Mỗi Ngày Một Chuyện
"Em Chả!" - by VietBang Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại)
xxx
Thuở trước, con gái xứ Bắc nũng na nũng nịu “Ứ.. ừ.. Em chả !” làm say đắm biết bao chàng trai. Không phải là đặc ân hay của riêng con gái xứ Bắc, mà “Chả,” “Chẳng” là chữ được các địa phương khác dùng rất thông dụng với ý nghĩa là “KHÔNG.”
Trong tiếng Việt có chữ “Đéo” dùng cùng nghĩa như “Địt,” “Đụ…” được giới bình dân dùng để chỉ hành động “giao hợp”
nam nữ. Các chữ này còn được dùng thông dụng để chửi nhau một cách thô
tục trong giới bình dân; khác với kiểu chửi văn hoa, có vần điệu của
người xứ Bắc như Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học qua bài “Chửi mất gà” trong tác phẩm “Bước Đường Cùng.”
Xã
hội hiện đại Việt Nam đã san bằng, xóa bỏ giai cấp (?) thành ra ranh
giới giữa giới bình dân và giới tinh hoa đã nhạt nhòa, để rồi có thật
nhiều “thầy Hai,” “thầy Thông ngôn,” “thầy Ký,” …
có ngôn từ chửi không thua gì dân chợ búa thất học. Thậm chí tại xứ Bắc
một thời thanh lịch, hiện nay không cần đến lúc chửi nhau mà người ta
vẫn dùng rất “vô tư” các ngôn từ thô tục được xem là kiêng kỵ ngày trước, ngay cả trong giới có học thức cao. Nổi bật nhất là chữ “ĐÉO.”
Kể ra “Đéo” cũng là chữ xưa rồi, qua lịch sử đã có viết đến từ lâu đời. Trong cuốn “Từ điển Việt – Bồ – La” do Alexandre De Rhodes biên soạn và ấn hành tại Roma năm 1651, ghi rõ rằng “Đéo” là:
“Lời nói phải tránh”
và cũng giải nghĩa thêm:
“Đéo: Giao hợp với đàn bà, tiếng chửi tục.”
Thí dụ:
“Đéo mẹ thằng cha. Hỡi thằng con của con đĩ. Hỡi thằng con của đứa quê mùa xấu xa, ta sẽ làm chuyện tà dâm với mẹ mày.”
Ngày nay, từ giới học ít cho đến giới học cao ở xứ Bắc, họ dùng chữ “Đéo” rộng rãi hơn xưa, nhất là ngưởi thanh lịch Hà Lội (!), không những để chỉ hành động “giao hợp” mà còn dùng thay cho “Chả,” “Không,” “Đừng,” “Cấm (không được)”... Người ta “đéo” từ trong nhà “đéo” ra ngoài ngõ; “đéo” từ đồng ruộng đến phố thị; “đéo” bằng những cái mỏ xinh xắn hồng son; “đéo” ngay cả khi bận trang phục trịnh trọng tinh tươm…
Không chỉ trong văn nói mà cả trong văn viết, nổi bật là các bài viết trên trang “Facebook,” trên các bài luận mang tính khoa học (?) và nhiều nhất là trong các lời bình luận. Có cảm tưởng họ không những “Đéo” để khẳng định một “chân lý” nào đó của họ. Ví dụ :
“Học phải đi đôi với hành; Đéo bàn !”
“Tiên học lễ hậu học văn; Đéo cãi !”
Mà còn “Đéo” để muốn chứng tỏ mình đẳng cấp hơn người. Không rõ trong các lập trình Thạc Sĩ, Tiến sĩ… họ có dùng chữ “đéo” không nhỉ !?
Chửi hay dùng chữ thô tục là quyền biểu đạt thuộc về tự do cá nhân, nhưng phải dùng đúng chỗ. Cũng như “làm tình”
là quyền tự do của các cặp yêu nhau. Thích thì yêu nhau bất cứ ở đâu –
từ trong phòng ngủ ra phòng bếp, từ trên giường đến bộ "salon"… nhưng cần tránh “làm tình” trước mặt người khác, hay trước bàn thờ tổ tông (!).
Bó tay! “Đéo hiểu nổi!”
VietBang Nguyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Em Chả!" - by VietBang Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại)
xxx
Thuở trước, con gái xứ Bắc nũng na nũng nịu “Ứ.. ừ.. Em chả !” làm say đắm biết bao chàng trai. Không phải là đặc ân hay của riêng con gái xứ Bắc, mà “Chả,” “Chẳng” là chữ được các địa phương khác dùng rất thông dụng với ý nghĩa là “KHÔNG.”
Trong tiếng Việt có chữ “Đéo” dùng cùng nghĩa như “Địt,” “Đụ…” được giới bình dân dùng để chỉ hành động “giao hợp”
nam nữ. Các chữ này còn được dùng thông dụng để chửi nhau một cách thô
tục trong giới bình dân; khác với kiểu chửi văn hoa, có vần điệu của
người xứ Bắc như Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học qua bài “Chửi mất gà” trong tác phẩm “Bước Đường Cùng.”
Xã
hội hiện đại Việt Nam đã san bằng, xóa bỏ giai cấp (?) thành ra ranh
giới giữa giới bình dân và giới tinh hoa đã nhạt nhòa, để rồi có thật
nhiều “thầy Hai,” “thầy Thông ngôn,” “thầy Ký,” …
có ngôn từ chửi không thua gì dân chợ búa thất học. Thậm chí tại xứ Bắc
một thời thanh lịch, hiện nay không cần đến lúc chửi nhau mà người ta
vẫn dùng rất “vô tư” các ngôn từ thô tục được xem là kiêng kỵ ngày trước, ngay cả trong giới có học thức cao. Nổi bật nhất là chữ “ĐÉO.”
Kể ra “Đéo” cũng là chữ xưa rồi, qua lịch sử đã có viết đến từ lâu đời. Trong cuốn “Từ điển Việt – Bồ – La” do Alexandre De Rhodes biên soạn và ấn hành tại Roma năm 1651, ghi rõ rằng “Đéo” là:
“Lời nói phải tránh”
và cũng giải nghĩa thêm:
“Đéo: Giao hợp với đàn bà, tiếng chửi tục.”
Thí dụ:
“Đéo mẹ thằng cha. Hỡi thằng con của con đĩ. Hỡi thằng con của đứa quê mùa xấu xa, ta sẽ làm chuyện tà dâm với mẹ mày.”
Ngày nay, từ giới học ít cho đến giới học cao ở xứ Bắc, họ dùng chữ “Đéo” rộng rãi hơn xưa, nhất là ngưởi thanh lịch Hà Lội (!), không những để chỉ hành động “giao hợp” mà còn dùng thay cho “Chả,” “Không,” “Đừng,” “Cấm (không được)”... Người ta “đéo” từ trong nhà “đéo” ra ngoài ngõ; “đéo” từ đồng ruộng đến phố thị; “đéo” bằng những cái mỏ xinh xắn hồng son; “đéo” ngay cả khi bận trang phục trịnh trọng tinh tươm…
Không chỉ trong văn nói mà cả trong văn viết, nổi bật là các bài viết trên trang “Facebook,” trên các bài luận mang tính khoa học (?) và nhiều nhất là trong các lời bình luận. Có cảm tưởng họ không những “Đéo” để khẳng định một “chân lý” nào đó của họ. Ví dụ :
“Học phải đi đôi với hành; Đéo bàn !”
“Tiên học lễ hậu học văn; Đéo cãi !”
Mà còn “Đéo” để muốn chứng tỏ mình đẳng cấp hơn người. Không rõ trong các lập trình Thạc Sĩ, Tiến sĩ… họ có dùng chữ “đéo” không nhỉ !?
Chửi hay dùng chữ thô tục là quyền biểu đạt thuộc về tự do cá nhân, nhưng phải dùng đúng chỗ. Cũng như “làm tình”
là quyền tự do của các cặp yêu nhau. Thích thì yêu nhau bất cứ ở đâu –
từ trong phòng ngủ ra phòng bếp, từ trên giường đến bộ "salon"… nhưng cần tránh “làm tình” trước mặt người khác, hay trước bàn thờ tổ tông (!).
Bó tay! “Đéo hiểu nổi!”
VietBang Nguyen