Di Sản Hồ Chí Minh
Diễn biến ‘vụ Trịnh Xuân Thanh’ ngày càng căng thẳng và phức tạp
Một bài viết của nhà báo Huy Đức mô tả mang nặng tính ‘thủ thuật điều hành’ của PVC nói riêng dẫn đến việc thua lỗ, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian 2011-2013 và của PVN nói chung
Diễn biến 'Trịnh Xuân Thanh' còn phức tạp
Một bài viết của nhà báo Huy Đức mô tả mang nặng tính
‘thủ thuật điều hành’ của PVC nói riêng dẫn đến việc thua lỗ, thất thoát
hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian 2011-2013 và của PVN nói chung. Trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘phát động’ chống quốc nạn tham nhũng và lợi ích nhóm. Rõ
ràng tác giả Huy Đức đang nói rằng đằng sau Trịnh Xuân Thanh là còn
những người khác cần chịu trách nhiệm chính trong việc thất thoát tài
sản này.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang của Việt Nam, đang bị chính quyền phát lệnh truy nã quốc tế.
Việt Nam hiện nay đang khó khăn rất lớn khi vận hành nền kinh tế và thể chế.
Những ‘di sản’ về kinh tế của nhiệm kỳ trước (các chương trình cả kinh
tế và chính trị ở Việt Nam được hoạch định 5 năm 1 lần) để lại là rất
nặng nề và sẽ mất nhiều năm và nguồn lực để sửa chữa.
Hậu quả không chỉ làm suy giảm niềm tin trong dân chúng mà, hơn thế về
mặt thể chế, tạo ra sự khác biệt về lợi ích và giá trị trong giới lãnh
đạo, hình thành những nhóm lợi ích khó dung hòa, nguy hại cho sự phát
triển đất nước.
Bối cảnh
Đại hội 12 của đảng Cộng sản chỉ là tiếng ‘thở phào’ cho việc kết thúc
một nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền căng thẳng, nhưng những bất đồng sâu sắc
vẫn còn đó, cần được ‘giải quyết’ để củng cố quyền lực, và ở khía cạnh
nào đó, làm ‘thỏa mãn’ những bức xúc từ dân chúng hòng lấy lại niềm tin.
Đại hội 12 của đảng Cộng sản chỉ là tiếng ‘thở phào’ cho việc kết thúc
một nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền căng thẳng, nhưng những bất đồng sâu sắc
vẫn còn đó.
Trong bối cảnh đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘phát động’ chống quốc
nạn tham nhũng và lợi ích nhóm, có vẻ ngẫu nhiên, từ hiện tượng ‘Trịnh
Xuân Thanh’ – một cán bộ cỡ trung, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang,
đi xe tư nhân hạng sang nhưng gắn biển xanh (nhà nước)…
Sự việc đẩy lên, khi Quốc hội hủy tư cách đại biểu của Trịnh Xuân Thanh,
Ủy ban kiểm tra trung ương đảng yêu cầu làm rõ về quy trình bổ nhiệm và
trách nhiệm cá nhân cán bộ này, với tư cách là chủ tịch hội đồng quản
trị, đối với việc thua lỗ hơn 3200 tỷ đồng tại PVC (Công ty xây lắp dầu
khí thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia PVN), và cao trào là việc ông Thanh
bỏ nhiệm sở.
Có tin đồn Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài. Như mọi người biết,
sau đó 4 cán bộ của PVC, trong đó có nguyên tổng giám đốc Vũ Đức Thuận
bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thanh
cũng bị khởi tố với tội danh trên và bị truy nã quốc tế.
Một bài viết đăng trên Facebook của nhà báo Huy Đức là một trong loạt
bài liên quan đến vấn đề nóng nêu trên. Bài này mô tả mang nặng tính
‘thủ thuật điều hành’ của PVC nói riêng dẫn đến việc thua lỗ, thất thoát
hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian 2011-2013 và của PVN nói chung. Rõ
ràng tác giả Huy Đức đang nói rằng đằng sau Trịnh Xuân Thanh là còn
những người khác cần chịu trách nhiệm chính trong việc thất thoát tài
sản này.
Ngoại trừ bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng có đề cập ‘bóng gió chung
chung’ về nhóm lợi ích và tham nhũng đã ‘lan vào chốn thiêng liêng’ là
tạo ra được sự chú ý. Cho đến nay, báo nhà nước không hề có bài viết nào
tương tự.
Đả hổ, diệt ruồi?
Xâu chuỗi các sự kiện dồn dập, từ lời phát biểu chống tham nhũng, lợi
ích nhóm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến việc ông tham gia Đảng ủy
Bộ công an ngày 24/9 vừa qua, người ta đồn đoán rằng ‘hiện tượng Trịnh
Xuân Thanh’ bắt đầu cho chiến dịch ‘Đả hổ, diệt ruồi’ như kiểu Tập Cập
Bình.
Gần đây, tin tức trên mạng xã hội đa dạng và nhanh chóng lan tỏa đã làm cho các lãnh đạo nhà nước cũng để ý.
Phản ứng quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và cá nhân ông Bí thư
tỉnh trước ‘tin mạng’ rằng ông có ‘bồ nhí’ với những tài sản khủng được
cho là của tham nhũng đã cho thấy điều đó!
Bài viết của Huy Đức là một kiểu tin mạng. Liên kết các sự việc, ‘lề
trái’ suy diễn liệu có ‘thế lực’ nào đứng sau bài viết, liệu có sự ‘gửi
gắm’ vào mạng xã hội để phát đi một ‘tín hiệu’, một thông điệp’ về
‘chiến dịch Đả hổ, diệt ruồi’ hay không?
Không thể và không cần ‘chụp mũ’ Huy Đức vì những suy đoán như trên,
nhưng những kiểu ‘làm ăn’ như Huy Đức nêu ra, của một số doanh nghiệp
nhà nước là khá phổ biến, và hậu quả nhiều dự án đắp chiếu, hoang tàn,
trở thành đống sắt vụn hoặc lỗ nặng kéo dài mà chưa có cách ‘chôn’, mà
chưa có cá nhân, ‘nhóm lợi ích’ nào chịu trách nhiệm là có thật...
Đó không chỉ là tổn thất, là gánh nặng cho nền kinh tế, mà còn là ‘sự bế
tắc’ ‘bất lực của các lãnh đạo của nhiệm kỳ này để ‘lấy lại niềm tin’
của dân chúng!
Diễn biến ‘vụ Trịnh Xuân Thanh’ đang rất căng thẳng và phức tạp. Hãy chờ xem!
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà phân tích
chính sách công của Việt Nam đang làm việc tại Học viện Chính sách và
Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Diễn biến ‘vụ Trịnh Xuân Thanh’ ngày càng căng thẳng và phức tạp
Một bài viết của nhà báo Huy Đức mô tả mang nặng tính ‘thủ thuật điều hành’ của PVC nói riêng dẫn đến việc thua lỗ, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian 2011-2013 và của PVN nói chung
Một bài viết của nhà báo Huy Đức mô tả mang nặng tính
‘thủ thuật điều hành’ của PVC nói riêng dẫn đến việc thua lỗ, thất thoát
hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian 2011-2013 và của PVN nói chung. Trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘phát động’ chống quốc nạn tham nhũng và lợi ích nhóm. Rõ
ràng tác giả Huy Đức đang nói rằng đằng sau Trịnh Xuân Thanh là còn
những người khác cần chịu trách nhiệm chính trong việc thất thoát tài
sản này.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang của Việt Nam, đang bị chính quyền phát lệnh truy nã quốc tế.
Việt Nam hiện nay đang khó khăn rất lớn khi vận hành nền kinh tế và thể chế.
Những ‘di sản’ về kinh tế của nhiệm kỳ trước (các chương trình cả kinh
tế và chính trị ở Việt Nam được hoạch định 5 năm 1 lần) để lại là rất
nặng nề và sẽ mất nhiều năm và nguồn lực để sửa chữa.
Hậu quả không chỉ làm suy giảm niềm tin trong dân chúng mà, hơn thế về
mặt thể chế, tạo ra sự khác biệt về lợi ích và giá trị trong giới lãnh
đạo, hình thành những nhóm lợi ích khó dung hòa, nguy hại cho sự phát
triển đất nước.
Bối cảnh
Đại hội 12 của đảng Cộng sản chỉ là tiếng ‘thở phào’ cho việc kết thúc
một nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền căng thẳng, nhưng những bất đồng sâu sắc
vẫn còn đó, cần được ‘giải quyết’ để củng cố quyền lực, và ở khía cạnh
nào đó, làm ‘thỏa mãn’ những bức xúc từ dân chúng hòng lấy lại niềm tin.
Đại hội 12 của đảng Cộng sản chỉ là tiếng ‘thở phào’ cho việc kết thúc
một nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền căng thẳng, nhưng những bất đồng sâu sắc
vẫn còn đó.
Trong bối cảnh đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘phát động’ chống quốc
nạn tham nhũng và lợi ích nhóm, có vẻ ngẫu nhiên, từ hiện tượng ‘Trịnh
Xuân Thanh’ – một cán bộ cỡ trung, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang,
đi xe tư nhân hạng sang nhưng gắn biển xanh (nhà nước)…
Sự việc đẩy lên, khi Quốc hội hủy tư cách đại biểu của Trịnh Xuân Thanh,
Ủy ban kiểm tra trung ương đảng yêu cầu làm rõ về quy trình bổ nhiệm và
trách nhiệm cá nhân cán bộ này, với tư cách là chủ tịch hội đồng quản
trị, đối với việc thua lỗ hơn 3200 tỷ đồng tại PVC (Công ty xây lắp dầu
khí thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia PVN), và cao trào là việc ông Thanh
bỏ nhiệm sở.
Có tin đồn Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài. Như mọi người biết,
sau đó 4 cán bộ của PVC, trong đó có nguyên tổng giám đốc Vũ Đức Thuận
bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thanh
cũng bị khởi tố với tội danh trên và bị truy nã quốc tế.
Một bài viết đăng trên Facebook của nhà báo Huy Đức là một trong loạt
bài liên quan đến vấn đề nóng nêu trên. Bài này mô tả mang nặng tính
‘thủ thuật điều hành’ của PVC nói riêng dẫn đến việc thua lỗ, thất thoát
hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian 2011-2013 và của PVN nói chung. Rõ
ràng tác giả Huy Đức đang nói rằng đằng sau Trịnh Xuân Thanh là còn
những người khác cần chịu trách nhiệm chính trong việc thất thoát tài
sản này.
Ngoại trừ bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng có đề cập ‘bóng gió chung
chung’ về nhóm lợi ích và tham nhũng đã ‘lan vào chốn thiêng liêng’ là
tạo ra được sự chú ý. Cho đến nay, báo nhà nước không hề có bài viết nào
tương tự.
Đả hổ, diệt ruồi?
Xâu chuỗi các sự kiện dồn dập, từ lời phát biểu chống tham nhũng, lợi
ích nhóm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến việc ông tham gia Đảng ủy
Bộ công an ngày 24/9 vừa qua, người ta đồn đoán rằng ‘hiện tượng Trịnh
Xuân Thanh’ bắt đầu cho chiến dịch ‘Đả hổ, diệt ruồi’ như kiểu Tập Cập
Bình.
Gần đây, tin tức trên mạng xã hội đa dạng và nhanh chóng lan tỏa đã làm cho các lãnh đạo nhà nước cũng để ý.
Phản ứng quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và cá nhân ông Bí thư
tỉnh trước ‘tin mạng’ rằng ông có ‘bồ nhí’ với những tài sản khủng được
cho là của tham nhũng đã cho thấy điều đó!
Bài viết của Huy Đức là một kiểu tin mạng. Liên kết các sự việc, ‘lề
trái’ suy diễn liệu có ‘thế lực’ nào đứng sau bài viết, liệu có sự ‘gửi
gắm’ vào mạng xã hội để phát đi một ‘tín hiệu’, một thông điệp’ về
‘chiến dịch Đả hổ, diệt ruồi’ hay không?
Không thể và không cần ‘chụp mũ’ Huy Đức vì những suy đoán như trên,
nhưng những kiểu ‘làm ăn’ như Huy Đức nêu ra, của một số doanh nghiệp
nhà nước là khá phổ biến, và hậu quả nhiều dự án đắp chiếu, hoang tàn,
trở thành đống sắt vụn hoặc lỗ nặng kéo dài mà chưa có cách ‘chôn’, mà
chưa có cá nhân, ‘nhóm lợi ích’ nào chịu trách nhiệm là có thật...
Đó không chỉ là tổn thất, là gánh nặng cho nền kinh tế, mà còn là ‘sự bế
tắc’ ‘bất lực của các lãnh đạo của nhiệm kỳ này để ‘lấy lại niềm tin’
của dân chúng!
Diễn biến ‘vụ Trịnh Xuân Thanh’ đang rất căng thẳng và phức tạp. Hãy chờ xem!
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà phân tích
chính sách công của Việt Nam đang làm việc tại Học viện Chính sách và
Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
(BBC)