Xe cán chó
Điều gì xảy ra khi vua Thái Lan ra đi?
Nguồn: Nicholas Farrelly, What happens when the Thai king’s gone?, East Asia Forum, 01/12/2015.
Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hồi tháng 2 năm 2005, Đảng Người Thái yêu người Thái (Thai Rak Thai) của ông Thaksin Shinawatra tái đắc cử với đa số phiếu bầu. Nhưng khi ông Thaksin củng cố quyền lực hơn bao giờ hết thì các đối thủ của ông đã trở nên lo lắng. Đảng Dân chủ lo ngại không bao giờ có thể kiểm soát được những đòn bẩy của Chính phủ, khi nhà tỷ phú ngành viễn thông nổi tiếng thẳng thắn đã cơ bản độc quyền hóa sự kiểm soát tiến trình chính trị. Ảnh hưởng của ông đối với các đề bạt trong quân đội và giới quan chức ám chỉ rằng ông sẽ không dừng lại cho đến khi nào tất cả các vị trí chủ chốt được nắm giữ bởi những trợ lý đáng tin cậy của ông.
Trước cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin bị tấn công bởi một loạt sự chỉ trích dựa trên luân lý đơn thuần. Nhưng Thaksin vẫn còn cảm thấy tự tin. Nhiều người cho rằng các lực lượng vũ trang bị chính trị hóa sâu sắc của Thái Lan đã “quay lại với các doanh trại của mình” mãi mãi. Chúng ta biết rằng nói như thế là quá sớm.
Trong gần một thập niên, chính trị Thái Lan đã bị cuốn vào vòng xoáy dường như vô hạn của cuộc tranh chấp giữa những người ủng hộ ông Thaksin và những người ủng hộ cuộc đảo chính năm 2006. Tuy nhiên, sự bế tắc này liên quan đến hoàng gia Thái Lan nhiều hơn là khía cạnh chính trị đằng sau sự trỗi dậy một cách dân chủ của ông Thaksin.
Kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 5 năm 2014 vốn đưa Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và bộ máy quân đội của ông lên nắm quyền, có ít dấu hiệu cho thấy sự trở lại nhanh chóng của các cuộc bầu cử. Thậm chí ngay dưới chế độ quân sự cũng có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chỉ cần có bất cứ sự nới lỏng các thủ tục an ninh nội bộ hà khắc nào cũng sẽ dẫn đến sự hồi sinh nhanh chóng các phong trào chính trị ủng hộ Thaksin.
Tuy vậy, mối lo lắng cơ bản nhất là điều gì sẽ xảy ra khi đức vua Bhumibol Adulyadej không còn trên ngai vàng nữa. Mọi thứ khác không là gì nếu so với cuộc khủng hoảng tiềm tàng này. Gần 70 năm qua, đức vua Bhumibol đã luôn là trung tâm của đời sống quốc gia. Hầu như mỗi giờ trong ngày người Thái đều tiếp thu các thông điệp về sự đóng góp và địa vị đặc biệt của hoàng gia.
Các lực lượng quân đội đã làm hết sức mình để giữ đức vua trên ngai vàng. Bất cứ khi nào các phe phái quân đội khác tìm cách làm suy yếu vị thế hoàng gia, họ đều bị dập tắt kịp thời. Tướng Prem Tinsulanonda, Chủ tịch Hội đồng cơ mật của nhà vua, đã cho các tướng lĩnh về hưu vây quanh ông, tạo thành một vòng bảo vệ xung quanh vị vua vốn có sức khỏe đang yếu dần.
Sự ra đi của đức vua sẽ gây ra cú sốc cho nhiều người Thái, mà 95% trong số đó ra đời sau khi vua Bhumibol Adulyadej lên nắm quyền. Điều này mang lại cho nhà vua một vầng hào quang chưa từng có ở các nhân vật chính trị hiện đại khác.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về người kế vị không được xuất hiện ở nơi công cộng. Việc sử dụng các điều luật về tội khi quân, Điều 112 của Bộ luật Hình sự, và Đạo luật Tội phạm Máy tính – một công cụ khác trong kho vũ khí dùng để đàn áp, có nghĩa là bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến sự chỉ trích hoàng gia đều có thể dẫn đến án tù.
Cho dù theo đường lối bảo hoàng hay cộng hòa, người ta đều đồng ý về một điều: không có con đường nào rõ ràng hoặc đồng thuận về việc quay lại một chính phủ mang tính đại diện hoặc có sự tham gia của người dân nhiều hơn. Cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Thủ tướng Prayuth đang mệt mỏi trong vai trò thủ tướng của ông.
Hồi năm 2006, phe quân đội dưới sự lãnh đạo của tướng Surayud Chulanont chỉ mất 15 tháng sau cuộc đảo chính để tiến hành bầu cử. Bài học đã được rút ra là chỉ như vậy là không đủ thời gian để dỡ bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của ông Thaksin. Thực tế rằng em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, làm thủ tướng Thái Lan giai đoạn 2011-2014, chỉ càng củng cố ý thức của các tướng lãnh là phải bắt đầu lại một lần nữa. Chấm dứt ảnh hưởng của Thaksin trong thời điểm này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Thái Lan đang ở một tình thế chông chênh vào cuối triều đại vua Bhumibol. Những người cao tuổi và lãnh đạo ở nước này có thể chưa tìm ra cách thức vượt qua sự hỗn loạn và tạo ra một không gian cho một thỏa hiệp mới giữa các lực lượng vốn vẫn đang tìm cách triệt tiêu lẫn nhau.
Tuy nhiên, chính cách tiếp cận thắng – ăn – cả – ngã – về – không này đối với chính trị đã tạo ra điều kiện dẫn tới một thập niên đau buồn. Điều này có thể được đo đếm không chỉ bằng số máu đã đổ xuống, các sự nghiệp bị phá hủy hay các tòa nhà bị đốt cháy, mà con trong sự mất mát rất lớn các cơ hội mà đất nước này đã trải qua. Phần còn lại của thế giới đã không đứng yên. Trên khắp khu vực Đông Nam Á, nhiều quốc gia đã có những bước tiến to lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển với người láng giềng Thái Lan.
Ví dụ điển hình nhất là Myanmar, nước đã có những động thái hướng đến việc bình thường hóa chính trị trong nước và quan hệ đối ngoại kể từ năm 2011. Điều này không có nghĩa là Myanmar sẽ có được ngay sức nặng về kinh tế hoặc văn hóa của Thái Lan, nhưng chắc chắn quốc gia này có tiềm năng dịch chuyển đáng kể theo hướng đó. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của chính phủ sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2015. Như người Thái đã biết, một hệ thống dân chủ phải mất nhiều thập kỷ để ổn định.
Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Thái Lan? Nếu không có các thể chế mạnh mẽ để quản lý quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, thì quốc gia này một lần nữa sẽ phải hướng về hoàng cung để lấy cảm hứng và được dẫn đường. Quân đội biết rằng uy tín của hoàng gia giúp hỗ trợ cho những mục tiêu dài hạn của họ. Những hoài nghi về chủ nghĩa chuyên quyền có thể nhanh chóng bị quy cho là nổi loạn hay chống chế độ quân chủ. Sự thống nhất của ba nhánh quyền lực khác nhau đã không để lại cho đất nước này bất cứ viễn cảnh thay đổi tích cực ngay lập tức nào.
Thủ tướng Prayuth và các đối thủ của ông đều đang bế tắc, tất cả đều chờ đợi quá trình chuyển đổi không thể tránh khỏi khi đức vua Bhumibol không còn trên ngai vàng. Hàng triệu người vẫn chờ đợi sự trở lại của ông Thaksin. Họ không tin những cáo buộc rằng ông Thaksin tìm cách lật đổ chế độ quân chủ. Một số người tự hỏi liệu ông có thể trở thành vị cứu tinh vĩ đại của hoàng gia hay không nếu ông trở về là ủng hộ vị vua hay nữ hoàng tương lai.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta có thể hiểu được các liên minh khi cho rằng chúng sẽ không đổi xuyên suốt thời gian. Tuy nhiên, thập kỷ hỗn loạn vừa qua của Thái Lan cho thấy có quá nhiều yếu tố khác nhau tham gia vào quá trình này và vấn đề kế thừa ngai vàng có thể xúc tác cho một cuộc đối đấu bạo lực tối hậu. Dưới những điều kiện đó, quân đội sẽ buộc phải quyết định liệu họ có muốn trao trả lại quyền lực cho nhân dân hay không.
Tiến sĩ Nicholas Farrelly là nghiên cứu viên chính của Trường Bell về các Vấn đề Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.
http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/lien-minh-phi-tu-do-hungary-va-ba-lan/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Điều gì xảy ra khi vua Thái Lan ra đi?
Nguồn: Nicholas Farrelly, What happens when the Thai king’s gone?, East Asia Forum, 01/12/2015.
Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hồi tháng 2 năm 2005, Đảng Người Thái yêu người Thái (Thai Rak Thai) của ông Thaksin Shinawatra tái đắc cử với đa số phiếu bầu. Nhưng khi ông Thaksin củng cố quyền lực hơn bao giờ hết thì các đối thủ của ông đã trở nên lo lắng. Đảng Dân chủ lo ngại không bao giờ có thể kiểm soát được những đòn bẩy của Chính phủ, khi nhà tỷ phú ngành viễn thông nổi tiếng thẳng thắn đã cơ bản độc quyền hóa sự kiểm soát tiến trình chính trị. Ảnh hưởng của ông đối với các đề bạt trong quân đội và giới quan chức ám chỉ rằng ông sẽ không dừng lại cho đến khi nào tất cả các vị trí chủ chốt được nắm giữ bởi những trợ lý đáng tin cậy của ông.
Trước cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin bị tấn công bởi một loạt sự chỉ trích dựa trên luân lý đơn thuần. Nhưng Thaksin vẫn còn cảm thấy tự tin. Nhiều người cho rằng các lực lượng vũ trang bị chính trị hóa sâu sắc của Thái Lan đã “quay lại với các doanh trại của mình” mãi mãi. Chúng ta biết rằng nói như thế là quá sớm.
Trong gần một thập niên, chính trị Thái Lan đã bị cuốn vào vòng xoáy dường như vô hạn của cuộc tranh chấp giữa những người ủng hộ ông Thaksin và những người ủng hộ cuộc đảo chính năm 2006. Tuy nhiên, sự bế tắc này liên quan đến hoàng gia Thái Lan nhiều hơn là khía cạnh chính trị đằng sau sự trỗi dậy một cách dân chủ của ông Thaksin.
Kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 5 năm 2014 vốn đưa Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và bộ máy quân đội của ông lên nắm quyền, có ít dấu hiệu cho thấy sự trở lại nhanh chóng của các cuộc bầu cử. Thậm chí ngay dưới chế độ quân sự cũng có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chỉ cần có bất cứ sự nới lỏng các thủ tục an ninh nội bộ hà khắc nào cũng sẽ dẫn đến sự hồi sinh nhanh chóng các phong trào chính trị ủng hộ Thaksin.
Tuy vậy, mối lo lắng cơ bản nhất là điều gì sẽ xảy ra khi đức vua Bhumibol Adulyadej không còn trên ngai vàng nữa. Mọi thứ khác không là gì nếu so với cuộc khủng hoảng tiềm tàng này. Gần 70 năm qua, đức vua Bhumibol đã luôn là trung tâm của đời sống quốc gia. Hầu như mỗi giờ trong ngày người Thái đều tiếp thu các thông điệp về sự đóng góp và địa vị đặc biệt của hoàng gia.
Các lực lượng quân đội đã làm hết sức mình để giữ đức vua trên ngai vàng. Bất cứ khi nào các phe phái quân đội khác tìm cách làm suy yếu vị thế hoàng gia, họ đều bị dập tắt kịp thời. Tướng Prem Tinsulanonda, Chủ tịch Hội đồng cơ mật của nhà vua, đã cho các tướng lĩnh về hưu vây quanh ông, tạo thành một vòng bảo vệ xung quanh vị vua vốn có sức khỏe đang yếu dần.
Sự ra đi của đức vua sẽ gây ra cú sốc cho nhiều người Thái, mà 95% trong số đó ra đời sau khi vua Bhumibol Adulyadej lên nắm quyền. Điều này mang lại cho nhà vua một vầng hào quang chưa từng có ở các nhân vật chính trị hiện đại khác.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về người kế vị không được xuất hiện ở nơi công cộng. Việc sử dụng các điều luật về tội khi quân, Điều 112 của Bộ luật Hình sự, và Đạo luật Tội phạm Máy tính – một công cụ khác trong kho vũ khí dùng để đàn áp, có nghĩa là bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến sự chỉ trích hoàng gia đều có thể dẫn đến án tù.
Cho dù theo đường lối bảo hoàng hay cộng hòa, người ta đều đồng ý về một điều: không có con đường nào rõ ràng hoặc đồng thuận về việc quay lại một chính phủ mang tính đại diện hoặc có sự tham gia của người dân nhiều hơn. Cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Thủ tướng Prayuth đang mệt mỏi trong vai trò thủ tướng của ông.
Hồi năm 2006, phe quân đội dưới sự lãnh đạo của tướng Surayud Chulanont chỉ mất 15 tháng sau cuộc đảo chính để tiến hành bầu cử. Bài học đã được rút ra là chỉ như vậy là không đủ thời gian để dỡ bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của ông Thaksin. Thực tế rằng em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, làm thủ tướng Thái Lan giai đoạn 2011-2014, chỉ càng củng cố ý thức của các tướng lãnh là phải bắt đầu lại một lần nữa. Chấm dứt ảnh hưởng của Thaksin trong thời điểm này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Thái Lan đang ở một tình thế chông chênh vào cuối triều đại vua Bhumibol. Những người cao tuổi và lãnh đạo ở nước này có thể chưa tìm ra cách thức vượt qua sự hỗn loạn và tạo ra một không gian cho một thỏa hiệp mới giữa các lực lượng vốn vẫn đang tìm cách triệt tiêu lẫn nhau.
Tuy nhiên, chính cách tiếp cận thắng – ăn – cả – ngã – về – không này đối với chính trị đã tạo ra điều kiện dẫn tới một thập niên đau buồn. Điều này có thể được đo đếm không chỉ bằng số máu đã đổ xuống, các sự nghiệp bị phá hủy hay các tòa nhà bị đốt cháy, mà con trong sự mất mát rất lớn các cơ hội mà đất nước này đã trải qua. Phần còn lại của thế giới đã không đứng yên. Trên khắp khu vực Đông Nam Á, nhiều quốc gia đã có những bước tiến to lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển với người láng giềng Thái Lan.
Ví dụ điển hình nhất là Myanmar, nước đã có những động thái hướng đến việc bình thường hóa chính trị trong nước và quan hệ đối ngoại kể từ năm 2011. Điều này không có nghĩa là Myanmar sẽ có được ngay sức nặng về kinh tế hoặc văn hóa của Thái Lan, nhưng chắc chắn quốc gia này có tiềm năng dịch chuyển đáng kể theo hướng đó. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của chính phủ sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2015. Như người Thái đã biết, một hệ thống dân chủ phải mất nhiều thập kỷ để ổn định.
Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Thái Lan? Nếu không có các thể chế mạnh mẽ để quản lý quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, thì quốc gia này một lần nữa sẽ phải hướng về hoàng cung để lấy cảm hứng và được dẫn đường. Quân đội biết rằng uy tín của hoàng gia giúp hỗ trợ cho những mục tiêu dài hạn của họ. Những hoài nghi về chủ nghĩa chuyên quyền có thể nhanh chóng bị quy cho là nổi loạn hay chống chế độ quân chủ. Sự thống nhất của ba nhánh quyền lực khác nhau đã không để lại cho đất nước này bất cứ viễn cảnh thay đổi tích cực ngay lập tức nào.
Thủ tướng Prayuth và các đối thủ của ông đều đang bế tắc, tất cả đều chờ đợi quá trình chuyển đổi không thể tránh khỏi khi đức vua Bhumibol không còn trên ngai vàng. Hàng triệu người vẫn chờ đợi sự trở lại của ông Thaksin. Họ không tin những cáo buộc rằng ông Thaksin tìm cách lật đổ chế độ quân chủ. Một số người tự hỏi liệu ông có thể trở thành vị cứu tinh vĩ đại của hoàng gia hay không nếu ông trở về là ủng hộ vị vua hay nữ hoàng tương lai.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta có thể hiểu được các liên minh khi cho rằng chúng sẽ không đổi xuyên suốt thời gian. Tuy nhiên, thập kỷ hỗn loạn vừa qua của Thái Lan cho thấy có quá nhiều yếu tố khác nhau tham gia vào quá trình này và vấn đề kế thừa ngai vàng có thể xúc tác cho một cuộc đối đấu bạo lực tối hậu. Dưới những điều kiện đó, quân đội sẽ buộc phải quyết định liệu họ có muốn trao trả lại quyền lực cho nhân dân hay không.
Tiến sĩ Nicholas Farrelly là nghiên cứu viên chính của Trường Bell về các Vấn đề Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.
http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/lien-minh-phi-tu-do-hungary-va-ba-lan/