Đoạn Đường Chiến Binh

Di Sản Hồ Chí Minh: Ngậm ngùi ngậm ngải tìm trầm.

Vụ sát hại 5 phu trầm vừa qua tại Quảng Bình đã gây chấn động dư luận. Nhưng không phải bây giờ, mà từ rất lâu, những phu trầm đã luôn phải đối mặt với cay đắng, chết chóc và lầm than.

Vụ sát hại 5 phu trầm vừa qua tại Quảng Bình đã gây chấn động dư luận. Nhưng không phải bây giờ, mà từ rất lâu, những phu trầm đã luôn phải đối mặt với cay đắng, chết chóc và lầm than. 

 

 

KINH HÃI MỘT CHUYẾN "ĐẠP CỘI"

 

Cây trầm và chuyện đi trầm ở Quảng Bình hay trên dải đất miền Trung có lẽ bắt đầu vào những năm 80 của thế kỷ trước và tồn tại cho đến bây giờ. Người dân các tỉnh bắc miền Trung gọi những người đi tìm trầm là “dân cội” hay “đạp cội” (cội theo tiếng địa phương là gốc, đạp được hiểu là đi tìm; nôm na là đi tìm gốc trầm).

 

Tôi ngồi với Phương "mọt" trên cầu Trung Quán bắc qua sông Kiến Giang ở vùng quê lúa Quảng Ninh (Quảng Bình). Nhìn lên hướng Tây, dọc theo chiều con sông chảy là dãy Trường Sơn hùng vĩ với những dãy núi lô xô hết tầm mắt. Phương "mọt" vốn học cùng tôi thời cấp 3, sau đó đi học một trường chuyên nghiệp ở Hà Nội. Mấy năm sau ra trường, vác hồ sơ đi xin việc cả trăm lần, chẳng lần nào được. Rốt cuộc, Phương “mọt” xin mấy người cùng làng đi trầm và cứ lận đận cho tới bây giờ.

"Hồi đó, bằng sự nhiệt tình của thằng bạn giới thiệu với hội trầm và với lý lịch trích ngang khá "đẹp mắt": cao 1m70, nặng 60 ký, nhị đẳng karate..., tôi được hội trầm chấp nhận và đoàn trưởng Nhường “cà đậu” đồng ý",  Phương “mọt” bắt đầu câu chuyện.

Nhường “cà đậu” vốn là lính chiến trường. Anh ta nói với tôi (Phương “mọt”): “Đi trầm bây giờ người đi nhiều mà trầm lại khan hiếm, cái chết luôn kề bên, phải có gan, có kỷ luật và biết chuyển bại thành thắng”.

 

 


"Dân cội" luôn đối đầu với hiểm nguy từ rừng thẳm

Hội trầm có 6 người, tôi là tân binh, còn lại là “lính chiến” hết. Hành trang chuẩn bị trước lúc lên đường của mỗi người là một ba lô 20kg gạo cùng thực phẩm mang theo gồm cá khô, mỡ heo đóng chai, muối, đường, thuốc men... và đặc biệt một công cụ không thể thiếu là chiếc cúp (còn gọi là búa, lưỡi búa để chặt; phía trên dẹt dùng để đào thay xẻng) sắc bén.

Buổi chiều, tất cả tập trung tại nhà đoàn trưởng cúng lễ đất trời. Sáng hôm sau lên đường. Chúng tôi lên tàu tại ga Đồng Hới và xuống ga Hương Khê (Hà Tĩnh), đi bộ theo đường tuyến một ngày mới đến cửa rừng.

Trời bắt đầu mưa, đường trơn như đổ mỡ. Con đường nhỏ xíu cheo leo, có chỗ chỉ đặt vừa lòng bàn chân, một bên là thác nước ầm ầm réo. Sẩy chân coi như khỏi ân hận. Khó khăn đầu tiên gặp phải là đám vắt rừng. Vắt đen thì không đáng sợ, chỉ lấy que gạt chúng mà đi, lũ vắt xanh mới khiếp, cứ nhè chỗ kín mà cắn, nhức buốt, máu chảy mãi.

Những cú trượt chân đo ván làm cho toàn thân tôi bắt đầu mỏi nhừ, đau ê ẩm cùng với các vết bầm trượt toé máu. Lâu lâu, thấy hai bên đường ẩn hiện một vài ngôi mộ đắp bằng đá xanh của những người đi trầm đã bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc. Những lúc đó, cả đoàn dừng lại thắp hương khấn vái rồi tiếp tục lên đường.

Ròng rã bốn ngày trời, chúng tôi đến được biên giới Việt -Lào. Tiếp tục đi sâu vào đất Lào thêm bốn ngày đường nữa, đoàn trưởng Nhường hạ lệnh dừng chân đóng quân bên cạnh một con suối nhỏ. Tất cả bắt tay vào làm lán trại, lán làm theo kiểu kê sàn, mái lợp bằng nilon mang theo.

 Trong lúc chúng tôi làm lán thì đoàn trưởng chọn nơi đặt bàn thờ, làm lễ cúng mệ (theo quan niệm đó là người cai quản rừng núi), cầu mong mệ cho gặp nhiều may mắn, đi đến nơi về đến chốn. Tôi chợt thoáng nghĩ về những ngôi mộ nằm đơn lẻ giữa rừng già với một thoáng rùng mình.

Ngày thứ ba, tôi được tham gia đi đạp cội (tìm trầm) với Nhường. Cả đoàn chia ra ba hướng. Hai chúng tôi len lỏi giữa rừng, thỉnh thoảng gặp những cây trầm đã bị băm nát, đào đến tận gốc rễ chỉ còn vương vãi cành. Đến quá trưa, Nhường "cà đậu" bắt gặp một cây to chừng một người ôm.

Nhường chặt (nêm) vào gốc và chỉ dẫn: “Chú nêm vào gốc xem vết dầu chạy (vết dầu còn gọi là cọng) để đoán biết cây trầm này có đóng trầm hay chưa”. Cả hai cùng đốn hạ cây trầm. Tiếng cây đổ ầm ào như một cơn lốc đi qua kéo theo hàng chục cây rừng lớn nhỏ khác cùng đổ rạp xuống.

Nhường “cà đậu” bảo: “Chú nêm vào cây thấy có vết dầu hình tròn, đó là cọng, tiếp tục nêm theo cọng khi thấy tia dầu ở thớ gỗ từ hồng nhạt đến đen đậm là dừng lại, nêm ở đầu kia cũng thấy như thế có nghĩa là trầm rồi đấy, gọi là trai, tiếp tục dùng búa chặt lấy cả đoạn thân (gọi là co) dầu đấy là được". Hai tay tôi phồng rộp, nhưng không có cảm giác đau đớn gì, gần tối hai anh em lấy được tới bảy tám “co” bỏ tất cả vào ba lô rồi về.

 

 


Gạn trầm

Mấy hôm sau, hàng ít, tôi và Nhường “cà đậu” quyết định hướng mới. Sau khi ăn sáng xong, cả hai vác búa theo hướng mặt trời mọc mà đi. Hết buổi sáng sang buổi chiều, nghe bụng đói cồn cào nhưng ai cũng cố gắng. Xế chiều, không phát hiện được cây trầm nào, Nhường và tôi quay về. Đang đi, Nhường đột nhiên dừng lại, ngó nghiêng rồi trèo lên một cây cao nhìn tới nhìn lui. Lát sau, anh ta tụt nhanh xuống nói nhỏ: Bỏ mẹ, lạc rồi!

Sau đó, Nhường hối hả bứt dây rừng tìm lối ra. Tôi hốt hoảng bám theo. Cả hai cứ đi dúi dụi không kể gai rừng đang cào xé. Khi gặp được một con suối nhỏ, chúng tôi mới dừng lại chặt lá cọ làm tạm một chiếc lán nhỏ.

 

 

 

Hai hôm liền, chúng tôi vật lộn tìm đường về lán nhưng đến chiều tối lại về chính nơi xuất phát. Bơ phờ, mệt mỏi nhưng bản năng sống của con người làm chúng tôi cứ đi như những kẻ loạn trí. Thức ăn cũng chỉ vài cây chuối nhỏ may mắn gặp được.

Tôi nhóm lửa, còn Nhường cầm chiếc bi - đông ra lấy nước, khi về tay cầm theo mấy cây chuối nhỏ. Nhường đẩy chiếc bi - đông vào bếp củi rồi bóc chuối lấy lõi non nhai ngấu nghiến. Tôi cũng làm theo, có lẽ vì đói, mệt nên thấy ngon ngọt. Bóng đêm sập xuống giữa rừng khá nhanh.

Mấy hôm đầu còn sức, hai anh em chặt những cây cây cọ thấp ngang tầm người, bóc lấy nõn non ở ngọn cây để ăn. Thấy ngon, ngọt, thơm và béo như cùi dừa. Sau đó, không còn sức để chặt cây nữa. Một lần cắt chéo qua sườn núi, tôi phát hiện một lưỡi cúp nằm hoen rỉ, cán đã bị mối ăn nát và một hình người bị mối đùn phủ kín. Có lẽ đó là một xác người do lạc rừng hay bị thú rừng hại mà vĩnh viễn chôn xác nơi này.

Chúng tôi đứng ngậm ngùi đôi phút rồi lại tiếp “xé” rừng tìm đường về. Đến ngày thứ tư, hai anh em mới tìm về được lán trong đói lả kinh hoàng!

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/24/24/108798/Default.aspx

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Di Sản Hồ Chí Minh: Ngậm ngùi ngậm ngải tìm trầm.

Vụ sát hại 5 phu trầm vừa qua tại Quảng Bình đã gây chấn động dư luận. Nhưng không phải bây giờ, mà từ rất lâu, những phu trầm đã luôn phải đối mặt với cay đắng, chết chóc và lầm than.

Vụ sát hại 5 phu trầm vừa qua tại Quảng Bình đã gây chấn động dư luận. Nhưng không phải bây giờ, mà từ rất lâu, những phu trầm đã luôn phải đối mặt với cay đắng, chết chóc và lầm than. 

 

 

KINH HÃI MỘT CHUYẾN "ĐẠP CỘI"

 

Cây trầm và chuyện đi trầm ở Quảng Bình hay trên dải đất miền Trung có lẽ bắt đầu vào những năm 80 của thế kỷ trước và tồn tại cho đến bây giờ. Người dân các tỉnh bắc miền Trung gọi những người đi tìm trầm là “dân cội” hay “đạp cội” (cội theo tiếng địa phương là gốc, đạp được hiểu là đi tìm; nôm na là đi tìm gốc trầm).

 

Tôi ngồi với Phương "mọt" trên cầu Trung Quán bắc qua sông Kiến Giang ở vùng quê lúa Quảng Ninh (Quảng Bình). Nhìn lên hướng Tây, dọc theo chiều con sông chảy là dãy Trường Sơn hùng vĩ với những dãy núi lô xô hết tầm mắt. Phương "mọt" vốn học cùng tôi thời cấp 3, sau đó đi học một trường chuyên nghiệp ở Hà Nội. Mấy năm sau ra trường, vác hồ sơ đi xin việc cả trăm lần, chẳng lần nào được. Rốt cuộc, Phương “mọt” xin mấy người cùng làng đi trầm và cứ lận đận cho tới bây giờ.

"Hồi đó, bằng sự nhiệt tình của thằng bạn giới thiệu với hội trầm và với lý lịch trích ngang khá "đẹp mắt": cao 1m70, nặng 60 ký, nhị đẳng karate..., tôi được hội trầm chấp nhận và đoàn trưởng Nhường “cà đậu” đồng ý",  Phương “mọt” bắt đầu câu chuyện.

Nhường “cà đậu” vốn là lính chiến trường. Anh ta nói với tôi (Phương “mọt”): “Đi trầm bây giờ người đi nhiều mà trầm lại khan hiếm, cái chết luôn kề bên, phải có gan, có kỷ luật và biết chuyển bại thành thắng”.

 

 


"Dân cội" luôn đối đầu với hiểm nguy từ rừng thẳm

Hội trầm có 6 người, tôi là tân binh, còn lại là “lính chiến” hết. Hành trang chuẩn bị trước lúc lên đường của mỗi người là một ba lô 20kg gạo cùng thực phẩm mang theo gồm cá khô, mỡ heo đóng chai, muối, đường, thuốc men... và đặc biệt một công cụ không thể thiếu là chiếc cúp (còn gọi là búa, lưỡi búa để chặt; phía trên dẹt dùng để đào thay xẻng) sắc bén.

Buổi chiều, tất cả tập trung tại nhà đoàn trưởng cúng lễ đất trời. Sáng hôm sau lên đường. Chúng tôi lên tàu tại ga Đồng Hới và xuống ga Hương Khê (Hà Tĩnh), đi bộ theo đường tuyến một ngày mới đến cửa rừng.

Trời bắt đầu mưa, đường trơn như đổ mỡ. Con đường nhỏ xíu cheo leo, có chỗ chỉ đặt vừa lòng bàn chân, một bên là thác nước ầm ầm réo. Sẩy chân coi như khỏi ân hận. Khó khăn đầu tiên gặp phải là đám vắt rừng. Vắt đen thì không đáng sợ, chỉ lấy que gạt chúng mà đi, lũ vắt xanh mới khiếp, cứ nhè chỗ kín mà cắn, nhức buốt, máu chảy mãi.

Những cú trượt chân đo ván làm cho toàn thân tôi bắt đầu mỏi nhừ, đau ê ẩm cùng với các vết bầm trượt toé máu. Lâu lâu, thấy hai bên đường ẩn hiện một vài ngôi mộ đắp bằng đá xanh của những người đi trầm đã bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc. Những lúc đó, cả đoàn dừng lại thắp hương khấn vái rồi tiếp tục lên đường.

Ròng rã bốn ngày trời, chúng tôi đến được biên giới Việt -Lào. Tiếp tục đi sâu vào đất Lào thêm bốn ngày đường nữa, đoàn trưởng Nhường hạ lệnh dừng chân đóng quân bên cạnh một con suối nhỏ. Tất cả bắt tay vào làm lán trại, lán làm theo kiểu kê sàn, mái lợp bằng nilon mang theo.

 Trong lúc chúng tôi làm lán thì đoàn trưởng chọn nơi đặt bàn thờ, làm lễ cúng mệ (theo quan niệm đó là người cai quản rừng núi), cầu mong mệ cho gặp nhiều may mắn, đi đến nơi về đến chốn. Tôi chợt thoáng nghĩ về những ngôi mộ nằm đơn lẻ giữa rừng già với một thoáng rùng mình.

Ngày thứ ba, tôi được tham gia đi đạp cội (tìm trầm) với Nhường. Cả đoàn chia ra ba hướng. Hai chúng tôi len lỏi giữa rừng, thỉnh thoảng gặp những cây trầm đã bị băm nát, đào đến tận gốc rễ chỉ còn vương vãi cành. Đến quá trưa, Nhường "cà đậu" bắt gặp một cây to chừng một người ôm.

Nhường chặt (nêm) vào gốc và chỉ dẫn: “Chú nêm vào gốc xem vết dầu chạy (vết dầu còn gọi là cọng) để đoán biết cây trầm này có đóng trầm hay chưa”. Cả hai cùng đốn hạ cây trầm. Tiếng cây đổ ầm ào như một cơn lốc đi qua kéo theo hàng chục cây rừng lớn nhỏ khác cùng đổ rạp xuống.

Nhường “cà đậu” bảo: “Chú nêm vào cây thấy có vết dầu hình tròn, đó là cọng, tiếp tục nêm theo cọng khi thấy tia dầu ở thớ gỗ từ hồng nhạt đến đen đậm là dừng lại, nêm ở đầu kia cũng thấy như thế có nghĩa là trầm rồi đấy, gọi là trai, tiếp tục dùng búa chặt lấy cả đoạn thân (gọi là co) dầu đấy là được". Hai tay tôi phồng rộp, nhưng không có cảm giác đau đớn gì, gần tối hai anh em lấy được tới bảy tám “co” bỏ tất cả vào ba lô rồi về.

 

 


Gạn trầm

Mấy hôm sau, hàng ít, tôi và Nhường “cà đậu” quyết định hướng mới. Sau khi ăn sáng xong, cả hai vác búa theo hướng mặt trời mọc mà đi. Hết buổi sáng sang buổi chiều, nghe bụng đói cồn cào nhưng ai cũng cố gắng. Xế chiều, không phát hiện được cây trầm nào, Nhường và tôi quay về. Đang đi, Nhường đột nhiên dừng lại, ngó nghiêng rồi trèo lên một cây cao nhìn tới nhìn lui. Lát sau, anh ta tụt nhanh xuống nói nhỏ: Bỏ mẹ, lạc rồi!

Sau đó, Nhường hối hả bứt dây rừng tìm lối ra. Tôi hốt hoảng bám theo. Cả hai cứ đi dúi dụi không kể gai rừng đang cào xé. Khi gặp được một con suối nhỏ, chúng tôi mới dừng lại chặt lá cọ làm tạm một chiếc lán nhỏ.

 

 

 

Hai hôm liền, chúng tôi vật lộn tìm đường về lán nhưng đến chiều tối lại về chính nơi xuất phát. Bơ phờ, mệt mỏi nhưng bản năng sống của con người làm chúng tôi cứ đi như những kẻ loạn trí. Thức ăn cũng chỉ vài cây chuối nhỏ may mắn gặp được.

Tôi nhóm lửa, còn Nhường cầm chiếc bi - đông ra lấy nước, khi về tay cầm theo mấy cây chuối nhỏ. Nhường đẩy chiếc bi - đông vào bếp củi rồi bóc chuối lấy lõi non nhai ngấu nghiến. Tôi cũng làm theo, có lẽ vì đói, mệt nên thấy ngon ngọt. Bóng đêm sập xuống giữa rừng khá nhanh.

Mấy hôm đầu còn sức, hai anh em chặt những cây cây cọ thấp ngang tầm người, bóc lấy nõn non ở ngọn cây để ăn. Thấy ngon, ngọt, thơm và béo như cùi dừa. Sau đó, không còn sức để chặt cây nữa. Một lần cắt chéo qua sườn núi, tôi phát hiện một lưỡi cúp nằm hoen rỉ, cán đã bị mối ăn nát và một hình người bị mối đùn phủ kín. Có lẽ đó là một xác người do lạc rừng hay bị thú rừng hại mà vĩnh viễn chôn xác nơi này.

Chúng tôi đứng ngậm ngùi đôi phút rồi lại tiếp “xé” rừng tìm đường về. Đến ngày thứ tư, hai anh em mới tìm về được lán trong đói lả kinh hoàng!

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/24/24/108798/Default.aspx

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm