Đoạn Đường Chiến Binh
Đi từ đâu và đi về đâu?
Chiều nay mở Facebook ra và đọc được một tin nhắn riêng có đoạn như sau: "sau 2 năm theo chuyên ngành khoa học máy tính, mà bây giờ con nhìn lại thì thấy mình chẳng được gì cả, cái kiến thức con đang sở hửu bây giờ không biết sau này có thể làm được gì không nữa, con lo lắm, lo cho tương lai của mình, cuộc sống sau này rồi sẽ ra sao" [1] Đọc xong thấy buồn. Đây không phải là lần đầu tiên và chắc chắn không phải là lần cuối cùng tôi nhận được những chia sẻ, những than thở tương tự. Suốt những năm sinh hoạt trên diễn đàn HVAonline, đặc biệt là từ những năm 2005 trở về sau, tôi thường xuyên nhận những mẩu tin nhắn, những email có nội dung như thế. Đó là một trong những lý do tôi đã viết loạt bài "Những cuộc trò chuyện với Rookie" và đã gởi nhận vô số những trao đổi chung trên diễn đàn và riêng tư qua email hoặc tin nhắn. Chỉ có điều, bây giờ đã là 2013, có nghĩa là mấy thế hệ "teen" chuyển sang sinh viên năm 1, năm 2 đã đi qua và tình trạng này vẫn không thay đổi mà lại càng trầm trọng hơn. Tại sao mấy thế hệ cứ loay hoay mãi với câu hỏi "học cái gì", "học thế nào" và "không biết sau này ra sao"? Đọc trên báo lề phải thì thấy không ít những bài báo về tình trạng có bằng cử nhân đi bán vé số hay có bằng cử nhân đi làm thợ nề, có bằng cử nhân về làm nghề giữ xe..v..v... Điều tôi thấy rõ và có thể khẳng định rằng đa số những bạn trẻ tìm cách trao đổi với tôi là những người không hề lười nhác, không hề vô trách nhiệm. Họ là những người biết lo lắng, biết trăn trở cho những gì mình đang theo đuổi và cho tương lai nhưng buồn thay, họ không xác định được họ đang làm gì. Vậy thì tình trạng bế tắc này từ đâu mà ra? Tôi tin chắc đó là do chính sách và phương pháp giáo dục mà ra. Qua những lần thảo luận, tôi thấy rõ sinh viên không được khuyến khích để tư duy, sáng tạo và mở rộng trí não của mình, để đón nhận thách thức, đón nhận những cái mới, để hỏi và để phản biện. Phương pháp giáo dục không mở cửa cho họ tự tin ở chính mình mà chỉ lầm lũi đi theo những lối mòn, những con được đã được định sẵn nhưng những con đường ấy không có đích. Họ được dạy để làm lại những động tác, lặp lại những thứ có sẵn và hoàn toàn không hề bước ra bên ngoài khuôn khổ ấy. Đó là cái khuôn khủng khiếp cần được dẹp bỏ. Xã hội này, đất nước này sẽ về đâu nếu như càng ngày càng nhiều những bạn trẻ không thể xác định phương hướng, không biết bản thân mình và khả năng của mình nằm ở vị trí nào? Chú thích: [1] Cho phép chú sử dụng một đoạn này. Thông điệp này dành riêng cho cháu đã gởi tin nhắn ngày hôm qua. Hoàng Ngọc Diêu https://www.facebook.com/notes/ho%C3%A0ng-ng%E1%BB%8Dc-di%C3%AAu/%C4%91i-t%E1%BB%AB-%C4%91%C3%A2u-v%C3%A0-%C4%91i-v%E1%BB%81-%C4%91%C3%A2u/595811710441140
Bàn ra tán vào (0)
Đi từ đâu và đi về đâu?
Chiều nay mở Facebook ra và đọc được một tin nhắn riêng có đoạn như sau: "sau 2 năm theo chuyên ngành khoa học máy tính, mà bây giờ con nhìn lại thì thấy mình chẳng được gì cả, cái kiến thức con đang sở hửu bây giờ không biết sau này có thể làm được gì không nữa, con lo lắm, lo cho tương lai của mình, cuộc sống sau này rồi sẽ ra sao" [1] Đọc xong thấy buồn. Đây không phải là lần đầu tiên và chắc chắn không phải là lần cuối cùng tôi nhận được những chia sẻ, những than thở tương tự. Suốt những năm sinh hoạt trên diễn đàn HVAonline, đặc biệt là từ những năm 2005 trở về sau, tôi thường xuyên nhận những mẩu tin nhắn, những email có nội dung như thế. Đó là một trong những lý do tôi đã viết loạt bài "Những cuộc trò chuyện với Rookie" và đã gởi nhận vô số những trao đổi chung trên diễn đàn và riêng tư qua email hoặc tin nhắn. Chỉ có điều, bây giờ đã là 2013, có nghĩa là mấy thế hệ "teen" chuyển sang sinh viên năm 1, năm 2 đã đi qua và tình trạng này vẫn không thay đổi mà lại càng trầm trọng hơn. Tại sao mấy thế hệ cứ loay hoay mãi với câu hỏi "học cái gì", "học thế nào" và "không biết sau này ra sao"? Đọc trên báo lề phải thì thấy không ít những bài báo về tình trạng có bằng cử nhân đi bán vé số hay có bằng cử nhân đi làm thợ nề, có bằng cử nhân về làm nghề giữ xe..v..v... Điều tôi thấy rõ và có thể khẳng định rằng đa số những bạn trẻ tìm cách trao đổi với tôi là những người không hề lười nhác, không hề vô trách nhiệm. Họ là những người biết lo lắng, biết trăn trở cho những gì mình đang theo đuổi và cho tương lai nhưng buồn thay, họ không xác định được họ đang làm gì. Vậy thì tình trạng bế tắc này từ đâu mà ra? Tôi tin chắc đó là do chính sách và phương pháp giáo dục mà ra. Qua những lần thảo luận, tôi thấy rõ sinh viên không được khuyến khích để tư duy, sáng tạo và mở rộng trí não của mình, để đón nhận thách thức, đón nhận những cái mới, để hỏi và để phản biện. Phương pháp giáo dục không mở cửa cho họ tự tin ở chính mình mà chỉ lầm lũi đi theo những lối mòn, những con được đã được định sẵn nhưng những con đường ấy không có đích. Họ được dạy để làm lại những động tác, lặp lại những thứ có sẵn và hoàn toàn không hề bước ra bên ngoài khuôn khổ ấy. Đó là cái khuôn khủng khiếp cần được dẹp bỏ. Xã hội này, đất nước này sẽ về đâu nếu như càng ngày càng nhiều những bạn trẻ không thể xác định phương hướng, không biết bản thân mình và khả năng của mình nằm ở vị trí nào? Chú thích: [1] Cho phép chú sử dụng một đoạn này. Thông điệp này dành riêng cho cháu đã gởi tin nhắn ngày hôm qua. Hoàng Ngọc Diêu https://www.facebook.com/notes/ho%C3%A0ng-ng%E1%BB%8Dc-di%C3%AAu/%C4%91i-t%E1%BB%AB-%C4%91%C3%A2u-v%C3%A0-%C4%91i-v%E1%BB%81-%C4%91%C3%A2u/595811710441140