Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Điều khiển xe bằng suy nghĩ - BBC
Henrik Matzke đang ngồi sau tay lái và sắp sửa có một hành động bất thường: Chiếc xe dừng lại ở ngã tư. Ông tập trung cao độ, và ra lệnh cho chiếc xe đổi hướng đi bằng suy nghĩ.
Henrik Matzke đang ngồi sau tay lái và sắp sửa có một hành động bất thường: Chiếc xe dừng lại ở ngã tư. Ông tập trung cao độ, và ra lệnh cho chiếc xe đổi hướng đi bằng suy nghĩ.
Bánh lái lăn, chiếc xe rẽ sang phải rồi phóng đi.
Matzke đang dùng suy nghĩ để điều khiển chiếc xe với vận tốc 50km/h.
Ông là thành viên của một nhóm nghiên cứu tại Free University ở Berlin đang thực hiện một công trình mà họ gọi là Lái xe bằng Bộ não.
Với dự án này, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể sử dụng tín hiệu từ bộ não để điều khiển xe cũng như các vật dụng trong nhà.
Ý tưởng chính đằng sau dự án này là để giúp cho những người khuyết tật có thể di chuyển dễ dàng ở khắp nơi trên thế giới.
Công nghệ Lái xe bằng Bộ não giúp tài xế chỉ cần suy nghĩ "phải", "trái" và "đi thẳng".
Tuy nhiên việc biến giấc mơ này thành sự thật vẫn còn là điều khó khăn.
Adalberto Llarena, một nhà thiết kế robot và cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu, nói hiện dự án này đối mặt với hai thách thức chính: Máy móc và con người.
Về phần máy móc, họ đang tìm cách thiết kế một thiết bị đủ rẻ để bán ra thị trường, có khả năng lắng nghe thông điệp từ bộ não và chuyển nó thành một tín hiệu có ý nghĩa đến bộ máy.
Về phần con người, họ phải thiết kế một thứ mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng.
Huấn luyện bộ não
Công nghệ Lái xe bằng Bộ não sử dụng một tai nghe và 16 chip cảm ứng dùng để theo dõi tín hiệu từ bộ não.
Các thiết bị y tế thường bao gồm 32 chip cảm ứng, nhưng Llarena và nhóm của ông muốn thiết kế một thiết bị vừa nhỏ, vừa rẻ lại tiện lợi.
"Chúng tôi nghĩ con số 16 đã là nhiều", ông nói.
"Chúng tôi đang tìm cách giảm con số này xuống một nửa".
Tuy nhiên việc giản lược cũng có giới hạn nhất định, nếu không muốn tín hiệu trở nên quá yếu.
Sau khi đọc tín hiệu từ não, hệ thống sau đó phải chuyển nó thành mệnh lệnh cho chiếc xe.
Trên lý thuyết, tài xế chỉ cần suy nghĩ về việc rẽ phải hoặc trái. Tuy nhiên những ý nghĩ này không chỉ đơn giản là nghĩ đến từ "phải" hoặc "trái" mà trừu tượng hơn, ví dụ như một nơi nào đó hoặc một hình dáng nào đó.
"Đó là một quá trình dài vì tôi không biết phải xử lý thế nào. Tôi đã nghĩ đến mọi thứ, một bãi biển, các hình khối màu đỏ, các vòng tron màu đỏ".
Cuối cùng, ông đã lập trình để nếu ông tưởng tượng ra một hình vuông màu đỏ trong đầu và sau đó tưởng tượng khối vuông đó di chuyển đến phía trước trong đầu, ông có thể điều khiển chiếc xe chạy thẳng đến phía trước.
Nhóm của ông nhận ra rằng bằng việc khởi động dây thần kinh chuyển động, họ có thể gửi một tín hiệu đủ mạnh để thiết bị có thể phát hiện ra.
"Tuy nhiên trường hợp của tôi là khá đơn giản," Matzke nói.
"Điều này lại không có kết quả với những người khác".
"Việc huấn luyện bộ não của bạn sản xuất ra những tín hiệu mà máy móc có thể hiểu được là vô cùng khó".
Bên cạnh đó, bạn còn phải luôn giữ tập trung và thư giãn khi đang lái xe.
Vấn đề này hiện đang gây khó khăn cho những người sử dụng tay giả được điều khiển bằng ý nghĩ.
Việc sử dụng yêu cầu nhiều tháng huấn luyện. Quá trình này có thể khiến nhiều người khuyết tật cảm thấy mệt mỏi và nhiều người trong số họ đã từ bỏ cánh tay giả vì nó quá phiền toái.
Đơn giản hóa
Llarena muốn tránh lặp lại điều tương tự với công nghệ lái xe bằng suy nghĩ, vì vậy nhóm của ông đang tìm cách đơn giản hóa hệ thống.
Nó sẽ ít phụ thuộc vào mệnh lệnh thực hiện từng cú rẽ của lái xe, thay vào đó cho phép bộ não chọn địa điểm và để chiếc ghế hoặc xe thực hiện những khâu còn lại.
Ví dụ như thay vì yêu cầu chiếc ghế phải rẽ trái hoặc phải, người dùng chỉ cần nghĩ tới "nhà bếp" và chiếc ghế có thể đưa họ đến đó.
Trong tương lai, việc cấy ghép chip điện tử vào bộ não sẽ giúp củng cố chất lượng điều khiển tốt hơn, Omar Mendoza, một chuyên gia về xử lý tín hiệu bộ não đang cộng tác với Llarena, cho biết.
"Bạn có thể đạt được những kết quả rất tốt trong những trường hợp này," ông nói, dù thừa nhận những người khuyết tật có thể ngại phải phẫu thuật não để có thể di chuyển trở lại.
Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Future.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Điều khiển xe bằng suy nghĩ - BBC
Henrik Matzke đang ngồi sau tay lái và sắp sửa có một hành động bất thường: Chiếc xe dừng lại ở ngã tư. Ông tập trung cao độ, và ra lệnh cho chiếc xe đổi hướng đi bằng suy nghĩ.
Henrik Matzke đang ngồi sau tay lái và sắp sửa có một hành động bất thường: Chiếc xe dừng lại ở ngã tư. Ông tập trung cao độ, và ra lệnh cho chiếc xe đổi hướng đi bằng suy nghĩ.
Bánh lái lăn, chiếc xe rẽ sang phải rồi phóng đi.
Matzke đang dùng suy nghĩ để điều khiển chiếc xe với vận tốc 50km/h.
Ông là thành viên của một nhóm nghiên cứu tại Free University ở Berlin đang thực hiện một công trình mà họ gọi là Lái xe bằng Bộ não.
Với dự án này, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể sử dụng tín hiệu từ bộ não để điều khiển xe cũng như các vật dụng trong nhà.
Ý tưởng chính đằng sau dự án này là để giúp cho những người khuyết tật có thể di chuyển dễ dàng ở khắp nơi trên thế giới.
Công nghệ Lái xe bằng Bộ não giúp tài xế chỉ cần suy nghĩ "phải", "trái" và "đi thẳng".
Tuy nhiên việc biến giấc mơ này thành sự thật vẫn còn là điều khó khăn.
Adalberto Llarena, một nhà thiết kế robot và cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu, nói hiện dự án này đối mặt với hai thách thức chính: Máy móc và con người.
Về phần máy móc, họ đang tìm cách thiết kế một thiết bị đủ rẻ để bán ra thị trường, có khả năng lắng nghe thông điệp từ bộ não và chuyển nó thành một tín hiệu có ý nghĩa đến bộ máy.
Về phần con người, họ phải thiết kế một thứ mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng.
Huấn luyện bộ não
Công nghệ Lái xe bằng Bộ não sử dụng một tai nghe và 16 chip cảm ứng dùng để theo dõi tín hiệu từ bộ não.
Các thiết bị y tế thường bao gồm 32 chip cảm ứng, nhưng Llarena và nhóm của ông muốn thiết kế một thiết bị vừa nhỏ, vừa rẻ lại tiện lợi.
"Chúng tôi nghĩ con số 16 đã là nhiều", ông nói.
"Chúng tôi đang tìm cách giảm con số này xuống một nửa".
Tuy nhiên việc giản lược cũng có giới hạn nhất định, nếu không muốn tín hiệu trở nên quá yếu.
Sau khi đọc tín hiệu từ não, hệ thống sau đó phải chuyển nó thành mệnh lệnh cho chiếc xe.
Trên lý thuyết, tài xế chỉ cần suy nghĩ về việc rẽ phải hoặc trái. Tuy nhiên những ý nghĩ này không chỉ đơn giản là nghĩ đến từ "phải" hoặc "trái" mà trừu tượng hơn, ví dụ như một nơi nào đó hoặc một hình dáng nào đó.
"Đó là một quá trình dài vì tôi không biết phải xử lý thế nào. Tôi đã nghĩ đến mọi thứ, một bãi biển, các hình khối màu đỏ, các vòng tron màu đỏ".
Cuối cùng, ông đã lập trình để nếu ông tưởng tượng ra một hình vuông màu đỏ trong đầu và sau đó tưởng tượng khối vuông đó di chuyển đến phía trước trong đầu, ông có thể điều khiển chiếc xe chạy thẳng đến phía trước.
Nhóm của ông nhận ra rằng bằng việc khởi động dây thần kinh chuyển động, họ có thể gửi một tín hiệu đủ mạnh để thiết bị có thể phát hiện ra.
"Tuy nhiên trường hợp của tôi là khá đơn giản," Matzke nói.
"Điều này lại không có kết quả với những người khác".
"Việc huấn luyện bộ não của bạn sản xuất ra những tín hiệu mà máy móc có thể hiểu được là vô cùng khó".
Bên cạnh đó, bạn còn phải luôn giữ tập trung và thư giãn khi đang lái xe.
Vấn đề này hiện đang gây khó khăn cho những người sử dụng tay giả được điều khiển bằng ý nghĩ.
Việc sử dụng yêu cầu nhiều tháng huấn luyện. Quá trình này có thể khiến nhiều người khuyết tật cảm thấy mệt mỏi và nhiều người trong số họ đã từ bỏ cánh tay giả vì nó quá phiền toái.
Đơn giản hóa
Llarena muốn tránh lặp lại điều tương tự với công nghệ lái xe bằng suy nghĩ, vì vậy nhóm của ông đang tìm cách đơn giản hóa hệ thống.
Nó sẽ ít phụ thuộc vào mệnh lệnh thực hiện từng cú rẽ của lái xe, thay vào đó cho phép bộ não chọn địa điểm và để chiếc ghế hoặc xe thực hiện những khâu còn lại.
Ví dụ như thay vì yêu cầu chiếc ghế phải rẽ trái hoặc phải, người dùng chỉ cần nghĩ tới "nhà bếp" và chiếc ghế có thể đưa họ đến đó.
Trong tương lai, việc cấy ghép chip điện tử vào bộ não sẽ giúp củng cố chất lượng điều khiển tốt hơn, Omar Mendoza, một chuyên gia về xử lý tín hiệu bộ não đang cộng tác với Llarena, cho biết.
"Bạn có thể đạt được những kết quả rất tốt trong những trường hợp này," ông nói, dù thừa nhận những người khuyết tật có thể ngại phải phẫu thuật não để có thể di chuyển trở lại.
Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Future.