Xe cán chó
Dân Pháp lười biếng?
Vào lúc nước Pháp đang trải qua khủng hoảng, đời sống khó khăn, thất nghiệp cao, tuần báo Le Point số ra cuối tháng Tư thực hiện một cuộc điều tra về chủ đề rất kiêng kỵ, thậm chí đụng chạm đến lòng tự hào dân tộc : Phải chăng dân Pháp lười biếng ?
Ngày 20/06/1848, tại Quốc hội Pháp, nhà văn – dân biểu Victor Hugo đã cảnh báo : Chế độ quân chủ sinh ra những kẻ ăn không ngồi rồi, còn nền cộng hòa thì tạo ra những kẻ lười biếng. Victor Hugo bày tỏ mối lo trong bối cảnh chế dộ Cộng hòa thành lập các công xưởng nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp ở Paris. Ông cho rằng, các loại việc thuộc lĩnh vực công cộng này sẽ làm cho một bộ phận dân chúng Pháp mất đi cái thú làm việc, mà cái sở thích này bao hàm nhân phẩm, lòng tự hào và tự trọng, sự lành mạnh của lương tâm.
Vậy, một thế kỷ rưỡi sau, tình hình nước Pháp ra sao ?
Cuối tháng Hai vừa qua, ông Maurice Taylor, tổng giám đốc tập đoàn sản xuất lốp xe hơi Titan của Mỹ, có cơ sở tại Pháp đã viết thư cho bộ trưởng Arnaud Montebourg, phụ trách năng suất và phục hồi kinh tế, phàn nàn là các lao động Pháp mỗi ngày, « dành một giờ để nghỉ giải lao và ăn trưa, thảo luận trong vòng ba giờ và làm việc có ba giờ. Tôi đã nói thẳng điều này với các công đoàn Pháp. Họ trả lời tôi rằng nước Pháp là như vậy ».
Tháng 11/2012, kinh tế gia Pier Carlo Padoan, thuộc tổ chức OCDE, nhận xét : « Cho dù tại Pháp, những người lao động có năng suất rất cao tính theo giờ làm việc, thế nhưng, họ không làm việc nhiều so với các nước khác trong OCDE ».
Những lời chỉ trích này, rất nhiều người Pháp chia sẻ, nhưng không bao giờ tự nhận mà luôn luôn cho rằng chỉ có kẻ khác lười biếng. Công bằng mà nói, do có nhiều khái niệm về thời gian làm việc, nên dẫn đến những tính toán khác nhau. Ví dụ, « thời gian làm việc bình thường », « thời gian làm việc pháp định », « thời gian làm việc được trả lương », « thời gian làm việc thực sự », hay « khối lượng giờ làm việc », « số giờ làm việc tính theo đầu người », v.v.
Theo tính toán của Viện Thống kê Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp – INSEE, tổng thời gian làm việc trung bình của dân Pháp trong năm 2009 là 1 444 giờ, còn theo OCDE là 1554 giờ và cơ quan thống kê châu Âu Eurostat đưa ra con số 1601 giờ.
Mặc dù phải thận trọng khi xem xét những số liệu thống kế, nhưng theo điều tra của tuần báo Le Point, nhìn trong tổng thế, tại Pháp, những người làm công ăn lương làm việc ít hơn so với các nước khác. Thời gian làm việc trung bình của dân Pháp là 1679 giờ mỗi năm, ít hơn dân Đức 225 giờ, Ý 134 giờ và Anh 177 giờ. Ngược lại, những nguời không làm công ăn lương thì có thời gian làm việc rất cao, so với các quốc gia trong Liên hiệp châu Âu : Pháp là 2453 giờ / năm, Anh 2016 giờ.
Điểm đáng chú ý khác là nước Pháp có nhịp độ giảm giờ làm rất nhanh. Thời Victor Hugo, dân Pháp làm việc 4500 giờ mỗi năm. Đến năm 1900, con số này giảm xuống còn 3000 giờ, tức là mỗi tuần làm việc 70 giờ và hiện nay là 35 giờ mỗi tuần.
Có hai nguyên nhân chính : Dân Pháp có quá nhiều ngày nghỉ, đủ các loại và thứ hai là số ngày nghỉ ốm. Một trong những lập luận được đưa ra để giải thích việc dân Pháp làm việc ít hơn, đó là vì họ có năng suất lao động cao hơn mức trung bình châu Âu. Thế nhưng, một số chuyên gia kinh tế nói thẳng : "Là người, ai chẳng thích đi chơi, nghỉ ngơi, nhàn hạ. Nếu đây thực sự là giấc mơ tập thể, thì đừng nên hy vọng tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và cải thiện sức mua".
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Dân Pháp lười biếng?
Vào lúc nước Pháp đang trải qua khủng hoảng, đời sống khó khăn, thất nghiệp cao, tuần báo Le Point số ra cuối tháng Tư thực hiện một cuộc điều tra về chủ đề rất kiêng kỵ, thậm chí đụng chạm đến lòng tự hào dân tộc : Phải chăng dân Pháp lười biếng ?
Ngày 20/06/1848, tại Quốc hội Pháp, nhà văn – dân biểu Victor Hugo đã cảnh báo : Chế độ quân chủ sinh ra những kẻ ăn không ngồi rồi, còn nền cộng hòa thì tạo ra những kẻ lười biếng. Victor Hugo bày tỏ mối lo trong bối cảnh chế dộ Cộng hòa thành lập các công xưởng nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp ở Paris. Ông cho rằng, các loại việc thuộc lĩnh vực công cộng này sẽ làm cho một bộ phận dân chúng Pháp mất đi cái thú làm việc, mà cái sở thích này bao hàm nhân phẩm, lòng tự hào và tự trọng, sự lành mạnh của lương tâm.
Vậy, một thế kỷ rưỡi sau, tình hình nước Pháp ra sao ?
Cuối tháng Hai vừa qua, ông Maurice Taylor, tổng giám đốc tập đoàn sản xuất lốp xe hơi Titan của Mỹ, có cơ sở tại Pháp đã viết thư cho bộ trưởng Arnaud Montebourg, phụ trách năng suất và phục hồi kinh tế, phàn nàn là các lao động Pháp mỗi ngày, « dành một giờ để nghỉ giải lao và ăn trưa, thảo luận trong vòng ba giờ và làm việc có ba giờ. Tôi đã nói thẳng điều này với các công đoàn Pháp. Họ trả lời tôi rằng nước Pháp là như vậy ».
Tháng 11/2012, kinh tế gia Pier Carlo Padoan, thuộc tổ chức OCDE, nhận xét : « Cho dù tại Pháp, những người lao động có năng suất rất cao tính theo giờ làm việc, thế nhưng, họ không làm việc nhiều so với các nước khác trong OCDE ».
Những lời chỉ trích này, rất nhiều người Pháp chia sẻ, nhưng không bao giờ tự nhận mà luôn luôn cho rằng chỉ có kẻ khác lười biếng. Công bằng mà nói, do có nhiều khái niệm về thời gian làm việc, nên dẫn đến những tính toán khác nhau. Ví dụ, « thời gian làm việc bình thường », « thời gian làm việc pháp định », « thời gian làm việc được trả lương », « thời gian làm việc thực sự », hay « khối lượng giờ làm việc », « số giờ làm việc tính theo đầu người », v.v.
Theo tính toán của Viện Thống kê Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp – INSEE, tổng thời gian làm việc trung bình của dân Pháp trong năm 2009 là 1 444 giờ, còn theo OCDE là 1554 giờ và cơ quan thống kê châu Âu Eurostat đưa ra con số 1601 giờ.
Mặc dù phải thận trọng khi xem xét những số liệu thống kế, nhưng theo điều tra của tuần báo Le Point, nhìn trong tổng thế, tại Pháp, những người làm công ăn lương làm việc ít hơn so với các nước khác. Thời gian làm việc trung bình của dân Pháp là 1679 giờ mỗi năm, ít hơn dân Đức 225 giờ, Ý 134 giờ và Anh 177 giờ. Ngược lại, những nguời không làm công ăn lương thì có thời gian làm việc rất cao, so với các quốc gia trong Liên hiệp châu Âu : Pháp là 2453 giờ / năm, Anh 2016 giờ.
Điểm đáng chú ý khác là nước Pháp có nhịp độ giảm giờ làm rất nhanh. Thời Victor Hugo, dân Pháp làm việc 4500 giờ mỗi năm. Đến năm 1900, con số này giảm xuống còn 3000 giờ, tức là mỗi tuần làm việc 70 giờ và hiện nay là 35 giờ mỗi tuần.
Có hai nguyên nhân chính : Dân Pháp có quá nhiều ngày nghỉ, đủ các loại và thứ hai là số ngày nghỉ ốm. Một trong những lập luận được đưa ra để giải thích việc dân Pháp làm việc ít hơn, đó là vì họ có năng suất lao động cao hơn mức trung bình châu Âu. Thế nhưng, một số chuyên gia kinh tế nói thẳng : "Là người, ai chẳng thích đi chơi, nghỉ ngơi, nhàn hạ. Nếu đây thực sự là giấc mơ tập thể, thì đừng nên hy vọng tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và cải thiện sức mua".
RFI