Tin nóng trong ngày
Donald Trump với những điểm nóng ngoại giao
Không ở đâu Donald Trump có quyền lực đơn phương hơn trong vai trò Tổng Tư Lệnh nước Mỹ.
Massimo Calabresi (TIME)
Không ở đâu Donald Trump có quyền lực đơn phương hơn trong vai trò Tổng Tư Lệnh nước Mỹ. Và không ở đâu ông có nhiều nhận xét mâu thuẫn hơn về ba điểm nóng trên thế giới, những khu vực đang bất ổn và nơi mạng sống của người Mỹ đang bị đe dọa: Iran, Syria và Bắc Hàn.
Hồi tháng ba, Trump tuyên bố ở một phiên họp của American Israel Public Affairs Committee (AIPAC) rằng “ưu tiên số 1” của ông là “tháo dỡ” thỏa thuận quốc tế đã đóng băng chương trình hạt nhân của Iran đổi lấy việc ngừng hầu hết các biện pháp trừng phạt nước này. Trong vai trò Tổng thống Mỹ, Trump có thể làm được điều đó chỉ bằng một nét bút. Để đạt được thỏa thuận với Tehran, Tổng thống Obama bỏ lệnh trừng phạt kinh tế, và Trump có thể phục hồi chúng lại ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức. Iran sau đó sẽ bắt đầu lại chương trình hạt nhân của họ; điều này rất có thể sẽ khiến Israel một lần nữa, chuẩn bị tấn công Iran để tiêu diệt chương trình hạt nhân đó; trong trường hợp đó, Mỹ có khả năng đi vào một cuộc chiến mới ở Trung Đông. Nhưng trong bài phát biểu khác cũng với AIPAC, Trump nói rằng “ít nhất, chúng ta phải thực thi các điều khoản” của thỏa thuận với Iran, cho thấy ông có thể chỉ tiếp tục cách giải quyết hiện tại của Obama.
Bên cạnh, tại Syria và Iraq, Trump đã nói rằng ông có ý định “thả bom tiêu diệt SIS.” Ông cam kết sẽ cắt viện trợ cho phiến quân chiến đấu chống Tổng thống Syria Bashar Assad và tiếp tay với Nga thanh toán các đối thủ của Assad. Nhưng Assad và Nga đã dành ít thời gian diệt ISIS. Thay vào đó, họ đã nhắm mục tiêu các nhóm ôn hoà chống lại chế độ Assad. Tại Iraq, Trump coi các nỗ lực của lực lượng Iraq và người Kurd do Hoa Kỳ hậu thuẫn để lật đổ nhóm khủng bố ở thành phố Mosul là một “thảm họa”, ngay cả khi những lực lượng đó phá vỡ sự kháng cự ban đầu của ISIS và tiến sâu vào thành phố. Không ai biết Trump sẽ làm gì khác hơn. Trong kế hoạch lật đổ ISIS, Trump nói: “Tôi sẽ không nói gì cả. Tôi không muốn nói với họ bất cứ điều gì.” [Nghĩa là Trump muốn giữ bí mật những chiến lược của ông chiến trường.]
Chuyên gia phương Tây ước tính có hơn một tá các loại vũ khí hạt nhân trong nước cộng sản khép kín Bắc Hàn, Trump hết gọi nhà độc tài Kim Jong Un là một “thằng tồi” rồi lại gọi y là một “gã điên”, và ngỏ lời muốn gặp bạo chúa “trong một bữa ăn hamburger” để ông có thể đi đến “một thỏa thuân tốt.” Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, Trump cho rằng Nam Hàn nên phát triển vũ khí hạt nhân để Hoa Kỳ sẽ không còn phải tốn tiền bảo vệ Seoul chống lại miền Bắc. Nhưng một trong những hành động đầu tiên với tư cách Tổng thống mới đắc cử, Trump đã gọi Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye và bảo đảm với bà rằng Hoa Kỳ [vẫn] đứng cạnh Seoul “chống lại sự bất ổn ở Bắc Triều Tiên.”
© DCVOnline
vt chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Donald Trump với những điểm nóng ngoại giao
Không ở đâu Donald Trump có quyền lực đơn phương hơn trong vai trò Tổng Tư Lệnh nước Mỹ.
Massimo Calabresi (TIME)
Không ở đâu Donald Trump có quyền lực đơn phương hơn trong vai trò Tổng Tư Lệnh nước Mỹ. Và không ở đâu ông có nhiều nhận xét mâu thuẫn hơn về ba điểm nóng trên thế giới, những khu vực đang bất ổn và nơi mạng sống của người Mỹ đang bị đe dọa: Iran, Syria và Bắc Hàn.
Hồi tháng ba, Trump tuyên bố ở một phiên họp của American Israel Public Affairs Committee (AIPAC) rằng “ưu tiên số 1” của ông là “tháo dỡ” thỏa thuận quốc tế đã đóng băng chương trình hạt nhân của Iran đổi lấy việc ngừng hầu hết các biện pháp trừng phạt nước này. Trong vai trò Tổng thống Mỹ, Trump có thể làm được điều đó chỉ bằng một nét bút. Để đạt được thỏa thuận với Tehran, Tổng thống Obama bỏ lệnh trừng phạt kinh tế, và Trump có thể phục hồi chúng lại ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức. Iran sau đó sẽ bắt đầu lại chương trình hạt nhân của họ; điều này rất có thể sẽ khiến Israel một lần nữa, chuẩn bị tấn công Iran để tiêu diệt chương trình hạt nhân đó; trong trường hợp đó, Mỹ có khả năng đi vào một cuộc chiến mới ở Trung Đông. Nhưng trong bài phát biểu khác cũng với AIPAC, Trump nói rằng “ít nhất, chúng ta phải thực thi các điều khoản” của thỏa thuận với Iran, cho thấy ông có thể chỉ tiếp tục cách giải quyết hiện tại của Obama.
Bên cạnh, tại Syria và Iraq, Trump đã nói rằng ông có ý định “thả bom tiêu diệt SIS.” Ông cam kết sẽ cắt viện trợ cho phiến quân chiến đấu chống Tổng thống Syria Bashar Assad và tiếp tay với Nga thanh toán các đối thủ của Assad. Nhưng Assad và Nga đã dành ít thời gian diệt ISIS. Thay vào đó, họ đã nhắm mục tiêu các nhóm ôn hoà chống lại chế độ Assad. Tại Iraq, Trump coi các nỗ lực của lực lượng Iraq và người Kurd do Hoa Kỳ hậu thuẫn để lật đổ nhóm khủng bố ở thành phố Mosul là một “thảm họa”, ngay cả khi những lực lượng đó phá vỡ sự kháng cự ban đầu của ISIS và tiến sâu vào thành phố. Không ai biết Trump sẽ làm gì khác hơn. Trong kế hoạch lật đổ ISIS, Trump nói: “Tôi sẽ không nói gì cả. Tôi không muốn nói với họ bất cứ điều gì.” [Nghĩa là Trump muốn giữ bí mật những chiến lược của ông chiến trường.]
Chuyên gia phương Tây ước tính có hơn một tá các loại vũ khí hạt nhân trong nước cộng sản khép kín Bắc Hàn, Trump hết gọi nhà độc tài Kim Jong Un là một “thằng tồi” rồi lại gọi y là một “gã điên”, và ngỏ lời muốn gặp bạo chúa “trong một bữa ăn hamburger” để ông có thể đi đến “một thỏa thuân tốt.” Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, Trump cho rằng Nam Hàn nên phát triển vũ khí hạt nhân để Hoa Kỳ sẽ không còn phải tốn tiền bảo vệ Seoul chống lại miền Bắc. Nhưng một trong những hành động đầu tiên với tư cách Tổng thống mới đắc cử, Trump đã gọi Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye và bảo đảm với bà rằng Hoa Kỳ [vẫn] đứng cạnh Seoul “chống lại sự bất ổn ở Bắc Triều Tiên.”
© DCVOnline
vt chuyen