Tin nóng trong ngày
Điểm Tin Chủ Nhật 03/05/2020
Kiến nghị bãi nhiệm Trung Quốc thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (VNTB)
- VNTB – Kiến nghị bãi nhiệm Trung Quốc thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (VNTB) - Bản kiến nghị của TS Lê Trung Tính, thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, được soạn thảo dựa trên các các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc để đề nghị bãi nhiệm tư cách thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc. Bản kiến nghị chỉ ra các vi phạm liên tục của Trung Quốc như vi phạm nguyên tắc “khẳng định niềm tin vào những quyền con người cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người” vì áp đặt ở chế độ độc tài ở Trung Quốc; xâm chiếm và áp đặt chế độ thanh lọc văn hóa và sắc tộc tại Tây Tạng và Tân Cương; ngoài ra là vi phạm mục tiêu “cứu các thế hệ tương lai khỏi tai họa của chiến tranh” khi dùng vũ lực xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.
- VNTB – Bá quyền Trung Quốc và làm thế nào để đối phó?* (VNTB) - Hiếu Linh (VNTB) – Hiến pháp 1980 của nhà nước CHXHCNVN trong lời mở đầu có đoạn: chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Hiện tại, Trung Quốc lợi dụng sức mạnh quân sự, kinh tế và ngoại giao để mở rộng sức ảnh hưởng, chi phối của mình trên toàn thế giới – nhất là về mặt kinh tế, khiến các quốc gia rơi vào vòng lệ thuộc, từ Á Châu, Phi Châu đến Mỹ-Latin. Bá quyền Trung Quốc và làm thế nào để đối phó? Khi bối cảnh đơn cực của thế giới đã được phân cấp do sự dẫn dắt của Hoa Kỳ trong những năm gần đây, không thể phủ nhận rằng vị thế của Trung Quốc đã tăng cường như một cực bá quyền thay thế (Hoa Kỳ), ít nhất là ở Châu Á Thái Bình Dương. Có hai yếu tố chính cho thấy sự trỗi dậy của bá quyền Trung Quốc ở châu Á: cường độ của sức mạnh quân sự, và ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc có thể thiết lập trong khu vực
- VNTB – Sao lại như thế, cách mạng ơi? (VNTB) - Nguyễn Nam (VNTB) – Một du khách là người Hà Nội kể rằng ông quá đỗi ngạc nhiên, khi ở một số nơi từng là cái nôi của cách mạng miền Nam, nhưng giờ đây dường như dân chúng nơi đó vẫn khốn khó hệt thời chiến tranh nồi da, xáo thịt. “Covid-19 đã cản bước chân của tôi ròng rã cả trăm ngày. Vừa giảm bớt cách ly xã hội, tôi phòng bị ra đi. Băng từ Buôn Mê Thuột xuống TP.HCM rồi đi xuyên ngang, dọc miền Tây tới tận đất mũi Cà Mau bằng xe hơi. Chuyến đi vào những ngày nghỉ 30-4 và 1-5 này tràn đầy cảm xúc. Tôi có hai ngạc nhiên lớn: Thứ nhất, các thành phố như Cần Thơ, Bến Tre, Long Xuyên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… đẹp đẽ, sạch sẽ, thông thoáng, trật tự, hiện đại và dễ chịu làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi cứ phân vân mãi với câu hỏi không biết chính quyền địa phương Hà Nội có biết ngượng không khi vào học hỏi những nơi này?
- Việt Nam Cộng hòa lừng lững đi vào lòng đất nước (BoxitVN) - Trần Doãn Nho - 1. 30/4/1975, Việt Nam Cộng hòa (VNCH)[1] tức tưởi chết! Đọc được từ một email tình cờ lạc vào inbox tôi: “Còn nhớ trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, tôi đứng &ngay cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng – Phú Nhuận. Lúc đó lính Cộng hòa đã trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba-lô, quân phục họ vất đầy lề đường. Xe tăng và các binh đoàn Motolova của Cộng sản đã tràn vào Thủ đô Sài Gòn, chạy rầm rầm hướng về Bộ tổng Tham mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo tìm đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đã quá trễ. Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn từng tràng đạn chào mừng ngày Giải phóng. (…)
- 30/04/1975: Vào Nam rồi ra đi, u tôi không về lại quê ngoài Bắc (BBC) - Ông Bùi Văn Phú nhớ lần thăm quê ở Nam Định và người thân, bạn bè đã hy sinh cho đất nước được hòa bình.
- Việt Nam: Tranh luận về triển vọng đa đảng trong tương lai (BBC) - Giới nghiên cứu tranh luận liệu thể chế chính trị đa đảng có phải là lựa chọn tốt cho Việt Nam.
- Việt Nam: Tòa án ‘nên nỗ lực chống oan sai, thay vì dựng tượng’ (BBC) - Bình luận của người dân cho rằng ngành tòa án Việt Nam cần chứng tỏ năng lực chống oan sai, hối lộ thay vì lập dự án dựng tượng vua, lãnh đạo.
- Từ dân trí đến dân khí (Ý nghĩa của bản Kiến nghị bauxite 12-4-2009) (BoxitVN) - Mai Thái Lĩnh - Bắt nguồn từ bản Kiến nghị xin ngừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên gửi lên Quốc hội, Chính phủ và Trung ương ĐCSVN với 6 đợt, hơn 3000 người từ khắp nơi, trong nước ngoài nước đồng ký tên, trang mạng Bauxite Việt Nam ra đời ngày 12-4-2009 đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam cách đây 11 năm, làm thức dậy ý thức về quyền được công khai lên tiếng của người dân trước các việc làm không (hay chưa) chuẩn mực của các cơ quan công quyền, vì lợi ích lâu dài của một dân tộc đang trên đường gia nhập vào thế giới văn minh, phát triển, vì một môi trường bền vững cũng như vì yêu cầu độc lập tự chủ thiêng liêng của đất nước
- Mấy thu hoạch từ “Đối thoại” của Trần Khuê (BoxitVN) - Mạc Văn Trang - Mới quen biết Trần Khuê qua mạng rồi được anh gửi cho tập “ĐỐI THOẠI”, gồm “Đối thoại 2000” và “Đối thoại 2001”, hơn 400 trang khổ A4, , chưa kể Phụ lục. Chà, thế này mà bảo: Đọc xong cho nhận xét! Mệt nhỉ! Mà những chuyện từ 20 năm trước, “Diễm xưa” rồi chăng? Thôi “cũ người mới ta”, cứ thử đọc xem cái nhà ông “Công dân kiêm Chủ nhân đất nước” này viết gì? Ồ! Hấp dẫn hơn cả truyện Kiếm hiệp của Kim Dung hay truyện Đông Ki Sốt (Đôn Kihôtê)! Đọc một mạch, ba buổi là hết. Đọc xong thấy rõ ba điều: - Một là, những điều Trần Khuê (TK) bàn luận từ 20 năm trước, nay vẫn CÒN MỚI NGUYÊN. Hơn nữa, nhiều chuyện còn phát triển theo “mục tiêu phía sau lưng” như TK nói, nghĩa là tụt lùi hơn, tệ hại hơn 20 năm trước!
- Vì sao các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Việt Nam không hiệu quả? (RFA) - Bộ Nội vụ vừa ký quyết định ban hành kế hoạch xây dựng đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài và sẽ tiến hành khảo sát tại 5 bộ ngành và địa phương tại Việt Nam. Đề án này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam mà nhiều thập niên qua chưa đạt hiệu quả?
- Việt Nam tiếp tục muốn kiểm soát thông tin mạng xã hội (RFA) - Trong dự thảo đưa ra hôm 29/4 có đề nghị sửa đổi và bổ sung một số điều trong Nghị định năm 2013 về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet. Bộ TT&TT Việt nam cho rằng Facebook và Google vẫn chưa tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam. Bộ này muốn những công ty này phải có giấy phép do chính phủ Việt Nam cấp để thiết lập mạng xã hội tại Việt Nam và tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành.
- Vụ Đồng Tâm: Ban dân vận Hà Nội vô can (BoxitVN) - Nguyễn Đình Ấm - Do cơ quan dân vận không sâu sát vận động nên dẫn đến dân Đồng Tâm làm sai mà Ban Dân vận không biết để vận động dân làm đúng và tham mưu cho chính quyền cách xử lý để dẫn đến cuộc tập kích kinh hoàng hôm 9/1 ở địa phương này.
- Ghi lại một câu hỏi đã cũ (BoxitVN) - FB Nguyen Khanh - Người đánh giày xuất hiện mỗi buổi sáng, qua lại trước mắt tôi đến quen thuộc. Hình ảnh đó tạo thành một thói quen, là cứ mỗi khi bước vào quán cafe cóc, tôi lại nhìn xem ông ở đâu. Người đánh giày, có một gương mặt thật điềm đạm và nhẫn nại. Ông luôn xuất hiện với chiếc áo bộ đội màu xanh lá mạ cũ mềm, quần tây sẫm màu đã sờn và đôi dép tổ ong, tay xách theo chiếc hộp đồ nghề. Ông ít khi mời tôi đánh giày. Cái lối ăn mặc xuềnh xoàng của tôi, có lẽ khiến ông tin rằng đánh giầy đánh dép là chuyện miễn cưỡng của tay đầu trọc kính cận ấy, vốn chỉ luôn chăm chú nhìn vào máy điện thoại
- Hoạt động kinh doanh, sản xuất có khởi sắc sau lệnh mở cửa? (RFA) - Trước thông tin chính phủ Việt Nam cho mở cửa, nới lỏng giãn cách xã hội vào ngày 29/4, nhiều hàng quán và các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa kinh doanh hoạt động. Trong lĩnh vực ăn uống và du lịch đã có tín hiệu khả quan sau khi mở cửa. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất may mặc vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Mỹ viện trợ cho Việt Nam hơn 9 triệu đô la giúp ứng phó với COVID-19 (RFA) - Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1/5 cho biết Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ cho Việt Nam thêm 5 triệu đô la hỗ trợ kinh tế nhằm giảm thiểu những tác động do dịch bệnh COVID-19 gây nên.
- Việt Nam không phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, thêm 2 ca tái dương tính (RFA) - Trong ngày 2/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết có thêm 2 bệnh nhân tái dương tính với virus corona chủng mới, nâng tổng số tái dương tính trên cả nước lên 14 ca.
- Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh nổi đóa (RFI) - Trọng Thành - Washington và Bắc Kinh không thiếu lĩnh vực để đối đầu nhau: Đài Loan là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong quan hệ song phương. Hôm qua, 01/05/2020, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định ủng hộ Đài Bắc tham gia các hoạt động tại Liên Hiệp Quốc, và ca ngợi Đài Loan chống dịch thành công. Ngay lập tức, người phát ngôn của phái bộ Bắc Kinh tại New York phản đối dữ dộ
- Mỹ cho phép sử dụng thuốc điều trị Ebola để điều trị Covid-19 (BBC) - Thuốc này này hiện có thể được sử dụng cho những người nhập viện do Covid-19 trong tình trạng nặng.
- Covid-19: Biểu tình chống phong tỏa tại thủ phủ bang California (RFI) - Trọng Thành - Từ nhiều tuần nay, nhiều nơi trên đất Mỹ diễn ra biểu tình đòi dỡ bỏ phong tỏa. Các cuộc biểu tình thường thu hút không đông người. Đa số người tham gia thường có tư tưởng rất bảo thủ. Giống như tổng thống Mỹ, người biểu tình lo ngại việc phong tỏa kéo dài còn gây tổn hại cho xã hội, ít nhất là đối với nền kinh tế Mỹ, hơn cả đại dịch Covid-19. Hôm 01/05/2020, tại thủ phủ bang California, hàng nghìn người xuống đường chống phong tỏa. Phóng sự do đặc phái viên Eric de Salve gửi về từ Sacramento:
- VNTB – Quan hệ châu Âu và Trung Quốc: nghi ngờ và thù địch (VNTB) - Khánh An dịch - (VNTB) – Trong những ngày đầu của đại dịch, châu Âu và Trung Quốc đã giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng mọi chuyện giờ đã khác đi… Do đại dịch corona, mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với các nước phương Tây và Châu Âu đang trải qua những thay đổi sâu sắc. Nó đặc trưng bởi sự ngờ vực lẫn nhau và, trong một số trường hợp, là sự thù địch công khai. Nguồn gốc của đại dịch, bí mật Trung Quốc đang phát triển và cái gọi là ngoại giao “Chiến tranh sói” đã đẩy nhanh sự nguội lạnh của quan hệ Trung Quốc-EU, bắt đầu tiền khủng hoảng.
- WHO yêu cầu Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19 (RFI) - Trọng Thành - Đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan ra toàn thế giới, khiến hơn 230.000 người chết, hơn một nửa dân cư địa cầu bị phong tỏa. Nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ, cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bao che cho Trung Quốc, khiến thế giới lâm vào thế bị động trước nguy cơ đại dịch virus corona mới. Ngày 01/05/2020, WHO kêu gọi Trung Quốc cho tham gia điều tra nguồn gốc dịch bệnh
- Thừa cơ phương Tây bị dịch Covid, “chiến lang” Trung Quốc giở trò (RFI) - Trọng Nghĩa - Trang bìa của hai tuần báo Pháp ra vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm 2020 này đã nêu bật mối quan tâm của dư luận Pháp và phương Tây hiện nay về ý đồ của Trung Quốc. Trên nền ảnh chụp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Le Point chạy hàng tựa lớn: “Trung Quốc đang chơi trò gì”, một câu hỏi như đã được Courrier International giải đáp cũng ở ngay trang bìa: “Phải chăng thời cơ của Trung Quốc đã đến”, bên trên một bức biếm họa vẽ hai nhân vật Donald Trump và Tập Cận Bình tay cầm con virus corona chuẩn bị đánh nhau
- Dịch Covid-19, cơ hội để Trung Quốc đuổi kịp Hoa Kỳ (RFI) - Minh Anh - Tháng Tư này thời sự nóng bỏng nhất vẫn là diễn tiến tình hình dịch bệnh virus corona trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của các nhà quan sát là cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau thương mại, công nghệ, và quân sự, Washington và Bắc Kinh nay tiếp tục đối đầu trên cả mặt trận y tế. Hai đích ngắm. Nhật báo công giáo La Croix trong một số báo ra tháng 4/2020 khẳng định : « Virus corona, chất xúc tác của cuộc đối đầu Mỹ - Trung ». Tổng thống Mỹ Donald Trump sau một thời gian khen ngợi cách xử lý dịch bệnh của chủ tịch Tập Cận Bình, bỗng chốc đổi giọng, gọi Covid-19 là « virus Trung Quốc » và chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh « nói dối số liệu, che giấu thông tin » để dịch bệnh lây lan khắp thế giới. Nguyên thủ Mỹ còn đi xa hơn, đòi điều tra về nguồn gốc virus và nhất là thông báo đình chỉ đóng góp tài chính cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)bị cáo buộc « theo đuôi » Trung Quốc.
- Tương lai Đảng Cộng sản Trung Quốc đi về đâu? (BoxitVN) - Trịnh-Khải Nguyên-Chương - 1. Vài năm vừa qua, giới quan sát quốc tế và quốc nội Hoa Kỳ đều nhận ra một điều là chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay có xu hướng thiên về mặt cứng rắn hơn. Hầu hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều có một ý nghĩ chung là phải áp dụng một chính sách mới hầu giảm thiểu hoặc chí ít hạn chế tính cách hung hăng càng ngày càng trở nên rõ rệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới quyền lãnh đạo của lãnh tụ tối cao, Chủ tịch nhà nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Tình trạng căng thẳng giữa hai siêu cường, cộng thêm áp lực do trận đại dịch Covid-19 và kinh tế suy thoái, rất có thể sẽ khiến cái bề mặt tưởng chắc chắn như tường đồng vách sắt của Tập và Bắc Kinh có cơ rạn nứt.
- Viện Khổng Tử (BoxitVN) - FB Chính Luận Trần Trung Đạo - Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành với Chính phủ Đức. Hội Liên minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Pasteur, nhà văn Jules Verne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với Chính phủ Pháp
- TT Philippines và Covid-19: Từ đối phó chậm vì sợ Bắc Kinh đến đòi bắn bỏ dân chống phong tỏa (RFI) -
Mai Vân - Tính đến hết tháng Tư 2020, Philippines là quốc gia đứng thứ hai Đông Nam Á về số ca tử vong vì Covid-19, với 568 người chết, trong lúc vẫn đứng thứ ba về số lây nhiễm, xấp xỉ mức 8.500 trường hợp. Đặc điểm của quốc gia có gần 110 triệu dân này là việc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chậm trễ hơn các láng giềng trong việc chống Covid-19 để không làm phật ý đồng minh Trung Quốc, để rồi khi bắt tay vào chống dịch thì lại vô cùng cứng rắn, đe dọa bắn bỏ những ai không tuân lệnh phong tỏa mà ông đã ban hành.
- Truyền thông Bắc Hàn đưa tin Kim Jong-un xuất hiện trở lại (BBC) - Truyền thông Bắc Hàn phát hình ảnh ông Kim Jong-un đi cắt băng khánh thành một nhà máy phân bón.
- Từ Mỹ tới Ấn Độ: Các cặp đôi làm đám cưới qua Zoom thời Covid (BBC) - Đám cưới qua Zoom có ý nghĩa và đẹp như đám cưới truyền thống? Cùng nghe ba cặp đôi kể về trải nghiệm của họ.
Bàn ra tán vào (0)
Điểm Tin Chủ Nhật 03/05/2020
Kiến nghị bãi nhiệm Trung Quốc thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (VNTB)
- VNTB – Kiến nghị bãi nhiệm Trung Quốc thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (VNTB) - Bản kiến nghị của TS Lê Trung Tính, thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, được soạn thảo dựa trên các các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc để đề nghị bãi nhiệm tư cách thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc. Bản kiến nghị chỉ ra các vi phạm liên tục của Trung Quốc như vi phạm nguyên tắc “khẳng định niềm tin vào những quyền con người cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người” vì áp đặt ở chế độ độc tài ở Trung Quốc; xâm chiếm và áp đặt chế độ thanh lọc văn hóa và sắc tộc tại Tây Tạng và Tân Cương; ngoài ra là vi phạm mục tiêu “cứu các thế hệ tương lai khỏi tai họa của chiến tranh” khi dùng vũ lực xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.
- VNTB – Bá quyền Trung Quốc và làm thế nào để đối phó?* (VNTB) - Hiếu Linh (VNTB) – Hiến pháp 1980 của nhà nước CHXHCNVN trong lời mở đầu có đoạn: chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Hiện tại, Trung Quốc lợi dụng sức mạnh quân sự, kinh tế và ngoại giao để mở rộng sức ảnh hưởng, chi phối của mình trên toàn thế giới – nhất là về mặt kinh tế, khiến các quốc gia rơi vào vòng lệ thuộc, từ Á Châu, Phi Châu đến Mỹ-Latin. Bá quyền Trung Quốc và làm thế nào để đối phó? Khi bối cảnh đơn cực của thế giới đã được phân cấp do sự dẫn dắt của Hoa Kỳ trong những năm gần đây, không thể phủ nhận rằng vị thế của Trung Quốc đã tăng cường như một cực bá quyền thay thế (Hoa Kỳ), ít nhất là ở Châu Á Thái Bình Dương. Có hai yếu tố chính cho thấy sự trỗi dậy của bá quyền Trung Quốc ở châu Á: cường độ của sức mạnh quân sự, và ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc có thể thiết lập trong khu vực
- VNTB – Sao lại như thế, cách mạng ơi? (VNTB) - Nguyễn Nam (VNTB) – Một du khách là người Hà Nội kể rằng ông quá đỗi ngạc nhiên, khi ở một số nơi từng là cái nôi của cách mạng miền Nam, nhưng giờ đây dường như dân chúng nơi đó vẫn khốn khó hệt thời chiến tranh nồi da, xáo thịt. “Covid-19 đã cản bước chân của tôi ròng rã cả trăm ngày. Vừa giảm bớt cách ly xã hội, tôi phòng bị ra đi. Băng từ Buôn Mê Thuột xuống TP.HCM rồi đi xuyên ngang, dọc miền Tây tới tận đất mũi Cà Mau bằng xe hơi. Chuyến đi vào những ngày nghỉ 30-4 và 1-5 này tràn đầy cảm xúc. Tôi có hai ngạc nhiên lớn: Thứ nhất, các thành phố như Cần Thơ, Bến Tre, Long Xuyên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… đẹp đẽ, sạch sẽ, thông thoáng, trật tự, hiện đại và dễ chịu làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi cứ phân vân mãi với câu hỏi không biết chính quyền địa phương Hà Nội có biết ngượng không khi vào học hỏi những nơi này?
- Việt Nam Cộng hòa lừng lững đi vào lòng đất nước (BoxitVN) - Trần Doãn Nho - 1. 30/4/1975, Việt Nam Cộng hòa (VNCH)[1] tức tưởi chết! Đọc được từ một email tình cờ lạc vào inbox tôi: “Còn nhớ trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, tôi đứng &ngay cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng – Phú Nhuận. Lúc đó lính Cộng hòa đã trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba-lô, quân phục họ vất đầy lề đường. Xe tăng và các binh đoàn Motolova của Cộng sản đã tràn vào Thủ đô Sài Gòn, chạy rầm rầm hướng về Bộ tổng Tham mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo tìm đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đã quá trễ. Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn từng tràng đạn chào mừng ngày Giải phóng. (…)
- 30/04/1975: Vào Nam rồi ra đi, u tôi không về lại quê ngoài Bắc (BBC) - Ông Bùi Văn Phú nhớ lần thăm quê ở Nam Định và người thân, bạn bè đã hy sinh cho đất nước được hòa bình.
- Việt Nam: Tranh luận về triển vọng đa đảng trong tương lai (BBC) - Giới nghiên cứu tranh luận liệu thể chế chính trị đa đảng có phải là lựa chọn tốt cho Việt Nam.
- Việt Nam: Tòa án ‘nên nỗ lực chống oan sai, thay vì dựng tượng’ (BBC) - Bình luận của người dân cho rằng ngành tòa án Việt Nam cần chứng tỏ năng lực chống oan sai, hối lộ thay vì lập dự án dựng tượng vua, lãnh đạo.
- Từ dân trí đến dân khí (Ý nghĩa của bản Kiến nghị bauxite 12-4-2009) (BoxitVN) - Mai Thái Lĩnh - Bắt nguồn từ bản Kiến nghị xin ngừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên gửi lên Quốc hội, Chính phủ và Trung ương ĐCSVN với 6 đợt, hơn 3000 người từ khắp nơi, trong nước ngoài nước đồng ký tên, trang mạng Bauxite Việt Nam ra đời ngày 12-4-2009 đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam cách đây 11 năm, làm thức dậy ý thức về quyền được công khai lên tiếng của người dân trước các việc làm không (hay chưa) chuẩn mực của các cơ quan công quyền, vì lợi ích lâu dài của một dân tộc đang trên đường gia nhập vào thế giới văn minh, phát triển, vì một môi trường bền vững cũng như vì yêu cầu độc lập tự chủ thiêng liêng của đất nước
- Mấy thu hoạch từ “Đối thoại” của Trần Khuê (BoxitVN) - Mạc Văn Trang - Mới quen biết Trần Khuê qua mạng rồi được anh gửi cho tập “ĐỐI THOẠI”, gồm “Đối thoại 2000” và “Đối thoại 2001”, hơn 400 trang khổ A4, , chưa kể Phụ lục. Chà, thế này mà bảo: Đọc xong cho nhận xét! Mệt nhỉ! Mà những chuyện từ 20 năm trước, “Diễm xưa” rồi chăng? Thôi “cũ người mới ta”, cứ thử đọc xem cái nhà ông “Công dân kiêm Chủ nhân đất nước” này viết gì? Ồ! Hấp dẫn hơn cả truyện Kiếm hiệp của Kim Dung hay truyện Đông Ki Sốt (Đôn Kihôtê)! Đọc một mạch, ba buổi là hết. Đọc xong thấy rõ ba điều: - Một là, những điều Trần Khuê (TK) bàn luận từ 20 năm trước, nay vẫn CÒN MỚI NGUYÊN. Hơn nữa, nhiều chuyện còn phát triển theo “mục tiêu phía sau lưng” như TK nói, nghĩa là tụt lùi hơn, tệ hại hơn 20 năm trước!
- Vì sao các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Việt Nam không hiệu quả? (RFA) - Bộ Nội vụ vừa ký quyết định ban hành kế hoạch xây dựng đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài và sẽ tiến hành khảo sát tại 5 bộ ngành và địa phương tại Việt Nam. Đề án này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam mà nhiều thập niên qua chưa đạt hiệu quả?
- Việt Nam tiếp tục muốn kiểm soát thông tin mạng xã hội (RFA) - Trong dự thảo đưa ra hôm 29/4 có đề nghị sửa đổi và bổ sung một số điều trong Nghị định năm 2013 về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet. Bộ TT&TT Việt nam cho rằng Facebook và Google vẫn chưa tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam. Bộ này muốn những công ty này phải có giấy phép do chính phủ Việt Nam cấp để thiết lập mạng xã hội tại Việt Nam và tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành.
- Vụ Đồng Tâm: Ban dân vận Hà Nội vô can (BoxitVN) - Nguyễn Đình Ấm - Do cơ quan dân vận không sâu sát vận động nên dẫn đến dân Đồng Tâm làm sai mà Ban Dân vận không biết để vận động dân làm đúng và tham mưu cho chính quyền cách xử lý để dẫn đến cuộc tập kích kinh hoàng hôm 9/1 ở địa phương này.
- Ghi lại một câu hỏi đã cũ (BoxitVN) - FB Nguyen Khanh - Người đánh giày xuất hiện mỗi buổi sáng, qua lại trước mắt tôi đến quen thuộc. Hình ảnh đó tạo thành một thói quen, là cứ mỗi khi bước vào quán cafe cóc, tôi lại nhìn xem ông ở đâu. Người đánh giày, có một gương mặt thật điềm đạm và nhẫn nại. Ông luôn xuất hiện với chiếc áo bộ đội màu xanh lá mạ cũ mềm, quần tây sẫm màu đã sờn và đôi dép tổ ong, tay xách theo chiếc hộp đồ nghề. Ông ít khi mời tôi đánh giày. Cái lối ăn mặc xuềnh xoàng của tôi, có lẽ khiến ông tin rằng đánh giầy đánh dép là chuyện miễn cưỡng của tay đầu trọc kính cận ấy, vốn chỉ luôn chăm chú nhìn vào máy điện thoại
- Hoạt động kinh doanh, sản xuất có khởi sắc sau lệnh mở cửa? (RFA) - Trước thông tin chính phủ Việt Nam cho mở cửa, nới lỏng giãn cách xã hội vào ngày 29/4, nhiều hàng quán và các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa kinh doanh hoạt động. Trong lĩnh vực ăn uống và du lịch đã có tín hiệu khả quan sau khi mở cửa. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất may mặc vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Mỹ viện trợ cho Việt Nam hơn 9 triệu đô la giúp ứng phó với COVID-19 (RFA) - Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1/5 cho biết Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ cho Việt Nam thêm 5 triệu đô la hỗ trợ kinh tế nhằm giảm thiểu những tác động do dịch bệnh COVID-19 gây nên.
- Việt Nam không phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, thêm 2 ca tái dương tính (RFA) - Trong ngày 2/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết có thêm 2 bệnh nhân tái dương tính với virus corona chủng mới, nâng tổng số tái dương tính trên cả nước lên 14 ca.
- Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh nổi đóa (RFI) - Trọng Thành - Washington và Bắc Kinh không thiếu lĩnh vực để đối đầu nhau: Đài Loan là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong quan hệ song phương. Hôm qua, 01/05/2020, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định ủng hộ Đài Bắc tham gia các hoạt động tại Liên Hiệp Quốc, và ca ngợi Đài Loan chống dịch thành công. Ngay lập tức, người phát ngôn của phái bộ Bắc Kinh tại New York phản đối dữ dộ
- Mỹ cho phép sử dụng thuốc điều trị Ebola để điều trị Covid-19 (BBC) - Thuốc này này hiện có thể được sử dụng cho những người nhập viện do Covid-19 trong tình trạng nặng.
- Covid-19: Biểu tình chống phong tỏa tại thủ phủ bang California (RFI) - Trọng Thành - Từ nhiều tuần nay, nhiều nơi trên đất Mỹ diễn ra biểu tình đòi dỡ bỏ phong tỏa. Các cuộc biểu tình thường thu hút không đông người. Đa số người tham gia thường có tư tưởng rất bảo thủ. Giống như tổng thống Mỹ, người biểu tình lo ngại việc phong tỏa kéo dài còn gây tổn hại cho xã hội, ít nhất là đối với nền kinh tế Mỹ, hơn cả đại dịch Covid-19. Hôm 01/05/2020, tại thủ phủ bang California, hàng nghìn người xuống đường chống phong tỏa. Phóng sự do đặc phái viên Eric de Salve gửi về từ Sacramento:
- VNTB – Quan hệ châu Âu và Trung Quốc: nghi ngờ và thù địch (VNTB) - Khánh An dịch - (VNTB) – Trong những ngày đầu của đại dịch, châu Âu và Trung Quốc đã giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng mọi chuyện giờ đã khác đi… Do đại dịch corona, mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với các nước phương Tây và Châu Âu đang trải qua những thay đổi sâu sắc. Nó đặc trưng bởi sự ngờ vực lẫn nhau và, trong một số trường hợp, là sự thù địch công khai. Nguồn gốc của đại dịch, bí mật Trung Quốc đang phát triển và cái gọi là ngoại giao “Chiến tranh sói” đã đẩy nhanh sự nguội lạnh của quan hệ Trung Quốc-EU, bắt đầu tiền khủng hoảng.
- WHO yêu cầu Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19 (RFI) - Trọng Thành - Đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan ra toàn thế giới, khiến hơn 230.000 người chết, hơn một nửa dân cư địa cầu bị phong tỏa. Nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ, cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bao che cho Trung Quốc, khiến thế giới lâm vào thế bị động trước nguy cơ đại dịch virus corona mới. Ngày 01/05/2020, WHO kêu gọi Trung Quốc cho tham gia điều tra nguồn gốc dịch bệnh
- Thừa cơ phương Tây bị dịch Covid, “chiến lang” Trung Quốc giở trò (RFI) - Trọng Nghĩa - Trang bìa của hai tuần báo Pháp ra vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm 2020 này đã nêu bật mối quan tâm của dư luận Pháp và phương Tây hiện nay về ý đồ của Trung Quốc. Trên nền ảnh chụp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Le Point chạy hàng tựa lớn: “Trung Quốc đang chơi trò gì”, một câu hỏi như đã được Courrier International giải đáp cũng ở ngay trang bìa: “Phải chăng thời cơ của Trung Quốc đã đến”, bên trên một bức biếm họa vẽ hai nhân vật Donald Trump và Tập Cận Bình tay cầm con virus corona chuẩn bị đánh nhau
- Dịch Covid-19, cơ hội để Trung Quốc đuổi kịp Hoa Kỳ (RFI) - Minh Anh - Tháng Tư này thời sự nóng bỏng nhất vẫn là diễn tiến tình hình dịch bệnh virus corona trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của các nhà quan sát là cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau thương mại, công nghệ, và quân sự, Washington và Bắc Kinh nay tiếp tục đối đầu trên cả mặt trận y tế. Hai đích ngắm. Nhật báo công giáo La Croix trong một số báo ra tháng 4/2020 khẳng định : « Virus corona, chất xúc tác của cuộc đối đầu Mỹ - Trung ». Tổng thống Mỹ Donald Trump sau một thời gian khen ngợi cách xử lý dịch bệnh của chủ tịch Tập Cận Bình, bỗng chốc đổi giọng, gọi Covid-19 là « virus Trung Quốc » và chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh « nói dối số liệu, che giấu thông tin » để dịch bệnh lây lan khắp thế giới. Nguyên thủ Mỹ còn đi xa hơn, đòi điều tra về nguồn gốc virus và nhất là thông báo đình chỉ đóng góp tài chính cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)bị cáo buộc « theo đuôi » Trung Quốc.
- Tương lai Đảng Cộng sản Trung Quốc đi về đâu? (BoxitVN) - Trịnh-Khải Nguyên-Chương - 1. Vài năm vừa qua, giới quan sát quốc tế và quốc nội Hoa Kỳ đều nhận ra một điều là chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay có xu hướng thiên về mặt cứng rắn hơn. Hầu hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều có một ý nghĩ chung là phải áp dụng một chính sách mới hầu giảm thiểu hoặc chí ít hạn chế tính cách hung hăng càng ngày càng trở nên rõ rệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới quyền lãnh đạo của lãnh tụ tối cao, Chủ tịch nhà nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Tình trạng căng thẳng giữa hai siêu cường, cộng thêm áp lực do trận đại dịch Covid-19 và kinh tế suy thoái, rất có thể sẽ khiến cái bề mặt tưởng chắc chắn như tường đồng vách sắt của Tập và Bắc Kinh có cơ rạn nứt.
- Viện Khổng Tử (BoxitVN) - FB Chính Luận Trần Trung Đạo - Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành với Chính phủ Đức. Hội Liên minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Pasteur, nhà văn Jules Verne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với Chính phủ Pháp
- TT Philippines và Covid-19: Từ đối phó chậm vì sợ Bắc Kinh đến đòi bắn bỏ dân chống phong tỏa (RFI) -
Mai Vân - Tính đến hết tháng Tư 2020, Philippines là quốc gia đứng thứ hai Đông Nam Á về số ca tử vong vì Covid-19, với 568 người chết, trong lúc vẫn đứng thứ ba về số lây nhiễm, xấp xỉ mức 8.500 trường hợp. Đặc điểm của quốc gia có gần 110 triệu dân này là việc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chậm trễ hơn các láng giềng trong việc chống Covid-19 để không làm phật ý đồng minh Trung Quốc, để rồi khi bắt tay vào chống dịch thì lại vô cùng cứng rắn, đe dọa bắn bỏ những ai không tuân lệnh phong tỏa mà ông đã ban hành.
- Truyền thông Bắc Hàn đưa tin Kim Jong-un xuất hiện trở lại (BBC) - Truyền thông Bắc Hàn phát hình ảnh ông Kim Jong-un đi cắt băng khánh thành một nhà máy phân bón.
- Từ Mỹ tới Ấn Độ: Các cặp đôi làm đám cưới qua Zoom thời Covid (BBC) - Đám cưới qua Zoom có ý nghĩa và đẹp như đám cưới truyền thống? Cùng nghe ba cặp đôi kể về trải nghiệm của họ.