Hình Ảnh & Sự Kiện

Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên

Cuộc tranh luận Trump-Clinton vào tối thứ Hai (26/9, giờ địa phương) được chia thành các khung thời gian 15 phút dành cho mỗi nhóm đề tài thảo luận sâu.

Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên

Tiêu điểm sự kiện

  • Cuộc tranh luận Trump-Clinton vào tối thứ Hai (26/9, giờ địa phương) được chia thành các khung thời gian 15 phút dành cho mỗi nhóm đề tài thảo luận sâu.

    Các chủ đề lớn của buổi tranh luận trực tiếp này gồm: Hướng đi tương lai của nước Mỹ, Làm cách nào để đạt được thịnh vượng, và An ninh của nước Mỹ.

    *Quý độc giả vui lòng kéo xuống dưới để theo dõi phần tường thuật của chúng tôi.

  • Clinton: Phải bắt người giàu nộp thuế
    08:45 27/09/2016

    Lester Holt: Chúng ta sẽ đến với phần đầu tiên, đó là sự thịnh vượng của nước Mỹ, mà trong đó một trong những yếu tố quan trọng nhất là công việc. Nền kinh tế Mỹ trong 6 năm qua đã chứng kiến lượng công việc tạo ra tăng liên tiếp, thu nhập cũng tăng, tuy nhiên vấn đề mất cân bằng thu nhập vẫn tồn tại, và rất nhiều gia đình chỉ sống qua từng đồng lương mà không thể dành dụm thêm. 

    Ông/bà hãy giải thích, trong 2 phút, tại sao ông/bà là lựa chọn tốt hơn cho nước Mỹ trong việc tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân?

    Trả lời:

    Clinton: 

    Xin cảm ơn Lester, xin cảm ơn Đại học Hofstra đã tổ chức buổi tranh luận hôm nay. Theo tôi, điều chúng ta cần nhắc đến ở đây là chúng ta muốn đất nước đi theo hướng nào trong tương lai? Sinh nhật 2 tuổi của cháu gái tôi hôm nay đã giúp tôi nhận ra điều đó.

    Chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế có lợi cho tất cả, không chỉ cho những người ở tầng lớp trên của xã hội, những công việc tốt. Nói cách khác, chúng ta phải đầu tư vào các bạn, đầu tư vào tương lai của các bạn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, năng lượng sạch, và hơn hết là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

    Chúng ta phải khiến nền kinh tế công bằng hơn, đảm bảo thu nhập công bằng cho mọi tầng lớp, trong đó có phụ nữ. Lợi nhuận phải được chia đều, không được tập trung vào những người đứng đầu.

    Chúng ta phải hỗ trợ những người dân đang gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình, chúng ta phải thấu hiểu cho những gì họ phải trải qua. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cho họ hưởng lương khi nghỉ phép vì việc gia đình, hưởng lương khi nghỉ ốm, phải tạo ra những trường đại học mà khi ra trường sinh viên không phải gánh những khoản nợ khổng lồ.

    Để làm được điều đó, chúng ta phải bắt những người giàu nộp phần thuế họ đáng ra phải nộp, phải thắt chặt các luật lệ.

    Hôm nay, tôi rất vui vì được có mặt tại đây cùng Donald Trump. Chúng tôi sẽ có một cuộc tranh luận, và các bạn, với tư cách khán giả, phải đánh giá chúng tôi trên tiêu chí rằng liệu trong hai chúng tôi, ai sẽ là người có thể gánh vác trọng trách, ai sẽ là người có thể đưa các kế hoạch của mình đi vào thực tế?

    Tôi hi vọng sẽ có được lá phiếu của các bạn vào ngày 8/11 tới. Xin cảm ơn.

  • Trump: Tôi sẽ tạo ra nền kinh tế tạo việc làm nhiều chưa từng thấy từ thời Reagan
    08:47 27/09/2016

    Trump:

    Công ăn việc làm đáng ra của người Mỹ đang ra khỏi nước Mỹ, và đến với Mexico, cũng như nhiều nước khác. Hãy nhìn những gì Trung Quốc đang làm xem, họ giảm giá trị đồng nội tệ, thu hút công ăn việc làm. Nhưng chính phủ ta thì không ai dám đứng lên, dám làm gì Trung Quốc cả. Trung Quốc đang cưỡi lên lưng chúng ta, khiến chúng ta mất đi nhiều công ăn việc làm.

    Hãy nhìn sang Mexico xem, tôi có một người bạn đang thi công nhà máy tại đó. Anh ta nói rằng Mexico chính là kì quan thứ 8 của thế giới. Còn nước Mỹ? Đâu có được như vậy.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 1.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Hãy nhìn những nơi như Michigan hay Ohio, hàng nghìn công ăn việc làm đang biến mất khỏi đây. Chúng ta không thể để điều này tiếp diễn. Tôi và Hillary có chung quan điểm trong vấn đề này, chúng tôi có thể bất đồng quan điểm về các số liệu và vạch ra những kế hoạch khác nhau, song chúng tôi có chung quan điểm là phải ngăn chặn việc công ăn việc làm của Mỹ bị cướp mất.

    Những gì tôi đang chứng kiến là hàng trăm, hàng trăm công ty trên khắp nước Mỹ đang sa thải nhân sự và đưa công ăn việc làm sang Mexico. Nhưng khi tôi lên nắm quyền, tôi sẽ tạo ra một nền kinh tế tạo công ăn việc làm nhiều chưa từng thấy kể từ thời Ronald Reagan. Kế hoạch mới của tôi sẽ tạo ra 25 triệu công ăn việc làm mới.

    Nhiều công ty mới sẽ được tạo ra, và một điều quan trọng khác là chúng ta phải đàm phán lại các điều khoản giao thương với các nước khác.

  • Trump-Clinton đáp trả nhau trong vấn đề đầu tiên
    08:56 27/09/2016

    Clinton: 

    Thương mại là một yếu tố quan trọng. Chúng ta chiếm 5% dân số thế giới, và đương nhiên chúng ta phải giao thương với 95% còn lại rồi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có những điều khoản công bằng. Chúng ta cần có một cơ cấu thuế phù hợp với những người dân lao động, chứ không thể chỉ phục vụ lợi ích của tầng lớp thượng lưu.

    Nhưng Donald Trump lại đề xuất một mô hình kinh tế có lợi cho giới thượng lưu. Ông đề xuất mức cắt giảm thuế cao nhất từ trước đến nay cho tầng lớp thượng lưu. Tôi gọi đây là "xây từ nóc" ("Trumped-up, trickled-down" - một cách chơi chữ dựa trên tên của ông Trump - PV). Đây không phải cách mà chúng ta nên xây dựng một nền kinh tế.

    Tôi hiểu rằng chúng tôi có quan điểm khác nhau, chúng tôi có xuất xứ và hoàn cảnh khác nhau. Donald đã may mắn khi được cha mình cho vay 14 triệu USD để khởi nghiệp.

    Nhưng tôi không cho rằng đây là một cách làm đúng đắn. Cha tôi khi xưa chỉ kinh doanh dệt may nhỏ lẻ, ông phải tự tay làm rất nhiều công đoạn và đi lên từ đó. Do vậy, tôi tin rằng chúng ta hỗ trợ tầng lớp trung lưu càng nhiều, thì nước Mỹ sẽ càng phát triển, đó mới là mô hình kinh tế chúng ta cần hướng đến.

    Lester (ngắt lời): Xin tạm dừng phần đáp trả của cựu Ngoại trưởng tại đây. Thưa ông Trump, theo ông, cụ thể thì làm cách nào chúng ta có thể mang công ăn việc làm trở lại nước Mỹ?

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 1.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Trump:

    Trước khi trả lời câu hỏi của tôi, xin được nói rõ là cha tôi cho tôi một khoản vay nhỏ vào năm 1975 và tôi đi lên từ đó, tạo ra hàng triệu hàng triệu tài sản khác giá trị cao hơn gấp bội. Tôi nói vậy vì theo tôi đây là cách tư duy mà đất nước chúng ta cần. Hiện tại giới lãnh đạo của ta đang mất phương hướng.

    Người Trung Quốc giỏi nhất trong lĩnh vực này. Thật đáng buồn khi nhìn vào những gì họ đang làm với đất nước chúng ta. Chúng ta phải đàm phán lại các hiệp ước thương mại. Trung Quốc đang làm được những điều mà chúng ta không làm.

    Hãy thử nhìn vào Mexico xem. Khi chúng ta xuất khẩu hàng hóa sang nước họ thì phải chịu thuế 16%, nhưng khi họ xuất khẩu sang chúng ta? Không mất một xu thuế nào. Nhưng không ai thay đổi điều đó. Bà Clinton đã làm chính trị được hơn 30 năm, nhưng tại sao bà không làm gì để cải thiện các điều khoản thương mại theo hướng có lợi hơn cho nước Mỹ?

    Đáng ra, bà Clinton và giới lãnh đạo Mỹ phải thay đổi từ nhiều năm trước rồi, chứ không phải đến giờ mới hô hào thay đổi. Nền kinh tế của chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả, chúng ta đang nợ 20 nghìn tỉ USD. Chúng ta không thể tiếp tục như thế này nữa.

    Lester (ngắt lời): Thưa ông Trump, nhưng cụ thể ông sẽ làm gì để mang công ăn việc làm trở lại Mỹ?

    Trump: Trước hết là phải ngăn chặn không cho công ăn việc làm rời khỏi nước Mỹ ngay từ đầu. Nhiều công ty đang đi khỏi Mỹ. Con số lên đến hàng nghìn và lớn hơn bao giờ hết.

    Và điều chúng ta phải làm là nói rằng, được, nếu anh muốn tới Mexico hay nước nào đấy thì chúc may mắn. Nếu anh nghĩ anh có thể làm máy điều hòa, làm ô tô, hay làm bánh hay gì đấy rồi mang về Mỹ bán lại miễn thuế? Nhầm to. 

    Nhưng giới chính trị chúng ta chẳng bao giờ làm vậy vì họ có lọi ích, và trong nhiều trường hợp chính họ là chủ của những công ty mang công ăn việc làm rời khỏi nước Mỹ. Vì thế điều tôi muốn nói là chúng ta phải ngăn không cho họ rời đi. Đây là một yếu tố lớn, yếu tố quan trọng.

    Lester: Vâng xin mời cựu Ngoại trưởng.

    Clinton: Hãy dừng lại một chút và nhớ lại hoàn cảnh của chúng ta 8 năm trước. Chúng ta trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, phần lớn bởi những chính sách cắt giảm thuế cho tầng lớp thượng lưu, bởi chúng ta không đầu tư vào tầng lớp trung lưu, bởi chúng ta không để mắt tới Wall Street. Tất cả hợp lại tạo thành một cơn khủng hoảng.

    Thực chất, chính Donald là người đã ủng hộ việc bong bóng nhà đất nổ. Ông từng nói vào năm 2006 rằng, ôi giời, tôi mong bong bóng nổ thật để mà còn nhảy vào kiếm chút tiền chứ. Và đúng là nó đã nổ thật.

    Trump: Cái đó gọi là đầu óc kinh doanh.

    Clinton: 9 triệu người -- thưa ông, 9 triệu người đã mất việc, 5 triệu người mất nhà, và 13 nghìn tỉ USD tài sản cá nhân đã biến mất. Chúng ta phải trở lại từ cái hố sâu ấy và điều đó không hề dễ dàng. 

    Giờ đây chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa sở hữu một nền kinh tế bền vững, nhưng chúng ta cần nhìn lại những chính sách đã khiến chúng ta thất bại từ đầu. Các chuyên gia phân tích độc lập đã nhìn vào các kế hoạch tôi đề xuất, cũng như nhìn vào các kế hoạch Donald đề xuất. Và họ nói như thế này.

    Họ nói rằng cơ cấu thuế Trump đề xuất nếu đi vào thực tiễn sẽ tăng mức nợ lên thêm 5 nghìn tỉ USD và thậm chí trong một số trường hợp còn khiến các gia đình trung lưu gặp bất lợi khi so với giới thượng lưu. Chúng ta sẽ để mất thêm 3,5 triệu công ăn việc làm, và có thể dẫn tới một cuộc suy thoái khác.

    Khi họ nhìn vào bản kế hoạch của tôi, họ nói rằng được, nếu chúng ta có thể thực thi bản kế hoạch này, và đó cũng là điều tôi muốn làm, thì chúng ta sẽ tạo ra thêm 10 triệu công ăn việc làm bởi chúng ta sẽ có những đầu tư hợp lý giúp nền kinh tế phát triển.

    Năng lượng sạch là một ví dụ. Một số nước sẽ trở thành cường quốc năng lượng sạch của thế kỉ 21. Donald thì cho rằng biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp của người Trung Quốc. Nhưng tôi thì nghĩ đây là một vấn đề thực sự.

    Trump: Tôi không hề nói vậy.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 3.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Clinton: Các nhà khoa học khẳng định đây là một vấn đề thực sự, và tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải nắm bắt và đương đầu với vấn đề này ở cả trong lẫn ngoài nước. Và đây là điều chúng ta có thể làm.

    Chúng ta sẽ huy động thêm 500 triệu pin mặt trời (solar panel). Chúng ta có thể tạo ra đủ năng lượng sạch để phục vụ nhu cầu của tất cả các hộ gia đình. Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống điện hiện đại. Những kế hoạch này sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm. Rất nhiều hoạt động kinh tế.

    Tôi đã cố gắng nói một cách cụ thể nhất về những gì chúng ta có thể và nên làm, và tôi quyết tâm rằng chúng ta sẽ đưa nền kinh tế năng động trở lại, theo đà tiến triển chúng ta đã có được trong 8 năm qua, nhưng không bao giờ trở lại với cái hố sâu đã đem đến rắc rối cho chúng ta lúc đầu.

    Lester: Còn ông, thưa ông Trump?

    Bà Clinton có nhắc đến pin mặt trời. Chúng ta đã từng đầu tư vào một công ty năng lượng mặt trời. Nhưng thua lỗ rất lớn. Tôi đánh giá cao tất cả các loại năng lượng nhưng mặt trái là chúng ta đang khiến rất nhiều người mất việc. 

    Các chính sách năng lượng của chúng ta thất bại thảm hại. Nước ta đang mất rất nhiều trong vấn đề năng lượng và trả nợ.

    Các kế hoạch của bà Clinton không thể khả thi khi chúng ta còn đang nợ 20 nghìn tỉ USD. Chính phủ Obama khi nhậm chức đã phải đối mặt với mức nợ tương đương 230 năm, và giờ ông đã gấp đôi số nợ đấy trong gần 8 năm đương chức, hay nói chính xác hơn là 7 năm rưỡi.

    Tôi xin nói với các bạn điều nầy, chúng ta phải cải thiện việc giữ lại công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Và chúng ta phải cải thiện việc tạo điều kiện cho các công ty mở rộng quy mô, mở thêm công ty con, bởi hiện tại họ không làm được điều đó. 

    Và tất cả những gì bạn phải làm là nhìn vào Michigan, nhìn vào Ohio, và nhìn vào tất cả những nơi đang để mất công ăn việc làm, và các công ty cứ thế ra nước ngoài. Họ đi hết.

    Và thưa bà Hillary, tôi xin hỏi bà điều này. Bà đã làm chính trị được 30 năm. Tại sao bây giờ bà mới nghĩ đến những giải pháp này?

    Clinton: Thực ra thì...

    Trump: Xin lỗi bà nhưng tôi mới là người có thể đem công ăn việc làm trở lại. Bà không thể làm được điều đó.

    Clinton: Ừm, thực ra tôi đã nghĩ về điều đó nhiều lắm chứ.

    Trump: Ừ, trong 30 năm cơ mà.

    Clinton: Đâu có lâu đến vậy. Tôi nghĩ chồng tôi (cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - PV) đã làm rất tốt vào những năm 90 đấy chứ. Tôi cũng nghĩ đến những gì đã phát huy tác dụng bấy giờ, và làm sao để chúng ta có thể tái diễn được điều đó.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 5.

    Trump chỉ trích Bill Clinton thông qua NAFTA. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Trump: Ông ta đã thông qua NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - PV), hiệp định thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước này.

    Clinton: Thu nhập của người dân ai cũng tăng. Công nghiệp chế tạo tăng trưởng trong những năm 90 nếu chúng ta nhìn vào các con số thực tế. 

    Khi tôi còn làm việc trong Thượng viện, một số hiệp định thương mại đã có hiệu lực trước khi tôi nhậm chức nhưng tôi vẫn đánh giá chúng theo những tiêu chí tương tự với các hiệp định đang cần được thông qua. 

    Rằng liệu chúng có thể tạo thêm công ăn việc làm cho nước Mỹ, liệu chúng có tốt cho an ninh quốc gia?

    Tôi đã bỏ phiếu ủng hộ một số hiệp định. Hiệp định lớn nhất, một hiệp định đa quốc gia mang tên CAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Trung Mỹ - PV), tôi đã bỏ phiếu chống. Đó là bởi tôi đánh giá tất cả những hiệp định thương mại này trên những tiêu chí chung.

    Nhưng xin đừng cho rằng thương mại là thách thức duy nhất mà nền kinh tế chúng ta đang phải đối mặt. Đó chỉ là một phần thách thức, và tôi đã nói rõ kế hoạch của mình. Tôi sẽ là một công tố viên đặc biệt. Tôi sẽ áp đặt các hiệp định thương mại đã có, và tôi sẽ bắt những ai có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm. 

    Khi tôi còn là Ngoại trưởng, nước Mỹ đã tăng xuất khẩu toàn cầu lên 30%. Đối với Trung Quốc mức tăng là 50%. Vì thế tôi biết phải làm gì để mang về thêm công ăn việc làm, để tăng xuất khẩu.

    Trump: Bà có làm được điều đó trong suốt 30 năm hay 26 năm qua đâu ...

    Clinton: Tôi từng là Thượng nghị sĩ, và tôi đã làm được.

    Trump: Xin lỗi, nhưng chồng bà đã kí NAFTA, đó là một trong những điều tồi tệ nhất từng xảy ra với nước Mỹ.

    Clinton: Vâng, đấy là quan điểm của ông.

    Trump: Hãy nhìn ngành công nghiệp chế tạo xem. Đến New England, Ohio, Pennsylvania, đến đâu cũng được, thưa cựu Ngoại trưởng, bà sẽ thấy khung cảnh tồi tệ ở đó khi ngành công nghiệp chế tạo giảm 30,40, có khi 50%.

    Còn NAFTA, NAFTA có lẽ là hiệp định thương mại tự do tồi tệ nhất từng được kí kết trên toàn thế giới, và chắc chắn là hiệp định tồi tệ nhất từng được kí kết tại Mỹ, và giờ thì bà lại muốn thông qua TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - PV).

    Trước thì bà luôn ủng hộ TPP nhưng sau khi nghe những gì tôi nói về sự tồi tệ của hiệp định này và rằng nếu bà thắng cử, sẽ tồi tệ thế nào nếu bà thông qua nó, và nó sẽ tồi chẳng kém gì NAFTA. Không gì tệ bằng NAFTA cả.

    Clinton: Điều đó không đúng. Khi các điều khoản được công khai...

    Trump: Bà từng gọi TPP là tiêu chuẩn vàng. Bà gọi hiệp định đó là tiêu chuẩn vàng cho các hiệp định thương mại tự do.

    Clinton: Ông biết không...

    Trump: Bà nói đó là hiệp định tốt nhất bà từng được biết.

    Clinton: Không hề.

    Trump: Và rồi tự dưng bà lại quay sang chống lại nó.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 7.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Clinton: Donald, tôi biết là ông sống trong một thế giới của riêng mình, nhưng những gì ông vừa nói không phải sự thật. Sự thật là tôi nói rằng tôi hi vọng TPP sẽ là một hiệp định tốt khi nó còn đang trong quá trình đàm phán.

    Trump: Đâu phải vậy.

    Clinton: Nhưng tôi không chịu trách nhiệm về việc đàm phán TPP, sau này khi các điều khoản được công khai thì tôi kết luận TPP không phải một hiệp định tốt. Tôi từng viết về điều đó.

    Trump: Vậy phải chăng đây là lỗi của Tổng thống Obama? Vậy phải chăng đây là lỗi của Tổng thống Obama?

    Clinton: Có nhiều...

    Trump: Vậy phải chăng đây là lỗi của Tổng thống Obama?

    Clinton: Có nhiều quan điểm khác nhau về việc điều gì là tốt nhất cho đất nước, cho nền kinh tế, và cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu, và tôi cho rằng điều quan trọng là phải nhìn vào những gì chúng ta cần làm để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo. 

    Đó là lý do tại sao tôi đề xuất tạo ra những công ăn việc làm mới, với thu nhập tăng, chứ không phải cắt giảm thuế để rồi tăng thêm 5 nghìn tỉ USD vào khoản nợ.

    Trump: Nhưng bà đâu có kế hoạch gì.

    Clinton: Tôi có chứ.

    Trump: Thưa bà cựu Ngoại trưởng, bà đâu có kế hoạch gì.

    Clinton: Tôi đã viết một cuốn sách về kế hoạch của mình rồi. Nó có tên "Vững mạnh hơn cùng nhau". Ngày mai ông có thể ra hiệu sách hay một sân bay gần nhà mà mua.

    Lester: Xin được chuyển sang...

    Clinton: Chúng ta phải có tăng trưởng mạnh, tăng trưởng công bằng, tăng trưởng bền vững. Chúng ta phải nhìn vào cách có thể hỗ trợ các gia đình cân bằng trách nhiệm ở nhà và nơi làm việc. Tôi có những kế hoạch đầy năng động. 

    Nhiều người đã nói rằng kế hoạch của tôi sẽ tạo ra 10 triệu công ăn việc làm mới, còn của ông sẽ khiến chúng ta mất đi 3,5 triệu công ăn việc làm.

    Trump: Bà sẽ thông qua một trong những mức tăng thuế cao nhất trong lịch sử. Bà sẽ khiến các doanh nghiệp phá sản. Các kế hoạch thắt chặt luật lệ của bà là một tai họa. 

    Nhân đây cũng xin nói rằng kế hoạch cắt giảm thuế của tôi là quy mô nhất kể từ thời Ronald Reagan. Tôi rất tự hào về điều đó. Kế hoạch này sẽ tạo ra một lượng lớn các công ăn việc làm mới.

    Điều mà các doanh nghiệp thích nhất là việc tôi sẽ cắt giảm các luật lệ. Không thể cứ luật này chồng lên luật khác được, làm sao mà các công ty mới có thể ra đời, rồi các công ty cũ sẽ phá sản. Tôi sẽ cắt giảm luật lệ. Tôi sẽ cắt giảm thuế, còn bà thì tăng thuế lên trên trời. Hết chuyện.

    Lester: Xin được dừng lại tại đây.

    Clinton: Lester, tôi không thể để yên như vậy được.

    Lester: Vâng, bà có 30 giây.

    Clinton: Tôi cũng đoán trước là sẽ có rất nhiều tuyên bố cáo buộc kiểu này.

    Trump: Là sự thật.

    Clinton: Chúng tôi đã biến trang nhất của website HillaryClinton.com thành một trang kiểm chứng thông tin. Vậy nếu các bạn muốn kiểm chứng thông tin trực tiếp, hãy lên đó mà xem.

    Trump: Và vào cả website của tôi nữa.

    Clinton: Tôi sẽ không khiến nợ tăng thêm dù chỉ một xu, còn kế hoạch của ông sẽ khiến nợ tăng thêm 5 nghìn tỉ USD. Đề xuất của tôi sẽ cắt giảm và đơn giản hóa luật lệ phục vụ các doanh nghiệp nhỏ. Bù lại thì giới thượng lưu sẽ phải nộp thêm thuế bởi họ đã được lời từ nền kinh tế và tôi nghĩ đã đến lúc giới thượng lưu và các tập đoàn nộp mức thuế xứng đáng với mức lời họ thu được.

    Trump: Bà sẽ tăng thuế. Hãy nhìn vào website của bà xem. Bà nói với chúng tôi kế hoạch chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng ngay trên website của mình. Tôi cho rằng Tướng MacArthur (cố Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ Douglas MacArthur - PV) sẽ không thích kế hoạch của bà lắm đâu.

    Lester: Thưa ông Trump, ông cũng vừa đưa chúng ta đến phần tiếp theo của cuộc tranh luận.

    Clinton: Ít ra thì tôi cũng có kế hoạch đánh IS.

    Trump: Không, bà nói hết với quân địch kế hoạch của bà rồi còn đâu. Chẳng trách cả sự nghiệp bà cứ phải đánh IS suốt.

    Lester: Tôi xin phép...

    Clinton: Hãy làm việc của mình đi, các chuyên viên kiểm chứng thông tin.

  • Trump-Clinton tranh luận quan điểm về thuế với người giàu
    10:17 27/09/2016

    Lester: Cựu Ngoại trưởng Clinton, bà kêu gọi tăng thuế với người giàu, còn ông Trump, ông kêu gọi cắt giảm thuế cho người giàu. Xin mời ông/bà bảo vệ quan điểm của mình trong 2 phút. Xin bắt đầu với ông Trump.

    Trump: Điều đang xảy ra là các công ty đang rời khỏi Mỹ vì mức thuế quá cao, và bởi vì một số công ty có vốn bên ngoài nước Mỹ và thay vì mang số tiền đó trở lại đầu tư tại Mỹ, thì họ không thể đi đến thỏa thuận làm được điều đó, không thể mang tiền trở lại Mỹ bởi rào cản từ cái gọi là "sợi dây đỏ quan liêu" (bureaucratic red tape).

    Quá tệ. Bởi chúng ta có một ông Tổng thống không thể thuyết phục Quốc hội thông qua được bất kì một cái gì cả, dù cả phe Dân chủ lẫn Cộng hòa đều chung quan điểm đây là việc phải làm. 2,5 nghìn tỉ USD đấy.

    Tôi nghĩ rằng con số thực sự phải gấp đôi. Phải đến 5 nghìn tỉ USD đang trôi nổi ở nước ngoài không thể mang về nước Mỹ. Lester ạ, chỉ với một chút năng lực lãnh đạo thôi, số vốn này sẽ trở về Mỹ rất nhanh và có thể được đầu tư vào các thành phố, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác và sẽ tốt biết bao. Nhưng chúng ta không có năng lực lãnh đạo. Và thực chất điều đó đúng với chính cựu Ngoại trưởng Clinton.

    Lester: Thưa bà Clinton, bà có 2 phút để bảo vệ kế hoạch tăng thuế của mình.

    Clinton: Tôi có linh cảm rằng hết buổi tranh luận này chắc tội lỗi gì cũng đổ lên đầu tôi mất.

    Trump: Tại sao lại không nhỉ?

    Clinton: Vâng, tại sao lại không nhỉ. Ông cứ tiếp tục tranh luận bằng cách phát ngôn bừa bãi thêm đi. Giờ, tôi xin được nói điều này.

    Trump: Chẳng có gì bừa bãi về việc bà không để các công ty mang vốn trở về Mỹ cả.

    Lester: Xin hãy để bà Clinton nói trong 2 phút của mình.

    Clinton: Hãy bắt đầu tính giờ từ đây, Lester. Chúng tôi đã nhìn vào đề xuất thuế của ông Trump. Tôi không nhận thấy trong phần thuế dành cho các tập đoàn bất kì một đề xuất nào có thể mang vốn từ nước ngoài trở về Mỹ.

    Trump: Vậy thì bà chưa hề đọc rồi.

    Clinton: Tôi ủng hộ việc mang tiền trở lại Mỹ nếu điều đó có lợi cho chúng ta. Nhưng khi nhìn vào những gì ông đề xuất, thì có lẽ giờ chúng ta phải đề ra một khái niệm mới gọi là "lỗ hổng Trump" mất, bởi những gì ông đề xuất chỉ có lợi cho ông, và cho kiểu kinh doanh của ông.

    Trump: Ai gọi nó với cái tên đấy vậy? Ai gọi nó với cái tên đấy vậy?

    Lester: Xin lỗi, nhưng đây là 2 phút của cựu Ngoại trưởng Clinton.

    Clinton: Một đề xuất thuế chỉ có lợi cho gia đình ông.

    Trump: Gia đình tôi được lợi bao nhiêu? Bao nhiêu?

    Clinton: "Xây từ nóc" (Trumped-up, trickled-down). Cách này không hiệu quả đâu. Chính nó đã đưa chúng ta vào mớ hỗn độn của năm 2008 và 2009. Cắt giảm thuế cho giới thượng lưu không bao giờ có tác dụng, và rất nhiều người trí thức và giàu có hiểu điều này. Và họ nói rằng chúng ta cần đóng góp thêm để tái thiết tầng lớp trung lưu. Tôi không nghĩ mô hình "xây từ nóc" có lợi cho nước Mỹ.

    Tôi cho rằng xây dựng tầng lớp trung lưu, đầu tư vào tầng lớp trung lưu, miễn các khoản nợ cho sinh viên ra trường để nhiều người trẻ tuổi có cơ hội đi học đại học, đấy mới là những nước đi giúp kinh tế tăng trưởng. 

    Tăng trưởng đồng đều, rộng khắp mới là những gì nước Mỹ cần, chứ không phải lợi thế thêm cho những người vốn đã ở trên rồi.

    Trump: Đúng là chính trị gia, chỉ nói chứ không làm, nghe thì rất hay nhưng chả có tác dụng gì, chẳng bao giờ thành hiện thực. Nước Mỹ đang phải chịu khổ vì những người như cựu Ngoại trưởng Clinton, với những quyết sách sai lầm và đánh giá sai lầm. 

    Giờ chúng ta đang trải qua một cuộc "hồi sinh" tồi tệ nhất của nền kinh tế kể từ cuộc Đại Suy thoái, và tin tôi đi, giờ chúng ta lại đang trong bong bóng đấy.

    Điểm sáng duy nhất hiện nay là thị trường chứng khoán, nhưng nếu tăng lãi suất lên dù chỉ một chút, thì điểm sáng duy nhất này cũng tắt.

    Chúng ta đang ở trong một quả bong bóng xấu xí, ục ịch, và chúng ta phải hết sức cẩn trọng. FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - PV) thì chỉ biết làm chính trị. Họ không làm tròn bổn phận của mình và chỉ phục vụ lợi ích của Obama. FED thậm chí còn "làm chính trị" giỏi hơn cả cựu Ngoại trưởng Clinton.

    Lester: Thưa ông Trump, chúng ta đang nói đến những mức thuế mà người Mỹ phải gánh vác nhưng bản thân ông lại chưa công khai bản thuế thu nhập của mình. Các ứng viên Tổng thống thường công khai bản thuế để cử tri khi bỏ phiếu biết được Tổng thống tương lai của mình có nợ tiền không, có nợ thì nợ ai, và có mối liên hệ gì với các tập đoàn không. Ông có nghĩ rằng người Mỹ có quyền được biết điều đó không?

    Trump: Tôi không ngại công khai. Tôi đang trong quá trình kiểm toán thường niên. Tôi sẽ công khai bản thuế ngay khi kiểm toán hoàn tất. 

    Nhưng các bạn sẽ biết nhiều hơn về Donald Trump bằng cách đến văn phòng tranh cử liên bang, nơi tôi đã nộp một bản thống kê tài chính dài 104 trang. 

    Bản thống kê này cho biết thu nhập của tôi, và tôi vừa xem hôm nay thôi, con số này là 694 triệu USD trong năm vừa qua.

    694 triệu USD. Nếu 15-20 năm trước các bạn nói tôi có thu nhập như vậy trong năm 2015 thì tôi sẽ rất ngạc nhiên đấy. Nhưng đây chính là tư duy mà đất nước chúng ta đang cần.

    Lester, chúng ta đang có thâm hụt thương mại với tất cả các nước, lên đến gần 800 tỉ USD mỗi năm. Anh có biết không? Ai là người thương thảo những hiệp định thương mại? Chúng ta chỉ có những gã chính trị gia không biết làm kinh tế thương thảo hiệp định thương mại.

    Clinton: Sở thuế vụ Mỹ (IRS) nói rằng trong quá trình kiểm toán ông vẫn có thể công khai bản thuế thu nhập. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quyền được biết của công chúng có...

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 3.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Trump: Tôi nói rồi, tôi sẽ công khai sau khi kiểm toán. Tôi đã trải qua công đoạn này trong gần 15 năm rồi. Tôi biết nhiều người giàu chẳng bao giờ bị kiểm toán. Nhưng tôi thì bị hàng năm. Tôi có quyền phàn nàn chứ.

    Nhưng tôi không quan tâm. Cuộc sống là vậy. Tôi bị IRS kiểm toán. Những người khác thì không. Tôi xin nói điều này, đất nước này có một vấn đề cần được giải quyết. Tôi sẽ công khai bản thuế thu nhập, trái với lời khuyên từ luật sư của tôi, một khi bà Clinton công khai 33.000 e-mail mà bà đã xóa.

    Ngay khi bà công khai chúng, tôi sẽ công khai bản thuế thu nhập.

    Clinton: Tôi nghĩ đây lại là một chiêu trò câu kéo rồi đánh bài chuồn (bait-and-switch). Trong 40 năm, bất kì ai ra tranh cử cũng công khai bản thuế thu nhập. Ai cũng làm vậy. Chúng ta đều biết IRS đã nói rõ rằng họ không cấm đoán việc công khai khi đang bị kiểm toán. Vậy chúng ta phải tự hỏi, lý do làm sao mà ông Trump vẫn không chịu công khai?

    Theo tôi có một vài lý do. Thứ nhất, có lẽ ông Trump không giàu có như ông vẫn nói. Thứ hai, có lẽ ông Trump không làm từ thiện nhiều như ông vẫn nói. 

    Thứ ba, chúng ta không biết tất cả đời sống kinh doanh của ông Trump, nhưng theo những gì đã được ghi nhận, thì ông Trump đang nợ Wall Street và các ngân hàng nước ngoài khoảng 650 triệu USD.

    Hay có lẽ ông Trump không muốn người dân nước Mỹ, những người đang theo dõi trên truyền hình, biết được rằng ông ta không nộp một xu thuế liên bang nào. Bởi những năm mà ông công khai bản thuế thu nhập của mình cũng trùng với những năm ông phải nộp bản thuế thu nhập cho các cơ quan chức năng để được cấp giấy phép mở casino, và bản thuế những năm ấy cho thấy ông ta không hề nộp thuế liên bang.

    Trump: Tức là tôi khôn.

    Clinton: Ông ta chẳng nộp một xu thuế nào cả. Như vậy là không có xu nào phục vụ quân đội, phục vụ cựu chiến binh, phục vụ trường học hay y tế. 

    Và tôi cho rằng ông ta chẳng hào hứng gì với việc phần còn lại của đất nước nhận ra lý do thật sự đằng sau lý do ông ta cương quyết không công khai bản thuế, bởi những lý do đó rất quan trọng, và có lẽ phải tồi tệ lắm ông ta mới cố giấu như vậy.

    Còn bản kê khai tài chính không nhắc đến mức thuế ông phải nộp. Nó không chứa đựng những chi tiết chỉ có trong bản thuế thu nhập và tôi cho rằng bản thuế thu nhập mới là văn bản người dân xứng đáng được biết. Và chẳng có lý do gì cho tôi thấy được rằng ông Trump sẽ công khai văn bản này bởi có gì đó ông ta đang che giấu.

    Lester: Ông Trump cũng đề cập đến vấn đề email. Bà có muốn đáp trả không?

    Clinton: Tôi muốn chứ. Tôi thừa nhận tôi đã phạm sai lầm khi sử dụng email riêng.

    Trump: Cái đấy thì rõ rồi.

    Clinton: Và nếu được làm lại, chắc chắn tôi sẽ làm khác đi. Nhưng tôi sẽ không biện minh gì cả. Đó là sai lầm của tôi, và tôi nhận trách nhiệm.

    Lester: Ông Trump?

    Trump: Việc đó nghiêm trọng hơn nhiều một sai lầm đơn thuần. Bà đã cố tình làm như vậy. Không phải sai lầm. Mà là cố ý. 

    Khi bà ép nhân viên của mình lạm dụng Luật sửa đổi thứ 5 của Hiến pháp (quyền được im lặng không làm chứng tự chống lại mình - PV) để không bị truy tố, ép người thiết lập hệ thống server riêng phải làm tương tự, tôi cho rằng điều đó thật đáng xấu hổ. Và tin tôi đi, nước Mỹ cũng thấy điều đó thật đáng xấu hổ.

    Còn với bản thuế thu nhập của tôi, không có nhiều thông tin trong đó đâu. Thông tin có ở bản kê khai tài chính. 

    Bản kê khai đề cập đến con số 650 triệu USD, các bạn tôi nói rằng con số đó chẳng là bao so với những gì tôi sở hữu. Riêng các tòa nhà tôi đang sở hữu đã có  giá trị 3,9 tỉ USD rồi, và con số 650 triệu USD kia thậm chí còn không nằm trong số đó.

    Nói không phải muốn khoe khoang nhưng tôi nghĩ đã đến lúc đất nước này có một người lãnh đạo biết cách làm ra tiền. Khi chúng ta đang nợ 20 nghìn tỉ USD và đất nước đang trong một mớ bòng bong. 

    Nợ 20 nghìn tỉ USD đã đành nếu sân bay đường xá chúng ta đẹp, nhưng đằng này sân bay đường xá Mỹ nhìn như của một đất nước ở Thế giới Thứ ba vậy. 

    Đến Laguardia, Newark, LAX, rồi so với Qatar, Dubai, hay Trung Quốc, thì chúng ta chẳng khác gì một đất nước đang phát triển.

    Chúng ta là một con nợ. Chúng ta cần cải tiến xây mới điện đường trường trạm nhưng làm gì có tiền, bởi tiền đã đổ phí vào những ý tưởng sai lầm của những người như bà Clinton.

theo Trí Thức Trẻ

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên

Cuộc tranh luận Trump-Clinton vào tối thứ Hai (26/9, giờ địa phương) được chia thành các khung thời gian 15 phút dành cho mỗi nhóm đề tài thảo luận sâu.

Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên

Tiêu điểm sự kiện

  • Cuộc tranh luận Trump-Clinton vào tối thứ Hai (26/9, giờ địa phương) được chia thành các khung thời gian 15 phút dành cho mỗi nhóm đề tài thảo luận sâu.

    Các chủ đề lớn của buổi tranh luận trực tiếp này gồm: Hướng đi tương lai của nước Mỹ, Làm cách nào để đạt được thịnh vượng, và An ninh của nước Mỹ.

    *Quý độc giả vui lòng kéo xuống dưới để theo dõi phần tường thuật của chúng tôi.

  • Clinton: Phải bắt người giàu nộp thuế
    08:45 27/09/2016

    Lester Holt: Chúng ta sẽ đến với phần đầu tiên, đó là sự thịnh vượng của nước Mỹ, mà trong đó một trong những yếu tố quan trọng nhất là công việc. Nền kinh tế Mỹ trong 6 năm qua đã chứng kiến lượng công việc tạo ra tăng liên tiếp, thu nhập cũng tăng, tuy nhiên vấn đề mất cân bằng thu nhập vẫn tồn tại, và rất nhiều gia đình chỉ sống qua từng đồng lương mà không thể dành dụm thêm. 

    Ông/bà hãy giải thích, trong 2 phút, tại sao ông/bà là lựa chọn tốt hơn cho nước Mỹ trong việc tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân?

    Trả lời:

    Clinton: 

    Xin cảm ơn Lester, xin cảm ơn Đại học Hofstra đã tổ chức buổi tranh luận hôm nay. Theo tôi, điều chúng ta cần nhắc đến ở đây là chúng ta muốn đất nước đi theo hướng nào trong tương lai? Sinh nhật 2 tuổi của cháu gái tôi hôm nay đã giúp tôi nhận ra điều đó.

    Chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế có lợi cho tất cả, không chỉ cho những người ở tầng lớp trên của xã hội, những công việc tốt. Nói cách khác, chúng ta phải đầu tư vào các bạn, đầu tư vào tương lai của các bạn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, năng lượng sạch, và hơn hết là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

    Chúng ta phải khiến nền kinh tế công bằng hơn, đảm bảo thu nhập công bằng cho mọi tầng lớp, trong đó có phụ nữ. Lợi nhuận phải được chia đều, không được tập trung vào những người đứng đầu.

    Chúng ta phải hỗ trợ những người dân đang gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình, chúng ta phải thấu hiểu cho những gì họ phải trải qua. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cho họ hưởng lương khi nghỉ phép vì việc gia đình, hưởng lương khi nghỉ ốm, phải tạo ra những trường đại học mà khi ra trường sinh viên không phải gánh những khoản nợ khổng lồ.

    Để làm được điều đó, chúng ta phải bắt những người giàu nộp phần thuế họ đáng ra phải nộp, phải thắt chặt các luật lệ.

    Hôm nay, tôi rất vui vì được có mặt tại đây cùng Donald Trump. Chúng tôi sẽ có một cuộc tranh luận, và các bạn, với tư cách khán giả, phải đánh giá chúng tôi trên tiêu chí rằng liệu trong hai chúng tôi, ai sẽ là người có thể gánh vác trọng trách, ai sẽ là người có thể đưa các kế hoạch của mình đi vào thực tế?

    Tôi hi vọng sẽ có được lá phiếu của các bạn vào ngày 8/11 tới. Xin cảm ơn.

  • Trump: Tôi sẽ tạo ra nền kinh tế tạo việc làm nhiều chưa từng thấy từ thời Reagan
    08:47 27/09/2016

    Trump:

    Công ăn việc làm đáng ra của người Mỹ đang ra khỏi nước Mỹ, và đến với Mexico, cũng như nhiều nước khác. Hãy nhìn những gì Trung Quốc đang làm xem, họ giảm giá trị đồng nội tệ, thu hút công ăn việc làm. Nhưng chính phủ ta thì không ai dám đứng lên, dám làm gì Trung Quốc cả. Trung Quốc đang cưỡi lên lưng chúng ta, khiến chúng ta mất đi nhiều công ăn việc làm.

    Hãy nhìn sang Mexico xem, tôi có một người bạn đang thi công nhà máy tại đó. Anh ta nói rằng Mexico chính là kì quan thứ 8 của thế giới. Còn nước Mỹ? Đâu có được như vậy.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 1.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Hãy nhìn những nơi như Michigan hay Ohio, hàng nghìn công ăn việc làm đang biến mất khỏi đây. Chúng ta không thể để điều này tiếp diễn. Tôi và Hillary có chung quan điểm trong vấn đề này, chúng tôi có thể bất đồng quan điểm về các số liệu và vạch ra những kế hoạch khác nhau, song chúng tôi có chung quan điểm là phải ngăn chặn việc công ăn việc làm của Mỹ bị cướp mất.

    Những gì tôi đang chứng kiến là hàng trăm, hàng trăm công ty trên khắp nước Mỹ đang sa thải nhân sự và đưa công ăn việc làm sang Mexico. Nhưng khi tôi lên nắm quyền, tôi sẽ tạo ra một nền kinh tế tạo công ăn việc làm nhiều chưa từng thấy kể từ thời Ronald Reagan. Kế hoạch mới của tôi sẽ tạo ra 25 triệu công ăn việc làm mới.

    Nhiều công ty mới sẽ được tạo ra, và một điều quan trọng khác là chúng ta phải đàm phán lại các điều khoản giao thương với các nước khác.

  • Trump-Clinton đáp trả nhau trong vấn đề đầu tiên
    08:56 27/09/2016

    Clinton: 

    Thương mại là một yếu tố quan trọng. Chúng ta chiếm 5% dân số thế giới, và đương nhiên chúng ta phải giao thương với 95% còn lại rồi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có những điều khoản công bằng. Chúng ta cần có một cơ cấu thuế phù hợp với những người dân lao động, chứ không thể chỉ phục vụ lợi ích của tầng lớp thượng lưu.

    Nhưng Donald Trump lại đề xuất một mô hình kinh tế có lợi cho giới thượng lưu. Ông đề xuất mức cắt giảm thuế cao nhất từ trước đến nay cho tầng lớp thượng lưu. Tôi gọi đây là "xây từ nóc" ("Trumped-up, trickled-down" - một cách chơi chữ dựa trên tên của ông Trump - PV). Đây không phải cách mà chúng ta nên xây dựng một nền kinh tế.

    Tôi hiểu rằng chúng tôi có quan điểm khác nhau, chúng tôi có xuất xứ và hoàn cảnh khác nhau. Donald đã may mắn khi được cha mình cho vay 14 triệu USD để khởi nghiệp.

    Nhưng tôi không cho rằng đây là một cách làm đúng đắn. Cha tôi khi xưa chỉ kinh doanh dệt may nhỏ lẻ, ông phải tự tay làm rất nhiều công đoạn và đi lên từ đó. Do vậy, tôi tin rằng chúng ta hỗ trợ tầng lớp trung lưu càng nhiều, thì nước Mỹ sẽ càng phát triển, đó mới là mô hình kinh tế chúng ta cần hướng đến.

    Lester (ngắt lời): Xin tạm dừng phần đáp trả của cựu Ngoại trưởng tại đây. Thưa ông Trump, theo ông, cụ thể thì làm cách nào chúng ta có thể mang công ăn việc làm trở lại nước Mỹ?

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 1.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Trump:

    Trước khi trả lời câu hỏi của tôi, xin được nói rõ là cha tôi cho tôi một khoản vay nhỏ vào năm 1975 và tôi đi lên từ đó, tạo ra hàng triệu hàng triệu tài sản khác giá trị cao hơn gấp bội. Tôi nói vậy vì theo tôi đây là cách tư duy mà đất nước chúng ta cần. Hiện tại giới lãnh đạo của ta đang mất phương hướng.

    Người Trung Quốc giỏi nhất trong lĩnh vực này. Thật đáng buồn khi nhìn vào những gì họ đang làm với đất nước chúng ta. Chúng ta phải đàm phán lại các hiệp ước thương mại. Trung Quốc đang làm được những điều mà chúng ta không làm.

    Hãy thử nhìn vào Mexico xem. Khi chúng ta xuất khẩu hàng hóa sang nước họ thì phải chịu thuế 16%, nhưng khi họ xuất khẩu sang chúng ta? Không mất một xu thuế nào. Nhưng không ai thay đổi điều đó. Bà Clinton đã làm chính trị được hơn 30 năm, nhưng tại sao bà không làm gì để cải thiện các điều khoản thương mại theo hướng có lợi hơn cho nước Mỹ?

    Đáng ra, bà Clinton và giới lãnh đạo Mỹ phải thay đổi từ nhiều năm trước rồi, chứ không phải đến giờ mới hô hào thay đổi. Nền kinh tế của chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả, chúng ta đang nợ 20 nghìn tỉ USD. Chúng ta không thể tiếp tục như thế này nữa.

    Lester (ngắt lời): Thưa ông Trump, nhưng cụ thể ông sẽ làm gì để mang công ăn việc làm trở lại Mỹ?

    Trump: Trước hết là phải ngăn chặn không cho công ăn việc làm rời khỏi nước Mỹ ngay từ đầu. Nhiều công ty đang đi khỏi Mỹ. Con số lên đến hàng nghìn và lớn hơn bao giờ hết.

    Và điều chúng ta phải làm là nói rằng, được, nếu anh muốn tới Mexico hay nước nào đấy thì chúc may mắn. Nếu anh nghĩ anh có thể làm máy điều hòa, làm ô tô, hay làm bánh hay gì đấy rồi mang về Mỹ bán lại miễn thuế? Nhầm to. 

    Nhưng giới chính trị chúng ta chẳng bao giờ làm vậy vì họ có lọi ích, và trong nhiều trường hợp chính họ là chủ của những công ty mang công ăn việc làm rời khỏi nước Mỹ. Vì thế điều tôi muốn nói là chúng ta phải ngăn không cho họ rời đi. Đây là một yếu tố lớn, yếu tố quan trọng.

    Lester: Vâng xin mời cựu Ngoại trưởng.

    Clinton: Hãy dừng lại một chút và nhớ lại hoàn cảnh của chúng ta 8 năm trước. Chúng ta trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, phần lớn bởi những chính sách cắt giảm thuế cho tầng lớp thượng lưu, bởi chúng ta không đầu tư vào tầng lớp trung lưu, bởi chúng ta không để mắt tới Wall Street. Tất cả hợp lại tạo thành một cơn khủng hoảng.

    Thực chất, chính Donald là người đã ủng hộ việc bong bóng nhà đất nổ. Ông từng nói vào năm 2006 rằng, ôi giời, tôi mong bong bóng nổ thật để mà còn nhảy vào kiếm chút tiền chứ. Và đúng là nó đã nổ thật.

    Trump: Cái đó gọi là đầu óc kinh doanh.

    Clinton: 9 triệu người -- thưa ông, 9 triệu người đã mất việc, 5 triệu người mất nhà, và 13 nghìn tỉ USD tài sản cá nhân đã biến mất. Chúng ta phải trở lại từ cái hố sâu ấy và điều đó không hề dễ dàng. 

    Giờ đây chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa sở hữu một nền kinh tế bền vững, nhưng chúng ta cần nhìn lại những chính sách đã khiến chúng ta thất bại từ đầu. Các chuyên gia phân tích độc lập đã nhìn vào các kế hoạch tôi đề xuất, cũng như nhìn vào các kế hoạch Donald đề xuất. Và họ nói như thế này.

    Họ nói rằng cơ cấu thuế Trump đề xuất nếu đi vào thực tiễn sẽ tăng mức nợ lên thêm 5 nghìn tỉ USD và thậm chí trong một số trường hợp còn khiến các gia đình trung lưu gặp bất lợi khi so với giới thượng lưu. Chúng ta sẽ để mất thêm 3,5 triệu công ăn việc làm, và có thể dẫn tới một cuộc suy thoái khác.

    Khi họ nhìn vào bản kế hoạch của tôi, họ nói rằng được, nếu chúng ta có thể thực thi bản kế hoạch này, và đó cũng là điều tôi muốn làm, thì chúng ta sẽ tạo ra thêm 10 triệu công ăn việc làm bởi chúng ta sẽ có những đầu tư hợp lý giúp nền kinh tế phát triển.

    Năng lượng sạch là một ví dụ. Một số nước sẽ trở thành cường quốc năng lượng sạch của thế kỉ 21. Donald thì cho rằng biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp của người Trung Quốc. Nhưng tôi thì nghĩ đây là một vấn đề thực sự.

    Trump: Tôi không hề nói vậy.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 3.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Clinton: Các nhà khoa học khẳng định đây là một vấn đề thực sự, và tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải nắm bắt và đương đầu với vấn đề này ở cả trong lẫn ngoài nước. Và đây là điều chúng ta có thể làm.

    Chúng ta sẽ huy động thêm 500 triệu pin mặt trời (solar panel). Chúng ta có thể tạo ra đủ năng lượng sạch để phục vụ nhu cầu của tất cả các hộ gia đình. Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống điện hiện đại. Những kế hoạch này sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm. Rất nhiều hoạt động kinh tế.

    Tôi đã cố gắng nói một cách cụ thể nhất về những gì chúng ta có thể và nên làm, và tôi quyết tâm rằng chúng ta sẽ đưa nền kinh tế năng động trở lại, theo đà tiến triển chúng ta đã có được trong 8 năm qua, nhưng không bao giờ trở lại với cái hố sâu đã đem đến rắc rối cho chúng ta lúc đầu.

    Lester: Còn ông, thưa ông Trump?

    Bà Clinton có nhắc đến pin mặt trời. Chúng ta đã từng đầu tư vào một công ty năng lượng mặt trời. Nhưng thua lỗ rất lớn. Tôi đánh giá cao tất cả các loại năng lượng nhưng mặt trái là chúng ta đang khiến rất nhiều người mất việc. 

    Các chính sách năng lượng của chúng ta thất bại thảm hại. Nước ta đang mất rất nhiều trong vấn đề năng lượng và trả nợ.

    Các kế hoạch của bà Clinton không thể khả thi khi chúng ta còn đang nợ 20 nghìn tỉ USD. Chính phủ Obama khi nhậm chức đã phải đối mặt với mức nợ tương đương 230 năm, và giờ ông đã gấp đôi số nợ đấy trong gần 8 năm đương chức, hay nói chính xác hơn là 7 năm rưỡi.

    Tôi xin nói với các bạn điều nầy, chúng ta phải cải thiện việc giữ lại công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Và chúng ta phải cải thiện việc tạo điều kiện cho các công ty mở rộng quy mô, mở thêm công ty con, bởi hiện tại họ không làm được điều đó. 

    Và tất cả những gì bạn phải làm là nhìn vào Michigan, nhìn vào Ohio, và nhìn vào tất cả những nơi đang để mất công ăn việc làm, và các công ty cứ thế ra nước ngoài. Họ đi hết.

    Và thưa bà Hillary, tôi xin hỏi bà điều này. Bà đã làm chính trị được 30 năm. Tại sao bây giờ bà mới nghĩ đến những giải pháp này?

    Clinton: Thực ra thì...

    Trump: Xin lỗi bà nhưng tôi mới là người có thể đem công ăn việc làm trở lại. Bà không thể làm được điều đó.

    Clinton: Ừm, thực ra tôi đã nghĩ về điều đó nhiều lắm chứ.

    Trump: Ừ, trong 30 năm cơ mà.

    Clinton: Đâu có lâu đến vậy. Tôi nghĩ chồng tôi (cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - PV) đã làm rất tốt vào những năm 90 đấy chứ. Tôi cũng nghĩ đến những gì đã phát huy tác dụng bấy giờ, và làm sao để chúng ta có thể tái diễn được điều đó.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 5.

    Trump chỉ trích Bill Clinton thông qua NAFTA. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Trump: Ông ta đã thông qua NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - PV), hiệp định thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước này.

    Clinton: Thu nhập của người dân ai cũng tăng. Công nghiệp chế tạo tăng trưởng trong những năm 90 nếu chúng ta nhìn vào các con số thực tế. 

    Khi tôi còn làm việc trong Thượng viện, một số hiệp định thương mại đã có hiệu lực trước khi tôi nhậm chức nhưng tôi vẫn đánh giá chúng theo những tiêu chí tương tự với các hiệp định đang cần được thông qua. 

    Rằng liệu chúng có thể tạo thêm công ăn việc làm cho nước Mỹ, liệu chúng có tốt cho an ninh quốc gia?

    Tôi đã bỏ phiếu ủng hộ một số hiệp định. Hiệp định lớn nhất, một hiệp định đa quốc gia mang tên CAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Trung Mỹ - PV), tôi đã bỏ phiếu chống. Đó là bởi tôi đánh giá tất cả những hiệp định thương mại này trên những tiêu chí chung.

    Nhưng xin đừng cho rằng thương mại là thách thức duy nhất mà nền kinh tế chúng ta đang phải đối mặt. Đó chỉ là một phần thách thức, và tôi đã nói rõ kế hoạch của mình. Tôi sẽ là một công tố viên đặc biệt. Tôi sẽ áp đặt các hiệp định thương mại đã có, và tôi sẽ bắt những ai có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm. 

    Khi tôi còn là Ngoại trưởng, nước Mỹ đã tăng xuất khẩu toàn cầu lên 30%. Đối với Trung Quốc mức tăng là 50%. Vì thế tôi biết phải làm gì để mang về thêm công ăn việc làm, để tăng xuất khẩu.

    Trump: Bà có làm được điều đó trong suốt 30 năm hay 26 năm qua đâu ...

    Clinton: Tôi từng là Thượng nghị sĩ, và tôi đã làm được.

    Trump: Xin lỗi, nhưng chồng bà đã kí NAFTA, đó là một trong những điều tồi tệ nhất từng xảy ra với nước Mỹ.

    Clinton: Vâng, đấy là quan điểm của ông.

    Trump: Hãy nhìn ngành công nghiệp chế tạo xem. Đến New England, Ohio, Pennsylvania, đến đâu cũng được, thưa cựu Ngoại trưởng, bà sẽ thấy khung cảnh tồi tệ ở đó khi ngành công nghiệp chế tạo giảm 30,40, có khi 50%.

    Còn NAFTA, NAFTA có lẽ là hiệp định thương mại tự do tồi tệ nhất từng được kí kết trên toàn thế giới, và chắc chắn là hiệp định tồi tệ nhất từng được kí kết tại Mỹ, và giờ thì bà lại muốn thông qua TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - PV).

    Trước thì bà luôn ủng hộ TPP nhưng sau khi nghe những gì tôi nói về sự tồi tệ của hiệp định này và rằng nếu bà thắng cử, sẽ tồi tệ thế nào nếu bà thông qua nó, và nó sẽ tồi chẳng kém gì NAFTA. Không gì tệ bằng NAFTA cả.

    Clinton: Điều đó không đúng. Khi các điều khoản được công khai...

    Trump: Bà từng gọi TPP là tiêu chuẩn vàng. Bà gọi hiệp định đó là tiêu chuẩn vàng cho các hiệp định thương mại tự do.

    Clinton: Ông biết không...

    Trump: Bà nói đó là hiệp định tốt nhất bà từng được biết.

    Clinton: Không hề.

    Trump: Và rồi tự dưng bà lại quay sang chống lại nó.

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 7.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Clinton: Donald, tôi biết là ông sống trong một thế giới của riêng mình, nhưng những gì ông vừa nói không phải sự thật. Sự thật là tôi nói rằng tôi hi vọng TPP sẽ là một hiệp định tốt khi nó còn đang trong quá trình đàm phán.

    Trump: Đâu phải vậy.

    Clinton: Nhưng tôi không chịu trách nhiệm về việc đàm phán TPP, sau này khi các điều khoản được công khai thì tôi kết luận TPP không phải một hiệp định tốt. Tôi từng viết về điều đó.

    Trump: Vậy phải chăng đây là lỗi của Tổng thống Obama? Vậy phải chăng đây là lỗi của Tổng thống Obama?

    Clinton: Có nhiều...

    Trump: Vậy phải chăng đây là lỗi của Tổng thống Obama?

    Clinton: Có nhiều quan điểm khác nhau về việc điều gì là tốt nhất cho đất nước, cho nền kinh tế, và cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu, và tôi cho rằng điều quan trọng là phải nhìn vào những gì chúng ta cần làm để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo. 

    Đó là lý do tại sao tôi đề xuất tạo ra những công ăn việc làm mới, với thu nhập tăng, chứ không phải cắt giảm thuế để rồi tăng thêm 5 nghìn tỉ USD vào khoản nợ.

    Trump: Nhưng bà đâu có kế hoạch gì.

    Clinton: Tôi có chứ.

    Trump: Thưa bà cựu Ngoại trưởng, bà đâu có kế hoạch gì.

    Clinton: Tôi đã viết một cuốn sách về kế hoạch của mình rồi. Nó có tên "Vững mạnh hơn cùng nhau". Ngày mai ông có thể ra hiệu sách hay một sân bay gần nhà mà mua.

    Lester: Xin được chuyển sang...

    Clinton: Chúng ta phải có tăng trưởng mạnh, tăng trưởng công bằng, tăng trưởng bền vững. Chúng ta phải nhìn vào cách có thể hỗ trợ các gia đình cân bằng trách nhiệm ở nhà và nơi làm việc. Tôi có những kế hoạch đầy năng động. 

    Nhiều người đã nói rằng kế hoạch của tôi sẽ tạo ra 10 triệu công ăn việc làm mới, còn của ông sẽ khiến chúng ta mất đi 3,5 triệu công ăn việc làm.

    Trump: Bà sẽ thông qua một trong những mức tăng thuế cao nhất trong lịch sử. Bà sẽ khiến các doanh nghiệp phá sản. Các kế hoạch thắt chặt luật lệ của bà là một tai họa. 

    Nhân đây cũng xin nói rằng kế hoạch cắt giảm thuế của tôi là quy mô nhất kể từ thời Ronald Reagan. Tôi rất tự hào về điều đó. Kế hoạch này sẽ tạo ra một lượng lớn các công ăn việc làm mới.

    Điều mà các doanh nghiệp thích nhất là việc tôi sẽ cắt giảm các luật lệ. Không thể cứ luật này chồng lên luật khác được, làm sao mà các công ty mới có thể ra đời, rồi các công ty cũ sẽ phá sản. Tôi sẽ cắt giảm luật lệ. Tôi sẽ cắt giảm thuế, còn bà thì tăng thuế lên trên trời. Hết chuyện.

    Lester: Xin được dừng lại tại đây.

    Clinton: Lester, tôi không thể để yên như vậy được.

    Lester: Vâng, bà có 30 giây.

    Clinton: Tôi cũng đoán trước là sẽ có rất nhiều tuyên bố cáo buộc kiểu này.

    Trump: Là sự thật.

    Clinton: Chúng tôi đã biến trang nhất của website HillaryClinton.com thành một trang kiểm chứng thông tin. Vậy nếu các bạn muốn kiểm chứng thông tin trực tiếp, hãy lên đó mà xem.

    Trump: Và vào cả website của tôi nữa.

    Clinton: Tôi sẽ không khiến nợ tăng thêm dù chỉ một xu, còn kế hoạch của ông sẽ khiến nợ tăng thêm 5 nghìn tỉ USD. Đề xuất của tôi sẽ cắt giảm và đơn giản hóa luật lệ phục vụ các doanh nghiệp nhỏ. Bù lại thì giới thượng lưu sẽ phải nộp thêm thuế bởi họ đã được lời từ nền kinh tế và tôi nghĩ đã đến lúc giới thượng lưu và các tập đoàn nộp mức thuế xứng đáng với mức lời họ thu được.

    Trump: Bà sẽ tăng thuế. Hãy nhìn vào website của bà xem. Bà nói với chúng tôi kế hoạch chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng ngay trên website của mình. Tôi cho rằng Tướng MacArthur (cố Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ Douglas MacArthur - PV) sẽ không thích kế hoạch của bà lắm đâu.

    Lester: Thưa ông Trump, ông cũng vừa đưa chúng ta đến phần tiếp theo của cuộc tranh luận.

    Clinton: Ít ra thì tôi cũng có kế hoạch đánh IS.

    Trump: Không, bà nói hết với quân địch kế hoạch của bà rồi còn đâu. Chẳng trách cả sự nghiệp bà cứ phải đánh IS suốt.

    Lester: Tôi xin phép...

    Clinton: Hãy làm việc của mình đi, các chuyên viên kiểm chứng thông tin.

  • Trump-Clinton tranh luận quan điểm về thuế với người giàu
    10:17 27/09/2016

    Lester: Cựu Ngoại trưởng Clinton, bà kêu gọi tăng thuế với người giàu, còn ông Trump, ông kêu gọi cắt giảm thuế cho người giàu. Xin mời ông/bà bảo vệ quan điểm của mình trong 2 phút. Xin bắt đầu với ông Trump.

    Trump: Điều đang xảy ra là các công ty đang rời khỏi Mỹ vì mức thuế quá cao, và bởi vì một số công ty có vốn bên ngoài nước Mỹ và thay vì mang số tiền đó trở lại đầu tư tại Mỹ, thì họ không thể đi đến thỏa thuận làm được điều đó, không thể mang tiền trở lại Mỹ bởi rào cản từ cái gọi là "sợi dây đỏ quan liêu" (bureaucratic red tape).

    Quá tệ. Bởi chúng ta có một ông Tổng thống không thể thuyết phục Quốc hội thông qua được bất kì một cái gì cả, dù cả phe Dân chủ lẫn Cộng hòa đều chung quan điểm đây là việc phải làm. 2,5 nghìn tỉ USD đấy.

    Tôi nghĩ rằng con số thực sự phải gấp đôi. Phải đến 5 nghìn tỉ USD đang trôi nổi ở nước ngoài không thể mang về nước Mỹ. Lester ạ, chỉ với một chút năng lực lãnh đạo thôi, số vốn này sẽ trở về Mỹ rất nhanh và có thể được đầu tư vào các thành phố, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác và sẽ tốt biết bao. Nhưng chúng ta không có năng lực lãnh đạo. Và thực chất điều đó đúng với chính cựu Ngoại trưởng Clinton.

    Lester: Thưa bà Clinton, bà có 2 phút để bảo vệ kế hoạch tăng thuế của mình.

    Clinton: Tôi có linh cảm rằng hết buổi tranh luận này chắc tội lỗi gì cũng đổ lên đầu tôi mất.

    Trump: Tại sao lại không nhỉ?

    Clinton: Vâng, tại sao lại không nhỉ. Ông cứ tiếp tục tranh luận bằng cách phát ngôn bừa bãi thêm đi. Giờ, tôi xin được nói điều này.

    Trump: Chẳng có gì bừa bãi về việc bà không để các công ty mang vốn trở về Mỹ cả.

    Lester: Xin hãy để bà Clinton nói trong 2 phút của mình.

    Clinton: Hãy bắt đầu tính giờ từ đây, Lester. Chúng tôi đã nhìn vào đề xuất thuế của ông Trump. Tôi không nhận thấy trong phần thuế dành cho các tập đoàn bất kì một đề xuất nào có thể mang vốn từ nước ngoài trở về Mỹ.

    Trump: Vậy thì bà chưa hề đọc rồi.

    Clinton: Tôi ủng hộ việc mang tiền trở lại Mỹ nếu điều đó có lợi cho chúng ta. Nhưng khi nhìn vào những gì ông đề xuất, thì có lẽ giờ chúng ta phải đề ra một khái niệm mới gọi là "lỗ hổng Trump" mất, bởi những gì ông đề xuất chỉ có lợi cho ông, và cho kiểu kinh doanh của ông.

    Trump: Ai gọi nó với cái tên đấy vậy? Ai gọi nó với cái tên đấy vậy?

    Lester: Xin lỗi, nhưng đây là 2 phút của cựu Ngoại trưởng Clinton.

    Clinton: Một đề xuất thuế chỉ có lợi cho gia đình ông.

    Trump: Gia đình tôi được lợi bao nhiêu? Bao nhiêu?

    Clinton: "Xây từ nóc" (Trumped-up, trickled-down). Cách này không hiệu quả đâu. Chính nó đã đưa chúng ta vào mớ hỗn độn của năm 2008 và 2009. Cắt giảm thuế cho giới thượng lưu không bao giờ có tác dụng, và rất nhiều người trí thức và giàu có hiểu điều này. Và họ nói rằng chúng ta cần đóng góp thêm để tái thiết tầng lớp trung lưu. Tôi không nghĩ mô hình "xây từ nóc" có lợi cho nước Mỹ.

    Tôi cho rằng xây dựng tầng lớp trung lưu, đầu tư vào tầng lớp trung lưu, miễn các khoản nợ cho sinh viên ra trường để nhiều người trẻ tuổi có cơ hội đi học đại học, đấy mới là những nước đi giúp kinh tế tăng trưởng. 

    Tăng trưởng đồng đều, rộng khắp mới là những gì nước Mỹ cần, chứ không phải lợi thế thêm cho những người vốn đã ở trên rồi.

    Trump: Đúng là chính trị gia, chỉ nói chứ không làm, nghe thì rất hay nhưng chả có tác dụng gì, chẳng bao giờ thành hiện thực. Nước Mỹ đang phải chịu khổ vì những người như cựu Ngoại trưởng Clinton, với những quyết sách sai lầm và đánh giá sai lầm. 

    Giờ chúng ta đang trải qua một cuộc "hồi sinh" tồi tệ nhất của nền kinh tế kể từ cuộc Đại Suy thoái, và tin tôi đi, giờ chúng ta lại đang trong bong bóng đấy.

    Điểm sáng duy nhất hiện nay là thị trường chứng khoán, nhưng nếu tăng lãi suất lên dù chỉ một chút, thì điểm sáng duy nhất này cũng tắt.

    Chúng ta đang ở trong một quả bong bóng xấu xí, ục ịch, và chúng ta phải hết sức cẩn trọng. FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - PV) thì chỉ biết làm chính trị. Họ không làm tròn bổn phận của mình và chỉ phục vụ lợi ích của Obama. FED thậm chí còn "làm chính trị" giỏi hơn cả cựu Ngoại trưởng Clinton.

    Lester: Thưa ông Trump, chúng ta đang nói đến những mức thuế mà người Mỹ phải gánh vác nhưng bản thân ông lại chưa công khai bản thuế thu nhập của mình. Các ứng viên Tổng thống thường công khai bản thuế để cử tri khi bỏ phiếu biết được Tổng thống tương lai của mình có nợ tiền không, có nợ thì nợ ai, và có mối liên hệ gì với các tập đoàn không. Ông có nghĩ rằng người Mỹ có quyền được biết điều đó không?

    Trump: Tôi không ngại công khai. Tôi đang trong quá trình kiểm toán thường niên. Tôi sẽ công khai bản thuế ngay khi kiểm toán hoàn tất. 

    Nhưng các bạn sẽ biết nhiều hơn về Donald Trump bằng cách đến văn phòng tranh cử liên bang, nơi tôi đã nộp một bản thống kê tài chính dài 104 trang. 

    Bản thống kê này cho biết thu nhập của tôi, và tôi vừa xem hôm nay thôi, con số này là 694 triệu USD trong năm vừa qua.

    694 triệu USD. Nếu 15-20 năm trước các bạn nói tôi có thu nhập như vậy trong năm 2015 thì tôi sẽ rất ngạc nhiên đấy. Nhưng đây chính là tư duy mà đất nước chúng ta đang cần.

    Lester, chúng ta đang có thâm hụt thương mại với tất cả các nước, lên đến gần 800 tỉ USD mỗi năm. Anh có biết không? Ai là người thương thảo những hiệp định thương mại? Chúng ta chỉ có những gã chính trị gia không biết làm kinh tế thương thảo hiệp định thương mại.

    Clinton: Sở thuế vụ Mỹ (IRS) nói rằng trong quá trình kiểm toán ông vẫn có thể công khai bản thuế thu nhập. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu quyền được biết của công chúng có...

    Donald Trump-Hillary Clinton tham gia cuộc tranh luận đầu tiên - Ảnh 3.

    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Trump: Tôi nói rồi, tôi sẽ công khai sau khi kiểm toán. Tôi đã trải qua công đoạn này trong gần 15 năm rồi. Tôi biết nhiều người giàu chẳng bao giờ bị kiểm toán. Nhưng tôi thì bị hàng năm. Tôi có quyền phàn nàn chứ.

    Nhưng tôi không quan tâm. Cuộc sống là vậy. Tôi bị IRS kiểm toán. Những người khác thì không. Tôi xin nói điều này, đất nước này có một vấn đề cần được giải quyết. Tôi sẽ công khai bản thuế thu nhập, trái với lời khuyên từ luật sư của tôi, một khi bà Clinton công khai 33.000 e-mail mà bà đã xóa.

    Ngay khi bà công khai chúng, tôi sẽ công khai bản thuế thu nhập.

    Clinton: Tôi nghĩ đây lại là một chiêu trò câu kéo rồi đánh bài chuồn (bait-and-switch). Trong 40 năm, bất kì ai ra tranh cử cũng công khai bản thuế thu nhập. Ai cũng làm vậy. Chúng ta đều biết IRS đã nói rõ rằng họ không cấm đoán việc công khai khi đang bị kiểm toán. Vậy chúng ta phải tự hỏi, lý do làm sao mà ông Trump vẫn không chịu công khai?

    Theo tôi có một vài lý do. Thứ nhất, có lẽ ông Trump không giàu có như ông vẫn nói. Thứ hai, có lẽ ông Trump không làm từ thiện nhiều như ông vẫn nói. 

    Thứ ba, chúng ta không biết tất cả đời sống kinh doanh của ông Trump, nhưng theo những gì đã được ghi nhận, thì ông Trump đang nợ Wall Street và các ngân hàng nước ngoài khoảng 650 triệu USD.

    Hay có lẽ ông Trump không muốn người dân nước Mỹ, những người đang theo dõi trên truyền hình, biết được rằng ông ta không nộp một xu thuế liên bang nào. Bởi những năm mà ông công khai bản thuế thu nhập của mình cũng trùng với những năm ông phải nộp bản thuế thu nhập cho các cơ quan chức năng để được cấp giấy phép mở casino, và bản thuế những năm ấy cho thấy ông ta không hề nộp thuế liên bang.

    Trump: Tức là tôi khôn.

    Clinton: Ông ta chẳng nộp một xu thuế nào cả. Như vậy là không có xu nào phục vụ quân đội, phục vụ cựu chiến binh, phục vụ trường học hay y tế. 

    Và tôi cho rằng ông ta chẳng hào hứng gì với việc phần còn lại của đất nước nhận ra lý do thật sự đằng sau lý do ông ta cương quyết không công khai bản thuế, bởi những lý do đó rất quan trọng, và có lẽ phải tồi tệ lắm ông ta mới cố giấu như vậy.

    Còn bản kê khai tài chính không nhắc đến mức thuế ông phải nộp. Nó không chứa đựng những chi tiết chỉ có trong bản thuế thu nhập và tôi cho rằng bản thuế thu nhập mới là văn bản người dân xứng đáng được biết. Và chẳng có lý do gì cho tôi thấy được rằng ông Trump sẽ công khai văn bản này bởi có gì đó ông ta đang che giấu.

    Lester: Ông Trump cũng đề cập đến vấn đề email. Bà có muốn đáp trả không?

    Clinton: Tôi muốn chứ. Tôi thừa nhận tôi đã phạm sai lầm khi sử dụng email riêng.

    Trump: Cái đấy thì rõ rồi.

    Clinton: Và nếu được làm lại, chắc chắn tôi sẽ làm khác đi. Nhưng tôi sẽ không biện minh gì cả. Đó là sai lầm của tôi, và tôi nhận trách nhiệm.

    Lester: Ông Trump?

    Trump: Việc đó nghiêm trọng hơn nhiều một sai lầm đơn thuần. Bà đã cố tình làm như vậy. Không phải sai lầm. Mà là cố ý. 

    Khi bà ép nhân viên của mình lạm dụng Luật sửa đổi thứ 5 của Hiến pháp (quyền được im lặng không làm chứng tự chống lại mình - PV) để không bị truy tố, ép người thiết lập hệ thống server riêng phải làm tương tự, tôi cho rằng điều đó thật đáng xấu hổ. Và tin tôi đi, nước Mỹ cũng thấy điều đó thật đáng xấu hổ.

    Còn với bản thuế thu nhập của tôi, không có nhiều thông tin trong đó đâu. Thông tin có ở bản kê khai tài chính. 

    Bản kê khai đề cập đến con số 650 triệu USD, các bạn tôi nói rằng con số đó chẳng là bao so với những gì tôi sở hữu. Riêng các tòa nhà tôi đang sở hữu đã có  giá trị 3,9 tỉ USD rồi, và con số 650 triệu USD kia thậm chí còn không nằm trong số đó.

    Nói không phải muốn khoe khoang nhưng tôi nghĩ đã đến lúc đất nước này có một người lãnh đạo biết cách làm ra tiền. Khi chúng ta đang nợ 20 nghìn tỉ USD và đất nước đang trong một mớ bòng bong. 

    Nợ 20 nghìn tỉ USD đã đành nếu sân bay đường xá chúng ta đẹp, nhưng đằng này sân bay đường xá Mỹ nhìn như của một đất nước ở Thế giới Thứ ba vậy. 

    Đến Laguardia, Newark, LAX, rồi so với Qatar, Dubai, hay Trung Quốc, thì chúng ta chẳng khác gì một đất nước đang phát triển.

    Chúng ta là một con nợ. Chúng ta cần cải tiến xây mới điện đường trường trạm nhưng làm gì có tiền, bởi tiền đã đổ phí vào những ý tưởng sai lầm của những người như bà Clinton.

theo Trí Thức Trẻ

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm