Kinh Khổ
Đến Giờ Này, Người Ta Vẫn Nghĩ Như Dzậy : Ông Clinton: 20 năm trước, người ta nghĩ chúng tôi điên
Buổi lễ trang trọng kỷ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ và 20 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN tổ chức tối nay với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Buổi lễ trang trọng kỷ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ và 20 năm quan hệ
ngoại giao Việt - Mỹ được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN tổ chức tối nay với
sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cựu
Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Ông Clinton mong chờ chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư
Buổi lễ có đến hơn 1.000 quan khách là các đại sứ, cán bộ ngoại giao các
nước tại VN. Các cựu Đại sứ Mỹ tại VN, ông Pete Peterson và ông Michael
Michalak, và đặc biệt là Đại biện lâm thời đầu tiên, ông Desaix
Anderson cũng có mặt.
Nội dung được mong chờ nhất của buổi lễ là bài phát biểu của cựu Tổng
thống Bill Clinton, người cách đây 20 năm đã ra tuyên bố lịch sử bình
thường hóa quan hệ ngoại giao giữa VN và Mỹ.
Lễ kỷ niệm được bắt đầu bằng Quốc ca Việt Nam do Đội hợp xướng Hy vọng
của những thành viên khuyết tật trình bày, và Quốc ca Mỹ do một nữ sĩ
quan Mỹ trình bày trên nền nghi lễ rước cờ của Đội cờ thuộc đơn vị thủy
quân lục chiến đang bảo vệ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Đội cờ của đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đang bảo vệ ĐSQ tại Hà Nội
Cựu Tổng thống Bill Clinton, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Đại sứ Ted
Osius và bạn đời lắng nghe Đội hợp xướng Hy vọng trình bày Quốc ca VN
20 năm như một khoảnh khắc
Người phát biểu đầu tiên là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh. Ông nhấn mạnh nhân dân VN chia sẻ niềm vui với nhân dân Mỹ
trong ngày Quốc khánh trọng đại.
"Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ đã đề cao tư tưởng tự do, bình đẳng và
mưu cầu hạnh phúc, mà nhân dân VN cũng như các dân tộc khát khao hòa
bình, tự do đều chia sẻ. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng
tôi đã trân trọng trích dẫn tư tưởng đó trong Tuyên ngôn Độc lập của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và điều đáng nhớ trong lịch sử hai nước
là ở buổi lễ độc lập đầu tiên của VN, các bạn Hoa Kỳ là những vị khách
nước ngoài đầu tiên có mặt để chia vui với nhân dân VN", Phó Thủ tướng
nói.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Ông nhấn mạnh sự đặc biệt của buổi lễ hôm nay là sự có mặt của cựu Tổng
thống Bill Clinton, người đã quyết định dỡ bỏ cấm vận VN ngày 3/2/1994
và sau đó tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với VN ngày 2/7/1995,
đồng thời là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam độc lập và
thống nhất, mở ra trang sử mới hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
"Xin cảm ơn ngài đã vượt vạn dặm xa xôi để đến tham dự sự kiện quan trọng này", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.
Quan hệ Việt-Mỹ phù hợp lợi ích chung của khu vực
Ông cũng nhận định: Trong lịch sử bang giao của hai dân tộc, 20 năm chỉ
như một khoảnh khắc, nhưng trong khoảng thời gian ngắn đó, quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ đã đạt được những bước tiến ấn tượng.
"Với tư duy luôn tiến về phía trước, hai nước đã và đang nỗ lực rất
nhiều để vượt lên trên quá khứ, định hình quan hệ tương lai. Đến nay VN
đã trở thành nước đứng đầu trong ASEAN về xuất khẩu vào Mỹ, còn Mỹ là
nhà đầu tư lớn thứ 7 tại VN".
Phó Thủ tướng tin rằng hòa bình, thịnh vượng ở khu vực có nhiều điều
kiện được duy trì hơn khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thuận
lợi. Quan hệ này cũng phù hợp với lợi ích chung của tất cả các nước
trong khu vực.
Chấp nhận nhau, chúng ta đều được giải phóng
Đại sứ Mỹ Ted Osius giới thiệu cựu Tổng thống Bill Clinton lên phát biểu
với tư cách người đã có "can đảm và tầm nhìn để dẫn dắt những nỗ lực
của cả hai đảng" trong việc bình thường hóa quan hệ với VN.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton
Ông Bill Clinton bước lên bục trong tiếng vỗ tay vang dội của quan
khách. Vị cựu Tổng thống trước hết chia sẻ sự xúc động khi nghe hai bài
Quốc ca trong buổi lễ.
"Việc bình thường hóa quan hệ với VN đối với tôi vừa có lý do cá nhân,
vừa mang ý nghĩa địa chính trị chiến lược, là một trong những việc quan
trọng nhất tôi làm được trong nhiệm kỳ của mình", ông Bill Clinton khẳng
định.
Theo ông, trong tình bạn giữa Mỹ và Việt Nam, Mỹ là người "được nhiều
hơn". Ông lấy ví dụ cựu Đại sứ Pete Peterson, không chỉ là vị Đại sứ đầu
tiên của Mỹ ở VN mà còn lấy vợ Việt Nam và đến hôm nay vẫn tiếp tục các
công việc hợp tác và giúp đỡ VN.
"Câu chuyện này rất có ý nghĩa, vì 20 năm trước, nói chuyện bình thường
hóa quan hệ với VN với một thế hệ như của tôi là rất khó khăn. Người Mỹ
lúc đó đều biết một ai đó bỏ mạng hoặc bị thương ở chiến trường VN. Lúc
đó người ta đã nghĩ chúng tôi điên rồ", cựu Tổng thống tâm sự.
"Nhưng khi những người VN chấp nhận chúng tôi, và chúng tôi chấp nhận VN, cả hai chúng ta đều được giải phóng".
Ông Bill Clinton nhắc đến công lao của những người lúc đó đã góp phần
làm cho ý định bình thường hóa quan hệ giữa hai nước thành sự thật:
Thượng nghị sĩ John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain và nhiều người
khác, những người "đã được giải phóng".
Ông kể: "Khi tôi trở lại VN và thăm thực địa nơi những người Mỹ và VN
cùng tìm kiếm dấu tích một phi công Mỹ rơi trong chiến tranh VN, có cả
con của phi công đó. Họ còn bé khi người cha hy sinh, giờ đây, nhìn
những người VN lội bùn tìm kiếm từng mảnh xương của cha mình, họ không
cầm được nước mắt. Hillary đứng cạnh tôi cũng nói lần đầu tiên bà ấy
chứng kiến một việc như vậy".
Hy vọng TPP được ủng hộ
Các lĩnh vực hợp tác khác cũng khiến ông Clinton ấn tượng: học bổng
Fulbright cho VN đến nay đã giúp hàng chục nghìn sinh viên VN học tập ở
các trường ĐH Mỹ, trong đó có bản thân Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh;
chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright được nâng cấp thành ĐH
Fulbright, ĐH tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên ở VN; thương mại song
phương hiện đạt 35 tỉ USD, VN là nước ASEAN xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ;
triển vọng sớm đàm phán thành công Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình
Dương (TPP)...
"Tôi hy vọng TPP của Tổng thống Obama nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng
như tôi đã nhận được với quyết định bình thường hóa quan hệ với VN 20
năm trước", ông Bill Clinton nói.
Cựu Tổng thống cũng đề cập đến sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong
việc đảm bảo an ninh khu vực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình: "Mỗi quốc gia trong khu vực đều phải được đối xử công bằng,
được đảm bảo các quyền, và cám ơn VN đã kêu gọi Mỹ ủng hộ cách tiếp cận
này".
Ông cũng bày tỏ hy vọng chuyến thăm tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đến Mỹ sẽ đạt được kết quả tốt đẹp, người Mỹ sẽ hiểu nhiều hơn về
đất nước và con người VN.
"Chúng ta, thay vì trả đũa, hãy nắm tay nhau, tiếp cận với nhau không
phải bằng những nắm đấm mà bằng những vòng tay mở rộng", ông Clinton dẫn
lại câu nói của Thượng nghị sĩ James William Fulbright, người thầy của
mình, để kết thúc bài phát biểu.
Bài và ảnh: Chung Hoàng
(VNN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Đến Giờ Này, Người Ta Vẫn Nghĩ Như Dzậy : Ông Clinton: 20 năm trước, người ta nghĩ chúng tôi điên
Buổi lễ trang trọng kỷ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ và 20 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN tổ chức tối nay với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Buổi lễ trang trọng kỷ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ và 20 năm quan hệ
ngoại giao Việt - Mỹ được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN tổ chức tối nay với
sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cựu
Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Ông Clinton mong chờ chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư
Buổi lễ có đến hơn 1.000 quan khách là các đại sứ, cán bộ ngoại giao các
nước tại VN. Các cựu Đại sứ Mỹ tại VN, ông Pete Peterson và ông Michael
Michalak, và đặc biệt là Đại biện lâm thời đầu tiên, ông Desaix
Anderson cũng có mặt.
Nội dung được mong chờ nhất của buổi lễ là bài phát biểu của cựu Tổng
thống Bill Clinton, người cách đây 20 năm đã ra tuyên bố lịch sử bình
thường hóa quan hệ ngoại giao giữa VN và Mỹ.
Lễ kỷ niệm được bắt đầu bằng Quốc ca Việt Nam do Đội hợp xướng Hy vọng
của những thành viên khuyết tật trình bày, và Quốc ca Mỹ do một nữ sĩ
quan Mỹ trình bày trên nền nghi lễ rước cờ của Đội cờ thuộc đơn vị thủy
quân lục chiến đang bảo vệ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Đội cờ của đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đang bảo vệ ĐSQ tại Hà Nội
Cựu Tổng thống Bill Clinton, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Đại sứ Ted
Osius và bạn đời lắng nghe Đội hợp xướng Hy vọng trình bày Quốc ca VN
20 năm như một khoảnh khắc
Người phát biểu đầu tiên là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh. Ông nhấn mạnh nhân dân VN chia sẻ niềm vui với nhân dân Mỹ
trong ngày Quốc khánh trọng đại.
"Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ đã đề cao tư tưởng tự do, bình đẳng và
mưu cầu hạnh phúc, mà nhân dân VN cũng như các dân tộc khát khao hòa
bình, tự do đều chia sẻ. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng
tôi đã trân trọng trích dẫn tư tưởng đó trong Tuyên ngôn Độc lập của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và điều đáng nhớ trong lịch sử hai nước
là ở buổi lễ độc lập đầu tiên của VN, các bạn Hoa Kỳ là những vị khách
nước ngoài đầu tiên có mặt để chia vui với nhân dân VN", Phó Thủ tướng
nói.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Ông nhấn mạnh sự đặc biệt của buổi lễ hôm nay là sự có mặt của cựu Tổng
thống Bill Clinton, người đã quyết định dỡ bỏ cấm vận VN ngày 3/2/1994
và sau đó tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với VN ngày 2/7/1995,
đồng thời là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam độc lập và
thống nhất, mở ra trang sử mới hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
"Xin cảm ơn ngài đã vượt vạn dặm xa xôi để đến tham dự sự kiện quan trọng này", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.
Quan hệ Việt-Mỹ phù hợp lợi ích chung của khu vực
Ông cũng nhận định: Trong lịch sử bang giao của hai dân tộc, 20 năm chỉ
như một khoảnh khắc, nhưng trong khoảng thời gian ngắn đó, quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ đã đạt được những bước tiến ấn tượng.
"Với tư duy luôn tiến về phía trước, hai nước đã và đang nỗ lực rất
nhiều để vượt lên trên quá khứ, định hình quan hệ tương lai. Đến nay VN
đã trở thành nước đứng đầu trong ASEAN về xuất khẩu vào Mỹ, còn Mỹ là
nhà đầu tư lớn thứ 7 tại VN".
Phó Thủ tướng tin rằng hòa bình, thịnh vượng ở khu vực có nhiều điều
kiện được duy trì hơn khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thuận
lợi. Quan hệ này cũng phù hợp với lợi ích chung của tất cả các nước
trong khu vực.
Chấp nhận nhau, chúng ta đều được giải phóng
Đại sứ Mỹ Ted Osius giới thiệu cựu Tổng thống Bill Clinton lên phát biểu
với tư cách người đã có "can đảm và tầm nhìn để dẫn dắt những nỗ lực
của cả hai đảng" trong việc bình thường hóa quan hệ với VN.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton
Ông Bill Clinton bước lên bục trong tiếng vỗ tay vang dội của quan
khách. Vị cựu Tổng thống trước hết chia sẻ sự xúc động khi nghe hai bài
Quốc ca trong buổi lễ.
"Việc bình thường hóa quan hệ với VN đối với tôi vừa có lý do cá nhân,
vừa mang ý nghĩa địa chính trị chiến lược, là một trong những việc quan
trọng nhất tôi làm được trong nhiệm kỳ của mình", ông Bill Clinton khẳng
định.
Theo ông, trong tình bạn giữa Mỹ và Việt Nam, Mỹ là người "được nhiều
hơn". Ông lấy ví dụ cựu Đại sứ Pete Peterson, không chỉ là vị Đại sứ đầu
tiên của Mỹ ở VN mà còn lấy vợ Việt Nam và đến hôm nay vẫn tiếp tục các
công việc hợp tác và giúp đỡ VN.
"Câu chuyện này rất có ý nghĩa, vì 20 năm trước, nói chuyện bình thường
hóa quan hệ với VN với một thế hệ như của tôi là rất khó khăn. Người Mỹ
lúc đó đều biết một ai đó bỏ mạng hoặc bị thương ở chiến trường VN. Lúc
đó người ta đã nghĩ chúng tôi điên rồ", cựu Tổng thống tâm sự.
"Nhưng khi những người VN chấp nhận chúng tôi, và chúng tôi chấp nhận VN, cả hai chúng ta đều được giải phóng".
Ông Bill Clinton nhắc đến công lao của những người lúc đó đã góp phần
làm cho ý định bình thường hóa quan hệ giữa hai nước thành sự thật:
Thượng nghị sĩ John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain và nhiều người
khác, những người "đã được giải phóng".
Ông kể: "Khi tôi trở lại VN và thăm thực địa nơi những người Mỹ và VN
cùng tìm kiếm dấu tích một phi công Mỹ rơi trong chiến tranh VN, có cả
con của phi công đó. Họ còn bé khi người cha hy sinh, giờ đây, nhìn
những người VN lội bùn tìm kiếm từng mảnh xương của cha mình, họ không
cầm được nước mắt. Hillary đứng cạnh tôi cũng nói lần đầu tiên bà ấy
chứng kiến một việc như vậy".
Hy vọng TPP được ủng hộ
Các lĩnh vực hợp tác khác cũng khiến ông Clinton ấn tượng: học bổng
Fulbright cho VN đến nay đã giúp hàng chục nghìn sinh viên VN học tập ở
các trường ĐH Mỹ, trong đó có bản thân Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh;
chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright được nâng cấp thành ĐH
Fulbright, ĐH tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên ở VN; thương mại song
phương hiện đạt 35 tỉ USD, VN là nước ASEAN xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ;
triển vọng sớm đàm phán thành công Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình
Dương (TPP)...
"Tôi hy vọng TPP của Tổng thống Obama nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng
như tôi đã nhận được với quyết định bình thường hóa quan hệ với VN 20
năm trước", ông Bill Clinton nói.
Cựu Tổng thống cũng đề cập đến sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong
việc đảm bảo an ninh khu vực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình: "Mỗi quốc gia trong khu vực đều phải được đối xử công bằng,
được đảm bảo các quyền, và cám ơn VN đã kêu gọi Mỹ ủng hộ cách tiếp cận
này".
Ông cũng bày tỏ hy vọng chuyến thăm tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đến Mỹ sẽ đạt được kết quả tốt đẹp, người Mỹ sẽ hiểu nhiều hơn về
đất nước và con người VN.
"Chúng ta, thay vì trả đũa, hãy nắm tay nhau, tiếp cận với nhau không
phải bằng những nắm đấm mà bằng những vòng tay mở rộng", ông Clinton dẫn
lại câu nói của Thượng nghị sĩ James William Fulbright, người thầy của
mình, để kết thúc bài phát biểu.
Bài và ảnh: Chung Hoàng
(VNN)