mật dưới tầng hầm Đại sứ quán Liên Xô mà chính ông bị giam giữ tại đó. Chiến thuật 'bẻ từng chiếc đũa' của KGB trong việc đàn áp, loại bỏ những lãnh đạo nổi dậy.

Sandor Kopácsi cũng đặt câu hỏi cuộc viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có đóng vai trò thế nào?

Ông viết :"Sau khi Chu Ân Lai rời khỏi Budapest, 20.000 người đã bị bắt." Đó là một lời kết tội gửi đến Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mao cao giọng chỉ trích Khrushhev "không đủ cương quyết và chín chắn trong vai trò lãnh đạo các Đảng Cộng sản trên thế giới".

Sandor Kopácsi viết đơn giản, song sự việc tự nó nói lên nhiều điều.
Nghi ngờ từ Liên Xô

Ông nói về trò hề 'dân bầu' trong hệ thống cộng sản, về việc trở lại nắm quyền của 'người cộng sản' Imre Nagy sau trở thành người yêu nước.

"Lên đường sang Nga dự lễ tang Stalin, phái đoàn Hungary chẳng gợn một thoáng nghi ngờ. Trong chiếc xe rộng rãi như salon, Rákosi cúi đầu hí hoáy chọn lựa những ghi chép. Chủ tịch nước Istvan Dobi, một thành viên của 'Đảng những người tiểu chủ' là người thích nhậu nhẹt, vô chính kiến, nửa thức, nửa ngủ như thói thường. Gero Farkas, vừa là cánh tay phải, vừa là cánh tay trái của Rakosi thì thầm to nhỏ. Thói quen thường có…

Đến Moscow, phái đoàn được gặp đủ mặt Hội đồng Xô viết Tối cao Liên Xô: Khrushhev, Molotov, Béria, Bulganin, Suslov, Kaganovitch, Voroshilov. Không khí rất căng thẳng.

Sau khi chào lạnh nhạt phái đoàn Hung, Malenkov nhắm Rákosi hỏi :

- Ông tóm tắt công việc của ông tại Hungary?

Malenkov lờ như không biết Rákosi vừa là Tổng bí thư, vừa là Thủ tướng. Rákosi khịt mũi, trả lời khẽ.

- Hai lần sếp của một đất nước? Ngài không muốn nói thêm, ngài còn là Chủ tịch nước?

Dobi, người dịch nhiệt thành những lời vặn vẹo của Malenkov kêu lên:

- Không, Chủ tịch nước là tôi.

Câu chen ngang của Dobi làm dịu căng thẳng cuộc đối thoại.
Image copyright RIA Novosti
Image caption Nikita Khrushchev đọc diễn văn tại Đại hội XX Đảng CS Liên Xô năm 1953

- Nghe đây, Rákosi. Chỗ các ông, nhiều việc không đâu vào đâu. Ông đã thổi phồng nhiều con số. Tôi muốn nói tình hình các khu công nghiệp ở Csepel, Ozd, Diosgyor khá nghiêm trọng.

Rákosi biện hộ bằng hàng loạt dữ liệu. Các lãnh đạo Nga bắt đầu ngáp. Mikoyan cắt ngang:

- Ông bơm các con số. Chúng tôi có những số liệu khác. Công nghiệp hóa tiến hành với những dự án phiêu lưu. Xây dựng khu công nghiệp thép tại một nơi không có một gam than. Các ông dự định xây dựng hệ thống Métro cực kỳ tốn kém trong khi công nhân không có bánh mà ăn. Nông dân ép buộc tập thể hóa, không làm ra một hạt thóc. Những người tử tế thì quỳ gối, giam cầm trong các trại tập trung.

Rákosi nhợt nhạt. Khrushchev từ đầu chưa nói gì, nhìn Rákosi dằn giọng :

- Ông chẹn họng dân. Dân đói, đổ xuống đường thì các ông chỉ còn cách bán sới.

Béria ngả người làm như suy nghĩ. Chỉ hai ngày sau, chính Béria, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bị bắt ngay trong phiên họp Bộ Chính trị:

- Ông muốn gì? Làm vua Do Thái?

Malenkov dịu giọng:

- Đồng chí Rákosi, đồng chí là chiến sĩ lão thành của phong trào, đồng chí phải hiểu thời thế. Đồng chí cần chia sẻ quyền lực với các đồng chí khác, đánh giá lại những việc cần làm.

Rákosi tái nhợt, thẳng đuỗn như một chiếc thước kẻ, lí nhí nói rằng không phản đối việc phân chia quyền lực.

- Rất tốt, đề cử ai làm thủ tướng?

Khrushchev hỏi. Cả phòng họp nín lặng. Rákosi toát mồ hôi, không mở mồm nói một lời. Malenkov chen vào:

- Đồng chí nghĩ sao về đồng chí Imre Nagy cũng có mặt tại đây?

Rákosi liếc nhìn Nagy như nhìn thấy lần đầu.

- Đồng chí Nagy là một cốt cán tốt, nhưng…

Các lãnh đạo Nga vuốt râu, cười.

-Tóm lại đồng chí không muốn chia đỡ trách nhiệm. Chúng tôi biết rất rõ đồng chí Imre Nagy từ thời Cách mạng. Đồng chí ấy ấy đã là đảng viên Bolshevik từ năm 1918, ngay khi chưa có cả Đảng Cộng sản Hungary. Chúng tôi tin tưởng đồng chí nên cùng với đồng chí gánh vác tình hình hiện nay.

Nagy lên tiếng. Ông cám ơn Bộ Chính trị Liên Xô tín nhiệm và nói về đường hướng ông hy vọng sẽ cùng làm với tập thể tại Budapest. Như chấm dứt cảnh sát trị, phục hồi danh dự cho những người kết án oan, giải phóng nông dân…

Bộ Chính trị Liên Xô thể hiện như đoàn kết nhưng khối thống nhất sau đó nhanh chóng tan vỡ.

Sau khi giết Béria, Khrushchev vẫn dùng Bulganin, kiên nhẫn hơn một chút với Mikoyan. Song Malenkov, Voroshilov, Molotov, lần lượt bị khép tội 'chống Đảng' và xếp vào 'bảo tàng Stalin'.
'Đó là khi cần. Vắt chanh xong thì khác'

Cuốn sách của Kopacsi kể lại về sự thay đổi thái độ với Imre Nagy:
Image caption Toàn cảnh thủ đô Hungary bên dòng sông Danube

"Hai năm sau, ngày 5/11/1956 Serov, lãnh đạo KGB tại Hungary phái một lính bắn tỉa nấp sau tháp pháo chiến xa Nga đang phong tỏa sứ quán Nam Tư. Nhiệm vụ là hạ sát Imre Nagy nếu ló dạng. Thủ tướng Hungary có thói quen hóng mát vào buổi chiều. Vào lúc 15 giờ chiều một khuôn mặt với bộ râu xoắn tít với cặp kính tròn xuất hiện ở cửa sổ. Viên đạn bổ tan đầu, kẻ 'hóng mát' đổ ập xuống chết. Nhưng đấy không phải Imre Nagy. Lính Nga đã nhầm nhà ngoại giao Nam Tư Milovanov với Thủ tướng Hung. Hai người giống nhau như hai anh em.

Tito phản kháng. Khrushchev 'cạo' Giám đốc KGB một trận nhưng Serov tỏ ra khôn khéo hơn ở lần sau."

Sandor Kopácsi dũng cảm nói về việc việc hành quyết và giết không xét xử các binh lính, sĩ quan Liên Xô bị bắt làm tù binh trong nhà tù Trung tâm ở Budapest, trong trang 273.

Ông không để chủ nghĩa dân tộc và những lời diễn văn bóng bẩy của các lãnh đạo phương Tây mê hoặc. Ông vinh danh những sĩ quan Nga đã bị giết vì từ chối dùng xe tăng cán lên những người dân vô tội. Có thể đây là một trong những nguyên nhân cuốn sách của ông không tìm thấy vị trí ở Hungary?

"Ferenc, phụ trách canh giữ tù nhân trình cho tôi một báo cáo mới ghê sợ về việc hành quyết có tổ chức những binh sĩ và sĩ quan Nga tại nhà tù Trung tâm Budapest. Những người thực thi pháp luật Hung tìm thấy thiên đường trên trái đất: tuồn một gói thuốc lá cho một người tù binh Nga, họ đổi lấy hộp thuốc bằng vàng, nhẫn hay một đống tiền roubles. Chỉ một vài sĩ quan Nga bất hạnh biết rằng, họ chẳng còn cần bao lâu những đồ quý giá. Sau 48 tiếng, trong sân nhà tù cũ, tất cả tù binh Nga bị xả đạn liên thanh giết sạch.

"Ở mạn Bắc nơi tôi sinh, tôi cũng được biết kết cục bi thảm với nhiều sĩ quan Nga chỉ huy chiến xa. Đó là ngày 4/11/1956, trên đường Lillafured, chiến đoàn Nga hành quân vượt qua nhiều địa điểm chiếm giữ bởi những người nổi dậy. Đàn bà và trẻ em Alsohamor và Felsohamor đã nằm ra đường cản quân xa Nga. Những cố gắng xua đuổi bất thành. Sau khi tranh luận nội bộ, đoàn quân xa rút lui.
Image copyright caophongPHAM
Image caption Tượng Imre Nagy ở Budapest ngày nay

"Hai ngày sau, sĩ quan chỉ huy chiến đoàn cùng nhiều sĩ quan tùy viên bị xử bắn trong doanh trại Miskolc. Không nghi ngờ gì, vì họ đã không dùng xích xe tăng cán lên những trẻ em và phụ nữ. Sao không có một con đường mang tên 'Những phụ nữ và trẻ em Alsohamor và Felsohamor'? Đến bao giờ người ta mới biết tên những sĩ quan nhân hậu đã chết vì bảo vệ những người vô tội?"

Kopácsi cũng bị kết án chung thân khổ sai trong cùng phiên xử với Imre Nagy, dẫn tới việc hành quyết vội vã Thủ tướng hợp pháp Hungary, Bộ trưởng quốc phòng Pal Maléter và nhà báo Miklos Gimes ngày 16/06/1958. Phiên xử bí mật, bất minh mà ông là nhân chứng hiếm hoi, kể lại bằng những tình tiết xúc động, kết án những kẻ can tâm bán linh hồn cho quỷ.

Cùng với nhà báo Hungary Tibor Tados sinh sống tại Pháp, ông thuật lại chân thực, với tinh thần trách nhiệm thân phận con người một nước nhỏ trong tay đế quốc lớn với cuốn hồi ký chính trị xuất bản bằng tiếng Pháp "Nhân danh giai cấp công nhân".

"Ông bước ra khỏi phòng giam như bước ra sau một cuộc họp với nét mặt đăm chiêu. Ông gầy đi, nhưng vẫn là dáng vẻ ấy, dáng vẻ của một người nông dân hay một người thợ rèn 60 tuổi, vững chắc trong giai đoạn nhọc nhằn nhất của cuộc đời. Cặp kính tròn quen thuộc như mọi lần và ông quay lại nhìn tất cả chúng tôi. Ông gật đầu thân mật chào từng người. Sự có mặt của chúng tôi làm ông hài lòng.

Trong ánh mắt ông cũng chung suy nghĩ với tất cả: "Chúng đã làm gì với Géra Losonczy?"

Losonczy là Bộ trưởng Phủ thủ tướng, bị giết trước đó trong cùng nhà tù. Kopácsi có nghe thấy tiếng ông bị bóp cổ, hét lên: "Bọn giết người, lũ phát xít."

Tiếp tục lời kể về số phận Thủ tướng Hungary:

"Imre Nagy bị giải đi đầu, chúng tôi nối theo. Như mê lộ, với một đoàn rồng rắn binh lính. Bỗng tôi thoáng thấy một điều mà chắc khó ai trong đoàn tù nhận biết. Tôi bị giải đi ở vị trí thứ ba, sau là Tildy và Janosi. Tôi nhìn thấy cánh cửa một văn phòng hé ra. Bước thêm vài bước, tôi nhìn lại nơi cánh cửa khép hờ.

- Nhìn phía trước mày. Một trong những lính áp giải gào lên.

"Quá muộn. Tôi nhận ra dáng vẻ cao lớn và đôi kính đổi màu trên khuôn mặt đại tá Boris Shumilin, cố vấn đại diện phía Nga trong Bộ Nội Vụ Hungary. Đằng sau y là hai cái bóng. Quỷ tha ma bắt, nếu đó không phải là Ivan Serov, trùm KGB Liên Bang Xô viết với mái tóc bạch kim rủ trước trán và đôi mắt đại bàng xanh lạnh như thép. Yuri Andropov, thanh tra của Kremlin có phải là chiếc bóng thứ hai? Tôi không lạ nếu đó là Andropov. Mọi người nói với tôi là hắn đã quay lại. Dấu ấn tinh quái của y dễ nhận thấy ở giai đoạn cuối của cuộc bạo động. Chính y sử dụng chiến thuật "chén từng miếng", bằng việc chia cắt, lừa bắt dần từng cá nhân, bắt đầu bằng bắt Bộ trưởng Quốc phòng Pal Maléter.

    Tất cả chúng tôi đều bị khép tội tham gia một tổ chức bất hợp pháp, âm mưu sử dụng bạo lực nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hoà nhân dân Hungary
    Đại tá Sandor Kopacsi

"Cũng chính Andropov đã tự tay xóa yêu cầu của Hội đồng bộ trưởng Hung nêu vấn đề rút khỏi Hiệp ước Warsaw tuyên bố trung lập gửi Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu y muốn tận mắt nhìn đối thủ thất thế trên đường lên đoạn đầu đài.

"Tất cả chúng tôi đều bị khép tội tham gia một tổ chức bất hợp pháp, âm mưu sử dụng bạo lực nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hoà nhân dân Hungary.

Imre Nagy bị kết án phản quốc, Matéler và tôi kết án bạo loạn.

Ngay câu hỏi đầu tiên của chánh án đã có sự rắc rối.

- Nghề nghiệp?

Đứng thẳng, sửa cặp kính ngay ngắn, Nagy tuyên bố bình thản.

- Thủ tướng Cộng hoà Hungary.

Công tố viên sững sờ. Còn các 'hội thẩm nhân dân' nhấp nhổm.

Chánh án Rado sửa chữa 'lỗi lầm', quay về phía Công tố viên.

- 'Cựu' thủ tướng nước Cộng hoà.

Imre Nagy bỏ cặp kính xuống.
Image copyright Getty Images
Image caption Người dân Budapest nổi dậy chống lại Liên Xô năm 1956

- Không ngoài những gì tôi được biết. Việc bổ nhiệm ở vị trí này vào ngày 24/10/1956. Không một tổ chức chính thống nào phản đối việc bổ nhiệm này.

Chánh án Tối cao ấp úng không thốt được lời nào. Ông ta như muốn nói: đúng thế, nhưng làm gì nào? Đây không phải nơi tìm sự thật. Đây là nơi kết tội.

- Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này khi thời gian cho phép. Ông ta biện hộ và vặn lại Imre Nagy.

- Ông có biết rằng ông phạm tội không?

Nagy đeo kính lên, nhìn nghiêm khắc chánh án. Tiếng nói khàn khàn của ông sẽ còn đọng lại với những hồi ức về một trang mới của đất nước. Ông ngẩng cao đầu.

- Không! Tôi không phạm tội.

Họ nghĩ rằng có thể diễn kịch xử án với một thủ tướng như Nagy. Song Nagy đã từng trải qua các trò hành hạ kiểu đó.

Chánh án Rado cũng không may với Maléter.

- Nghề nghiệp

- Tổng tư lệnh quân đội quốc gia, Bộ trưởng quốc phòng Cộng hòa Hungary.

- Cựu Bộ trưởng Quốc phòng…

- Không! Đồng chí Imre Nagy, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Hungary chưa bao giờ bãi miễn tôi.

Người lính trẻ tươi cười nhìn thủ tướng già, Nagy vuốt râu hài lòng đáp lại.

Bẽ bàng chưa hết. Khi gọi Yochka Szilagyi lên vành móng ngựa, thay vì nêu danh tính, ông cất giọng rắn rỏi:

- Ông chánh án, tôi có hai câu hỏi. Câu thứ nhất, từ đầu phiên tòa đến giờ ông luôn nói 'bè lũ Imre Nagy-Losonczy'. Tôi muốn biết bạn tôi, đồng chí Géza Losonczy hiện ở đâu? Câu hỏi thứ hai, vợ tôi cùng ba con bị đầy sang Romania hiện nay ra sao?

Im lặng bao trùm đến nửa phút. Chánh án Rado há miệng, rồi lại mở nhiều lần mà không có lời nào thoát ra. Cuối cùng, vẫn điệp khúc:

- Những câu hỏi của bị cáo sẽ được đáp ứng khi thời gian cho phép. Ông biết tội của ông?

Yochka còn cao giọng hơn:

- Trong Đảng, chỉ có một kẻ phạm tội, một kẻ phản bội tên là Janos Kadar. Dựa vào lưỡi lê Đế quốc Liên Xô, hắn đã dìm trong máu cuộc cách mạng của dân tộc.

- Tại sao ông căm thù Liên Bang Xô Viết như thế?

- Không! Tôi yêu nước Nga, Ukraine, và bất kể dân tộc nào trong Liên Bang Xô Viết. Song tôi căm thù thể chế đế quốc dưới mặt nạ Marxism nô dịch và thực dân hóa thế giới này.

- Đấy là nhìn nhận cá nhân.

- Cả thế giới biết vậy.

- Toàn thế giới biết rằng Liên Xô là tổ quốc của những người lao động, do giai cấp công nhân lãnh đạo và quyền lực…

- Tôi lên án ông. Ông buộc phải nhai những câu như thế. Ông biết rằng, đời sống thợ thuyền trăm lần dễ chịu hơn trong một đất nước tự do, khi không phải quàng vào cổ ách độc tài Xô Viết.

Đó là thứ bảy ngày 14/06/1956. Lúc đó đã rất muộn. Nhân khi bồi thẩm đoàn họp, Imre Nagy quay lại với tôi với nét mặt như muốn nói một điều quan trọng:

- Sandor, tôi muốn nói với anh… Vợ tôi và tôi trong thời gian ở sứ quán Nam Tư rất quý con gái anh và Judith. Nếu gặp lại họ, hãy nói đơn giản nhé "Ông Imre ôm hôn cháu". Cháu lúc nào cũng gọi tôi là 'ông Imre ơi'.

Canh tù quay lại, Imre nói thêm:
Image copyright Cao Phong Pham
Image caption Mộ Imre Nagy tại nghĩa trang Budapest

- Ôm hôn hộ tôi vợ và con gái tôi nhé, được chứ gì? Hãy nói tôi yêu họ biết bao.

Đến hồi kết án.

-Tòa án Nhân dân! Đứng lên! Nhân danh giai cấp công nhân và tất cả những người lao động, Tòa tuyên án tử hình Imre Nagy, Pal Maléter, Miklos Gimes… Tòa cho phép bị can nói những câu cuối cùng.

Trước vành móng ngựa, Imre Nagy nói:

- Đã hai lần tôi ra tay cứu vớt danh dự của từ Xã hội Chủ nghĩa ở thung lũng sông Danube này: năm 1953 và 1956. Lần đầu tôi bị cầm tù bởi Rakosi, lần thứ hai bởi toàn bộ sức mạnh của Liên Xô. Trong phiên tòa mưu mô và hằn thù này, tôi buộc phải hiến thân cho những lý tưởng của tôi. Tôi hiến dâng tự nguyện cho lý tưởng đó.

Tất cả những việc các người muốn làm, chẳng đem lại điều gì. Tôi tin tưởng chắc chắn Lịch sử sẽ lên án việc thủ tiêu tôi. Chỉ một điều ghê tởm với tôi, nếu việc phục hồi danh dự của tôi được thực hiện bằng chính những kẻ đã giết tôi.

Pal Maléter nhìn tôi nghiêm khắc:

- Sandor, bạn còn cơ hội sống. Đừng quên! Hãy nhớ Tokol, doanh trại Sashalom, sứ quán Nga, Fo-utca… và những điều khác.

Chánh án cao giọng:

- Bị cáo Imre Nagy, ông có xin ân xá?

- Không, tôi không mong muốn điều đó.

Pal Maléter cũng nói tương tự.

Thứ Hai ngày 16/6/1956, Thủ tướng Imre Nagy, Bộ trưởng Quốc phòng của ông Pal Maléter cùng nhà báo Miklos Gimes bị treo cổ lúc 6h sáng trong sân trại nhỏ, Nhà tù Trung tâm.

Thông cáo báo chí cùng ngày viết giấy trắng, mực đen đã tử hình bốn người. Song Jozsef Szilagyi đã chết ba tháng trước đó.

Theo một nhân chứng, người Nga đã bắt Kadar phải hiện diện trong lúc hành quyết, cùng với tướng đội quân chiếm đóng Serov và đại tá Shumilin.

Kadar đã phải chứng kiến hai khoảnh khắc tồi tệ nhất cuộc đời.

Lần thứ nhất, Rakosi cũng bắt Kadar nhìn cảnh treo cổ Rajk, người bạn mà Kadar long trọng hứa sẽ cứu sống. Rajk trước khi chết đã thét vào mặt Kadar: "Janos, mày lừa tao!"

Biên bản có nói, các sĩ quan Nga chụp ảnh vụ hành quyết. Họ chụp từ cửa sổ bệnh viện, sau đó việc tráng phim giao cho các kỹ thuật viên an ninh Hungary. Những thước phim đó được chuyển đi đâu? Làm giầu cho kho tư liệu của Kremlin? Để làm bằng chứng trước những người Trung Hoa? Hay trong một chiếc hộp vô danh gửi đến Tito?

Thân thể những người bị hành quyết được chôn dưới những ngôi mộ vô danh, gác cẩn mật như gác tù. Không biết mật mã không biết mộ nào của ai.
Thoát khỏi media player
giúp đỡ với media player
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Hungary: Cuộc khởi nghĩa bất thành

Trong đêm cuối cuộc đời, tử tù được phép viết những dòng vĩnh biệt người thân. Imre Nagy thức suốt đêm viết. Pal Maléter cũng thế. Chỉ riêng Miklos Gimes thì từ chối đặc ân. Ông ngủ khì cả đêm, chỉ thức dậy lúc ban mai đi lên đoạn đầu đài.

Chẳng ai trong số những người thân nhận được dòng chữ nào của Imre Nagy và Pal Maléter.

Lời nói cuối cùng của Imre Nagy và Pal Maléter là:

- Tổ quốc Hungary độc lập và XHCN muôn năm!

Chúng tôi sáu người hy vọng cùng nhau tạo ra một chủ nghĩa xã hội nhân bản, có khuôn mặt người. Kẻ thứ bảy, Kadar, một mình lật ngược tất cả. Mọi chọi sáu. Đằng sau y là những chiến xa Nga. Trong thất vọng sâu thẳm này còn chỗ cho một hy vọng lẻ loi?"

'Vẫn mong ước Chủ nghĩa Xã hội'

Imre Nagy đến phút cuối cùng vẫn ước mong Chủ nghĩa Xã hội thành công ở Hungary.

Chủ nghĩa Xã hội nào? Ông liệu có ngây thơ và quá lý tưởng chính con đường dẫn ông đến đoạn đầu đài? Người cộng sản Tiệp Khắc, Julius Fucik (1903-1943) cũng đã viết "Con người ơi, hãy cảnh giác" trong tác phẩm "Viết dưới giá treo cổ".

Trong nhà tù phát xít, cuốn sách vẫn được hoàn thành. Trong nhà tù, lá thư tuyệt mệnh của Imre Nagy biến mất.

Sandor Kopácsi viết cụm từ 'Chủ nghĩa xã hội có bộ mặt người' năm 1979. Mười năm sau chế độ nhân danh giai cấp công nông sụp đổ và ông vẫn còn may mắn được chứng kiến ngày tàn của nó trên toàn châu Âu.

Sandor Kopácsi sau được ân xá năm 1963 và sang tỵ nạn tại Canada 1975. Ông mất năm 2001 tại Toronto. Một tấm biển đồng mang tên Sandor Kopácsi đã được gắn lên tường khu Corvin, tại Quận VIII Budapest.

Bản thảo Sandor Kopácsi viết bằng tiếng Hung. Trớ trêu nó thay không được ra mắt tại tổ quốc ông, mà xuất bản tại Pháp. Đó là một dấu hỏi, vì sao.

Sự thật không phải lúc nào cũng ngọt ngào ngay cả với Hungary hiện nay.

Các đoạn trích dịch từ bản tiếng Pháp đăng trong bài là bản dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris. Quý vị có thể đọc thêm các chuyên đề về sự kiện Hungary 1956 đã đăng trên các trang BBC tại đây.
( BBC )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm