Văn Học & Nghệ Thuật

Đông Dương - Người Việt cũng phải ngỡ ngàng với cảnh Việt của 24 năm về trước

Tựa phim từng đoạt Oscar năm 1992 này vừa chính thức được khởi chiếu tại Việt Nam. Đông Dương là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo xứng đáng thưởng thức.




Indochine (Đông Dương) là một bộ phim kinh điển của Pháp, từng được đoạt giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1992. Bối cảnh phim diễn ra chủ yếu ở Việt Nam trong thời kì 1930 - 1950, trước khi hiệp định Genève được kí kết vào 1954. Có nhiều thứ liên quan đến Việt Nam là thế nhưng Indochine chưa từng được chiếu tại Việt Nam cho đến bây giờ, sau 24 năm dài đằng đẵng, nhân sự kiện liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ 4.

Chuyện phim bắt đầu vào năm 1930, khi Eliane (Catherine Deneuve) - một phụ nữ người Pháp theo cha đến sống tại Việt Nam thời bấy giờ vì cha cô là chủ đồn điền cao su rất lớn ở đây. Cô còn nhận Camille (Phạm Linh Đan) - một cô gái Việt dòng dõi vua chúa mồ côi từ nhỏ làm con. Eliane và Camille sống yên bình tại Sài Gòn trong những năm thực dân Pháp đang chiếm đóng Đông Dương. Camille lớn lên ngày càng xinh đẹp, quý phái. Cô có một mối nhân duyên với Thành (Eric Nguyễn) nhưng thực chất Camille lại không biết yêu là như thế nào cho đến khi gặp một sĩ quan người Pháp Jean Baptiste (Vincent Perez) trong một cuộc truy đuổi bằng súng trên đường. Camille cảm thấy lòng mình rạo rực và cháy bỏng hơn bao giờ hết, cô muốn thuộc về Jean Baptiste cả cuộc đời về sau, mà không hề hay biết mẹ mình cũng yêu anh ta hết mực.

Trong khi đó, Eliane luôn lo sợ tương lai Camille sẽ chao đảo khi đến với Jean Baptiste, tình thương của người mẹ và sự ham muốn chiếm hữu người tình đã khiến Eliane sắp xếp cho Jean Baptiste bị điều đến làm việc tại vịnh Hạ Long. Bất chấp hôn lễ với Thành, Camille bỏ trốn ra Bắc để tìm người tình. Để rồi từ đó, cuộc đời và lý tưởng của Camille hoàn toàn thay đổi cùng với thời cuộc.

Ở Indochine có rất nhiều những giá trị mà không bao giờ có thể mất đi bởi thời gian. Phần tất yếu nhất chính là do bối cảnh mang tính lịch sử của bộ phim - Đông Dương bây giờ đã không còn nữa. Do đó mà tất cả những gì đã từng thuộc về Đông Dương từ văn hóa, con người đến tập tục, xã hội đều trở nên vô cùng quý giá vì chúng đã được thể hiện hết sức hoàn mỹ trên phim. Có thể xem Indochine là một bộ phim hiếm hoi có cái nhìn toàn cục về Đông Dương nhưng không đặt dưới lăng kính về chiến tranh và đô hộ. Cái thiết yếu nhất của phim vẫn là cách nhìn nhận về thời cuộc, về sự chao đảo của Đông Dương và thực dân Pháp trong giai đoạn cai trị cuối cùng qua một góc nhìn thiên về tình yêu thương. Các sự kiện, diễn biến thực chất chỉ là nền tảng để đạo diễn thể hiện góc nhìn nhân văn đầy tình yêu và cảm thông của mình về con người trong thời loạn.

Trong phim dù là cảnh dựng lại hay cảnh thật đều được thực hiện hết sức công phu, cho thấy rõ sự dày công nghiên cứu về vùng đất này của đạo diễn Régis Wargnier. Cụ thể hơn, ngoài việc xuất hiện của người Pháp tại Sài Gòn, còn có cả người Ấn và người Trung Quốc, đúng như cách mà thực dân Pháp gọi tên vùng lãnh thổ này là Indo-Chine.

Đông Dương - Người Việt cũng phải ngỡ ngàng với cảnh Việt của 24 năm về trước - Ảnh 3.
Không chỉ Sài Gòn, bối cảnh phim trải dài khắp Việt Nam. Hạ Long, Tam Cốc, Kinh thành Đại nội Huế đều được xuất hiện trên phim với nhiều đặc trưng về vị trí địa lí và văn hóa. Nếu bạn đang học về Đông Dương hoặc đang nghiên cứu về nó, chẳng có một phương tiện giải trí nào giá trị hơn tựa phim này, thật đấy.

Bên cạnh đó, nếu xem phim bằng kiến thức từ những gì đọc qua sách vở, chắc chắn bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước những thứ quá tuyệt vời mà Indochine đã mang đến. Những cuộc thi đua thuyền ngay tại Sài Gòn mà thực dân Pháp hay tiêu khiển, cuộc sống giai cấp rõ rệt, những đêm nạo mủ cao su với ánh đuốc lập lòe trên trán của thợ nạo, cuộc sống khốn khổ của những người miền ngược vì kiếp nô lệ, nạn buôn người ở vịnh Hạ Long, những gánh hát tuồng đi khắp nơi để vận động kháng chiến, những người lính cách mạng bền bỉ chờ ngày vùng lên.

Rất nhiều chi tiết và cảnh quay trong Indochine đều có thể trở thành những tư liệu quý giá cho những người đi sau học hỏi. Từ cảnh trí, trang phục, tập tục đến sự chân thực trong xử lí tình huống đều thể hiện cái tài hoa của một đạo diễn người Pháp làm phim về thời kì suy tàn của chế độ thực dân tại xứ thuộc địa của họ. Những gì mà Régis Wargnier kể lại hoàn toàn không có một sự định hướng để tạo ra sự nhạy cảm, tất cả hoàn toàn công tâm, chân thực và ý nhị.

Phim quay đẹp tuyệt mọi góc máy bởi đạo diễn cùng đạo diễn hình ảnh khai thác rất tốt những danh thắng của Việt Nam và biến chúng trở nên đẹp lộng lẫy qua góc nhìn của những người ngoại quốc. Đường sá Sài Gòn những năm 30 được tái dựng rất công phu và chi tiết, chúng ta có thể thấy được những địa điểm quen thuộc vẫn còn đến ngày nay như Hotel Continental hay khu vực chợ Bến Thành trong một số cảnh. Vịnh Hạ Long, một trong bảy kì quan thế giới, đẹp đến vô ngần trong những thước phim của Régis Wargnier, điều mà những đạo diễn trong nước vẫn chưa thể làm được. Còn rất nhiều những cảnh khai thác thiên nhiên, hang động, đồi núi dễ dàng nhận thấy trong phim khiến cho chính người Việt Nam phải trầm trồ.

Ngoài cảnh quay, khâu xây dựng nhân vật cũng là một thành công đáng nể của phim. Hai nhân vật chính, Eliane và Camille đều là những hình tượng mẫu mực tuyệt đẹp trong cuộc đời người phụ nữ. Camille là đại diện của tuổi trẻ và sức mạnh, cô sẵn sàng vứt bỏ cuộc sống quyền quý lại sau lưng để đi theo tiếng gọi tình yêu, bất chấp hòa mình vào cuộc sống đói khát của những người nô lệ miền Bắc chỉ để tìm ra gã sĩ quan có đôi mắt hút hồn. Để rồi sau khi nếm trải hạnh phúc, đối mặt với những điều mình chưa bao giờ thấy, Camille đã sống vì những thứ lớn lao hơn hạnh phúc cá nhân. Trái lại, Eliane là đại diện của một bà mẹ luôn suy tính cho con cái trăm bề hạnh phúc, một người mưu cầu sự bình yên cho gia đình hơn là những gì con tim mong muốn. Eliane ở lại An Nam vì Camille, bà muốn giữ lại cho Camille đất đai để cô có một cuộc sống sung túc về sau. Bà không ngại vì Camille mà bị người Pháp chỉ trích. Mọi điều Eliane làm xuất phát từ tình mẫu tử, dù hai người chẳng phải ruột rà.

Khán giả sẽ chẳng trách được ai qua những việc họ làm vì cả hai đều đã sống rất quyết liệt với cuộc đời mình. Eliane và Camille giống như hai biểu tượng già - trẻ của thời đại, như sự lớn - nhỏ của nước cai trị và xứ thuộc địa, như Pháp và Đông Dương trong suốt cuộc chiến tranh đô hộ trường kì. Sự giao thoa của họ dù đôi lúc rất dung hòa nhưng thực tế những gì chảy trong huyết quản cả hai vốn đã rất khác nhau - một trái tim muốn bình yên từ đất nước cai trị và một ngọn lửa luôn chực chờ tự do. Đến cuối cùng khi tái ngộ tại hội nghị Genéve, khi chiến tranh đã kết thúc, họ đều đã khác xưa.

Với hai nhân vật chính trung tâm là hai bóng hồng xinh đẹp của hai đất nước, còn khá nhiều nhân vật khác xuất hiện để tô điểm cho thời cuộc của Đông Dương. Cạnh đó là đôi mắt sâu thẳm của Vincent Perez có khả năng hút hồn bất kì ai, dù là Eliane, Camille hay khán giả. Trong ánh mắt ấy chất chứa tình yêu và lòng nhân từ lớn lao.

Còn phải kể đến anh chàng sĩ quan Jean Baptiste điển trai, đa tình nhưng sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu. Jean Baptiste là một người đàn ông mạnh mẽ, nhưng cũng chính là đại diện cho tình yêu trong thời loạn thế. Khác hẳn với Thành, một tri thức người Việt dành cả cuộc đời của mình để giành lại tự do dân tộc. Jean Baptiste như một điểm yếu tinh xảo cho cái sự hỗn loạn và tàn nhẫn của chiến tranh, là nguyên nhân gây ra sự chia rẽ của hai mẹ con khác quốc tịch nhưng tình yêu của anh lại là thứ kết nối họ trong sự dai dẳng của thời cuộc và lí tưởng.

Ngoài ra, những nhân vật như bà Sen (Mai Châu), ông Chung, bà Sao (Như Quỳnh), bà Minh Tâm, cô Yvette, ông Guy, Étienne tuy chỉ là những vai nhỏ nhưng là những bổ sung quan trọng của câu chuyện. Mỗi người đều có một vai trò và nhiệm vụ riêng để Indochine có thể cấu thành một quá trình lịch sử cuối cùng của Đông Dương. Dù là người Pháp hay người Việt , họ đều vất vả để sống cho trọn nhiệm vụ mà cuộc đời giao cho. Nhân vật cô vũ công Yvette lanh lợi không đầu hàng cuộc sống hay bà bà giúp việc Sen luôn lo lắng cho gia đình của bà Eliane là những kiểu người chúng ta có thể gặp hàng ngày trong cuộc sống, dù ở bất cứ thời đại nào. Họ chính là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra những giá trị nhân văn đẹp đẽ của Indochine.

Nói về diễn xuất, có lẽ không cần phải bàn cãi quá nhiều vì Catherine Deneuve hay Phạm Linh Đan, Vincent Pérez đều là những người tạo ra thành tựu trước và sau đó. Biểu tượng sắc đẹp của điện ảnh Pháp, Catherine Deneuve, hóa thân hoàn hảo trong vai Eliane tất nhiên không chỉ bởi sự kiêu sa trong trang phục. Diễn xuất, đặc biệt là qua ánh mắt, của Catherine khiến cho khán giả dễ dàng nhận ra được nội tâm của nhân vật và cảm thông cho bà. Một Eliane tuyệt đẹp từ ngoại hình đến nhân cách sẽ không thể trọn vẹn nếu không có Catherine Deneuve.

Tương tự, Phạm Linh Đan bắt đầu nghiệp diễn bằng vai Camille khi cô chỉ mới 17 tuổi. Sự chạm ngỏ tình cờ với điện ảnh này đã cho Linh Đan một báu vật trong sự nghiệp. Vẻ đẹp trong trẻo nhưng vô cùng quyết liệt của Linh Đan trong vai Camille là một lựa chọn xác đáng của đạo diễn, bởi vì có những cảnh Linh Đan chẳng cần thoại cũng bộc lộ ra được khí chất mà Camille có. Cũng nhờ vai diễn này mà cô nhận đề cử giải César cho vị trí Nữ diễn viên triển vọng.

Tất nhiên không phải vì một phim được giải Oscar mà sẽ không có những điểm yếu. Chẳng thể lấy lý do vì Indochine là một phim của Pháp để lấp liếm sự vụng về trong một số câu thoại bằng tiếng Việt. Nhưng xét mặt bằng chung của những phim nước ngoài có nói tiếng Việt thì Indochine làm tốt hơn rất nhiều. Nhất là việc phân biệt rất rõ tiếng Bắc và tiếng Nam của diễn viên quần chúng trong mạch truyện, khi Camille còn ở Sài Gòn và lúc cô lưu lạc ở miền Bắc. Đây rõ ràng là sự kĩ lưỡng của đạo diễn mà chúng ta nên thán phục, chẳng điều gì tạo nên sự thành công tốt hơn "cái tâm" trong mọi khâu. Việc bố trí những diễn viên gạo cội của Việt Nam vào một số vai người Việt cũng cho thấy sự tôn trọng của ông với đất nước mà mình khai thác.

Dù không phải là một tác phẩm Việt Nam, nhưng thiết nghĩ người Việt Nam vẫn có những thứ đáng để tự hào thông qua bộ phim này. Đáng kể nhất chính là con người và tinh thần dân tộc, những thứ mà người ngoại quốc dễ dàng nhìn thấy. Quan trọng hơn là những điều đó được thể hiện trong Indochine theo một cách bình tĩnh và công bằng. Không chỉ là 24 năm, thậm chí 50, 100 năm sau nữa, tin chắc Indochine vẫn còn lưu giữ trọn vẹn những giá trị cốt lõi của mình trong điện ảnh. Đối với những người trẻ, nếu chưa có dịp xem qua tác phẩm này thì đây là cơ hội để bạn đến rạp và mua một tấm vé trở về thời kì mà mình đã may mắn không phải sống qua.

(Trí thức trẻ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đông Dương - Người Việt cũng phải ngỡ ngàng với cảnh Việt của 24 năm về trước

Tựa phim từng đoạt Oscar năm 1992 này vừa chính thức được khởi chiếu tại Việt Nam. Đông Dương là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo xứng đáng thưởng thức.




Indochine (Đông Dương) là một bộ phim kinh điển của Pháp, từng được đoạt giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1992. Bối cảnh phim diễn ra chủ yếu ở Việt Nam trong thời kì 1930 - 1950, trước khi hiệp định Genève được kí kết vào 1954. Có nhiều thứ liên quan đến Việt Nam là thế nhưng Indochine chưa từng được chiếu tại Việt Nam cho đến bây giờ, sau 24 năm dài đằng đẵng, nhân sự kiện liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ 4.

Chuyện phim bắt đầu vào năm 1930, khi Eliane (Catherine Deneuve) - một phụ nữ người Pháp theo cha đến sống tại Việt Nam thời bấy giờ vì cha cô là chủ đồn điền cao su rất lớn ở đây. Cô còn nhận Camille (Phạm Linh Đan) - một cô gái Việt dòng dõi vua chúa mồ côi từ nhỏ làm con. Eliane và Camille sống yên bình tại Sài Gòn trong những năm thực dân Pháp đang chiếm đóng Đông Dương. Camille lớn lên ngày càng xinh đẹp, quý phái. Cô có một mối nhân duyên với Thành (Eric Nguyễn) nhưng thực chất Camille lại không biết yêu là như thế nào cho đến khi gặp một sĩ quan người Pháp Jean Baptiste (Vincent Perez) trong một cuộc truy đuổi bằng súng trên đường. Camille cảm thấy lòng mình rạo rực và cháy bỏng hơn bao giờ hết, cô muốn thuộc về Jean Baptiste cả cuộc đời về sau, mà không hề hay biết mẹ mình cũng yêu anh ta hết mực.

Trong khi đó, Eliane luôn lo sợ tương lai Camille sẽ chao đảo khi đến với Jean Baptiste, tình thương của người mẹ và sự ham muốn chiếm hữu người tình đã khiến Eliane sắp xếp cho Jean Baptiste bị điều đến làm việc tại vịnh Hạ Long. Bất chấp hôn lễ với Thành, Camille bỏ trốn ra Bắc để tìm người tình. Để rồi từ đó, cuộc đời và lý tưởng của Camille hoàn toàn thay đổi cùng với thời cuộc.

Ở Indochine có rất nhiều những giá trị mà không bao giờ có thể mất đi bởi thời gian. Phần tất yếu nhất chính là do bối cảnh mang tính lịch sử của bộ phim - Đông Dương bây giờ đã không còn nữa. Do đó mà tất cả những gì đã từng thuộc về Đông Dương từ văn hóa, con người đến tập tục, xã hội đều trở nên vô cùng quý giá vì chúng đã được thể hiện hết sức hoàn mỹ trên phim. Có thể xem Indochine là một bộ phim hiếm hoi có cái nhìn toàn cục về Đông Dương nhưng không đặt dưới lăng kính về chiến tranh và đô hộ. Cái thiết yếu nhất của phim vẫn là cách nhìn nhận về thời cuộc, về sự chao đảo của Đông Dương và thực dân Pháp trong giai đoạn cai trị cuối cùng qua một góc nhìn thiên về tình yêu thương. Các sự kiện, diễn biến thực chất chỉ là nền tảng để đạo diễn thể hiện góc nhìn nhân văn đầy tình yêu và cảm thông của mình về con người trong thời loạn.

Trong phim dù là cảnh dựng lại hay cảnh thật đều được thực hiện hết sức công phu, cho thấy rõ sự dày công nghiên cứu về vùng đất này của đạo diễn Régis Wargnier. Cụ thể hơn, ngoài việc xuất hiện của người Pháp tại Sài Gòn, còn có cả người Ấn và người Trung Quốc, đúng như cách mà thực dân Pháp gọi tên vùng lãnh thổ này là Indo-Chine.

Đông Dương - Người Việt cũng phải ngỡ ngàng với cảnh Việt của 24 năm về trước - Ảnh 3.
Không chỉ Sài Gòn, bối cảnh phim trải dài khắp Việt Nam. Hạ Long, Tam Cốc, Kinh thành Đại nội Huế đều được xuất hiện trên phim với nhiều đặc trưng về vị trí địa lí và văn hóa. Nếu bạn đang học về Đông Dương hoặc đang nghiên cứu về nó, chẳng có một phương tiện giải trí nào giá trị hơn tựa phim này, thật đấy.

Bên cạnh đó, nếu xem phim bằng kiến thức từ những gì đọc qua sách vở, chắc chắn bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước những thứ quá tuyệt vời mà Indochine đã mang đến. Những cuộc thi đua thuyền ngay tại Sài Gòn mà thực dân Pháp hay tiêu khiển, cuộc sống giai cấp rõ rệt, những đêm nạo mủ cao su với ánh đuốc lập lòe trên trán của thợ nạo, cuộc sống khốn khổ của những người miền ngược vì kiếp nô lệ, nạn buôn người ở vịnh Hạ Long, những gánh hát tuồng đi khắp nơi để vận động kháng chiến, những người lính cách mạng bền bỉ chờ ngày vùng lên.

Rất nhiều chi tiết và cảnh quay trong Indochine đều có thể trở thành những tư liệu quý giá cho những người đi sau học hỏi. Từ cảnh trí, trang phục, tập tục đến sự chân thực trong xử lí tình huống đều thể hiện cái tài hoa của một đạo diễn người Pháp làm phim về thời kì suy tàn của chế độ thực dân tại xứ thuộc địa của họ. Những gì mà Régis Wargnier kể lại hoàn toàn không có một sự định hướng để tạo ra sự nhạy cảm, tất cả hoàn toàn công tâm, chân thực và ý nhị.

Phim quay đẹp tuyệt mọi góc máy bởi đạo diễn cùng đạo diễn hình ảnh khai thác rất tốt những danh thắng của Việt Nam và biến chúng trở nên đẹp lộng lẫy qua góc nhìn của những người ngoại quốc. Đường sá Sài Gòn những năm 30 được tái dựng rất công phu và chi tiết, chúng ta có thể thấy được những địa điểm quen thuộc vẫn còn đến ngày nay như Hotel Continental hay khu vực chợ Bến Thành trong một số cảnh. Vịnh Hạ Long, một trong bảy kì quan thế giới, đẹp đến vô ngần trong những thước phim của Régis Wargnier, điều mà những đạo diễn trong nước vẫn chưa thể làm được. Còn rất nhiều những cảnh khai thác thiên nhiên, hang động, đồi núi dễ dàng nhận thấy trong phim khiến cho chính người Việt Nam phải trầm trồ.

Ngoài cảnh quay, khâu xây dựng nhân vật cũng là một thành công đáng nể của phim. Hai nhân vật chính, Eliane và Camille đều là những hình tượng mẫu mực tuyệt đẹp trong cuộc đời người phụ nữ. Camille là đại diện của tuổi trẻ và sức mạnh, cô sẵn sàng vứt bỏ cuộc sống quyền quý lại sau lưng để đi theo tiếng gọi tình yêu, bất chấp hòa mình vào cuộc sống đói khát của những người nô lệ miền Bắc chỉ để tìm ra gã sĩ quan có đôi mắt hút hồn. Để rồi sau khi nếm trải hạnh phúc, đối mặt với những điều mình chưa bao giờ thấy, Camille đã sống vì những thứ lớn lao hơn hạnh phúc cá nhân. Trái lại, Eliane là đại diện của một bà mẹ luôn suy tính cho con cái trăm bề hạnh phúc, một người mưu cầu sự bình yên cho gia đình hơn là những gì con tim mong muốn. Eliane ở lại An Nam vì Camille, bà muốn giữ lại cho Camille đất đai để cô có một cuộc sống sung túc về sau. Bà không ngại vì Camille mà bị người Pháp chỉ trích. Mọi điều Eliane làm xuất phát từ tình mẫu tử, dù hai người chẳng phải ruột rà.

Khán giả sẽ chẳng trách được ai qua những việc họ làm vì cả hai đều đã sống rất quyết liệt với cuộc đời mình. Eliane và Camille giống như hai biểu tượng già - trẻ của thời đại, như sự lớn - nhỏ của nước cai trị và xứ thuộc địa, như Pháp và Đông Dương trong suốt cuộc chiến tranh đô hộ trường kì. Sự giao thoa của họ dù đôi lúc rất dung hòa nhưng thực tế những gì chảy trong huyết quản cả hai vốn đã rất khác nhau - một trái tim muốn bình yên từ đất nước cai trị và một ngọn lửa luôn chực chờ tự do. Đến cuối cùng khi tái ngộ tại hội nghị Genéve, khi chiến tranh đã kết thúc, họ đều đã khác xưa.

Với hai nhân vật chính trung tâm là hai bóng hồng xinh đẹp của hai đất nước, còn khá nhiều nhân vật khác xuất hiện để tô điểm cho thời cuộc của Đông Dương. Cạnh đó là đôi mắt sâu thẳm của Vincent Perez có khả năng hút hồn bất kì ai, dù là Eliane, Camille hay khán giả. Trong ánh mắt ấy chất chứa tình yêu và lòng nhân từ lớn lao.

Còn phải kể đến anh chàng sĩ quan Jean Baptiste điển trai, đa tình nhưng sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu. Jean Baptiste là một người đàn ông mạnh mẽ, nhưng cũng chính là đại diện cho tình yêu trong thời loạn thế. Khác hẳn với Thành, một tri thức người Việt dành cả cuộc đời của mình để giành lại tự do dân tộc. Jean Baptiste như một điểm yếu tinh xảo cho cái sự hỗn loạn và tàn nhẫn của chiến tranh, là nguyên nhân gây ra sự chia rẽ của hai mẹ con khác quốc tịch nhưng tình yêu của anh lại là thứ kết nối họ trong sự dai dẳng của thời cuộc và lí tưởng.

Ngoài ra, những nhân vật như bà Sen (Mai Châu), ông Chung, bà Sao (Như Quỳnh), bà Minh Tâm, cô Yvette, ông Guy, Étienne tuy chỉ là những vai nhỏ nhưng là những bổ sung quan trọng của câu chuyện. Mỗi người đều có một vai trò và nhiệm vụ riêng để Indochine có thể cấu thành một quá trình lịch sử cuối cùng của Đông Dương. Dù là người Pháp hay người Việt , họ đều vất vả để sống cho trọn nhiệm vụ mà cuộc đời giao cho. Nhân vật cô vũ công Yvette lanh lợi không đầu hàng cuộc sống hay bà bà giúp việc Sen luôn lo lắng cho gia đình của bà Eliane là những kiểu người chúng ta có thể gặp hàng ngày trong cuộc sống, dù ở bất cứ thời đại nào. Họ chính là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra những giá trị nhân văn đẹp đẽ của Indochine.

Nói về diễn xuất, có lẽ không cần phải bàn cãi quá nhiều vì Catherine Deneuve hay Phạm Linh Đan, Vincent Pérez đều là những người tạo ra thành tựu trước và sau đó. Biểu tượng sắc đẹp của điện ảnh Pháp, Catherine Deneuve, hóa thân hoàn hảo trong vai Eliane tất nhiên không chỉ bởi sự kiêu sa trong trang phục. Diễn xuất, đặc biệt là qua ánh mắt, của Catherine khiến cho khán giả dễ dàng nhận ra được nội tâm của nhân vật và cảm thông cho bà. Một Eliane tuyệt đẹp từ ngoại hình đến nhân cách sẽ không thể trọn vẹn nếu không có Catherine Deneuve.

Tương tự, Phạm Linh Đan bắt đầu nghiệp diễn bằng vai Camille khi cô chỉ mới 17 tuổi. Sự chạm ngỏ tình cờ với điện ảnh này đã cho Linh Đan một báu vật trong sự nghiệp. Vẻ đẹp trong trẻo nhưng vô cùng quyết liệt của Linh Đan trong vai Camille là một lựa chọn xác đáng của đạo diễn, bởi vì có những cảnh Linh Đan chẳng cần thoại cũng bộc lộ ra được khí chất mà Camille có. Cũng nhờ vai diễn này mà cô nhận đề cử giải César cho vị trí Nữ diễn viên triển vọng.

Tất nhiên không phải vì một phim được giải Oscar mà sẽ không có những điểm yếu. Chẳng thể lấy lý do vì Indochine là một phim của Pháp để lấp liếm sự vụng về trong một số câu thoại bằng tiếng Việt. Nhưng xét mặt bằng chung của những phim nước ngoài có nói tiếng Việt thì Indochine làm tốt hơn rất nhiều. Nhất là việc phân biệt rất rõ tiếng Bắc và tiếng Nam của diễn viên quần chúng trong mạch truyện, khi Camille còn ở Sài Gòn và lúc cô lưu lạc ở miền Bắc. Đây rõ ràng là sự kĩ lưỡng của đạo diễn mà chúng ta nên thán phục, chẳng điều gì tạo nên sự thành công tốt hơn "cái tâm" trong mọi khâu. Việc bố trí những diễn viên gạo cội của Việt Nam vào một số vai người Việt cũng cho thấy sự tôn trọng của ông với đất nước mà mình khai thác.

Dù không phải là một tác phẩm Việt Nam, nhưng thiết nghĩ người Việt Nam vẫn có những thứ đáng để tự hào thông qua bộ phim này. Đáng kể nhất chính là con người và tinh thần dân tộc, những thứ mà người ngoại quốc dễ dàng nhìn thấy. Quan trọng hơn là những điều đó được thể hiện trong Indochine theo một cách bình tĩnh và công bằng. Không chỉ là 24 năm, thậm chí 50, 100 năm sau nữa, tin chắc Indochine vẫn còn lưu giữ trọn vẹn những giá trị cốt lõi của mình trong điện ảnh. Đối với những người trẻ, nếu chưa có dịp xem qua tác phẩm này thì đây là cơ hội để bạn đến rạp và mua một tấm vé trở về thời kì mà mình đã may mắn không phải sống qua.

(Trí thức trẻ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm