Đoạn Đường Chiến Binh
Đón Xuân Nơi Tiền Đồn
Mũ Nâu Trương Trọng Kiên
Cựu SQTT/TĐ11/BĐQ
Mỗi dịp Xuân về, lòng tôi lại rộn lên những kỷ niệm về những Mùa Xuân cũ. Một trong những Mùa Xuân ấy là cái Tết nơi tiền đồn hẻo lánh trên Cao Nguyên với biết bao hy vọng, nhưng cũng với biết bao trăn trở, khắc khoải, và cả buồn tủi! Đơn vị tôi lúc đó là TĐ11/BĐQ địa bàn hoạt động là Vùng 2 CT, tức QĐII/QK2. Hậu cứ nằm tại Biển Hồ Pleiku, một địa điểm khá thơ mộng với du khách ngày nay, nhưng vào thời đó nó vẫn còn là một nơi hoang vu với khá nhiều căn cứ Quân Sự như TT Huấn Luyện Trường Sơn, Tiểu Đoàn 37 Pháo Binh, Tiểu đoàn Công Binh, LĐ2/BĐQ với Bộ Chỉ Huy và 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến lừng danh là 11, 22 và 23. Pleiku trước đó cũng ít được nhắc nhở tới, người ta chỉ biết tới Pleiku như một chiến địa với Pleime, Daktô, Đức Cơ v.v… Nó chỉ được chú ý nhiều từ khi một bài thơ của Vũ Hữu Định viết về Pleiku, được Phạm Duy phổ nhạc dưới tên Còn Một Chút Gì Để Nhớ. Những lời cuả bài thơ thật sống động,
Phố núi cao, phố núi trời mây,
Phố xa không xa, trời thấp thật gần....
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa Đông...
Thực vậy, Pleiku là một xứ sở có thể nói là gần như mưa quanh năm. Với những người sống ở đồng bằng thì xứ sở này cũng được gọi là “quanh năm Mùa Đông”với tiết trời lành lạnh, phố xá hẹp, nghèo nàn. Trục lộ chính là đường Hoàng Diệu với một số tiệm buôn bán nhỏ bắt đầu từ Bưu Điện Thị Xã qua cầu Hội Thương Hội Phú dài chừng 6-700 mét. Chính vì thế mà thi sĩ diễn tả “đi dăm phút đã về chốn cũ” đủ để biết nó nhỏ như thế nào! Vậy mà dù sao so với Kontum và nhất là so với Phú Bổn và Quảng Đức, Pleiku vẫn là 1 thành phố lớn. Dù muốn dù không, với những người lính tác chiến chúng tôi khi đó, Pleiku là một thành phố ấm cúng với ánh đèn điện, với nước máy, với các hàng quán, nhất là các quán cà phê có dàn nhạc steréo, có các thiếu nữ lượn lờ thanh lịch. Dù là thủ phủ của một bộ phận chiến tranh, Bộ Tư Lệnh QĐII, Pleiku vẫn là một thành phố tương đối thanh bình, do người dân ở đây đã quá quen với những tiếng “đại bác ru đêm” hoặc tiếng gầm rú của máy bay phản lực, tiếng khua vang của trực thăng, hoặc ngay cả tiếng xích sắt của từng đoàn Thiết Giáp, tiếng xe GMC chuyển quân ầm ĩ qua thành phố...
Pleiku vẫn là điểm dừng chân mơ ước của những người lính chiến thuộc Sư Đoàn 22 BB và của đám BĐQ chúng tôi. Những mơ ước nhỏ nhoi đó chỉ đến rất ngắn ngủi trong những lần kết thúc một chiến dịch hành quân, dài ngắn tùy tính chất từng trận đánh. Có khi cả năm trời chúng tôi không được ghé về thành phố này một lần. Như từ Tháng Mười Một năm 1971, Tiểu Đoàn 11/BĐQ chúng tôi đi hành quân trận Plei M’rông (Kontum), rồi sau đó vướng Mùa Hè Đỏ Lửa Kontum tới Tháng Sáu 1972, về tới Hậu Cứ nhưng lại bị cấm trại rồi đi luôn một mạch xuống Bồng Sơn, Tam Quan (Bình Định), rồi lại chuyển qua Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi), mãi tới Tháng Mười Một 1972 mới kết thúc, và được trở lại thành phố nghỉ ngơi.
Nhưng cuộc chiến đang lúc khốc liệt, Tiểu Đoàn chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày để bổ sung quân số, sau đó kéo đi TTHL/BĐQ Dục Mỹ (Ninh Hòa, Nha Trang) để huấn luyện bổ túc cấp Tiểu Đoàn thời gian dự trù khoảng 9-10 tuần. Những tưởng, sau mấy năm lăn lóc sa trường, đây là dịp nghỉ ngơi để ăn cái Tết đầu tiên trong đời quân ngũ với không khí thanh bình thật sự, TĐ Trưởng cũng đã nghĩ đến việc nhân dịp này cho một số SQ lần lượt đi phép thường niên. Tiếc rằng, lệnh đưa xuống Cấm Quân! Lại Cấm Quân!
Trong đời lính, chúng tôi chán nhất là 2 chữ này. Cấm Quân có nghĩa là mọi quân nhân không được rời doanh trại và dĩ nhiên luôn phải ở tư thế sẵn sàng tác chiến, sẵn sàng di chuyển đến khu vực đang xảy ra chiến sự. Cấm Quân khác với Cấm Trại, vì Cấm Trại chỉ trong phạm vi một đơn vị thường là cấp Tiểu Đoàn, đôi khi không hẳn vì lý do chuẩn bị hành quân, có thể do lính vô kỷ luật nên đơn vị bị phạt. Còn Cấm Quân thì trên bình diện lớn hơn thường là một Quân Trấn. Quân nhân trong toàn khu vực không được ra khỏi doanh trại nếu không có những Sự Vụ Lệnh đặc biệt do Đơn Vị Trưởng cấp, vì khi Cấm Quân không một quân nhân nào được đi phép, kể cả phép đặc biệt như tang, hôn...
Quả nhiên, những dự đoán của chúng tôi không lầm! Qua báo chí lúc bấy giờ chúng tôi phong phanh được biết một giải pháp cho Chiến Tranh Việt Nam đã gần hoàn thành, nghĩa là cuộc mặc cả tay đôi giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã có kết quả và đang chờ ngày ký kết. Kết quả ra sao thì đám quân nhân chúng tôi, kể cả Tiểu Đoàn Trưởng, không hề được biết. Cũng chỉ phong phanh chúng tôi được biết sắp tới sẽ có chiến dịch “dành dân lấn đất” để khi Hiệp Định ngừng chiến được ký kết thì “bên nào ở nguyên chỗ đó” và từ ngữ chuyên môn gọi là “đóng quân da beo”. Vì vậy một chiến dịch sẽ được mở ra để xác định chủ quyền. Hình thức thi hành ra sao thì chỉ đến khi thực hiện chúng tôi mới được phổ biến.
6 giờ chiều ngày 15 Tháng Giêng năm 1973, tôi nhớ rõ hôm đó là ngày Thứ Hai 12 Tháng Chạp Âm Lịch năm Nhâm Tý, nghĩa là chỉ còn chưa tới 3 tuần nữa là Tết, tôi nhận được một công điện Khẩn từ LĐ2/BĐQ ở Pleiku lệnh cho TĐ11/BĐQ phải sẵn sàng di chuyển lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau 16/01/1973. Phần bảo mật ghi Phổ Biến Hạn Chế, nghĩa là chỉ từ cấp Đại đội Trưởng trở lên và những giới chức thẩm quyền đơn vị mới được biết. Công Điện cũng không cho biết sẽ di chuyển tới đâu, chỉ nói thêm rằng “Chi Tiết Cụ Thể Sẽ Nhận Được Khi Di Chuyển”.
Điều tức cười là khoảng 12 giờ đêm, đoàn quân xa đã ồn ào tới khu vực đóng quân của Tiểu Đoàn kéo theo khá đông cư dân của Dục Mỹ, những cô gái bán bãi (danh từ dùng để gọi những người gánh hàng rong đi theo những bãi tập để bán cho binh sĩ đang huấn luyện, gồm đồ ăn nước uống, hầu hết đều là thiếu nữ hoặc phụ nữ, không có nam giới. Những người này cũng gần như toàn bộ là vợ con những cán bộ chiến sĩ trong TTHL).
Họ đến đây để đòi nợ, vì truyền thống của quân trường là ăn thiếu, do người lính chỉ được lãnh lương vào khoảng từ ngày 20 tới cuối tháng, và hầu như lương lính tháng nào “xào” tháng đó. Những người bán thiếu chỉ cần ghi tên và đơn vị của người mua thiếu. Nếu là tân binh huấn luyện thì họ sẽ nhờ những cán bộ cơ hữu như Thường Vụ Đại Đội khóa sinh đòi dùm, còn nếu là đơn vị bổ túc thì họ sẽ nhờ những Thường Vụ của Đại Đội người mua thiếu đòi dùm trừ thẳng vào tiền lương ngay khi phát lương.
Điều đáng tiếc là đơn vị chúng tôi di chuyển đột ngột và bí mật nên cấm mọi cuộc tiếp xúc với bên ngoài, do đó họ không thể vào doanh trại để tìm, cũng không thể kiếm người Thường Vụ Đại Độ để nhờ giúp, họ chỉ có thể tụ tập ở bên cạnh những chiếc xe để chờ.
Khoảng 3 giờ sáng kẻng báo động đánh thức toàn đơn vị, các chốt canh gác ở ngoài cũng được lịnh gọi về. Có lẽ là đặc biệt nhất từ trước tới nay, lần này những toán ở xa có xe đến đón khỏi phải lội bộ. Lính tác chiến thì cái gì cũng nhanh, chỉ lướt sơ một lượt các cấp chỉ huy Trung Đội đã nắm vững quân số của mình để báo cho Thường Vụ Đại Đội, lệnh ngắn gọn được ban ra tuyên bố Tiểu Đoàn phải di chuyển để nhận nhiệm vụ mới và tất cả lên xe. Khi đó những người bán bãi mới tới kiếm các Thường Vụ Đại Đội để nhờ giải quyết. Họ đưa danh sách các người mua thiếu để nhờ đòi dùm, nhưng thực ra đây là những may rủi rất lớn mà họ phải gánh chịu bởi chưa biết người mua thiếu sẽ ra sao và các ông Thường Vụ này có đòi được hay không và làm cách nào để trả... Tuy nhiên, họ cũng cố gắng để vớt vát với một chút hy vọng.
Bộ phận rút sau cùng khỏi căn cứ là Ban Truyền Tin của tôi, vì chúng tôi phải giữ anten chính để nhận Công Điện chót từ Liên Đoàn trước khi chuyển qua hệ thống tiếp vận trung gian trên đường di chuyển. Dĩ nhiên, với hệ thống tiếp vận trung gian qua từng chặng di chuyển, chúng tôi không thể chuyển hoặc nhận những Công Điện thuộc loại Mật được nữa (nhưng lại được nhận Công Điện Hỏa Tốc-Tối Mật). Đúng 5 giờ sáng, sau khi chúng tôi báo cáo đơn vị đã sẵn sàng lên xe, Công Điện gởi tới là di chuyển về Pleiku, lệnh cụ thể sẽ nhận được khi vào vùng phủ sóng (khoảng 50km bán kính với Hậu Cứ Liên Đoàn).
Qua Công Điện chúng tôi thấy rõ là nhiệm vụ đang chờ chúng tôi không thuộc vùng chúng tôi sẽ đi qua hoặc ở phía sau. Nghĩa là chúng tôi sẽ không đi Ban Mê Thuột, hoặc Phú Yên, hoặc Quy Nhơn. Và theo kinh nghiệm, chúng tôi đoán chừng nhiệm vụ mới chắc sẽ không có gì nặng nhọc, hoặc gay cấn, nguy hiểm, và có thể chắc đây không phải là cuộc hành quân đụng địch (bởi vì chúng tôi là Lực Lượng Tổng Trừ Bị Vùng, nếu chiến sự lớn, bắt buộc có cầu không vận để chuyển chúng tôi về Pleiku, tệ nhất cũng là Trực Thăng Vận đổ bộ). Hơn nữa mặc dù là Công Điện Mật và Khẩn nhưng lại không ấn định thời gian di chuyển bắt buộc, bởi thường với những cuộc hành quân gấp rút trong Công Điện ghi rõ thời hạn bắt buộc có mặt, kể cả phải di chuyển đêm qua vùng chiến sự nguy hiểm.
Với những nhận định trên, Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh di chuyển nhưng Đại Đội đi đầu được lịnh tà tà không phải gấp rút. Sau khi rời khỏi căn cứ đúng 5 giờ sáng, đến 6 giờ mới tới Ninh Hòa chỉ cách đúng 12km, 12 giờ trưa tới Đèo Đại Lãnh, 2 giờ chiều mới qua khỏi đèo, và 5 giờ chiều thì Tiểu Đoàn nhận được lệnh đóng quân trong Phi Trường Phú Yên qua đêm.
Phi trường Phú Yên chỉ là một sân bay dã chiến với phi đạo được lát bằng những tấm PSP do khoảng 1 Đại Đội Địa Phương Quân bảo vệ. Vào thời gian đó Phi Trường chỉ được xử dụng cho những chuyến bay quân sự khẩn cấp trong trường hợp Quốc Lộ 1 bị cắt đứt. Có lẽ Phú Yên là 1 tỉnh yên tĩnh nhứt của VNCH khi đó, Tiểu Khu này hầu như không có các đơn vị Chủ Lực trú đóng, Không Quân chỉ có vài chiếc L19, L20 không có Phi Đoàn Trực Thăng nào, còn Hải Quân cũng chỉ có mấy chiếc Tuần Duyên Hạm, không Thiết Giáp. Sau khi bố phòng cho đơn vị xong, nhóm Sĩ Quan chúng tôi kéo nhau vô Thị Xã để ăn tối.
Mới 6 giờ chiều mà phố xá vắng ngắt, hàng quán đã gần như đóng cửa hết chỉ còn rất ít quán xá mở cửa mà chỉ là những quán tạp hóa bán lèo tèo những thứ cần trong gia đình như gạo, mắm... Tôi muốn kiếm 1 gói thuốc hút loại sang như Ruby, Capstan cũng không thấy đừng nói chi thuốc Mỹ như Pall Mall, Lucky, Salem... Mãi sau, nhờ 1 người xe ôm chúng tôi mới tìm được 1 quán ăn, gọi mãi họ mới chịu mở cửa, té ra hôm đó là Thứ Ba không phải là ngày cuối tuần để ăn nhậu, và hơn nữa dân Phú Yên cũng ít ra quán ăn nhậu, ngay cả ăn sáng cũng hiếm vì chỉ có vài quán hủ tíu của người Hoa trên đường Duy Tân.
Gọi được chủ quán mở cửa chúng tôi ngỡ ngàng vì gọi bất kỳ món gì cũng không có, chúng tôi phải đưa tiền để ông ta đi mua đồ, vì nghĩ rằng những bộ đồ rằn ri làm cho ông ta sợ. Cũng may đây là thành phố biển vì vậy chỉ một lúc sau vợ chồng ông ta đã về với đủ thứ tôm cá và cả những con mực khổng lồ còn tươi nguyên đang ngáp. Chúng tôi được ăn một bữa tối ngon lành mà Pleiku không thể có được với cái giá rất rẻ chỉ bằng 1/3 so với giá ở Pleiku.
Sau một đêm an bình, 3 giờ sáng hôm sau tôi nhận được công điện qua tiểu khu Phú Yên tiếp vận. Sau khi giải mã chúng tôi được biết TĐ chúng tôi sẽ về Thanh An. Đoàn quân xa cuả chúng tôi lại tiếp tục lăn bánh về cao nguyên, tốc độ có nhanh hơn, bởi chúng tôi được lịnh phải tới địa điểm trước 3 giờ chiều, nghĩa là chúng tôi chỉ có 10 giờ nữa để di chuyển. QL1 tương đối an toàn và cũng khá phẳng phiu. Chúng tôi tiến vào QL19 cũng xuông xẻ không gặp bất kỳ trở ngại nào, có lẽ địch quân cũng không dám đụng độ với một đơn vị lớn như vậy. Khoảng 12 giờ trưa chúng tôi đã về tới khu vực núi Hàm Rồng, đã có thể liên lạc trực tiếp với LĐ qua hệ thống truyền tin nội bộ. Lịnh hành quân cũng được chuyển trực tiếp không dùng công điện nữa. Rất may TĐ11/BĐQ chúng tôi được chia về trấn đóng khu vực đồn điền trà Cateka Bàu Cỏ, từ ngã ba Hàm Rồng chúng tôi mất chừng 1 giờ di chuyển là đã tới khu vực đóng quân.
Đồn điền trà Cateka tọa lạc trên một bình nguyên khá rộng, tuy vậy diện tích khai thác cũng không nhiều lắm có lẽ khoảng vài ba chục hecta, cơ ngơi cũng chẳng có gì đồ sộ ngoài vài ngôi nhà ngói đỏ làm văn phòng đồn điền và mấy căn nhà lớn lợp tole làm chỗ chế biến trà. Cũng giống như đồn điền trà ở Biển Hồ, trà ở đây cũng chủ yếu xuất khẩu qua Pháp, do đó dân VN hầu như không ai được thưởng thức trà Cateka (dĩ nhiên trừ chúng tôi thỉnh thoảng vẫn được uống trà biếu). Trà Cateka chỉ là trà mộc, nghĩa là trà xấy khô chứ không tẩm ướp hương vị như các loại trà Blao hoặc trà Tàu. Ai quen uống trà Tàu sẽ khó thưởng thức được trà này, nhưng dân thích trà Lipton thì lại rất khoái vì đây là sản phẩm chính để chế tạo trà Lipton khi qua tới Châu Âu. Chia vị trí cho các Đại Đội xong, các ĐĐ trưởng về BCH/TĐ họp tham mưu. Vị trí hiện tại chỉ là tạm thời, ngày mai chúng tôi sẽ phải trải quân trên diện tích thật rộng mỗi đại đội trách nhiệm một khu vực tính bằng nhiều ô vuông trên bản đồ, vì khu vực toàn tiểu đoàn chúng tôi đảm trách kéo dài cả chục ô và vào sâu mỗi bên cũng cả trên chục ô nữa, nghĩa là TĐ có một địa bàn bán kính trên 10km.
Cũng ngày mai liên đoàn sẽ trang bị thêm cho chúng tôi một loại “chiến cụ” mới, đó là những lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Mỗi người lính sẽ được cấp phát vài ba chục lá cờ, lớn thì dài khoảng 1m, còn cờ nhỏ thì khoảng 30cm, và sẽ có thêm rất nhiều nữa trong tương lai. Nhiệm vụ mỗi người sẽ là kiếm cây để làm cán cờ và sẽ mang những lá cờ đó đi cắm trong khu vực của mình, leo lên những cây cao nhất để cắm những lá cờ lớn. nếu trong khu vực có nhà dân thì cắm trước cửa nhà họ. Hèn gì trên đường di chuyển chúng tôi đã thấy cờ vàng khắp nơi, những tưởng năm nay sẽ có hòa bình nên dân chúng đón Tết sớm hơn mọi năm. Thanh An, là một quận nằm ở phía Tây Nam thành phố Pkeiku giáp ranh với biên giới Cam Bốt, có 2 tiền đồn do 2 TĐ BĐQ bảo vệ là Pleime (TĐ 82 BĐQ) ở phía Đông và Đức Cơ (TĐ 81 BĐQ) ở phía Nam, đến thời điểm đó chưa có trận chiến lớn nào xảy ra nên tương đối yên bình. Được hoạt động trong khu vực này vào dịp Tết cũng là dịp may lớn với đơn vị bởi chiến sự năm qua chủ yếu ở Kontum và Bình Định chứ Pleiku không có gì cả, do vậy chúng tôi an tâm đón Tết.
Mọi việc diễn ra cũng êm ả như mong muốn, cờ chở tới là chúng tôi đưa xuống các đại đội và giao cho tất cả các binh sĩ và ai nấy hăng say đi cắm, cũng không xảy ra vụ đụng độ nào. Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ cũng nhân dịp này gởi quà Tết đến toàn thể đơn vị. Các em nữ sinh Trường Minh Đức và Trường Trung Học Pleime cũng đi theo để ủy lạo và giao quà. Tuy nhiên chỉ có BCH/TĐ là được hân hạnh đón tiếp còn các ĐĐ thì ở rất xa, hơn nữa đã phân tán mỏng nên không thể về được, tuy vậy quà Tết thì được phân phối đều đến mọi quân nhân. Đây cũng là lần duy nhất mà tôi nhận được quà từ hậu phương. Gọi là quà nhưng mỗi phần chỉ có 1 khăn mặt, 1 cây crème đánh răng Hynos, 1 cục savon thơm, 1 gói Ruby Quân Tiếp Vụ và đặc biệt 1 lá thư. (Lá thư gởi cho tôi rất vui, của 1 em nữ sinh Minh Đức đang học lớp Đệ Tứ. Tôi lại cũng có một cô chị họ thua tôi cả chục tuổi đang học Đệ Tứ ở trường này, nên có chuyện rất vui về lá thư này. Có dịp, tôi sẽ kể lại hầu quý bạn).
Hiệp Định Paris trôi qua êm đềm, chỉ vài vụ đụng độ lẻ tẻ với du kích VC nhưng chúng cũng không chủ trương và ham đánh vì thế chỉ nổ súng một lúc là chúng chuồn mất. Còn 10 ngày nữa là Tết, lịnh cũng chỉ nói đơn vị giữ vững vị trí không để VC lấn đất, không có thêm một chỉ thị đặc biệt nào khác. Gần nơi đóng quân của BCH/TĐ, có một con suối cắt ngang rừng trúc, chúng tôi thường tới để tắm giặt. Nước suối trong xanh, bờ là bãi cát trắng mịn trải dài, phong cảnh thật thơ mộng. Sau khi cho lao công đào binh đào giao thông hào phòng thủ chung quanh khu vực chừng hơn 1 hecta, chúng tôi dựng thêm mấy nếp nhà tranh làm câu lạc bộ và nơi uống cà phê, nhờ đám hậu cứ mang một ít đồ xuống bán. Vì khá gần thị xã nên hầu như ngày nào chúng tôi cũng được tiếp tế, thậm chí có thể ăn cả hủ tíu hoặc phở nóng nữa. Một điều chưa từng xảy ra với lính đi hành quân như chúng tôi, nhưng mấy ông Địa Phương Quân thì chỉ coi là chuyện bình thường, mấy ổng còn nhiều hơn nữa kìa…
Đêm Giao Thừa Quý Sửu được chúng tôi đón mừng thật hào hứng, trong cái chòi lớn dùng làm câu lạc bộ. Tôi hy sinh một cục pin PRC 25 để thắp đèn vừa đánh bài vừa uống rượu. Chẳng biết đêm đó chúng tôi uống hết mấy chai Martel, và tôi thức được tới mấy giờ, nhưng khi tôi mở mắt thì đã là trưa Mùng Một rồi. Tôi đánh răng rửa mặt xong định qua lều TĐ trưởng chúc tuổi thì đã thấy ồn ào, đám lính tốp thì lắc bầu cua, tốp thì binh xập xám. Ông TĐT, đang ngồi trong CLB cùng các SQ Tham Mưu TĐ, thấy tôi bước vô hỏi đêm qua ngủ ngon không, có mơ thấy em nào không. Tôi cũng cám ơn và chúc tuổi mọi người, ai nấy đều nồng nhiệt nói lên những mơ ước của mình về một ngày mai không tiếng súng.
Lời hát của bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí “rồi có một ngày có một ngày chinh chiến tàn…” trong chiếc casette nghe sao mà day dứt. Ngày đó có phải đang đến không? Bao giờ thì ngày đó sẽ đến? Văng vẳng từ chiếc radio đài SG bài Ly Rượu Mừng, mở qua đài Phát Thanh Quân Đội thì lại cũng bài đó. Đến bao giờ chúng ta có thể thoải mái ngồi trong phòng khách nâng ly rượu chứ không phải là ngồi trong những túp lều như thế này? Những người hiện diện tại đây nếu không vì cuộc chiến bẩn thỉu do bọn Cộng Sản Bắc Việt muốn nhuộm đỏ miền Nam thì hẳn giờ này họ cũng đang vui vẻ với vợ, với con với những người thân, với bạn bè và tất nhiên với những ly rượu mừng. Thế mà giờ đây mỗi người đón Xuân chỉ với ước mơ nhỏ nhoi,
Vui cùng ruộng nương cùng đàn trâu,
Với cây đa khóm trúc hàng cau. Với con đê có chiếc cầu tre…
Ta lại gặp ta còn vòng tay mở rộng thương mến bao la
Chuông chùa làng xa chiều lại vang
Bếp ai lên khói ấm tình thương
Bát cơm rau thắm mối tình quê
Có con trâu có nương dâu, thiên đường này mơ ước bao lâu.
Chung quanh chúng tôi là màu xanh của núi rừng. Bao giờ chúng tôi được chuyển đổi sang màu xanh của thanh bình nơi đồng quê, có vườn ruộng, có túp lều tranh, với người vợ hiền và bầy con thơ? Đến bao giờ chúng tôi mới rũ bỏ được hết những căm thù, những tàn nhẫn của chiến tranh để được làm người dân hiền hòa trong một đất nước thanh bình im tiếng súng, vắng tiếng bom? Liệu sau Hiệp Định Paris, bọn Cộng Sản này có chịu rút về miền Bắc, trả lại cuộc sống an vui cho chúng tôi? Có phải là mùa Xuân này không?
Chuyện sẽ không xảy ra dễ dàng như thế. Nhưng cuộc sống vẫn luôn là những chuỗi hy vọng, và chúng tôi vẫn luôn hy vọng, trong lạc quan: ngày đất nước thanh bình đang đến, trong tự do và trong hạnh phúc với muôn người.
Bàn ra tán vào (0)
Đón Xuân Nơi Tiền Đồn
Mũ Nâu Trương Trọng Kiên
Cựu SQTT/TĐ11/BĐQ
Mỗi dịp Xuân về, lòng tôi lại rộn lên những kỷ niệm về những Mùa Xuân cũ. Một trong những Mùa Xuân ấy là cái Tết nơi tiền đồn hẻo lánh trên Cao Nguyên với biết bao hy vọng, nhưng cũng với biết bao trăn trở, khắc khoải, và cả buồn tủi! Đơn vị tôi lúc đó là TĐ11/BĐQ địa bàn hoạt động là Vùng 2 CT, tức QĐII/QK2. Hậu cứ nằm tại Biển Hồ Pleiku, một địa điểm khá thơ mộng với du khách ngày nay, nhưng vào thời đó nó vẫn còn là một nơi hoang vu với khá nhiều căn cứ Quân Sự như TT Huấn Luyện Trường Sơn, Tiểu Đoàn 37 Pháo Binh, Tiểu đoàn Công Binh, LĐ2/BĐQ với Bộ Chỉ Huy và 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến lừng danh là 11, 22 và 23. Pleiku trước đó cũng ít được nhắc nhở tới, người ta chỉ biết tới Pleiku như một chiến địa với Pleime, Daktô, Đức Cơ v.v… Nó chỉ được chú ý nhiều từ khi một bài thơ của Vũ Hữu Định viết về Pleiku, được Phạm Duy phổ nhạc dưới tên Còn Một Chút Gì Để Nhớ. Những lời cuả bài thơ thật sống động,
Phố núi cao, phố núi trời mây,
Phố xa không xa, trời thấp thật gần....
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa Đông...
Thực vậy, Pleiku là một xứ sở có thể nói là gần như mưa quanh năm. Với những người sống ở đồng bằng thì xứ sở này cũng được gọi là “quanh năm Mùa Đông”với tiết trời lành lạnh, phố xá hẹp, nghèo nàn. Trục lộ chính là đường Hoàng Diệu với một số tiệm buôn bán nhỏ bắt đầu từ Bưu Điện Thị Xã qua cầu Hội Thương Hội Phú dài chừng 6-700 mét. Chính vì thế mà thi sĩ diễn tả “đi dăm phút đã về chốn cũ” đủ để biết nó nhỏ như thế nào! Vậy mà dù sao so với Kontum và nhất là so với Phú Bổn và Quảng Đức, Pleiku vẫn là 1 thành phố lớn. Dù muốn dù không, với những người lính tác chiến chúng tôi khi đó, Pleiku là một thành phố ấm cúng với ánh đèn điện, với nước máy, với các hàng quán, nhất là các quán cà phê có dàn nhạc steréo, có các thiếu nữ lượn lờ thanh lịch. Dù là thủ phủ của một bộ phận chiến tranh, Bộ Tư Lệnh QĐII, Pleiku vẫn là một thành phố tương đối thanh bình, do người dân ở đây đã quá quen với những tiếng “đại bác ru đêm” hoặc tiếng gầm rú của máy bay phản lực, tiếng khua vang của trực thăng, hoặc ngay cả tiếng xích sắt của từng đoàn Thiết Giáp, tiếng xe GMC chuyển quân ầm ĩ qua thành phố...
Pleiku vẫn là điểm dừng chân mơ ước của những người lính chiến thuộc Sư Đoàn 22 BB và của đám BĐQ chúng tôi. Những mơ ước nhỏ nhoi đó chỉ đến rất ngắn ngủi trong những lần kết thúc một chiến dịch hành quân, dài ngắn tùy tính chất từng trận đánh. Có khi cả năm trời chúng tôi không được ghé về thành phố này một lần. Như từ Tháng Mười Một năm 1971, Tiểu Đoàn 11/BĐQ chúng tôi đi hành quân trận Plei M’rông (Kontum), rồi sau đó vướng Mùa Hè Đỏ Lửa Kontum tới Tháng Sáu 1972, về tới Hậu Cứ nhưng lại bị cấm trại rồi đi luôn một mạch xuống Bồng Sơn, Tam Quan (Bình Định), rồi lại chuyển qua Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi), mãi tới Tháng Mười Một 1972 mới kết thúc, và được trở lại thành phố nghỉ ngơi.
Nhưng cuộc chiến đang lúc khốc liệt, Tiểu Đoàn chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày để bổ sung quân số, sau đó kéo đi TTHL/BĐQ Dục Mỹ (Ninh Hòa, Nha Trang) để huấn luyện bổ túc cấp Tiểu Đoàn thời gian dự trù khoảng 9-10 tuần. Những tưởng, sau mấy năm lăn lóc sa trường, đây là dịp nghỉ ngơi để ăn cái Tết đầu tiên trong đời quân ngũ với không khí thanh bình thật sự, TĐ Trưởng cũng đã nghĩ đến việc nhân dịp này cho một số SQ lần lượt đi phép thường niên. Tiếc rằng, lệnh đưa xuống Cấm Quân! Lại Cấm Quân!
Trong đời lính, chúng tôi chán nhất là 2 chữ này. Cấm Quân có nghĩa là mọi quân nhân không được rời doanh trại và dĩ nhiên luôn phải ở tư thế sẵn sàng tác chiến, sẵn sàng di chuyển đến khu vực đang xảy ra chiến sự. Cấm Quân khác với Cấm Trại, vì Cấm Trại chỉ trong phạm vi một đơn vị thường là cấp Tiểu Đoàn, đôi khi không hẳn vì lý do chuẩn bị hành quân, có thể do lính vô kỷ luật nên đơn vị bị phạt. Còn Cấm Quân thì trên bình diện lớn hơn thường là một Quân Trấn. Quân nhân trong toàn khu vực không được ra khỏi doanh trại nếu không có những Sự Vụ Lệnh đặc biệt do Đơn Vị Trưởng cấp, vì khi Cấm Quân không một quân nhân nào được đi phép, kể cả phép đặc biệt như tang, hôn...
Quả nhiên, những dự đoán của chúng tôi không lầm! Qua báo chí lúc bấy giờ chúng tôi phong phanh được biết một giải pháp cho Chiến Tranh Việt Nam đã gần hoàn thành, nghĩa là cuộc mặc cả tay đôi giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã có kết quả và đang chờ ngày ký kết. Kết quả ra sao thì đám quân nhân chúng tôi, kể cả Tiểu Đoàn Trưởng, không hề được biết. Cũng chỉ phong phanh chúng tôi được biết sắp tới sẽ có chiến dịch “dành dân lấn đất” để khi Hiệp Định ngừng chiến được ký kết thì “bên nào ở nguyên chỗ đó” và từ ngữ chuyên môn gọi là “đóng quân da beo”. Vì vậy một chiến dịch sẽ được mở ra để xác định chủ quyền. Hình thức thi hành ra sao thì chỉ đến khi thực hiện chúng tôi mới được phổ biến.
6 giờ chiều ngày 15 Tháng Giêng năm 1973, tôi nhớ rõ hôm đó là ngày Thứ Hai 12 Tháng Chạp Âm Lịch năm Nhâm Tý, nghĩa là chỉ còn chưa tới 3 tuần nữa là Tết, tôi nhận được một công điện Khẩn từ LĐ2/BĐQ ở Pleiku lệnh cho TĐ11/BĐQ phải sẵn sàng di chuyển lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau 16/01/1973. Phần bảo mật ghi Phổ Biến Hạn Chế, nghĩa là chỉ từ cấp Đại đội Trưởng trở lên và những giới chức thẩm quyền đơn vị mới được biết. Công Điện cũng không cho biết sẽ di chuyển tới đâu, chỉ nói thêm rằng “Chi Tiết Cụ Thể Sẽ Nhận Được Khi Di Chuyển”.
Điều tức cười là khoảng 12 giờ đêm, đoàn quân xa đã ồn ào tới khu vực đóng quân của Tiểu Đoàn kéo theo khá đông cư dân của Dục Mỹ, những cô gái bán bãi (danh từ dùng để gọi những người gánh hàng rong đi theo những bãi tập để bán cho binh sĩ đang huấn luyện, gồm đồ ăn nước uống, hầu hết đều là thiếu nữ hoặc phụ nữ, không có nam giới. Những người này cũng gần như toàn bộ là vợ con những cán bộ chiến sĩ trong TTHL).
Họ đến đây để đòi nợ, vì truyền thống của quân trường là ăn thiếu, do người lính chỉ được lãnh lương vào khoảng từ ngày 20 tới cuối tháng, và hầu như lương lính tháng nào “xào” tháng đó. Những người bán thiếu chỉ cần ghi tên và đơn vị của người mua thiếu. Nếu là tân binh huấn luyện thì họ sẽ nhờ những cán bộ cơ hữu như Thường Vụ Đại Đội khóa sinh đòi dùm, còn nếu là đơn vị bổ túc thì họ sẽ nhờ những Thường Vụ của Đại Đội người mua thiếu đòi dùm trừ thẳng vào tiền lương ngay khi phát lương.
Điều đáng tiếc là đơn vị chúng tôi di chuyển đột ngột và bí mật nên cấm mọi cuộc tiếp xúc với bên ngoài, do đó họ không thể vào doanh trại để tìm, cũng không thể kiếm người Thường Vụ Đại Độ để nhờ giúp, họ chỉ có thể tụ tập ở bên cạnh những chiếc xe để chờ.
Khoảng 3 giờ sáng kẻng báo động đánh thức toàn đơn vị, các chốt canh gác ở ngoài cũng được lịnh gọi về. Có lẽ là đặc biệt nhất từ trước tới nay, lần này những toán ở xa có xe đến đón khỏi phải lội bộ. Lính tác chiến thì cái gì cũng nhanh, chỉ lướt sơ một lượt các cấp chỉ huy Trung Đội đã nắm vững quân số của mình để báo cho Thường Vụ Đại Đội, lệnh ngắn gọn được ban ra tuyên bố Tiểu Đoàn phải di chuyển để nhận nhiệm vụ mới và tất cả lên xe. Khi đó những người bán bãi mới tới kiếm các Thường Vụ Đại Đội để nhờ giải quyết. Họ đưa danh sách các người mua thiếu để nhờ đòi dùm, nhưng thực ra đây là những may rủi rất lớn mà họ phải gánh chịu bởi chưa biết người mua thiếu sẽ ra sao và các ông Thường Vụ này có đòi được hay không và làm cách nào để trả... Tuy nhiên, họ cũng cố gắng để vớt vát với một chút hy vọng.
Bộ phận rút sau cùng khỏi căn cứ là Ban Truyền Tin của tôi, vì chúng tôi phải giữ anten chính để nhận Công Điện chót từ Liên Đoàn trước khi chuyển qua hệ thống tiếp vận trung gian trên đường di chuyển. Dĩ nhiên, với hệ thống tiếp vận trung gian qua từng chặng di chuyển, chúng tôi không thể chuyển hoặc nhận những Công Điện thuộc loại Mật được nữa (nhưng lại được nhận Công Điện Hỏa Tốc-Tối Mật). Đúng 5 giờ sáng, sau khi chúng tôi báo cáo đơn vị đã sẵn sàng lên xe, Công Điện gởi tới là di chuyển về Pleiku, lệnh cụ thể sẽ nhận được khi vào vùng phủ sóng (khoảng 50km bán kính với Hậu Cứ Liên Đoàn).
Qua Công Điện chúng tôi thấy rõ là nhiệm vụ đang chờ chúng tôi không thuộc vùng chúng tôi sẽ đi qua hoặc ở phía sau. Nghĩa là chúng tôi sẽ không đi Ban Mê Thuột, hoặc Phú Yên, hoặc Quy Nhơn. Và theo kinh nghiệm, chúng tôi đoán chừng nhiệm vụ mới chắc sẽ không có gì nặng nhọc, hoặc gay cấn, nguy hiểm, và có thể chắc đây không phải là cuộc hành quân đụng địch (bởi vì chúng tôi là Lực Lượng Tổng Trừ Bị Vùng, nếu chiến sự lớn, bắt buộc có cầu không vận để chuyển chúng tôi về Pleiku, tệ nhất cũng là Trực Thăng Vận đổ bộ). Hơn nữa mặc dù là Công Điện Mật và Khẩn nhưng lại không ấn định thời gian di chuyển bắt buộc, bởi thường với những cuộc hành quân gấp rút trong Công Điện ghi rõ thời hạn bắt buộc có mặt, kể cả phải di chuyển đêm qua vùng chiến sự nguy hiểm.
Với những nhận định trên, Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh di chuyển nhưng Đại Đội đi đầu được lịnh tà tà không phải gấp rút. Sau khi rời khỏi căn cứ đúng 5 giờ sáng, đến 6 giờ mới tới Ninh Hòa chỉ cách đúng 12km, 12 giờ trưa tới Đèo Đại Lãnh, 2 giờ chiều mới qua khỏi đèo, và 5 giờ chiều thì Tiểu Đoàn nhận được lệnh đóng quân trong Phi Trường Phú Yên qua đêm.
Phi trường Phú Yên chỉ là một sân bay dã chiến với phi đạo được lát bằng những tấm PSP do khoảng 1 Đại Đội Địa Phương Quân bảo vệ. Vào thời gian đó Phi Trường chỉ được xử dụng cho những chuyến bay quân sự khẩn cấp trong trường hợp Quốc Lộ 1 bị cắt đứt. Có lẽ Phú Yên là 1 tỉnh yên tĩnh nhứt của VNCH khi đó, Tiểu Khu này hầu như không có các đơn vị Chủ Lực trú đóng, Không Quân chỉ có vài chiếc L19, L20 không có Phi Đoàn Trực Thăng nào, còn Hải Quân cũng chỉ có mấy chiếc Tuần Duyên Hạm, không Thiết Giáp. Sau khi bố phòng cho đơn vị xong, nhóm Sĩ Quan chúng tôi kéo nhau vô Thị Xã để ăn tối.
Mới 6 giờ chiều mà phố xá vắng ngắt, hàng quán đã gần như đóng cửa hết chỉ còn rất ít quán xá mở cửa mà chỉ là những quán tạp hóa bán lèo tèo những thứ cần trong gia đình như gạo, mắm... Tôi muốn kiếm 1 gói thuốc hút loại sang như Ruby, Capstan cũng không thấy đừng nói chi thuốc Mỹ như Pall Mall, Lucky, Salem... Mãi sau, nhờ 1 người xe ôm chúng tôi mới tìm được 1 quán ăn, gọi mãi họ mới chịu mở cửa, té ra hôm đó là Thứ Ba không phải là ngày cuối tuần để ăn nhậu, và hơn nữa dân Phú Yên cũng ít ra quán ăn nhậu, ngay cả ăn sáng cũng hiếm vì chỉ có vài quán hủ tíu của người Hoa trên đường Duy Tân.
Gọi được chủ quán mở cửa chúng tôi ngỡ ngàng vì gọi bất kỳ món gì cũng không có, chúng tôi phải đưa tiền để ông ta đi mua đồ, vì nghĩ rằng những bộ đồ rằn ri làm cho ông ta sợ. Cũng may đây là thành phố biển vì vậy chỉ một lúc sau vợ chồng ông ta đã về với đủ thứ tôm cá và cả những con mực khổng lồ còn tươi nguyên đang ngáp. Chúng tôi được ăn một bữa tối ngon lành mà Pleiku không thể có được với cái giá rất rẻ chỉ bằng 1/3 so với giá ở Pleiku.
Sau một đêm an bình, 3 giờ sáng hôm sau tôi nhận được công điện qua tiểu khu Phú Yên tiếp vận. Sau khi giải mã chúng tôi được biết TĐ chúng tôi sẽ về Thanh An. Đoàn quân xa cuả chúng tôi lại tiếp tục lăn bánh về cao nguyên, tốc độ có nhanh hơn, bởi chúng tôi được lịnh phải tới địa điểm trước 3 giờ chiều, nghĩa là chúng tôi chỉ có 10 giờ nữa để di chuyển. QL1 tương đối an toàn và cũng khá phẳng phiu. Chúng tôi tiến vào QL19 cũng xuông xẻ không gặp bất kỳ trở ngại nào, có lẽ địch quân cũng không dám đụng độ với một đơn vị lớn như vậy. Khoảng 12 giờ trưa chúng tôi đã về tới khu vực núi Hàm Rồng, đã có thể liên lạc trực tiếp với LĐ qua hệ thống truyền tin nội bộ. Lịnh hành quân cũng được chuyển trực tiếp không dùng công điện nữa. Rất may TĐ11/BĐQ chúng tôi được chia về trấn đóng khu vực đồn điền trà Cateka Bàu Cỏ, từ ngã ba Hàm Rồng chúng tôi mất chừng 1 giờ di chuyển là đã tới khu vực đóng quân.
Đồn điền trà Cateka tọa lạc trên một bình nguyên khá rộng, tuy vậy diện tích khai thác cũng không nhiều lắm có lẽ khoảng vài ba chục hecta, cơ ngơi cũng chẳng có gì đồ sộ ngoài vài ngôi nhà ngói đỏ làm văn phòng đồn điền và mấy căn nhà lớn lợp tole làm chỗ chế biến trà. Cũng giống như đồn điền trà ở Biển Hồ, trà ở đây cũng chủ yếu xuất khẩu qua Pháp, do đó dân VN hầu như không ai được thưởng thức trà Cateka (dĩ nhiên trừ chúng tôi thỉnh thoảng vẫn được uống trà biếu). Trà Cateka chỉ là trà mộc, nghĩa là trà xấy khô chứ không tẩm ướp hương vị như các loại trà Blao hoặc trà Tàu. Ai quen uống trà Tàu sẽ khó thưởng thức được trà này, nhưng dân thích trà Lipton thì lại rất khoái vì đây là sản phẩm chính để chế tạo trà Lipton khi qua tới Châu Âu. Chia vị trí cho các Đại Đội xong, các ĐĐ trưởng về BCH/TĐ họp tham mưu. Vị trí hiện tại chỉ là tạm thời, ngày mai chúng tôi sẽ phải trải quân trên diện tích thật rộng mỗi đại đội trách nhiệm một khu vực tính bằng nhiều ô vuông trên bản đồ, vì khu vực toàn tiểu đoàn chúng tôi đảm trách kéo dài cả chục ô và vào sâu mỗi bên cũng cả trên chục ô nữa, nghĩa là TĐ có một địa bàn bán kính trên 10km.
Cũng ngày mai liên đoàn sẽ trang bị thêm cho chúng tôi một loại “chiến cụ” mới, đó là những lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Mỗi người lính sẽ được cấp phát vài ba chục lá cờ, lớn thì dài khoảng 1m, còn cờ nhỏ thì khoảng 30cm, và sẽ có thêm rất nhiều nữa trong tương lai. Nhiệm vụ mỗi người sẽ là kiếm cây để làm cán cờ và sẽ mang những lá cờ đó đi cắm trong khu vực của mình, leo lên những cây cao nhất để cắm những lá cờ lớn. nếu trong khu vực có nhà dân thì cắm trước cửa nhà họ. Hèn gì trên đường di chuyển chúng tôi đã thấy cờ vàng khắp nơi, những tưởng năm nay sẽ có hòa bình nên dân chúng đón Tết sớm hơn mọi năm. Thanh An, là một quận nằm ở phía Tây Nam thành phố Pkeiku giáp ranh với biên giới Cam Bốt, có 2 tiền đồn do 2 TĐ BĐQ bảo vệ là Pleime (TĐ 82 BĐQ) ở phía Đông và Đức Cơ (TĐ 81 BĐQ) ở phía Nam, đến thời điểm đó chưa có trận chiến lớn nào xảy ra nên tương đối yên bình. Được hoạt động trong khu vực này vào dịp Tết cũng là dịp may lớn với đơn vị bởi chiến sự năm qua chủ yếu ở Kontum và Bình Định chứ Pleiku không có gì cả, do vậy chúng tôi an tâm đón Tết.
Mọi việc diễn ra cũng êm ả như mong muốn, cờ chở tới là chúng tôi đưa xuống các đại đội và giao cho tất cả các binh sĩ và ai nấy hăng say đi cắm, cũng không xảy ra vụ đụng độ nào. Hội Bảo Trợ Gia Đình Binh Sĩ cũng nhân dịp này gởi quà Tết đến toàn thể đơn vị. Các em nữ sinh Trường Minh Đức và Trường Trung Học Pleime cũng đi theo để ủy lạo và giao quà. Tuy nhiên chỉ có BCH/TĐ là được hân hạnh đón tiếp còn các ĐĐ thì ở rất xa, hơn nữa đã phân tán mỏng nên không thể về được, tuy vậy quà Tết thì được phân phối đều đến mọi quân nhân. Đây cũng là lần duy nhất mà tôi nhận được quà từ hậu phương. Gọi là quà nhưng mỗi phần chỉ có 1 khăn mặt, 1 cây crème đánh răng Hynos, 1 cục savon thơm, 1 gói Ruby Quân Tiếp Vụ và đặc biệt 1 lá thư. (Lá thư gởi cho tôi rất vui, của 1 em nữ sinh Minh Đức đang học lớp Đệ Tứ. Tôi lại cũng có một cô chị họ thua tôi cả chục tuổi đang học Đệ Tứ ở trường này, nên có chuyện rất vui về lá thư này. Có dịp, tôi sẽ kể lại hầu quý bạn).
Hiệp Định Paris trôi qua êm đềm, chỉ vài vụ đụng độ lẻ tẻ với du kích VC nhưng chúng cũng không chủ trương và ham đánh vì thế chỉ nổ súng một lúc là chúng chuồn mất. Còn 10 ngày nữa là Tết, lịnh cũng chỉ nói đơn vị giữ vững vị trí không để VC lấn đất, không có thêm một chỉ thị đặc biệt nào khác. Gần nơi đóng quân của BCH/TĐ, có một con suối cắt ngang rừng trúc, chúng tôi thường tới để tắm giặt. Nước suối trong xanh, bờ là bãi cát trắng mịn trải dài, phong cảnh thật thơ mộng. Sau khi cho lao công đào binh đào giao thông hào phòng thủ chung quanh khu vực chừng hơn 1 hecta, chúng tôi dựng thêm mấy nếp nhà tranh làm câu lạc bộ và nơi uống cà phê, nhờ đám hậu cứ mang một ít đồ xuống bán. Vì khá gần thị xã nên hầu như ngày nào chúng tôi cũng được tiếp tế, thậm chí có thể ăn cả hủ tíu hoặc phở nóng nữa. Một điều chưa từng xảy ra với lính đi hành quân như chúng tôi, nhưng mấy ông Địa Phương Quân thì chỉ coi là chuyện bình thường, mấy ổng còn nhiều hơn nữa kìa…
Đêm Giao Thừa Quý Sửu được chúng tôi đón mừng thật hào hứng, trong cái chòi lớn dùng làm câu lạc bộ. Tôi hy sinh một cục pin PRC 25 để thắp đèn vừa đánh bài vừa uống rượu. Chẳng biết đêm đó chúng tôi uống hết mấy chai Martel, và tôi thức được tới mấy giờ, nhưng khi tôi mở mắt thì đã là trưa Mùng Một rồi. Tôi đánh răng rửa mặt xong định qua lều TĐ trưởng chúc tuổi thì đã thấy ồn ào, đám lính tốp thì lắc bầu cua, tốp thì binh xập xám. Ông TĐT, đang ngồi trong CLB cùng các SQ Tham Mưu TĐ, thấy tôi bước vô hỏi đêm qua ngủ ngon không, có mơ thấy em nào không. Tôi cũng cám ơn và chúc tuổi mọi người, ai nấy đều nồng nhiệt nói lên những mơ ước của mình về một ngày mai không tiếng súng.
Lời hát của bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí “rồi có một ngày có một ngày chinh chiến tàn…” trong chiếc casette nghe sao mà day dứt. Ngày đó có phải đang đến không? Bao giờ thì ngày đó sẽ đến? Văng vẳng từ chiếc radio đài SG bài Ly Rượu Mừng, mở qua đài Phát Thanh Quân Đội thì lại cũng bài đó. Đến bao giờ chúng ta có thể thoải mái ngồi trong phòng khách nâng ly rượu chứ không phải là ngồi trong những túp lều như thế này? Những người hiện diện tại đây nếu không vì cuộc chiến bẩn thỉu do bọn Cộng Sản Bắc Việt muốn nhuộm đỏ miền Nam thì hẳn giờ này họ cũng đang vui vẻ với vợ, với con với những người thân, với bạn bè và tất nhiên với những ly rượu mừng. Thế mà giờ đây mỗi người đón Xuân chỉ với ước mơ nhỏ nhoi,
Vui cùng ruộng nương cùng đàn trâu,
Với cây đa khóm trúc hàng cau. Với con đê có chiếc cầu tre…
Ta lại gặp ta còn vòng tay mở rộng thương mến bao la
Chuông chùa làng xa chiều lại vang
Bếp ai lên khói ấm tình thương
Bát cơm rau thắm mối tình quê
Có con trâu có nương dâu, thiên đường này mơ ước bao lâu.
Chung quanh chúng tôi là màu xanh của núi rừng. Bao giờ chúng tôi được chuyển đổi sang màu xanh của thanh bình nơi đồng quê, có vườn ruộng, có túp lều tranh, với người vợ hiền và bầy con thơ? Đến bao giờ chúng tôi mới rũ bỏ được hết những căm thù, những tàn nhẫn của chiến tranh để được làm người dân hiền hòa trong một đất nước thanh bình im tiếng súng, vắng tiếng bom? Liệu sau Hiệp Định Paris, bọn Cộng Sản này có chịu rút về miền Bắc, trả lại cuộc sống an vui cho chúng tôi? Có phải là mùa Xuân này không?
Chuyện sẽ không xảy ra dễ dàng như thế. Nhưng cuộc sống vẫn luôn là những chuỗi hy vọng, và chúng tôi vẫn luôn hy vọng, trong lạc quan: ngày đất nước thanh bình đang đến, trong tự do và trong hạnh phúc với muôn người.