Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Đông Nam Á: 11 quốc gia, 5 chế độ
Đông Nam Á là khu vực khá đa dạng về chính trị, với nhiều kiểu thể chế khác nhau cùng tồn tại như quân chủ, dân chủ, và độc tài. Bài viết này đưa ra một bức tranh tổng thể về các kiểu thể chế chính trị của 11 nướ
Đông Nam Á là khu vực khá đa dạng về chính trị, với nhiều kiểu thể
chế khác nhau cùng tồn tại như quân chủ, dân chủ, và độc tài. Bài viết
này đưa ra một bức tranh tổng thể về các kiểu thể chế chính trị của 11
nước trong khu vực, thông qua việc phân loại các chế độ dựa trên hai
tiêu chí là tự do và bầu cử.
Các nước Đông Nam Á có rất ít điểm chung, mà chế độ chính trị cũng không nằm trong số đó. |
Tiêu chí tự do căn cứ vào mức độ tự do chính trị và tự do dân sự của các
quốc gia. Theo đánh giá của Freedom House, mức độ tự do được chia thang
từ 1 tới 7, với 1 là tự do nhất và dần về 7 là kém tự do nhất. Trên cơ
sở đó, Freedom House xếp các kiểu thể chế thành ba dạng chính: tự do, tự
do một phần, và không tự do.
Tiêu chí bầu cử được căn cứ vào mức độ đa đảng, cạnh tranh, tự do và
công bằng của các cuộc bầu cử. Kết hợp với tiêu chí tự do, có thể chia
ra thành năm dạng chế độ dưới đây.
Độc tài đóng – closed authoritarian regime
Độc tài đóng là kiểu chế độ không tổ chức bầu cử đa đảng. Đông Nam Á có
bốn nước được liệt kê vào dạng này là Brunei, Thái Lan, Việt Nam, và
Lào.
Brunei thuộc kiểu chế độ quân chủ chuyên chế cha truyền con nối, trong
đó vua đứng đầu nhà nước và chính phủ. Quốc hội gồm các thành viên do
vua chỉ định chứ không thông qua bầu cử, và chỉ là một cơ quan tư vấn
cho Hoàng gia. Chính quyền của quốc vương Bolkiah được cho là đã giam
cầm tùy tiện, giới hạn nhiều quyền tự do và hạn chế quyền lao động của
người dân. Theo báo cáo của Freedom House năm 2017, Brunei được xếp vào
dạng không tự do.
Thái Lan từng là một nền dân chủ bầu cử, song hiện bị quân đội cai trị
một cách độc đoán sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân sự năm
2014. Người ta gọi đây là độc tài quân sự. Quân đội nước này áp đặt rất
nhiều giới hạn đối với các quyền tự do chính trị và dân sự, và liên tục
đàn áp những người bất đồng chính kiến. Vì lẽ đó, Thái Lan cũng nằm
trong danh mục các nước không tự do.
Binh lính Thái Lan đang đứng canh gác trong cuộc đảo chính ở thủ đô Bangkok vào ngày 22 tháng 5 năm 2014. Ảnh: Business Insider |
Việt Nam và Lào đều chịu kiểu cai trị độc đoán của đảng cộng sản. Dù
không còn theo đuổi ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa tập thể, kế hoạch hóa
kinh tế,…) cũng như có một số cải cách tự do hóa xã hội, song nhìn chung
không có nhiều tiến bộ về chính trị. Chính vì vậy, cả hai nước cùng nằm
trong nhóm chế độ độc tài độc đảng. Thậm chí, gần đây, chính phủ hai
nước còn gia tăng kiểm soát xã hội, bắt giữ những người bất đồng chính
kiến.
Việt Nam và Lào cũng nằm trong danh sách không tự do của Freedom House suốt nhiều năm nay.
Chế độ độc tài bầu cử đảng thống lĩnh – hegemonic electoral authoritarian regime
Đây là kiểu chế độ tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng song không đảm bảo sự
cạnh tranh, tự do và công bằng giữa các đảng. Trong đó, nền chính trị
bị một đảng chi phối áp đảo trong thời gian dài (thường chiếm trên 70%
số phiếu trong các kỳ bầu cử), và đảng này thường tìm cách làm suy yếu
các đảng đối lập, khiến chúng hầu như không thể gây ra ảnh hưởng gì
trong các cuộc bầu cử.
Lee Kuan Yew, nhà lãnh đạo độc tài của Singapore. Ảnh: The Independent. |
Về mặt hình thức, Singapore theo nền dân chủ đại nghị, song trên thực tế
thì quyền lực lại tập trung vào tay đảng Hành động Nhân dân (PAP) và
gia tộc họ Lý. Đảng này chi phối nền chính trị Singapore kể từ khi nước
này giành độc lập vào năm 1959, thông qua việc sử dụng địa vị cầm quyền
của mình để kiểm soát các nguồn lực, truyền thông, tư pháp và ngăn các
đảng đối lập mạnh lên.
Tại các cuộc bầu cử kể từ 1968 tới nay, PAP luôn chiến thắng với tỷ lệ
áp đảo, chưa bao giờ xuống dưới 90% số ghế trong quốc hội. Đồng thời,
các quyền tự do ngôn luận, lập hội, và biểu tình ở Singapore bị giới
hạn. Vì vậy, nó được gọi là độc tài bầu cử đảng thống lĩnh.
Freedom House năm 2017 xếp Singapore vào dạng tự do một phần.
Chế độ độc tài cạnh tranh – competitive authoritarian regime
Trong kiểu chế độ này, các cuộc bầu cử thường tương đối cạnh tranh giữa
nhiều đảng phái, song lại không đảm bảo sự tự do và công bằng. Ấy là do
tồn tại một số đảng đối lập tương đối mạnh, giành được số phiếu đáng kể
trong các cuộc bầu cử, đảm bảo mức độ cạnh tranh bầu cử nhất định, song
những đảng này lại khó giành chiến thắng vì đảng cầm quyền luôn sử dụng
các phương tiện sẵn có để thao túng bầu cử nhằm duy trì quyền lực.
Thoạt nhìn Cambodia có vẻ tương tự như Singapore, khi Thủ tướng Hun Sen
và đảng Nhân dân Cambodia (CPP) chi phối nền chính trị nước này trong
hơn ba thập kỷ (dù ở mức độ thấp hơn nhà họ Lý và PAP). Tuy nhiên, trong
các cuộc bầu cử, mức độ cạnh tranh ở Cambodia tương đối cao khi đảng
đối lập giành được nhiều phiếu bầu. Chẳng hạn cuộc bầu cử Quốc hội năm
2013, đảng Cứu quốc Cambodia (CNRP, đảng đối lập chính) giành được tới
hơn 40% số ghế. Để duy trì quyền lực của mình, Hun Sen thực hiện nhiều
biện pháp lạm quyền như bắt giữ lãnh đạo đảng đối lập, đóng cửa các cơ
quan truyền thông độc lập, hoặc truy tố những người chỉ trích chính
quyền. Vì vậy, Cambodia bị Freedom House xếp vào dạng không tự do.
Tờ báo độc lập The Cambodia Daily đã bị chính quyền Hun Sen ép buộc đóng cửa. Ảnh: NBC News |
Cũng tương tự như vậy, ở Malaysia, liên minh cầm quyền Mặt trận Quốc gia
(BN) đã nắm quyền cai trị từ khi độc lập vào năm 1957. Nền chính trị
Malaysia có mức độ cạnh tranh tương đối cao, khi đảng đối lập luôn giành
được số phiếu bầu trên 45% số phiếu cử tri và giành được quyền kiểm
soát ở một số bang.
Malaysia tổ chức các cuộc bầu cử thường xuyên, song không thoả mãn các
tiêu chuẩn tự do và công bằng. Hệ thống bầu cử được thiết kế có lợi cho
đảng cai trị thông qua các biện pháp như các khu vực bầu cử được chia
sao cho đảng cầm quyền có thể giành chiến thắng, không cho các ứng viên
phía đối lập tiếp cận bình đẳng với truyền thông, thậm chí còn bị cho là
gian lận phiếu bầu.
Bên cạnh đó, các nhân vật đối lập liên tục bị chính quyền kết tội liên
quan đến việc phê phán chính quyền hay tổ chức biểu tình. BN cũng liên
tục đàn áp những người chỉ trích thông qua việc ban hành luật về giới
hạn tự do ngôn luận, hay truy tố các lãnh đạo đối lập của Liên minh Nhân
dân (PR) nhằm làm suy yếu nó. Chẳng hạn, vào năm 2016, dưới sự chi phối
của BN, tòa án đã kết tội chính trị gia đối lập Rafizi Ramli vì phanh
phui vụ tham nhũng của công ty 1MDB do chính phủ điều hành.
Theo Freedom House, Malaysia là quốc gia tự do một phần.
Dân chủ bầu cử – elecrotal democracy
Đây là kiểu chế độ có các cuộc bầu cử đa đảng cạnh tranh, tự do, công
bằng, định kỳ; và quyền lực được chuyển giao hòa bình giữa các đảng khác
nhau. Tuy nhiên, trong một số chế độ các quyền tự do chính trị và dân
sự không hoàn toàn được đảm bảo, chỉ ở mức tự do một phần (3 điểm tới 5
điểm trên thang 7), nên chúng chỉ được gọi là các nền dân chủ bầu cử.
Bốn nước mà chúng ta chưa kể tới ở Đông Nam Á là Indonesia, Philippines, Myanmar, và Đông Timor đều thuộc dạng chế độ này.
Indonesia là nền dân chủ tương đối mới, được thiết lập từ năm 1998 sau
khi chế độ độc tài của Suharto sụp đổ. Tuy nhiên, có thể nói rằng hiện
Indonesia có nền dân chủ tốt nhất Đông Nam Á, khi mức độ tự do chính trị
tương đối cao (2/7), quyền lực được chuyển giao hòa bình giữa các đảng
phái thông qua bầu cử đa đảng, tự do và công bằng. Tuy nhiên, Indonesia
vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như bạo lực chống lại các nhóm
thiểu số, các bộ luật hạn chế tự do như luật về phỉ báng. Indonesia được
xếp vào dạng tự do một phần trong báo cáo của Freedom House.
Philippines là một trong những nền dân chủ lâu đời nhất châu Á (1948),
vận hành tương đối tốt với các cuộc bầu cử đa đảng, tự do và công bằng,
và cũng chuyển giao quyền lực hòa bình. Nó được coi là tự do một phần,
và các chỉ số tự do dân sự và chính trị tương đối cao (cùng là 3 điểm
trên thang 7). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng trong nền chính trị của
Philippines chính là sự chi phối của các gia tộc giàu có, điều này tạo
ra một xã hội bất bình đẳng đi kèm với các vấn nạn xã hội. Điều này
khiến cho nền dân chủ của nó không thể củng cố để trở thành một nền dân
chủ tự do, dù đã dân chủ hóa từ rất lâu.
Myanmar mới chuyển đổi sang nền dân chủ gần đây tính từ cuộc bầu cử quốc
hội vào năm 2015, khi Liên Minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành
chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, Myanmar vẫn đang trong giai đoạn chuyển
tiếp, và quân đội vẫn nắm giữ nhiều quyền lực khiến cho chính quyền mới
gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành. Mặc dù các chỉ số tự do của
Myanmar đã được cải thiện so với thời kỳ quân đội nắm quyền (mức tự do
chính trị và tự do dân sự của Myanmar hồi năm 2010 đều là 7 điểm, nay đã
cải thiện thành 5 điểm), song mức độ tự do và việc bảo vệ quyền con
người ở nước này vẫn chưa thể coi là ổn, nhất là trong những vụ việc như
thanh lọc người Rohingya. Bởi vậy, Myanmar vẫn bị xếp vào dạng không tự
do.
Một nhóm ngưởi Islam biểu tình trước cửa đại sứ quán Myanmar tại Jakarta nhằm phản đối việc đàn áp người Rohingya. Ảnh: Business Insider |
Cuối cùng, Đông Timor dù là một nước khá non trẻ kể từ hồi giành được
độc lập khỏi Indonesia vào năm 2002, song tới nay đã trở thành một nền
dân chủ vận hành tương đối tốt. Nó có một hệ thống chính trị đa đảng,
với các cuộc bầu cử cạnh tranh cũng như chuyển giao quyền lực hòa bình.
Tuy nhiên, các thiết chế dân chủ của nó chưa bền vững, nền tư pháp còn
yếu và vẫn chưa độc lập hẳn khỏi các ảnh hưởng chính trị bên ngoài. Nền
báo chí của Đông Timor chưa hoàn toàn tự do khi mà thông tin về các chủ
đề như tham nhũng bị kiểm duyệt. Đông Timor được xếp vào dạng tự do một
phần.
Dân chủ tự do – liberal democracy
Cũng như dân chủ bầu cử, chế độ dân chủ tự do sở hữu các cuộc bầu cử đa
đảng cạnh tranh, tự do, công bằng, định kỳ; và quyền lực được chuyển
giao hòa bình giữa các đảng khác nhau. Điểm khác biệt quan trọng là, ở
những nước dân chủ tự do, các quyền tự do dân sự và chính trị của người
dân được đảm bảo ở mức cao dựa theo thang điểm của Freedom House.
Đông Nam Á không có quốc gia nào được xếp vào nhóm dân chủ tự do, bởi cả
11 nước đều có các chỉ số tự do nằm ngoài thang điểm từ 1 tới 2,5.
Như vậy, căn cứ theo các tiêu chí phân loại ở trên, ta có thể xếp các
chế độ chính trị trong khu vực Đông Nam Á vào các nhóm như sau: độc tài
đóng (Lào, Thái Lan, Brunei, và Việt Nam); độc tài bầu cử đảng thống
lĩnh (Singapore); độc tài cạnh tranh (Malaysia, Cambodia); và dân chủ
bầu cử (Indonesia, Philippines, Myanmar, và Đông Timor).
Vi Yên
Các số liệu về chỉ số tự do trong bài viết này được lấy từ báo cáo Freedom in the World 2017 của Freedom House.
(Luật Khoa)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Đông Nam Á: 11 quốc gia, 5 chế độ
Đông Nam Á là khu vực khá đa dạng về chính trị, với nhiều kiểu thể chế khác nhau cùng tồn tại như quân chủ, dân chủ, và độc tài. Bài viết này đưa ra một bức tranh tổng thể về các kiểu thể chế chính trị của 11 nướ
Đông Nam Á là khu vực khá đa dạng về chính trị, với nhiều kiểu thể
chế khác nhau cùng tồn tại như quân chủ, dân chủ, và độc tài. Bài viết
này đưa ra một bức tranh tổng thể về các kiểu thể chế chính trị của 11
nước trong khu vực, thông qua việc phân loại các chế độ dựa trên hai
tiêu chí là tự do và bầu cử.
Các nước Đông Nam Á có rất ít điểm chung, mà chế độ chính trị cũng không nằm trong số đó. |
Tiêu chí tự do căn cứ vào mức độ tự do chính trị và tự do dân sự của các
quốc gia. Theo đánh giá của Freedom House, mức độ tự do được chia thang
từ 1 tới 7, với 1 là tự do nhất và dần về 7 là kém tự do nhất. Trên cơ
sở đó, Freedom House xếp các kiểu thể chế thành ba dạng chính: tự do, tự
do một phần, và không tự do.
Tiêu chí bầu cử được căn cứ vào mức độ đa đảng, cạnh tranh, tự do và
công bằng của các cuộc bầu cử. Kết hợp với tiêu chí tự do, có thể chia
ra thành năm dạng chế độ dưới đây.
Độc tài đóng – closed authoritarian regime
Độc tài đóng là kiểu chế độ không tổ chức bầu cử đa đảng. Đông Nam Á có
bốn nước được liệt kê vào dạng này là Brunei, Thái Lan, Việt Nam, và
Lào.
Brunei thuộc kiểu chế độ quân chủ chuyên chế cha truyền con nối, trong
đó vua đứng đầu nhà nước và chính phủ. Quốc hội gồm các thành viên do
vua chỉ định chứ không thông qua bầu cử, và chỉ là một cơ quan tư vấn
cho Hoàng gia. Chính quyền của quốc vương Bolkiah được cho là đã giam
cầm tùy tiện, giới hạn nhiều quyền tự do và hạn chế quyền lao động của
người dân. Theo báo cáo của Freedom House năm 2017, Brunei được xếp vào
dạng không tự do.
Thái Lan từng là một nền dân chủ bầu cử, song hiện bị quân đội cai trị
một cách độc đoán sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân sự năm
2014. Người ta gọi đây là độc tài quân sự. Quân đội nước này áp đặt rất
nhiều giới hạn đối với các quyền tự do chính trị và dân sự, và liên tục
đàn áp những người bất đồng chính kiến. Vì lẽ đó, Thái Lan cũng nằm
trong danh mục các nước không tự do.
Binh lính Thái Lan đang đứng canh gác trong cuộc đảo chính ở thủ đô Bangkok vào ngày 22 tháng 5 năm 2014. Ảnh: Business Insider |
Việt Nam và Lào đều chịu kiểu cai trị độc đoán của đảng cộng sản. Dù
không còn theo đuổi ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa tập thể, kế hoạch hóa
kinh tế,…) cũng như có một số cải cách tự do hóa xã hội, song nhìn chung
không có nhiều tiến bộ về chính trị. Chính vì vậy, cả hai nước cùng nằm
trong nhóm chế độ độc tài độc đảng. Thậm chí, gần đây, chính phủ hai
nước còn gia tăng kiểm soát xã hội, bắt giữ những người bất đồng chính
kiến.
Việt Nam và Lào cũng nằm trong danh sách không tự do của Freedom House suốt nhiều năm nay.
Chế độ độc tài bầu cử đảng thống lĩnh – hegemonic electoral authoritarian regime
Đây là kiểu chế độ tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng song không đảm bảo sự
cạnh tranh, tự do và công bằng giữa các đảng. Trong đó, nền chính trị
bị một đảng chi phối áp đảo trong thời gian dài (thường chiếm trên 70%
số phiếu trong các kỳ bầu cử), và đảng này thường tìm cách làm suy yếu
các đảng đối lập, khiến chúng hầu như không thể gây ra ảnh hưởng gì
trong các cuộc bầu cử.
Lee Kuan Yew, nhà lãnh đạo độc tài của Singapore. Ảnh: The Independent. |
Về mặt hình thức, Singapore theo nền dân chủ đại nghị, song trên thực tế
thì quyền lực lại tập trung vào tay đảng Hành động Nhân dân (PAP) và
gia tộc họ Lý. Đảng này chi phối nền chính trị Singapore kể từ khi nước
này giành độc lập vào năm 1959, thông qua việc sử dụng địa vị cầm quyền
của mình để kiểm soát các nguồn lực, truyền thông, tư pháp và ngăn các
đảng đối lập mạnh lên.
Tại các cuộc bầu cử kể từ 1968 tới nay, PAP luôn chiến thắng với tỷ lệ
áp đảo, chưa bao giờ xuống dưới 90% số ghế trong quốc hội. Đồng thời,
các quyền tự do ngôn luận, lập hội, và biểu tình ở Singapore bị giới
hạn. Vì vậy, nó được gọi là độc tài bầu cử đảng thống lĩnh.
Freedom House năm 2017 xếp Singapore vào dạng tự do một phần.
Chế độ độc tài cạnh tranh – competitive authoritarian regime
Trong kiểu chế độ này, các cuộc bầu cử thường tương đối cạnh tranh giữa
nhiều đảng phái, song lại không đảm bảo sự tự do và công bằng. Ấy là do
tồn tại một số đảng đối lập tương đối mạnh, giành được số phiếu đáng kể
trong các cuộc bầu cử, đảm bảo mức độ cạnh tranh bầu cử nhất định, song
những đảng này lại khó giành chiến thắng vì đảng cầm quyền luôn sử dụng
các phương tiện sẵn có để thao túng bầu cử nhằm duy trì quyền lực.
Thoạt nhìn Cambodia có vẻ tương tự như Singapore, khi Thủ tướng Hun Sen
và đảng Nhân dân Cambodia (CPP) chi phối nền chính trị nước này trong
hơn ba thập kỷ (dù ở mức độ thấp hơn nhà họ Lý và PAP). Tuy nhiên, trong
các cuộc bầu cử, mức độ cạnh tranh ở Cambodia tương đối cao khi đảng
đối lập giành được nhiều phiếu bầu. Chẳng hạn cuộc bầu cử Quốc hội năm
2013, đảng Cứu quốc Cambodia (CNRP, đảng đối lập chính) giành được tới
hơn 40% số ghế. Để duy trì quyền lực của mình, Hun Sen thực hiện nhiều
biện pháp lạm quyền như bắt giữ lãnh đạo đảng đối lập, đóng cửa các cơ
quan truyền thông độc lập, hoặc truy tố những người chỉ trích chính
quyền. Vì vậy, Cambodia bị Freedom House xếp vào dạng không tự do.
Tờ báo độc lập The Cambodia Daily đã bị chính quyền Hun Sen ép buộc đóng cửa. Ảnh: NBC News |
Cũng tương tự như vậy, ở Malaysia, liên minh cầm quyền Mặt trận Quốc gia
(BN) đã nắm quyền cai trị từ khi độc lập vào năm 1957. Nền chính trị
Malaysia có mức độ cạnh tranh tương đối cao, khi đảng đối lập luôn giành
được số phiếu bầu trên 45% số phiếu cử tri và giành được quyền kiểm
soát ở một số bang.
Malaysia tổ chức các cuộc bầu cử thường xuyên, song không thoả mãn các
tiêu chuẩn tự do và công bằng. Hệ thống bầu cử được thiết kế có lợi cho
đảng cai trị thông qua các biện pháp như các khu vực bầu cử được chia
sao cho đảng cầm quyền có thể giành chiến thắng, không cho các ứng viên
phía đối lập tiếp cận bình đẳng với truyền thông, thậm chí còn bị cho là
gian lận phiếu bầu.
Bên cạnh đó, các nhân vật đối lập liên tục bị chính quyền kết tội liên
quan đến việc phê phán chính quyền hay tổ chức biểu tình. BN cũng liên
tục đàn áp những người chỉ trích thông qua việc ban hành luật về giới
hạn tự do ngôn luận, hay truy tố các lãnh đạo đối lập của Liên minh Nhân
dân (PR) nhằm làm suy yếu nó. Chẳng hạn, vào năm 2016, dưới sự chi phối
của BN, tòa án đã kết tội chính trị gia đối lập Rafizi Ramli vì phanh
phui vụ tham nhũng của công ty 1MDB do chính phủ điều hành.
Theo Freedom House, Malaysia là quốc gia tự do một phần.
Dân chủ bầu cử – elecrotal democracy
Đây là kiểu chế độ có các cuộc bầu cử đa đảng cạnh tranh, tự do, công
bằng, định kỳ; và quyền lực được chuyển giao hòa bình giữa các đảng khác
nhau. Tuy nhiên, trong một số chế độ các quyền tự do chính trị và dân
sự không hoàn toàn được đảm bảo, chỉ ở mức tự do một phần (3 điểm tới 5
điểm trên thang 7), nên chúng chỉ được gọi là các nền dân chủ bầu cử.
Bốn nước mà chúng ta chưa kể tới ở Đông Nam Á là Indonesia, Philippines, Myanmar, và Đông Timor đều thuộc dạng chế độ này.
Indonesia là nền dân chủ tương đối mới, được thiết lập từ năm 1998 sau
khi chế độ độc tài của Suharto sụp đổ. Tuy nhiên, có thể nói rằng hiện
Indonesia có nền dân chủ tốt nhất Đông Nam Á, khi mức độ tự do chính trị
tương đối cao (2/7), quyền lực được chuyển giao hòa bình giữa các đảng
phái thông qua bầu cử đa đảng, tự do và công bằng. Tuy nhiên, Indonesia
vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như bạo lực chống lại các nhóm
thiểu số, các bộ luật hạn chế tự do như luật về phỉ báng. Indonesia được
xếp vào dạng tự do một phần trong báo cáo của Freedom House.
Philippines là một trong những nền dân chủ lâu đời nhất châu Á (1948),
vận hành tương đối tốt với các cuộc bầu cử đa đảng, tự do và công bằng,
và cũng chuyển giao quyền lực hòa bình. Nó được coi là tự do một phần,
và các chỉ số tự do dân sự và chính trị tương đối cao (cùng là 3 điểm
trên thang 7). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng trong nền chính trị của
Philippines chính là sự chi phối của các gia tộc giàu có, điều này tạo
ra một xã hội bất bình đẳng đi kèm với các vấn nạn xã hội. Điều này
khiến cho nền dân chủ của nó không thể củng cố để trở thành một nền dân
chủ tự do, dù đã dân chủ hóa từ rất lâu.
Myanmar mới chuyển đổi sang nền dân chủ gần đây tính từ cuộc bầu cử quốc
hội vào năm 2015, khi Liên Minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành
chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, Myanmar vẫn đang trong giai đoạn chuyển
tiếp, và quân đội vẫn nắm giữ nhiều quyền lực khiến cho chính quyền mới
gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành. Mặc dù các chỉ số tự do của
Myanmar đã được cải thiện so với thời kỳ quân đội nắm quyền (mức tự do
chính trị và tự do dân sự của Myanmar hồi năm 2010 đều là 7 điểm, nay đã
cải thiện thành 5 điểm), song mức độ tự do và việc bảo vệ quyền con
người ở nước này vẫn chưa thể coi là ổn, nhất là trong những vụ việc như
thanh lọc người Rohingya. Bởi vậy, Myanmar vẫn bị xếp vào dạng không tự
do.
Một nhóm ngưởi Islam biểu tình trước cửa đại sứ quán Myanmar tại Jakarta nhằm phản đối việc đàn áp người Rohingya. Ảnh: Business Insider |
Cuối cùng, Đông Timor dù là một nước khá non trẻ kể từ hồi giành được
độc lập khỏi Indonesia vào năm 2002, song tới nay đã trở thành một nền
dân chủ vận hành tương đối tốt. Nó có một hệ thống chính trị đa đảng,
với các cuộc bầu cử cạnh tranh cũng như chuyển giao quyền lực hòa bình.
Tuy nhiên, các thiết chế dân chủ của nó chưa bền vững, nền tư pháp còn
yếu và vẫn chưa độc lập hẳn khỏi các ảnh hưởng chính trị bên ngoài. Nền
báo chí của Đông Timor chưa hoàn toàn tự do khi mà thông tin về các chủ
đề như tham nhũng bị kiểm duyệt. Đông Timor được xếp vào dạng tự do một
phần.
Dân chủ tự do – liberal democracy
Cũng như dân chủ bầu cử, chế độ dân chủ tự do sở hữu các cuộc bầu cử đa
đảng cạnh tranh, tự do, công bằng, định kỳ; và quyền lực được chuyển
giao hòa bình giữa các đảng khác nhau. Điểm khác biệt quan trọng là, ở
những nước dân chủ tự do, các quyền tự do dân sự và chính trị của người
dân được đảm bảo ở mức cao dựa theo thang điểm của Freedom House.
Đông Nam Á không có quốc gia nào được xếp vào nhóm dân chủ tự do, bởi cả
11 nước đều có các chỉ số tự do nằm ngoài thang điểm từ 1 tới 2,5.
Như vậy, căn cứ theo các tiêu chí phân loại ở trên, ta có thể xếp các
chế độ chính trị trong khu vực Đông Nam Á vào các nhóm như sau: độc tài
đóng (Lào, Thái Lan, Brunei, và Việt Nam); độc tài bầu cử đảng thống
lĩnh (Singapore); độc tài cạnh tranh (Malaysia, Cambodia); và dân chủ
bầu cử (Indonesia, Philippines, Myanmar, và Đông Timor).
Vi Yên
Các số liệu về chỉ số tự do trong bài viết này được lấy từ báo cáo Freedom in the World 2017 của Freedom House.
(Luật Khoa)