Mỗi Ngày Một Chuyện

Đi tìm nhân cách đã mất của người Việt - Trần Thành Nam

Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường,

Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?

Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…

Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. ” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Korchagin  trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”

Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào.

Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ ràng, từng đứa từng chỗ…

Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình?
Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ? ” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì…

Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…

Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu, với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.
Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn còn mở…

Nhà tôi ở Saigon. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.

Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…

Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét.
Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”

Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra…
Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…

Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé! ”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé! ”
Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì tôi chứng kiến và trải nghiệm.

Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để “học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước này nữa.
Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế? ” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”.

Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao, giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc của những người ra đi.
Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…

Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.
Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình người thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái neo đó đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…
Câu chuyện chính ở đây là… những cái rổ tép bị cướp đi kia!

Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé! ” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?
Đó là câu hỏi tôi đã thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.
Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...

Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi.
Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Trần Thành Nam

Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đi tìm nhân cách đã mất của người Việt - Trần Thành Nam

Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường,

Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?

Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…

Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. ” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Korchagin  trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”

Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào.

Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ ràng, từng đứa từng chỗ…

Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình?
Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ? ” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì…

Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…

Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu, với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.
Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn còn mở…

Nhà tôi ở Saigon. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.

Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…

Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét.
Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”

Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra…
Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…

Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé! ”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé! ”
Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì tôi chứng kiến và trải nghiệm.

Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để “học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước này nữa.
Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế? ” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”.

Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao, giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc của những người ra đi.
Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…

Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.
Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình người thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái neo đó đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…
Câu chuyện chính ở đây là… những cái rổ tép bị cướp đi kia!

Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé! ” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?
Đó là câu hỏi tôi đã thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.
Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...

Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi.
Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Trần Thành Nam

Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm