Đoạn Đường Chiến Binh
Đồi thông hai mộ
Đà Lạt thành phố của sương mù, của ngàn hoa khoe sắc cũng là nơi chứng kiến những cuộc tình buồn.
Ngay bên cạnh hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi Đồi thông hai mộ - nơi đây được nhiều người biết đến bởi câu chuyện tình bi ai của một đôi trai gái trẻ.
Ngoài tên gọi hồ Than Thở, du khách còn được nghe người dân Đà Lạt gọi với tên Sương Mai, với ý nghĩa những hạt sương buổi sớm tinh mơ.
Bên cạnh đó là hai ngôi mộ đã được xây cất hơn 60 năm qua, của một cuộc tình duyên lỡ dở.
Ở Đồi thông hai mộ, một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt, bao năm nay luôn tồn tại nhiều sự tích ly kỳ về cái tên “Đồi thông hai mộ”, nhưng chỉ có một câu chuyện trong số đó là thật, ấy là câu chuyện tình bất hạnh của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm, mà minh chứng cho câu chuyện tình đó chính là hai ngôi mộ nằm trên đồi thông hơn 60 năm qua.
Chuyện kể rằng, người con trai tên là Vũ Minh Tâm, con của đại điền chủ ở Gò Công. Vì là con một nên cha mẹ bắt có vợ sớm để có con nối dõi. Chàng vì một phần chưa muốn có gia đình, phần khác lại không muốn làm cha mẹ buồn nên lén đầu quân vào trường Võ Bị Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái gia đình là công chức, cô gái tên Thảo.
Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn biển thề non. Ra trường, Tâm về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi... nhưng gặp phải sự cản trở quyết liệt của gia đình. Cha mẹ chàng bắt chàng đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu mến. Vì lẽ đó Tâm đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn.
Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha Mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người và còn thêm nỗi buồn lo cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại Những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng . Cho đến một ngày, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến. Quá buồn rầu nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (nay là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tâm sự và tự tử chết , vào ngày 15 tháng 3 năm 1956, trên tay vẫn còn nắm chặt bức thư tình gửi người yêu. Trước khi chết nàng để lại bức thư xin người nhà chôn nàng trên đồi thông.
Nhưng thật ra Tâm chưa chết - người ta đã nhầm khi báo tử. Khi trở về Tâm mới hay Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn. Vì quá đau buồn, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề non hẹn biển với người con gái anh yêu thương. Trước khi chết, anh để lại bức thư tuyệt mệnh với ước nguyện được chôn xác bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi được gần nhau.
Gia đình, bạn bè đã chôn xác anh kề bên ngôi mộ Thảo và tạo thành ngôi mộ đôi nổi tiếng.
Sau ngày Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, cha mẹ Tâm đã thuê người lên Đà Lạt bốc phần mộ anh đưa về quê vì lúc này họ đã tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con. Dù phần mộ chàng trai đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình của người con gái, cha mẹ, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi.
Đây vẫn là một danh lam thắng cảnh, thu hút hàng ngàn du khách đến hàng năm.
http://www.thoibao.com/giai-tri/thu-tin-va-tai-lieu/12052-doi-thong-hai-mo
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Đồi thông hai mộ
Đà Lạt thành phố của sương mù, của ngàn hoa khoe sắc cũng là nơi chứng kiến những cuộc tình buồn.
Ngay bên cạnh hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi Đồi thông hai mộ - nơi đây được nhiều người biết đến bởi câu chuyện tình bi ai của một đôi trai gái trẻ.
Ngoài tên gọi hồ Than Thở, du khách còn được nghe người dân Đà Lạt gọi với tên Sương Mai, với ý nghĩa những hạt sương buổi sớm tinh mơ.
Bên cạnh đó là hai ngôi mộ đã được xây cất hơn 60 năm qua, của một cuộc tình duyên lỡ dở.
Ở Đồi thông hai mộ, một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt, bao năm nay luôn tồn tại nhiều sự tích ly kỳ về cái tên “Đồi thông hai mộ”, nhưng chỉ có một câu chuyện trong số đó là thật, ấy là câu chuyện tình bất hạnh của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm, mà minh chứng cho câu chuyện tình đó chính là hai ngôi mộ nằm trên đồi thông hơn 60 năm qua.
Chuyện kể rằng, người con trai tên là Vũ Minh Tâm, con của đại điền chủ ở Gò Công. Vì là con một nên cha mẹ bắt có vợ sớm để có con nối dõi. Chàng vì một phần chưa muốn có gia đình, phần khác lại không muốn làm cha mẹ buồn nên lén đầu quân vào trường Võ Bị Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái gia đình là công chức, cô gái tên Thảo.
Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn biển thề non. Ra trường, Tâm về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi... nhưng gặp phải sự cản trở quyết liệt của gia đình. Cha mẹ chàng bắt chàng đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu mến. Vì lẽ đó Tâm đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn.
Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha Mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người và còn thêm nỗi buồn lo cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại Những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng . Cho đến một ngày, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến. Quá buồn rầu nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (nay là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tâm sự và tự tử chết , vào ngày 15 tháng 3 năm 1956, trên tay vẫn còn nắm chặt bức thư tình gửi người yêu. Trước khi chết nàng để lại bức thư xin người nhà chôn nàng trên đồi thông.
Nhưng thật ra Tâm chưa chết - người ta đã nhầm khi báo tử. Khi trở về Tâm mới hay Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn. Vì quá đau buồn, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề non hẹn biển với người con gái anh yêu thương. Trước khi chết, anh để lại bức thư tuyệt mệnh với ước nguyện được chôn xác bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi được gần nhau.
Gia đình, bạn bè đã chôn xác anh kề bên ngôi mộ Thảo và tạo thành ngôi mộ đôi nổi tiếng.
Sau ngày Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, cha mẹ Tâm đã thuê người lên Đà Lạt bốc phần mộ anh đưa về quê vì lúc này họ đã tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con. Dù phần mộ chàng trai đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình của người con gái, cha mẹ, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi.
Đây vẫn là một danh lam thắng cảnh, thu hút hàng ngàn du khách đến hàng năm.
http://www.thoibao.com/giai-tri/thu-tin-va-tai-lieu/12052-doi-thong-hai-mo
Sinh Tồn chuyển