Đoạn Đường Chiến Binh

Dòng sông chảy ngược

Đời người con gái ví như những dòng sông không bến bờ, trôi giạt khắp muôn phương. Lương Tử Giang cũng không tránh khỏi quy luật đó. Nàng đã ra đi biền biệt không biết về đâu? Nhưng với Hải thì dẫu đời nàng có là dòng sông nước ngược thì bao giờ nàng cũng vẫn là người con gái cao thượng và đầy nghị lực

Tiên Sha


Chiếc vận tải cơ C - 47 của Không quân Việt Nam bay như bềnh bồng trong những vùng mây trắng xóa một màu. Tiếng động cơ rì rầm, máy bay lúc cao lúc thấp bất thường trong suốt chặng đường trên cao nguyên sương mù. Rồi bỗng phi cơ giảm tốc hạ dần cao độ, nghiêng cánh đảo một vòng hẹp chuẩn bị đáp xuống phi trường Phụng Dực, tỉnh Daklak. Thị xã Ban mê Thuột như chìm trong màn sương khói mờ ảo, lãng đãng của cơn mưa nhẹ đầu hạ. Khí trời mát lạnh đến se da.

1- Hải và mấy người bạn cùng đơn vị được xe Jeep đến đón chở về trình diện Bộ chỉ huy Chiến đoàn nằm cạnh phi trường. Anh không xa lạ mấy với thành phố cao nguyên đầy sương nầy vì là lần thứ hai Hải được tăng phái lên công tác ở đây. Tuy không giống như Pleiku «đi dăm phút đã về chốn cũ» nhưng so ra cũng không to lớn gì mấy, duy có một điều khó lý giải là hai lần đến đây anh đều thấy xao xuyến trong lòng. Hải thường xuyên có cảm giác bồn chồn đối với thành phố Tây nguyên lắm điều huyền bí và nhiều mưa phùn đất đỏ nầy.

Vừa xếp gọn mấy bộ quần áo trận và các thứ lặt vặt trong ba lô vào chiếc tủ nhỏ thì có tiếng xe Honda ngừng lại trước dãy phòng sĩ quan độc thân. Có tiếng người gọi tên Hải ở bên ngoài. Anh chưa kịp đáp lại thì cửa phòng vụt mở toang. Một người lính trẻ ào vào như cơn lốc. Bá AK xuất hiện bất ngờ, cười vang vô tư như ngày xưa lúc hai đứa còn đang huấn luyện ở quân trường Thủ Đức. Họ là hai người bạn cùng khóa, cùng binh chủng nhưng phục vụ khác vùng. Thỉnh thoảng mới có dịp gặp nhau ở Sài Gòn, hay Long Thành. Lần trước Hải tăng phái lên công tác ở đây thì Bá AK đang cùng liên toán vào vùng ở tận biên giới Đức Xuyên Quảng Đức, thành thử anh không có dịp gặp gỡ hàn huyên với người bạn thiện nghệ sử dụng súng AK đến thành danh nầy. Nhưng lần nầy thì họ không những may mắn được gặp nhau mà còn có dịp cùng chung với nhau một công tác. Hải thích thú khi nghe bạn báo tin, anh cao hứng rủ Bá xuống phố ăn trưa.

Trời đã dứt cơn mưa, hai người bạn lính hăng say chuyện trò rôm rả. Bá chạy xe về hướng Quân y viện đến đoạn gần Suối Đốc Học, anh dừng lại trước lò mổ thịt rừng. Đây là món ăn đặc biệt của thành phố cao nguyên. Dân nhậu thì lại càng khoái khẩu. Bá chọn mua đủ thứ từ nai, mang, nhím, heo rừng... Anh muốn bạn thưởng thức cho biết tất cả các loại, nhưng đến khi rời quán Hải mới sực nhớ làm cách nào để xào nấu mớ thịt rừng nầy đây? Bá cười ha hả bảo bạn đừng lo, không những đã có người nấu mà còn nấu ngon hơn tiệm nữa là đằng khác. Hải ngạc nhiên không hiểu. Bá cũng không giải thích gì thêm, anh phóng xe chạy như bay về hướng trường trung học Kỹ thuật Y-dút.

Dừng xe trước căn nhà hai tầng khang trang, bên ngoài treo bảng hiệu tiệm may, phía trước có tủ kính trưng bày các mẫu áo dài phụ nữ. Bước chân vào quán, Bá kéo bạn đến trước một người đàn bà trung niên dáng chừng là chủ nhân, trông rất giống Bá và giới thiệu là chị Hai. Vài cô gái đang ngồi chăm chú trước hai dãy máy may kê ngay hàng thẳng lối sát bên lối đi, gật đầu khẻ chào Bá. Anh bước đến cạnh một cô gái trẻ, thì thầm nói nhỏ. Cô gật đầu mỉm cười duyên dáng có má lúm đồng tiền, rồi đưa mắt liếc nhanh về phía Hải. Bất ngờ chạm phải ánh mắt sáng như sao của chàng trai đang nhìn, cô gái bỗng luống cuống quay đi, đưa tay nhận bọc thịt rừng rồi quày quả bước nhanh vào trong. Bá đến bên chị Hai và nói:

- Hải là bạn cùng khóa với em, ở Đà Nẵng mới đến Chiến đoàn. Chiều nay em mời bạn nhậu thịt rừng. Chị nhắn anh Hai về tham dự với tụi em cho vui.

Bà chị của Bá cười hiền lành:

- Cô Giang cũng vừa đem xuống cho một cặp thỏ rừng. Anh chị định cuối tuần nấu lagu rượu chát rồi mời cả nhà, nhưng hôm nay có khách thình lình, vậy chị cho làm luôn một thể. Chiều mấy giờ em về?

- Có lẽ chúng em về sớm.

- Vậy em ghé đón anh Hai cùng về.

Rồi chị quay qua Hải, thân mật nói:

- Cậu là bạn của em tôi, chúng ta cứ xem như người nhà. Chiều nay mời cậu Hải đến thưởng thức tài nấu nướng của những nàng dâu cao nguyên tương lai đãi khách phương xa nhé.

Chị nói xong nhìn các cô gái cười vui vẻ. Các cô e thẹn đỏ mặt cúi đầu. Hải nói vài lời cám ơn chị Hai rồi theo Bá ra xe đi ăn cơm trưa.

2- Bá sinh trưởng tại Nha Trang, gia đình hiện vẫn sống ở đó. Người chị cả có chồng làm việc trong tiểu khu DakLak. Chị theo chồng về sống ở thành phố nầy, mở tiệm may và dạy may quần áo phụ nữ rất sớm, nên gia đình khá giả. Anh chị chỉ có một bé trai. Do đó ngày Bá ra trường về nhận đơn vị ở đây, anh chị rất mừng vì có cơ hội gần gũi em trai, đỡ phần đơn chiếc. Phần Bá thì tuổi trẻ thích tự do, nên anh ở trong Chiến đoàn nhưng vẫn thường về thăm anh chị và cháu. Mỗi lần Bá về nhà, chị Hai rất mừng vui.

Buổi chiều sau cuộc họp hành quân với Bộ chỉ Huy Chiến đoàn, vài người bạn cũ rủ nhau lên xe Jeep vào tiểu khu đón người anh rể của Bá rồi cùng về nhà chị Hai. Họ ghé chợ mua ít bia, rượu, nước ngọt. Lúc về đến nhà thì tất cả đã sẵn sàng.

Chị Hai cho thợ nghỉ sớm và bày bàn tiệc trong vườn. Mùi xào nướng bay thơm lừng. Trong khoảnh vườn nhỏ có trồng mấy cây bơ, vú sữa, sapôchê, mãng cầu... sây trái. Cạnh vườn cây là đồn điền càfé ngút ngàn.

Không khí bửa tiệc thịt rừng thật gần gũi với thiên nhiên, nồng nàn ấm cúng làm Hải ngây ngất. Và anh chợt hiểu ra được cái cảm giác kỳ dị, khó lý giải của mỗi lần đặt chân đến vùng đất đỏ ba-zan nầy. Vốn tâm hồn nhạy cảm, thích lãng du đây đó, Hải luôn luôn có cái cảm giác xao xuyến, rung động trước cảnh bao la, hùng vĩ và thâm nghiêm nghìn đời của non sông gấm vóc. Chất lãng mạng trong tâm hồn con người yêu văn chương, chuộng chữ nghĩa vẫn thường dẫn dắt Hải thoát ra khỏi thực tại một cách bất ngờ, chợt đến khi tận mắt nhìn cảnh quốc phá gia vong, lòng tuổi trẻ tràn đầy niềm tin bỗng xốn đau, quặn thắt. Nên chi, bạn bè thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những giây phút ngẩn ngơ vô hồn của anh. Đó là lúc nỗi nhớ dạt dào của tình quê lai láng trổi dậy trong lòng. Lâu dần bạn bè hiểu và quý cái tâm hồn mộng mơ, đầy ắp tình yêu quê hương, giàu lòng nhân bản của một người lính biết rõ vị trí và mục đích chiến đấu của mình là để bảo vệ giải giang sơn cẩm tú, và nghĩa nặng tình sâu của dân tộc.

Anh chị Hai ngạc nhiên trước thái độ thẫn thờ bất chợt của người bạn em mình, nhưng đến khi Bá nói rõ lý do và giới thiệu Hải là một nhà văn thì mọi người chợt hiểu. Cô gái tên Giang là người đầu tiên chứng tỏ lòng ái mộ đối với Hải. Cô đi vào bên trong mang ra một ché rượu cần do tự tay cô cất riêng với phương pháp gia truyền, định dành để đãi mọi người khi đã học thành nghề. Cô gái ân cần rót rượu ra đầy hai ly, mời Hải ly đầu tiên rồi cô nhận ly còn lại nâng lên mời anh cùng uống cạn. Hải ngạc nhiên chăm chú nhìn cô gái xa lạ, nhưng rồi anh phải uống vì lời thúc hối của mọi người. Cô gái cũng uống cạn, sau đó bưng ché rượu đi đến rót mời từng người. Tiếng vỗ tay tán thưởng nổi lên rôm rả. Không khí bữa tiệc bỗng hào hứng, thân mật hẳn lên, mọi trai gái trong bàn có cảm giác gần gũi, tự nhiên hơn. Họ quây quần say sưa thưởng thức những món thịt rừng tươi ngon không thể tìm thấy ở một nơi nào khác được. Hải đã nhiều lần có dịp uống rượu cần, nhưng lần nầy quả thật đặc biệt. Mùi rượu thơm như mùi lúa non vừa trổ đòng đòng. Vị rượu cay nồng nàn, quyến rũ không kém những loại rượu khác. Uống vào một ly, Hải bỗng thấy người lâng lâng, nhẹ nhàng. Cô gái thì mặt đỏ như gấc dưới làn da bánh mật đậm đà. Hải hỏi cô gái:

- Hình như loại rượu cần nầy có gì đặc biệt. Thơm, ngon và nồng men hơn các loại khác.

Cô gái thật thà trả lời:

- Biết ông là nhà văn em đâu dám không mời loại rượu cần đặc biệt được ủ bằng gạo nếp giống và cất theo phương pháp riêng của gia đình quý tộc người Mường.

À! thì ra là vậy. Hèn chi Hải cảm nhận trong rượu có cái gì khác lạ chưa từng uống qua. Thì ra trong rượu cần có thêm rượu gạo. Hải bỗng chìm trong cơn hồi tưởng về quê nhà của anh...

... Ngồi quây quần cùng đám bạn quanh nồi rượu đang cất. Gạo ủ lên men vừa độ dậy khoảng ba ngày, sau đó đem nấu trong nồi cất rượu. Hơi bốc lên đi qua hệ thống ống lạnh để làm đông, biến thành rượu. Từng giọt rượu nóng thánh thót rơi đều đặn, nhàn nhã xuống phễu cho ta cảm giác phiêu diêu, bình an. Nhâm nhi loại rượu thượng hạng nầy lúc hãy còn ấm, khiến ta khó thể tìm thấy cảm giác nào tương tự. Rượu uống vào không thấy gắt, ngược lại rất đằm và có vị thơm ngọt nơi cổ họng, nhưng say lúc nào thì không hay. Bỏ thước đo vào loại rượu nầy lúc nguội, chỉ số làm người uống phát hoảng, đó là vào khoảng 80 độ pomeé. Hải đã nhiều lần được thưởng thức lạc thú bình dân nhưng độc đáo nầy ở quê nhà. Có lẻ rượu cần của cô gái được ủ lên men bằng chính loại rượu gạo thượng hảo hạng nầy, nên mới có mùi vị đặc biệt như vậy. Có ai đó vừa lay mạnh vai anh, Hải như bừng tỉnh. Mọi người nhìn anh cười ồ. Tiếng Bá oang oang bên cạnh:

- Ông nhà văn lại nghĩ gì mà ngơ ngơ ngáo ngáo như kẻ mộng du vậy. Đang làm thơ hay đang nhớ cô gái mời rượu cần? Phải phạt mới được.

Tiếng cười nói hưởng ứng làm xao động khoảng không gian nhỏ hẹp. Hải bị phạt một ly rượu đầy. Anh gật đầu mỉm cười chịu lỗi và xin được phát biểu vài lời trước khi thi hành lệnh phạt. Hải đứng lên từ tốn nói:

- Điều đầu tiên là xin được cám ơn mọi người, nhất là anh chị Hai và Bá, đã đem đến niềm vui yêu thương bất ngờ hôm nay. Điều thứ hai là được nói lời cám ơn cô gái đã có nhã ý mời rượu, một loại rượu cần tuyệt vời khó thể được uống lần nữa trong đời. Và... quả thật là lỗi lầm nếu không được biết quý danh của người con gái mời rượu.

Không khí lắng xuống, một thoáng im lặng rồi bỗng cùng lúc òa vỡ bởi những tràng vỗ tay tán thưởng, đồng tình. Mọi người nhao nhao bắt cô gái phải lên tiếng đối đáp trong lúc Hải nâng ly rượu uống cạn. Cô gái lúng túng, phải mất vài phút sau mới trả lời:

- Em tên là Lương tử Giang.

Hải chợt nghe cái tên sao có vẻ là lạ. Anh lặng lẽ suy nghĩ. Lâu nay trong nhà chị Hai thường gọi cô gái tên là Giang, một cái tên bình thường như một dòng sông, nhưng kế cái tên sao lại có thêm chữ Tử, lại còn kèm theo họ Lương. Họ và chữ lót như một điều nghịch lý, đối chọi nhau gay gắt, quả là thâm trầm khó hiểu. Hải lẫm bẩm: Lương Tử Giang, Lương Tử Giang - dòng sông chết hiền lành. Anh lắc đầu bác bỏ suy luận chợt mới thoáng qua. Vô lý. Người con gái đẹp dịu dàng, nhu mì như thế, sao lại có một cái tên mang điềm gở quái đản như vậy được. Anh lắc đầu suy nghĩ tiếp...

Rồi Hải như quên bẳng đi tất cả những sinh hoạt huyên náo diển ra chung quanh. Mọi người im lặng nhìn Hải đang lần hồi thoát ly ra khỏi thực tại. Anh chìm đắm trong dòng chuyển động tư tưởng một cách tự nhiên, không giả tạo, không gian dối. Các bạn phải một lần nữa vực Hải ra khỏi cơn mê. Anh lại bị phạt thêm một ly rượu và bị cật vấn bắt khai ra điều gì làm anh suy nghĩ mê mẩn đến quên cả bạn bè, tiệc rượu? Hải mỉm cười hiền lành. Anh uống ly rượu phạt và nói cho tất cả mọi người cùng nghe những điều mình đang suy nghĩ trong lòng.

Cô gái Tử Giang ngồi im lặng lắng nghe chàng trai xa lạ luận bàn về tên mình mà lòng xúc động bồi hồi. Hơn hai mươi năm sống làm người, tiếp xúc quen biết với bao nhiêu con người từ trên núi ngàn hay dưới đồng bằng, nhưng đã có ai thèm bận tâm suy nghĩ về một cái tên của một cô gái tầm thường như nàng. Tử Giang cũng tin rằng, trọn đời mình sẽ chẳng có ai hiểu được điều bí ẩn của cô gái đã cất tiếng khóc chào đời và trưởng thành bên một dòng sông nước chảy ngược, ngoại trừ cha mẹ nàng và Chúa Mường. Cô chẳng bao giờ dám vọng tưởng đến. Thế mà hôm nay lại có một người lính thật trẻ từ phương xa mới đến, biết nhau chưa được mấy tiếng đồng hồ, bỗng dưng lại băn khoăn suy nghĩ về cái tên của nàng đến nỗi bị phạt rượu. Tử Giang không tin đó là sự thật, nhưng điều xảy ra trước mắt đã thật sự làm nàng cảm động.

Rồi bỗng nàng thảng thốt, hoảng sợ khi nhớ đến những lời tiên tri của vị Thầy Mường ngày nàng vừa đến tuổi cặp kê. Một sự ngẫu nhiên hay là một điều huyền bí...

3- Ngày ấy, lũ Y-Liêng (1) vừa mới dạo đầu khúc nhạc mừng hạ về. Tiếng kêu râm ran trên hàng phương vĩ đã bắt đầu trổ hoa đỏ ối dọc bên đường. Cổng trường đóng lại và học sinh lần lượt tản mát về nghỉ hè với gia đình.

Cô nữ sinh vừa tốt nghiệp phổ thông Trung học, nôn nóng trở về bản làng Tây Nguyên để khoe kết quả với cha mẹ, cùng mọi người. Cả cuộc đời người đồng bào dân tộc thiểu số đã có mấy ai học hành giỏi giang đỗ đạt được như cô gái. Họ sống và suy nghĩ chất phác, đơn giản. Đời sống chỉ gói gọn trong ước ao được tự do nhảy múa vui chơi bên bếp rừng rực sáng, được thoải mái thưởng thức những ché rượu cần, những xiên thịt nướng, được thức thâu đêm với tiếng nhạc tưng bừng của lễ hội cồng chiêng, được nhàn hạ yên ổn vui ngày «sên làng, sên bản» (2). Họ xa lạ với chuyện học hành, dửng dưng với sách vở. Nên họ xem chuyện cô gái học giỏi đổ đạt như là một kỳ tích, còn khó hơn chuyện lên rừng bắt cọp.

Mấy hôm sau Chủ làng cho người nổi chiêng thổi cồng, tập trung dân bản về hội ở nhà chung. Cô gái cũng được vời đến cùng cha mẹ nàng. Một bếp lửa to đang bập bùng cháy giữa nhà. Người theo ngôi thứ chia nhau ngồi quanh. Chúa làng mặt xương xẩu, thân hình lép kẹp trong chiếc khố nhiều màu sặc sỡ dành cho ngày hội. Mái tóc trắng hoa bạc phủ dài quá vai, cây gậy khắc hình đầu hổ tượng trưng cho quyền uy, dựng cạnh chỗ ngồi của con người được tôn vinh như thần linh và đánh giá là thông thái nhất bản làng. Ông ngước cặp mắt trắng dã nhìn cô gái, hỏi giọng trầm đục:

- Người từ đâu mà có?

Cô gái cúi đầu thưa:

- Người có từ đất-trời, âm-dương, cha-mẹ.

Chúa lim dim hỏi tiếp:

- Nước từ đâu đến?

- Từ trên nguồn.

- Nước chảy về đâu?

- Chảy về suối, sông.

Lão già gật gù, mắt vẫn nửa nhắm nửa mở:

- Suối sông chảy về đâu? Hướng nào?

- Tất cả đều chảy về hướng đông đổ ra biển Đông.

Chúa bỗng vươn vai, mở bừng mắt ra hỏi gằn:

- Vậy con có biết dòng sông nào chảy ngược về hướng tây không?

Cô gái cúi đầu suy nghĩ rồi bâng khuâng, hồ nghi lời người già được xem là thông thái. Cô tự hỏi:

- Quả thật trên quê hương mình có dòng sông chảy ngược về hướng tây sao? Sách địa lý Việt Nam đâu có dạy điều đó. Hoang đường khó tin quá.

Mọi cặp mắt của người dân bản làng đổ dồn vào cô gái. Một lát, cô ngẩng đầu lên tự tin trả lời:

- Thưa thầy con không biết, mà cũng không tin có một dòng sông chảy ngược nào ở trên quê hương nầy.

Ánh mắt Chủ làng bỗng sáng lên thích thú như đồng tình, nhưng miệng thì lại nói khác:

- Có chứ, con không biết đó thôi. Ấy chính là dòng sông nơi con đã sinh ra đời...

Đêm đó lúc dân làng đã ra về hết. Trong lòng họ chẳng hề mảy may bận tâm suy nghĩ các câu hỏi của Chủ làng sát hạch kiến thức cô học trò đỗ đạt. Cô gái được lưu lại để nghe Thầy giải thích về câu chuyện dòng sông chảy ngược, có liên can đến cái tên và cuộc đời nàng.

Bóng già làng lung linh chập chờn ma quái dưới đống lửa sắp tàn. Hai cánh tay xương xẩu lúc lắc liên hồi chiếc đầu lâu khô khốc chỉ to bằng nắm tay, miệng rì rầm đọc những tràng tiếng lạ tai. Ông đang cầu nguyện hay đang đối thoại với thần linh để biết hậu vận của cô gái? Một lát sau, Chúa chấm dứt nghi thức buổi lể. Ông vươn vai ngồi thẳng dậy, nhẹ nhàng nói với cô gái và các chức sắc bản làng có mặt đang cung kính quì gối:

- Đúng ra thầy phải giữ con lại trong làng để huấn luyện thành Thánh Nữ mà phò trợ, gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ nghi, phong tục, âm nhạc... và những cái đẹp, cái hay nghìn đời của dân tộc người Mường chúng ta, nhưng rồi thầy lại tiếc tài học của con. Thầy chợt nghĩ, biết đâu mai nầy con sẽ đỗ đạt cao hơn và nhờ vào trí tuệ tài năng, con sẽ tiếp tục bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa quí giá của bộ tộc. Con sẽ sử dụng kiến thức học hỏi của mình để làm sáng tỏ trước nhân loại về bản sắc cội nguồn và những công trình sử thi dân tộc độc đáo có một không hai của người Mường. Do vậy, thầy quyết định bỏ đi ý định chọn con làm Thánh nữ.

Cô gái ngồi im nghe Chúa nói mà khiếp đảm trong lòng. Người nổi gai ốc, cơn ớn lạnh chạy dài khắp châu thân. Bởi nàng hiểu tương lai của người con gái được chọn làm Thánh Nữ sẽ là viễn ảnh của chuỗi ngày lê thê sầu thảm, ngập tràn nước mắt. Cuộc đời con gái sẽ trở thành nhạt nhẽo buồn chán bởi chia xa cha mẹ, không có bạn bè với tuổi trẻ rong chơi mộng mơ và không hề biết đến tình yêu. Người được chọn làm Thánh nữ tuy được tôn trọng, ấm no nhưng trọn đời sẽ sống trong cô đơn, bị cách ly hẳn với thế giới bên ngoài, bị cô lập dưới sự giám sát, dạy bảo nghiêm khắc của những vị già làng khó tính và độc đoán. Thảng hoặc lắm mới xuất hiện trước mọi người trong những ngày lễ hội lớn, mang vẻ thần bí và thêu dệt giả tạo bởi những câu chuyện tưởng tượng hoang đường cốt làm tăng thêm sự mầu nhiệm của kẻ được giao trọng trách giữ gìn những cổ vật tinh thần quý giá và lâu đời của dòng tộc. Người Thánh nữ vỉnh viễn trở thành là kẻ nô lệ của mọi hủ tục mê tín và sẽ chết dần mòn trong bóng tối câm nín.

Thầy làng gật gù cái đầu như hài lòng với quyết định sáng suốt của mình, rồi nói tiếp:

- Tuy không được chọn làm Thánh Nữ, nhưng ta đã xin với Then (3) cho con đồng hóa làm người của dòng dõi quý tộc «gái cun, gái quan» (4). Then đã đồng ý và truyền bảo ta cho con biết thêm một điều khác nữa là: Vì tên con có lót chữ Tử tượng trưng cho màu tím, đối kháng quyết liệt với chữ Huyết là màu Đỏ. Do vậy trong tương lai con phải ghi nhớ tuyệt đối đừng gần cận, quen biết với một ai hoặc những gì có liên quan đến màu Đỏ tương khắc. Nếu nhất quyết cưỡng lại lời thần nhân sẽ có tử biệt ly tán, tang tóc thê thảm, ân hận nghìn đời.

Người già ngưng nói, ánh mắt đột nhiên bỗng trở nên buồn bã, đăm chiêu dõi nhìn ra khoảng đêm đen hun hút bên ngoài. Giọng Thầy bùi ngùi sũng ướt:

- Năm 1954 cũng vì lá cờ máu mà chúng ta cùng các dân tộc khác như Thái, Mông, Mèo, Tày, Thổ... phải thất lạc điêu linh, từ bỏ bản làng, nương rẫy thân yêu vùng cao nguyên Bắc phần, dắt díu nhau chạy trốn vào Nam lánh nạn, nương náu quê người, mới được tồn sinh đến ngày hôm nay. Tương khắc của con là màu đỏ. Tương sinh của dân tộc ta là chữ Huỳnh màu vàng, màu cờ của nhân dân miền Nam. Con phải nhớ lời ta dạy.

4- Những ngày Hải biệt phái ở đây, câu hỏi cứ lớn dần theo với thời gian. Rồi mãi bận bịu chuyện nhà binh nên anh cũng chưa có dịp trở lại nhà chị Hai để gặp gỡ cô gái có cái tên kỳ bí, cứ theo ám ảnh bắt anh phải suy nghĩ, tìm hiểu. Tự trong lòng Hải cũng thấy điều phi lý ấy, nhưng dứt bỏ đi thì không được. Mãi đến một hôm ... Trong chuyến công tác hành quân ngắn ngày tại vùng biên giới Klem-Yen, toán của Hải chạm súng với một đơn vị đặc công Việt cộng mới xâm nhập miền Nam qua ngã hành lang Campuchia. Bị thiệt hại, địch tháo chạy về phía bên kia giới tuyến. Cả toán Lôi Hổ bình yên, nhưng Hải thì bị thương nhẹ. Một viên đạn trượt qua phần mềm bắp tay trái. Tuy không chạm phải xương nhưng vết đạn đi sâu nên Hải phải vào Quân y viện để được săn sóc.

Bá dấu biệt chuyện Hải bị thương. Hai tuần sau, lúc Bá đến bệnh viện đón bạn về nhà chơi thì gia đình mới biết. Tử Giang vừa thoáng thấy Hải bước xuống xe, cánh tay băng trắng treo trước cổ, nàng bỗng òa khóc vụt chạy nhanh vào trong. Cả tiệm bàng hoàng khi thấy Hải bị thương và ngạc nhiên vì phản ứng kỳ lạ của cô gái. Riêng chị Hai là người lớn tuổi từng trải, hiểu được tâm lý của con gái khi yêu, nên chị thản nhiên nói với Hải:

- Em tôi tệ quá, cậu Hải bị thương mà nó chẳng hề hé môi nói một tiếng nào cho chúng tôi biết.

Hải nói vài lời để mọi người yên tâm rồi nhìn vào trong nhà hỏi nhỏ chị Hai:

- Không biết em có làm gì để cô Giang buồn mà khi thấy em cô ấy lại khóc, bỏ chạy vào trong lánh mặt.

Chị Hai cười, nói đùa với Hải:

- Không sao đâu. Hải bị thương mà cô Giang lại đau, cậu không biết sao?

Hải lắc đầu lảng tránh câu nói của chị, mặt đượm vẻ tư lự. Chị Hai nói thêm:

- Cậu đừng lo, đó chỉ là bệnh yêu của con gái trong cơn xúc động bất chợt. Rồi tất cả cũng sẽ trở lại bình thường như xưa thôi mà.

Tối hôm đó Tử Giang nhất định từ chối tham dự bữa cơm gia đình tổ chức mừng Hải thoát nguy. Cô gái nằm mãi trong phòng mặc ai kêu réo, mời gọi. Mọi người lắc đầu chịu thua tính ương ngạnh của cô. Sau bửa cơm một lát, Hải chào tạm biệt trở về Quân y viện.

5- Hai hôm sau vào một buổi trưa, thình lình chị Hai cho người vào Quân y Viện tìm Hải chở về nhà gấp. Hải không biết chuyện gì xảy ra. Anh dò hỏi, nhưng người thợ trai chỉ lắc đầu nói không có chuyện gì khác ngoài chuyện cô Giang xin bà chủ về thăm gia đình như mọi lần.

Về đến nhà, vừa bước chân vào tiệm may Hải đã linh cảm có chuyện lạ. Không khí trầm lặng, mọi người có vẻ buồn. Thường khi chị Hai luôn có mặt ở tiệm, nhưng hôm nay thì giao việc cho thợ trông coi, chị bỏ vào trong nhà. Lúc Hải đến phòng khách thì gặp chị Hai đang ngồi đăm chiêu một mình trên sa-lông. Thấy Hải, chị lẳng lặng chỉ ghế mời ngồi rồi nói thẳng vào chuyện:

- Đêm Bá chở cậu trở vào bệnh viện, Tử Giang nằm suốt trong phòng không đoái hoài cơm nước. Sáng hôm sau nó ra gặp vợ chồng tôi xin phép về thăm gia đình. Tôi cật vấn mãi, nó bảo không có gì, chỉ buồn thôi nên muốn về thăm nhà. Cũng tưởng chuyện trai gái yêu đương có những biến động tâm lý là thường tình. Nhưng lúc nó đi rồi, tôi bỗng thấy lòng bồn chồn bất an nên vào phòng nó xem thử. Ai ngờ phòng trống không. Khác với những lần trước, lần nầy nó mang hết cả quần áo ra đi, chỉ để lại một số tiền trả công tôi dạy may và một lá thư trần tình.

Chị Hai buồn bã, nói trong nước mắt:

- Tử Giang ngoan hiền, thật thà, siêng năng. Từ lâu chúng tôi vẫn xem nó như em gái của mình, nên cố công dạy nghề và cho nó ăn ở trong nhà. Với Giang, tôi chẳng hề nghĩ chuyện công lao, chỉ muốn giúp đỡ một cô gái tốt, có chí và thông minh sớm thành đạt. Thế mà sự nghiệp em đành dở dang vì một lời tiên tri phù phiếm. Ban đầu tôi cũng ngỡ ngàng chẳng hiểu lý do, nhưng khi đọc lá thư...

Chị Hai trao cho Hải lá thư và nói tiếp:

- Cậu đọc rồi sẽ hiểu. Câu chuyện có liên quan nhiều đến cậu.

Hải giật mình bâng khuâng. Anh nhìn lá thư. Nét chữ đẹp, mềm mại đúng là của con gái.

 

Ban mê Thuột, ngày.....

Kính gởi anh chị Hai!

Lời đầu tiên em xin cúi đầu tạ lỗi cùng anh chị, chia tay mà không nói lời giã biệt, ra đi mà không có lý do. Em đã phụ lòng thương yêu của anh chị coi em như người thân trong gia đình, đã phụ công lao của chị hết lòng chăm chút, dạy dỗ em trở thành một người thợ giỏi. Thế mà nửa đường em đành bỏ cuộc. Âu đó cũng là định mệnh đã riêng dành cho phần số. Em có nỗi niềm riêng khó lòng trực tiếp bộc bạch, thôi thì xin mượn mảnh giấy nầy thay lời trang trải tấc lòng.

Thưa anh chị! Em họ Lương vốn gốc người dân tộc Mường, được sinh ra bên một dòng sông và tên em cũng xuất xứ từ dòng sông ấy.

Mọi sông suối trên quê hương đều đổ ra hướng Đông quy tụ về Biển cả. Vậy mà lạ thay, có một dòng sông lại chảy ngược về hướng Tây. Cứ mỗi chiều tà, lúc mặt trời săm soi dung nhan lần cuối trên mặt nước, chính vào thời khắc đó nước trên dòng sông đột nhiên đổi màu, đang xanh bỗng biến thành sẫm rồi chuyển sang màu đỏ tía và sau cùng thành màu tím. Do vậy người đời gọi là dòng Tử Linh Giang - con sông lung linh màu tím. Và đó chính là nơi em đã ra đời. Vì yêu thích chữ nghĩa, vì kỷ niệm nên cha mẹ đã lấy tên của dòng sông đặt cho em. Ai ngờ rằng đó lại là định mệnh. Nghe câu chuyện, chắc hẳn anh chị ngạc nhiên lắm phải không? Nhưng tất cả đều là sự thật.

Ngày em tròn mười tám, vừa tốt nghiệp phổ thông Trung học, em suýt được Chủ làng chọn làm Thánh Nữ trọn đời cung phụng cho thần linh. Nhưng rồi con người uy quyền tột đỉnh ấy bỗng đổi ý, muốn em tiếp tục học hành đỗ đạt để làm sáng danh bộ tộc. Sau đó Chủ làng đã vinh danh em trở thành người quý tộc và cầu ơn trên ban phát ân sủng giải đoán trước những điều hung hiểm, xui xẻo em phải tránh xa. Ngày đó em chưa kịp hiểu rằng, vừa thoát được tai họa làm Thánh Nữ để rồi phải nhận chịu hệ lụy trọn đời về một lời tiên tri oái oăm, có giá trị như một lời nguyền của vị Chúa làng.

Năm tháng trôi qua em đã trăn trở, băn khoăn không ít với lời tiên tri đó. Nó cứ như ma quỷ ám ảnh trong đầu, cũng như cái màu đỏ của lá cờ máu hãi hùng đã thâm nhập vào tâm trí người dân bản làng chạy giặc năm xưa. Có thể em bị tự kỷ ám thị, như lần đầu tiên gặp anh Bá trong bộ quân phục hoa rừng và chiếc bê-rê đỏ đội lệch trên đầu. Em đã giật mình kinh hãi, nhớ lại lời Chúa làng nên cố tránh giao tiếp với người mang màu đỏ. Nhưng rồi thời gian vẫn bình an trôi qua, chẳng có tai họa gì xảy đến. Em dè dặt tiếp xúc với anh Bá, thấy anh vui vẻ, chân thật nên em bắt đầu hồ nghi lời tiên đoán, rồi suy luận: cũng có màu đỏ tang tóc như của máu, hay hận thù như màu cờ Cộng sản, nhưng cũng có màu đỏ của son sắt, thủy chung và hào hùng như cành layơn, cánh hoa hồng đỏ, chiếc bê-rê đỏ... Em chợt hiểu, màu sắc chỉ là biểu tượng hình thức nhưng tốt xấu là do tâm của con người.

Từ đó lòng em nhẹ bớt nỗi ám ảnh, lo âu về lời tiên tri. Mãi đến lúc gặp anh Hải cũng mang cùng màu mũ đỏ giống anh Bá. Em lại nhủ lòng sẽ giống như lần gặp anh Bá trước kia, tất cả rồi cũng bình thường. Nhưng không, lần nầy em đã lầm...

Hôm đầu tiên anh Bá đưa Hải về nhà, nhờ em làm vài món thịt rừng đãi bạn. Ngay ánh mắt ban đầu của khách lạ, lòng em bỗng giao động, phát sinh một linh cảm khác thường. Thượng đế vốn đã ban phát ân huệ cho người thiểu số có được những giác quan bén nhạy, một tâm chất linh thông kỳ diệu để sinh tồn trong môi trường sống khắc nghiệt, đa dạng của núi rừng hung hiểm. Do đó, bất chợt lời tiên tri của Chúa làng bỗng hiện về.

Cha mẹ em vốn dĩ yêu thích văn chương, em là con nên cũng mang dòng máu di truyền. Do vậy trong bửa tiệc có mặt đông đủ mọi người, khi nghe anh Bá giới thiệu Hải là nhà văn trẻ, lòng em bỗng xao xuyến lạ thường, em mất tự chủ, hồn phách ngẩn ngơ. Rồi như có một sức mạnh huyền bí thôi thúc, giục giã em phải mang ché rượu quý ra mời người viết văn mới gặp mặt lần đầu mà trong lòng đã cảm mến, ái mộ. Sau đó Hải hỏi và biết tên em, một cái tên lạ lùng khó hiểu đã bắt anh phải suy nghĩ đến nỗi bị phạt rượu nhiều lần thì lòng em xem chừng đã có nhiều vấn vương, tơ tưởng.

Thưa anh chị! Thời gian qua em đã âm thầm sống trong nỗi hoài vọng về một lời tiên tri hoang đường, trái khoa học, cố ngang bướng không tin vào điều trói buộc ác độc, vô căn cứ. Nhưng cuối cùng rồi bất hạnh cũng đã đến, không thể chối chạy. Không biết đó là sự huyền nhiệm của lời tiên tri hay chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên. Anh Hải từ mặt trận trở về với một vết thương da thịt thì cũng là lúc em bị một vết thương lòng, còn đau đớn gấp bội phần. Thế là hết, là kết thúc một chuyện tình lãng mạn của một người con gái vừa chớm biết mùi vị tình yêu. Em đau khổ, em phẩn uất, có lúc em muốn như dòng Tử Linh Giang chảy về hướng Tây, nghịch lại với những điều tự nhiên của tạo hóa và bướng bỉnh cãi lời tiên tri ác nghiệt, nhưng khốn nỗi em lại sợ. Cứ nghĩ, lỡ anh Hải có mệnh hệ nào thì làm sao em có thể sống bình yên trong suốt quãng đời còn lại. Dòng sông nơi em sinh ra và cái tên Tử Giang vốn đã đẻ ra số phận cho em. Thôi thì chút ân tình của người con gái trinh nguyên nầy xin gởi trả lại cho Hải. Em cam chịu hy sinh. Tử Giang ra đi là để cầu nguyện cho người mình yêu được muôn vạn an lành, được mạnh khỏe vững bước trên mọi nẻo quân hành. Duy nhất, em chỉ xin được một lần khắc ghi hình bóng Hải vào tâm khảm đời đời.

Em là cô gái mang cái tên của dòng sông màu tím. Mãi mãi chẳng bao giờ thay đổi để có thể là một dòng sông chảy ngược.

Vĩnh biệt,          
Người con gái bất hạnh

Lương Tử Giang     

Hải thẫn thờ buông rơi lá thư, anh cúi đầu im lặng buồn bã. Lòng quặn đau rướm máu. Xốn xang trước mối tình câm nín của cô gái khiến Hải tự trách móc, đay nghiến trước sự vô tình của mình. Anh thầm gọi tên nàng: Lương Tử Giang, Lương Tử Giang, em ở đâu?

6- Vết thương chưa kịp lành miệng, Hải đã xin trở về đơn vị tiếp tục công tác. Anh hy vọng những ngày tăng phái ngắn ngủi còn lại, sẽ có cơ may tìm gặp Tử Giang, hay ít ra cũng thấy được dòng sông chảy về hướng Tây mang tên của nàng. Hải tìm tòi, hỏi han phòng Hành quân về tin tức của con sông chảy ngược màu tím ấy.

Biết được tâm tình uẩn khúc của người sĩ quan nhà văn, nên vào một ngày vị Thiếu tá trưởng phòng hành quân cho gọi Hải vào. Ông nhìn tấm bản đồ lớn treo trên tường rồi chỉ vào một dòng sông ngoằn ngoèo uốn khúc có nhiều thác ghềnh và nói ngắn ngủi:

- Anh có muốn nhận công tác đi đến dòng sông có một không hai trên đời nầy không?

Hiểu được ngụ ý lời nói của vị trưởng phòng. Hải mừng rỡ rập chân đứng nghiêm chào thượng cấp.

Tuần sau toán Hải nhận lệnh vào vùng. Chuyến công tác ngắn ngày nầy có thêm một toán viên người Thái. Mục đích là truy tìm những đơn vị CS đang xâm nhập hoạt động phá hoại nguy hiểm dọc theo vùng cao nguyên..

Toán Hải được máy bay thả xuống khu vực Pleikly thuộc vùng đất «phố núi cao, phố núi đầy sương». Từ điểm xuất phát nầy cả toán đi dọc theo biên giới Campuchia hướng về Buon Ya-Soup của cao nguyên DăkNông. Đoạn đường đi qua bình yên. Ngày thứ tư toán gặp một nhánh sông đổ ra từ thượng nguồn Krông-Nô, ranh giới của DăkLăk - DăkNông, họ lấy phương giác hướng về Ban mê Thuột. Ngang qua nhiều thác ghềnh hùng vĩ như Dray Hlinh, EaPô, DraySap trên sông Sêrêpok và những cảnh đẹp hoang dã của rừng nguyên sinh, của những huyền thoại lưu truyền như cao nguyên R›but, Trảng Ba Cây của Buôn JengLan, Ban Don nằm dọc Trường Sơn, buổi chiều ngày thứ bảy họ đặt chân đến CưJút, một huyện an toàn nằm cách thị xã khoảng 20 km.

Chuyến hành quân an lành như một cuộc picnic dạo rừng. Cạnh dòng sông có một bản làng của người Thái trắng từ Bắc di cư vào năm 54 và từ Tùng Nghĩa Đà Lạt di chuyển lên định cư sau nầy. Trong lúc chờ trực thăng đến bốc về, người toán viên gốc Thái đi tìm gặp và nói chuyện với dân làng, sau đó anh ta đưa Hải lên đoạn cầu 14 có hai nhánh rẻ của sông Sêârêpok. Người lính chỉ tay về hướng mặt trời lặn nói với Hải có thấy điều gì khác lạ không? Hải nhìn và bất chợt anh bật kêu lên như người mê sảng:

- Dòng sông màu tím. Quả đúng là màu tím. Tử Giang ơi! anh đã tìm thấy dòng sông của em rồi.

Bá nghe tiếng kêu cũng lên theo. Hai người bạn chăm chú nhìn về phía cuối dòng sông, khoảng tiếp giáp gần với chân trời. Nơi đó, dòng sông đang có màu xanh sẫm của nước bỗng từ từ chuyển sang màu đỏ tía rồi đột ngột biến thành màu tím thẫm khoảng vài phút là hết. Hiện tượng ấy cứ diễn đi diễn lại liên tục trong suốt thời gian mặt trời đang lặn. Nhìn dòng sông màu tím lung linh huyền ảo, Hải và Bá hiểu rằng hiện tượng khoa học gọi đó là sự khúc xạ ánh sáng. Nhìn xuống dòng sông nước chảy xanh biếc một màu dưới chân, Bá khẻ nói:

- Mình vẫn không hề tin có một dòng sông chảy ngược, nhưng quả thật sông Sêrêpok đang chảy về hướng Tây để đổ Tập San BĐQ số 36 95 ra vùng Biển Hồ của Campuchia. Bây giờ thì mình tin lời nói của Lương Tử Giang là sự thật.

7- Từ sau chuyến công tác ấy, Hải lúc nào cũng suy tư. Anh thường ngồi yên lặng một mình, dõi mắt về hướng Tây, ở cuối chân mây nơi mặt trời như một cái mâm vàng đang từ từ lặn xuống, phủ dần bóng tối lên cảnh vật. Tây nguyên muôn đời vẫn huyền bí và thành phố đất đỏ nầy ngẫu nhiên trở thành là nơi chốn của «đất lạnh tình nồng» trong lòng người thanh niên khác xứ tự bao giờ.

Trong cô tịch của buổi chiều tà, sương bay lãng đãng, đất trời thấm lạnh và nỗi buồn mênh mang hằn sâu trong tim óc người lính trẻ yêu văn chương và đời quân ngũ, Hải thường ngồi ôm đàn hát khúc tình ca,

«Dòng sông nào mang người tình đi biền biệt...
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ,
về đồi nương ta nhớ người vô bờ.» (5)

Đời người con gái ví như những dòng sông không bến bờ, trôi giạt khắp muôn phương. Lương Tử Giang cũng không tránh khỏi quy luật đó. Nàng đã ra đi biền biệt không biết về đâu? Nhưng với Hải thì dẫu đời nàng có là dòng sông nước ngược thì bao giờ nàng cũng vẫn là người con gái cao thượng và đầy nghị lực. Tình yêu đến với Hải trong muộn màng.

Feb, 2003.

(1) Y-Liêng: một loại ve rừng kêu rất hay.
(2) Sên mường, sên bản: Hội cầu yên, cầu làm ăn thịnh vượng.
(3) Then: ông trời.
(4) Gái cun, gái quan: ám chỉ con gái nhà quý tộc.
(5) Thu hát cho người của Vũ Đức Sao Biển.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso36.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Dòng sông chảy ngược

Đời người con gái ví như những dòng sông không bến bờ, trôi giạt khắp muôn phương. Lương Tử Giang cũng không tránh khỏi quy luật đó. Nàng đã ra đi biền biệt không biết về đâu? Nhưng với Hải thì dẫu đời nàng có là dòng sông nước ngược thì bao giờ nàng cũng vẫn là người con gái cao thượng và đầy nghị lực

Tiên Sha


Chiếc vận tải cơ C - 47 của Không quân Việt Nam bay như bềnh bồng trong những vùng mây trắng xóa một màu. Tiếng động cơ rì rầm, máy bay lúc cao lúc thấp bất thường trong suốt chặng đường trên cao nguyên sương mù. Rồi bỗng phi cơ giảm tốc hạ dần cao độ, nghiêng cánh đảo một vòng hẹp chuẩn bị đáp xuống phi trường Phụng Dực, tỉnh Daklak. Thị xã Ban mê Thuột như chìm trong màn sương khói mờ ảo, lãng đãng của cơn mưa nhẹ đầu hạ. Khí trời mát lạnh đến se da.

1- Hải và mấy người bạn cùng đơn vị được xe Jeep đến đón chở về trình diện Bộ chỉ huy Chiến đoàn nằm cạnh phi trường. Anh không xa lạ mấy với thành phố cao nguyên đầy sương nầy vì là lần thứ hai Hải được tăng phái lên công tác ở đây. Tuy không giống như Pleiku «đi dăm phút đã về chốn cũ» nhưng so ra cũng không to lớn gì mấy, duy có một điều khó lý giải là hai lần đến đây anh đều thấy xao xuyến trong lòng. Hải thường xuyên có cảm giác bồn chồn đối với thành phố Tây nguyên lắm điều huyền bí và nhiều mưa phùn đất đỏ nầy.

Vừa xếp gọn mấy bộ quần áo trận và các thứ lặt vặt trong ba lô vào chiếc tủ nhỏ thì có tiếng xe Honda ngừng lại trước dãy phòng sĩ quan độc thân. Có tiếng người gọi tên Hải ở bên ngoài. Anh chưa kịp đáp lại thì cửa phòng vụt mở toang. Một người lính trẻ ào vào như cơn lốc. Bá AK xuất hiện bất ngờ, cười vang vô tư như ngày xưa lúc hai đứa còn đang huấn luyện ở quân trường Thủ Đức. Họ là hai người bạn cùng khóa, cùng binh chủng nhưng phục vụ khác vùng. Thỉnh thoảng mới có dịp gặp nhau ở Sài Gòn, hay Long Thành. Lần trước Hải tăng phái lên công tác ở đây thì Bá AK đang cùng liên toán vào vùng ở tận biên giới Đức Xuyên Quảng Đức, thành thử anh không có dịp gặp gỡ hàn huyên với người bạn thiện nghệ sử dụng súng AK đến thành danh nầy. Nhưng lần nầy thì họ không những may mắn được gặp nhau mà còn có dịp cùng chung với nhau một công tác. Hải thích thú khi nghe bạn báo tin, anh cao hứng rủ Bá xuống phố ăn trưa.

Trời đã dứt cơn mưa, hai người bạn lính hăng say chuyện trò rôm rả. Bá chạy xe về hướng Quân y viện đến đoạn gần Suối Đốc Học, anh dừng lại trước lò mổ thịt rừng. Đây là món ăn đặc biệt của thành phố cao nguyên. Dân nhậu thì lại càng khoái khẩu. Bá chọn mua đủ thứ từ nai, mang, nhím, heo rừng... Anh muốn bạn thưởng thức cho biết tất cả các loại, nhưng đến khi rời quán Hải mới sực nhớ làm cách nào để xào nấu mớ thịt rừng nầy đây? Bá cười ha hả bảo bạn đừng lo, không những đã có người nấu mà còn nấu ngon hơn tiệm nữa là đằng khác. Hải ngạc nhiên không hiểu. Bá cũng không giải thích gì thêm, anh phóng xe chạy như bay về hướng trường trung học Kỹ thuật Y-dút.

Dừng xe trước căn nhà hai tầng khang trang, bên ngoài treo bảng hiệu tiệm may, phía trước có tủ kính trưng bày các mẫu áo dài phụ nữ. Bước chân vào quán, Bá kéo bạn đến trước một người đàn bà trung niên dáng chừng là chủ nhân, trông rất giống Bá và giới thiệu là chị Hai. Vài cô gái đang ngồi chăm chú trước hai dãy máy may kê ngay hàng thẳng lối sát bên lối đi, gật đầu khẻ chào Bá. Anh bước đến cạnh một cô gái trẻ, thì thầm nói nhỏ. Cô gật đầu mỉm cười duyên dáng có má lúm đồng tiền, rồi đưa mắt liếc nhanh về phía Hải. Bất ngờ chạm phải ánh mắt sáng như sao của chàng trai đang nhìn, cô gái bỗng luống cuống quay đi, đưa tay nhận bọc thịt rừng rồi quày quả bước nhanh vào trong. Bá đến bên chị Hai và nói:

- Hải là bạn cùng khóa với em, ở Đà Nẵng mới đến Chiến đoàn. Chiều nay em mời bạn nhậu thịt rừng. Chị nhắn anh Hai về tham dự với tụi em cho vui.

Bà chị của Bá cười hiền lành:

- Cô Giang cũng vừa đem xuống cho một cặp thỏ rừng. Anh chị định cuối tuần nấu lagu rượu chát rồi mời cả nhà, nhưng hôm nay có khách thình lình, vậy chị cho làm luôn một thể. Chiều mấy giờ em về?

- Có lẽ chúng em về sớm.

- Vậy em ghé đón anh Hai cùng về.

Rồi chị quay qua Hải, thân mật nói:

- Cậu là bạn của em tôi, chúng ta cứ xem như người nhà. Chiều nay mời cậu Hải đến thưởng thức tài nấu nướng của những nàng dâu cao nguyên tương lai đãi khách phương xa nhé.

Chị nói xong nhìn các cô gái cười vui vẻ. Các cô e thẹn đỏ mặt cúi đầu. Hải nói vài lời cám ơn chị Hai rồi theo Bá ra xe đi ăn cơm trưa.

2- Bá sinh trưởng tại Nha Trang, gia đình hiện vẫn sống ở đó. Người chị cả có chồng làm việc trong tiểu khu DakLak. Chị theo chồng về sống ở thành phố nầy, mở tiệm may và dạy may quần áo phụ nữ rất sớm, nên gia đình khá giả. Anh chị chỉ có một bé trai. Do đó ngày Bá ra trường về nhận đơn vị ở đây, anh chị rất mừng vì có cơ hội gần gũi em trai, đỡ phần đơn chiếc. Phần Bá thì tuổi trẻ thích tự do, nên anh ở trong Chiến đoàn nhưng vẫn thường về thăm anh chị và cháu. Mỗi lần Bá về nhà, chị Hai rất mừng vui.

Buổi chiều sau cuộc họp hành quân với Bộ chỉ Huy Chiến đoàn, vài người bạn cũ rủ nhau lên xe Jeep vào tiểu khu đón người anh rể của Bá rồi cùng về nhà chị Hai. Họ ghé chợ mua ít bia, rượu, nước ngọt. Lúc về đến nhà thì tất cả đã sẵn sàng.

Chị Hai cho thợ nghỉ sớm và bày bàn tiệc trong vườn. Mùi xào nướng bay thơm lừng. Trong khoảnh vườn nhỏ có trồng mấy cây bơ, vú sữa, sapôchê, mãng cầu... sây trái. Cạnh vườn cây là đồn điền càfé ngút ngàn.

Không khí bửa tiệc thịt rừng thật gần gũi với thiên nhiên, nồng nàn ấm cúng làm Hải ngây ngất. Và anh chợt hiểu ra được cái cảm giác kỳ dị, khó lý giải của mỗi lần đặt chân đến vùng đất đỏ ba-zan nầy. Vốn tâm hồn nhạy cảm, thích lãng du đây đó, Hải luôn luôn có cái cảm giác xao xuyến, rung động trước cảnh bao la, hùng vĩ và thâm nghiêm nghìn đời của non sông gấm vóc. Chất lãng mạng trong tâm hồn con người yêu văn chương, chuộng chữ nghĩa vẫn thường dẫn dắt Hải thoát ra khỏi thực tại một cách bất ngờ, chợt đến khi tận mắt nhìn cảnh quốc phá gia vong, lòng tuổi trẻ tràn đầy niềm tin bỗng xốn đau, quặn thắt. Nên chi, bạn bè thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những giây phút ngẩn ngơ vô hồn của anh. Đó là lúc nỗi nhớ dạt dào của tình quê lai láng trổi dậy trong lòng. Lâu dần bạn bè hiểu và quý cái tâm hồn mộng mơ, đầy ắp tình yêu quê hương, giàu lòng nhân bản của một người lính biết rõ vị trí và mục đích chiến đấu của mình là để bảo vệ giải giang sơn cẩm tú, và nghĩa nặng tình sâu của dân tộc.

Anh chị Hai ngạc nhiên trước thái độ thẫn thờ bất chợt của người bạn em mình, nhưng đến khi Bá nói rõ lý do và giới thiệu Hải là một nhà văn thì mọi người chợt hiểu. Cô gái tên Giang là người đầu tiên chứng tỏ lòng ái mộ đối với Hải. Cô đi vào bên trong mang ra một ché rượu cần do tự tay cô cất riêng với phương pháp gia truyền, định dành để đãi mọi người khi đã học thành nghề. Cô gái ân cần rót rượu ra đầy hai ly, mời Hải ly đầu tiên rồi cô nhận ly còn lại nâng lên mời anh cùng uống cạn. Hải ngạc nhiên chăm chú nhìn cô gái xa lạ, nhưng rồi anh phải uống vì lời thúc hối của mọi người. Cô gái cũng uống cạn, sau đó bưng ché rượu đi đến rót mời từng người. Tiếng vỗ tay tán thưởng nổi lên rôm rả. Không khí bữa tiệc bỗng hào hứng, thân mật hẳn lên, mọi trai gái trong bàn có cảm giác gần gũi, tự nhiên hơn. Họ quây quần say sưa thưởng thức những món thịt rừng tươi ngon không thể tìm thấy ở một nơi nào khác được. Hải đã nhiều lần có dịp uống rượu cần, nhưng lần nầy quả thật đặc biệt. Mùi rượu thơm như mùi lúa non vừa trổ đòng đòng. Vị rượu cay nồng nàn, quyến rũ không kém những loại rượu khác. Uống vào một ly, Hải bỗng thấy người lâng lâng, nhẹ nhàng. Cô gái thì mặt đỏ như gấc dưới làn da bánh mật đậm đà. Hải hỏi cô gái:

- Hình như loại rượu cần nầy có gì đặc biệt. Thơm, ngon và nồng men hơn các loại khác.

Cô gái thật thà trả lời:

- Biết ông là nhà văn em đâu dám không mời loại rượu cần đặc biệt được ủ bằng gạo nếp giống và cất theo phương pháp riêng của gia đình quý tộc người Mường.

À! thì ra là vậy. Hèn chi Hải cảm nhận trong rượu có cái gì khác lạ chưa từng uống qua. Thì ra trong rượu cần có thêm rượu gạo. Hải bỗng chìm trong cơn hồi tưởng về quê nhà của anh...

... Ngồi quây quần cùng đám bạn quanh nồi rượu đang cất. Gạo ủ lên men vừa độ dậy khoảng ba ngày, sau đó đem nấu trong nồi cất rượu. Hơi bốc lên đi qua hệ thống ống lạnh để làm đông, biến thành rượu. Từng giọt rượu nóng thánh thót rơi đều đặn, nhàn nhã xuống phễu cho ta cảm giác phiêu diêu, bình an. Nhâm nhi loại rượu thượng hạng nầy lúc hãy còn ấm, khiến ta khó thể tìm thấy cảm giác nào tương tự. Rượu uống vào không thấy gắt, ngược lại rất đằm và có vị thơm ngọt nơi cổ họng, nhưng say lúc nào thì không hay. Bỏ thước đo vào loại rượu nầy lúc nguội, chỉ số làm người uống phát hoảng, đó là vào khoảng 80 độ pomeé. Hải đã nhiều lần được thưởng thức lạc thú bình dân nhưng độc đáo nầy ở quê nhà. Có lẻ rượu cần của cô gái được ủ lên men bằng chính loại rượu gạo thượng hảo hạng nầy, nên mới có mùi vị đặc biệt như vậy. Có ai đó vừa lay mạnh vai anh, Hải như bừng tỉnh. Mọi người nhìn anh cười ồ. Tiếng Bá oang oang bên cạnh:

- Ông nhà văn lại nghĩ gì mà ngơ ngơ ngáo ngáo như kẻ mộng du vậy. Đang làm thơ hay đang nhớ cô gái mời rượu cần? Phải phạt mới được.

Tiếng cười nói hưởng ứng làm xao động khoảng không gian nhỏ hẹp. Hải bị phạt một ly rượu đầy. Anh gật đầu mỉm cười chịu lỗi và xin được phát biểu vài lời trước khi thi hành lệnh phạt. Hải đứng lên từ tốn nói:

- Điều đầu tiên là xin được cám ơn mọi người, nhất là anh chị Hai và Bá, đã đem đến niềm vui yêu thương bất ngờ hôm nay. Điều thứ hai là được nói lời cám ơn cô gái đã có nhã ý mời rượu, một loại rượu cần tuyệt vời khó thể được uống lần nữa trong đời. Và... quả thật là lỗi lầm nếu không được biết quý danh của người con gái mời rượu.

Không khí lắng xuống, một thoáng im lặng rồi bỗng cùng lúc òa vỡ bởi những tràng vỗ tay tán thưởng, đồng tình. Mọi người nhao nhao bắt cô gái phải lên tiếng đối đáp trong lúc Hải nâng ly rượu uống cạn. Cô gái lúng túng, phải mất vài phút sau mới trả lời:

- Em tên là Lương tử Giang.

Hải chợt nghe cái tên sao có vẻ là lạ. Anh lặng lẽ suy nghĩ. Lâu nay trong nhà chị Hai thường gọi cô gái tên là Giang, một cái tên bình thường như một dòng sông, nhưng kế cái tên sao lại có thêm chữ Tử, lại còn kèm theo họ Lương. Họ và chữ lót như một điều nghịch lý, đối chọi nhau gay gắt, quả là thâm trầm khó hiểu. Hải lẫm bẩm: Lương Tử Giang, Lương Tử Giang - dòng sông chết hiền lành. Anh lắc đầu bác bỏ suy luận chợt mới thoáng qua. Vô lý. Người con gái đẹp dịu dàng, nhu mì như thế, sao lại có một cái tên mang điềm gở quái đản như vậy được. Anh lắc đầu suy nghĩ tiếp...

Rồi Hải như quên bẳng đi tất cả những sinh hoạt huyên náo diển ra chung quanh. Mọi người im lặng nhìn Hải đang lần hồi thoát ly ra khỏi thực tại. Anh chìm đắm trong dòng chuyển động tư tưởng một cách tự nhiên, không giả tạo, không gian dối. Các bạn phải một lần nữa vực Hải ra khỏi cơn mê. Anh lại bị phạt thêm một ly rượu và bị cật vấn bắt khai ra điều gì làm anh suy nghĩ mê mẩn đến quên cả bạn bè, tiệc rượu? Hải mỉm cười hiền lành. Anh uống ly rượu phạt và nói cho tất cả mọi người cùng nghe những điều mình đang suy nghĩ trong lòng.

Cô gái Tử Giang ngồi im lặng lắng nghe chàng trai xa lạ luận bàn về tên mình mà lòng xúc động bồi hồi. Hơn hai mươi năm sống làm người, tiếp xúc quen biết với bao nhiêu con người từ trên núi ngàn hay dưới đồng bằng, nhưng đã có ai thèm bận tâm suy nghĩ về một cái tên của một cô gái tầm thường như nàng. Tử Giang cũng tin rằng, trọn đời mình sẽ chẳng có ai hiểu được điều bí ẩn của cô gái đã cất tiếng khóc chào đời và trưởng thành bên một dòng sông nước chảy ngược, ngoại trừ cha mẹ nàng và Chúa Mường. Cô chẳng bao giờ dám vọng tưởng đến. Thế mà hôm nay lại có một người lính thật trẻ từ phương xa mới đến, biết nhau chưa được mấy tiếng đồng hồ, bỗng dưng lại băn khoăn suy nghĩ về cái tên của nàng đến nỗi bị phạt rượu. Tử Giang không tin đó là sự thật, nhưng điều xảy ra trước mắt đã thật sự làm nàng cảm động.

Rồi bỗng nàng thảng thốt, hoảng sợ khi nhớ đến những lời tiên tri của vị Thầy Mường ngày nàng vừa đến tuổi cặp kê. Một sự ngẫu nhiên hay là một điều huyền bí...

3- Ngày ấy, lũ Y-Liêng (1) vừa mới dạo đầu khúc nhạc mừng hạ về. Tiếng kêu râm ran trên hàng phương vĩ đã bắt đầu trổ hoa đỏ ối dọc bên đường. Cổng trường đóng lại và học sinh lần lượt tản mát về nghỉ hè với gia đình.

Cô nữ sinh vừa tốt nghiệp phổ thông Trung học, nôn nóng trở về bản làng Tây Nguyên để khoe kết quả với cha mẹ, cùng mọi người. Cả cuộc đời người đồng bào dân tộc thiểu số đã có mấy ai học hành giỏi giang đỗ đạt được như cô gái. Họ sống và suy nghĩ chất phác, đơn giản. Đời sống chỉ gói gọn trong ước ao được tự do nhảy múa vui chơi bên bếp rừng rực sáng, được thoải mái thưởng thức những ché rượu cần, những xiên thịt nướng, được thức thâu đêm với tiếng nhạc tưng bừng của lễ hội cồng chiêng, được nhàn hạ yên ổn vui ngày «sên làng, sên bản» (2). Họ xa lạ với chuyện học hành, dửng dưng với sách vở. Nên họ xem chuyện cô gái học giỏi đổ đạt như là một kỳ tích, còn khó hơn chuyện lên rừng bắt cọp.

Mấy hôm sau Chủ làng cho người nổi chiêng thổi cồng, tập trung dân bản về hội ở nhà chung. Cô gái cũng được vời đến cùng cha mẹ nàng. Một bếp lửa to đang bập bùng cháy giữa nhà. Người theo ngôi thứ chia nhau ngồi quanh. Chúa làng mặt xương xẩu, thân hình lép kẹp trong chiếc khố nhiều màu sặc sỡ dành cho ngày hội. Mái tóc trắng hoa bạc phủ dài quá vai, cây gậy khắc hình đầu hổ tượng trưng cho quyền uy, dựng cạnh chỗ ngồi của con người được tôn vinh như thần linh và đánh giá là thông thái nhất bản làng. Ông ngước cặp mắt trắng dã nhìn cô gái, hỏi giọng trầm đục:

- Người từ đâu mà có?

Cô gái cúi đầu thưa:

- Người có từ đất-trời, âm-dương, cha-mẹ.

Chúa lim dim hỏi tiếp:

- Nước từ đâu đến?

- Từ trên nguồn.

- Nước chảy về đâu?

- Chảy về suối, sông.

Lão già gật gù, mắt vẫn nửa nhắm nửa mở:

- Suối sông chảy về đâu? Hướng nào?

- Tất cả đều chảy về hướng đông đổ ra biển Đông.

Chúa bỗng vươn vai, mở bừng mắt ra hỏi gằn:

- Vậy con có biết dòng sông nào chảy ngược về hướng tây không?

Cô gái cúi đầu suy nghĩ rồi bâng khuâng, hồ nghi lời người già được xem là thông thái. Cô tự hỏi:

- Quả thật trên quê hương mình có dòng sông chảy ngược về hướng tây sao? Sách địa lý Việt Nam đâu có dạy điều đó. Hoang đường khó tin quá.

Mọi cặp mắt của người dân bản làng đổ dồn vào cô gái. Một lát, cô ngẩng đầu lên tự tin trả lời:

- Thưa thầy con không biết, mà cũng không tin có một dòng sông chảy ngược nào ở trên quê hương nầy.

Ánh mắt Chủ làng bỗng sáng lên thích thú như đồng tình, nhưng miệng thì lại nói khác:

- Có chứ, con không biết đó thôi. Ấy chính là dòng sông nơi con đã sinh ra đời...

Đêm đó lúc dân làng đã ra về hết. Trong lòng họ chẳng hề mảy may bận tâm suy nghĩ các câu hỏi của Chủ làng sát hạch kiến thức cô học trò đỗ đạt. Cô gái được lưu lại để nghe Thầy giải thích về câu chuyện dòng sông chảy ngược, có liên can đến cái tên và cuộc đời nàng.

Bóng già làng lung linh chập chờn ma quái dưới đống lửa sắp tàn. Hai cánh tay xương xẩu lúc lắc liên hồi chiếc đầu lâu khô khốc chỉ to bằng nắm tay, miệng rì rầm đọc những tràng tiếng lạ tai. Ông đang cầu nguyện hay đang đối thoại với thần linh để biết hậu vận của cô gái? Một lát sau, Chúa chấm dứt nghi thức buổi lể. Ông vươn vai ngồi thẳng dậy, nhẹ nhàng nói với cô gái và các chức sắc bản làng có mặt đang cung kính quì gối:

- Đúng ra thầy phải giữ con lại trong làng để huấn luyện thành Thánh Nữ mà phò trợ, gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ nghi, phong tục, âm nhạc... và những cái đẹp, cái hay nghìn đời của dân tộc người Mường chúng ta, nhưng rồi thầy lại tiếc tài học của con. Thầy chợt nghĩ, biết đâu mai nầy con sẽ đỗ đạt cao hơn và nhờ vào trí tuệ tài năng, con sẽ tiếp tục bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa quí giá của bộ tộc. Con sẽ sử dụng kiến thức học hỏi của mình để làm sáng tỏ trước nhân loại về bản sắc cội nguồn và những công trình sử thi dân tộc độc đáo có một không hai của người Mường. Do vậy, thầy quyết định bỏ đi ý định chọn con làm Thánh nữ.

Cô gái ngồi im nghe Chúa nói mà khiếp đảm trong lòng. Người nổi gai ốc, cơn ớn lạnh chạy dài khắp châu thân. Bởi nàng hiểu tương lai của người con gái được chọn làm Thánh Nữ sẽ là viễn ảnh của chuỗi ngày lê thê sầu thảm, ngập tràn nước mắt. Cuộc đời con gái sẽ trở thành nhạt nhẽo buồn chán bởi chia xa cha mẹ, không có bạn bè với tuổi trẻ rong chơi mộng mơ và không hề biết đến tình yêu. Người được chọn làm Thánh nữ tuy được tôn trọng, ấm no nhưng trọn đời sẽ sống trong cô đơn, bị cách ly hẳn với thế giới bên ngoài, bị cô lập dưới sự giám sát, dạy bảo nghiêm khắc của những vị già làng khó tính và độc đoán. Thảng hoặc lắm mới xuất hiện trước mọi người trong những ngày lễ hội lớn, mang vẻ thần bí và thêu dệt giả tạo bởi những câu chuyện tưởng tượng hoang đường cốt làm tăng thêm sự mầu nhiệm của kẻ được giao trọng trách giữ gìn những cổ vật tinh thần quý giá và lâu đời của dòng tộc. Người Thánh nữ vỉnh viễn trở thành là kẻ nô lệ của mọi hủ tục mê tín và sẽ chết dần mòn trong bóng tối câm nín.

Thầy làng gật gù cái đầu như hài lòng với quyết định sáng suốt của mình, rồi nói tiếp:

- Tuy không được chọn làm Thánh Nữ, nhưng ta đã xin với Then (3) cho con đồng hóa làm người của dòng dõi quý tộc «gái cun, gái quan» (4). Then đã đồng ý và truyền bảo ta cho con biết thêm một điều khác nữa là: Vì tên con có lót chữ Tử tượng trưng cho màu tím, đối kháng quyết liệt với chữ Huyết là màu Đỏ. Do vậy trong tương lai con phải ghi nhớ tuyệt đối đừng gần cận, quen biết với một ai hoặc những gì có liên quan đến màu Đỏ tương khắc. Nếu nhất quyết cưỡng lại lời thần nhân sẽ có tử biệt ly tán, tang tóc thê thảm, ân hận nghìn đời.

Người già ngưng nói, ánh mắt đột nhiên bỗng trở nên buồn bã, đăm chiêu dõi nhìn ra khoảng đêm đen hun hút bên ngoài. Giọng Thầy bùi ngùi sũng ướt:

- Năm 1954 cũng vì lá cờ máu mà chúng ta cùng các dân tộc khác như Thái, Mông, Mèo, Tày, Thổ... phải thất lạc điêu linh, từ bỏ bản làng, nương rẫy thân yêu vùng cao nguyên Bắc phần, dắt díu nhau chạy trốn vào Nam lánh nạn, nương náu quê người, mới được tồn sinh đến ngày hôm nay. Tương khắc của con là màu đỏ. Tương sinh của dân tộc ta là chữ Huỳnh màu vàng, màu cờ của nhân dân miền Nam. Con phải nhớ lời ta dạy.

4- Những ngày Hải biệt phái ở đây, câu hỏi cứ lớn dần theo với thời gian. Rồi mãi bận bịu chuyện nhà binh nên anh cũng chưa có dịp trở lại nhà chị Hai để gặp gỡ cô gái có cái tên kỳ bí, cứ theo ám ảnh bắt anh phải suy nghĩ, tìm hiểu. Tự trong lòng Hải cũng thấy điều phi lý ấy, nhưng dứt bỏ đi thì không được. Mãi đến một hôm ... Trong chuyến công tác hành quân ngắn ngày tại vùng biên giới Klem-Yen, toán của Hải chạm súng với một đơn vị đặc công Việt cộng mới xâm nhập miền Nam qua ngã hành lang Campuchia. Bị thiệt hại, địch tháo chạy về phía bên kia giới tuyến. Cả toán Lôi Hổ bình yên, nhưng Hải thì bị thương nhẹ. Một viên đạn trượt qua phần mềm bắp tay trái. Tuy không chạm phải xương nhưng vết đạn đi sâu nên Hải phải vào Quân y viện để được săn sóc.

Bá dấu biệt chuyện Hải bị thương. Hai tuần sau, lúc Bá đến bệnh viện đón bạn về nhà chơi thì gia đình mới biết. Tử Giang vừa thoáng thấy Hải bước xuống xe, cánh tay băng trắng treo trước cổ, nàng bỗng òa khóc vụt chạy nhanh vào trong. Cả tiệm bàng hoàng khi thấy Hải bị thương và ngạc nhiên vì phản ứng kỳ lạ của cô gái. Riêng chị Hai là người lớn tuổi từng trải, hiểu được tâm lý của con gái khi yêu, nên chị thản nhiên nói với Hải:

- Em tôi tệ quá, cậu Hải bị thương mà nó chẳng hề hé môi nói một tiếng nào cho chúng tôi biết.

Hải nói vài lời để mọi người yên tâm rồi nhìn vào trong nhà hỏi nhỏ chị Hai:

- Không biết em có làm gì để cô Giang buồn mà khi thấy em cô ấy lại khóc, bỏ chạy vào trong lánh mặt.

Chị Hai cười, nói đùa với Hải:

- Không sao đâu. Hải bị thương mà cô Giang lại đau, cậu không biết sao?

Hải lắc đầu lảng tránh câu nói của chị, mặt đượm vẻ tư lự. Chị Hai nói thêm:

- Cậu đừng lo, đó chỉ là bệnh yêu của con gái trong cơn xúc động bất chợt. Rồi tất cả cũng sẽ trở lại bình thường như xưa thôi mà.

Tối hôm đó Tử Giang nhất định từ chối tham dự bữa cơm gia đình tổ chức mừng Hải thoát nguy. Cô gái nằm mãi trong phòng mặc ai kêu réo, mời gọi. Mọi người lắc đầu chịu thua tính ương ngạnh của cô. Sau bửa cơm một lát, Hải chào tạm biệt trở về Quân y viện.

5- Hai hôm sau vào một buổi trưa, thình lình chị Hai cho người vào Quân y Viện tìm Hải chở về nhà gấp. Hải không biết chuyện gì xảy ra. Anh dò hỏi, nhưng người thợ trai chỉ lắc đầu nói không có chuyện gì khác ngoài chuyện cô Giang xin bà chủ về thăm gia đình như mọi lần.

Về đến nhà, vừa bước chân vào tiệm may Hải đã linh cảm có chuyện lạ. Không khí trầm lặng, mọi người có vẻ buồn. Thường khi chị Hai luôn có mặt ở tiệm, nhưng hôm nay thì giao việc cho thợ trông coi, chị bỏ vào trong nhà. Lúc Hải đến phòng khách thì gặp chị Hai đang ngồi đăm chiêu một mình trên sa-lông. Thấy Hải, chị lẳng lặng chỉ ghế mời ngồi rồi nói thẳng vào chuyện:

- Đêm Bá chở cậu trở vào bệnh viện, Tử Giang nằm suốt trong phòng không đoái hoài cơm nước. Sáng hôm sau nó ra gặp vợ chồng tôi xin phép về thăm gia đình. Tôi cật vấn mãi, nó bảo không có gì, chỉ buồn thôi nên muốn về thăm nhà. Cũng tưởng chuyện trai gái yêu đương có những biến động tâm lý là thường tình. Nhưng lúc nó đi rồi, tôi bỗng thấy lòng bồn chồn bất an nên vào phòng nó xem thử. Ai ngờ phòng trống không. Khác với những lần trước, lần nầy nó mang hết cả quần áo ra đi, chỉ để lại một số tiền trả công tôi dạy may và một lá thư trần tình.

Chị Hai buồn bã, nói trong nước mắt:

- Tử Giang ngoan hiền, thật thà, siêng năng. Từ lâu chúng tôi vẫn xem nó như em gái của mình, nên cố công dạy nghề và cho nó ăn ở trong nhà. Với Giang, tôi chẳng hề nghĩ chuyện công lao, chỉ muốn giúp đỡ một cô gái tốt, có chí và thông minh sớm thành đạt. Thế mà sự nghiệp em đành dở dang vì một lời tiên tri phù phiếm. Ban đầu tôi cũng ngỡ ngàng chẳng hiểu lý do, nhưng khi đọc lá thư...

Chị Hai trao cho Hải lá thư và nói tiếp:

- Cậu đọc rồi sẽ hiểu. Câu chuyện có liên quan nhiều đến cậu.

Hải giật mình bâng khuâng. Anh nhìn lá thư. Nét chữ đẹp, mềm mại đúng là của con gái.

 

Ban mê Thuột, ngày.....

Kính gởi anh chị Hai!

Lời đầu tiên em xin cúi đầu tạ lỗi cùng anh chị, chia tay mà không nói lời giã biệt, ra đi mà không có lý do. Em đã phụ lòng thương yêu của anh chị coi em như người thân trong gia đình, đã phụ công lao của chị hết lòng chăm chút, dạy dỗ em trở thành một người thợ giỏi. Thế mà nửa đường em đành bỏ cuộc. Âu đó cũng là định mệnh đã riêng dành cho phần số. Em có nỗi niềm riêng khó lòng trực tiếp bộc bạch, thôi thì xin mượn mảnh giấy nầy thay lời trang trải tấc lòng.

Thưa anh chị! Em họ Lương vốn gốc người dân tộc Mường, được sinh ra bên một dòng sông và tên em cũng xuất xứ từ dòng sông ấy.

Mọi sông suối trên quê hương đều đổ ra hướng Đông quy tụ về Biển cả. Vậy mà lạ thay, có một dòng sông lại chảy ngược về hướng Tây. Cứ mỗi chiều tà, lúc mặt trời săm soi dung nhan lần cuối trên mặt nước, chính vào thời khắc đó nước trên dòng sông đột nhiên đổi màu, đang xanh bỗng biến thành sẫm rồi chuyển sang màu đỏ tía và sau cùng thành màu tím. Do vậy người đời gọi là dòng Tử Linh Giang - con sông lung linh màu tím. Và đó chính là nơi em đã ra đời. Vì yêu thích chữ nghĩa, vì kỷ niệm nên cha mẹ đã lấy tên của dòng sông đặt cho em. Ai ngờ rằng đó lại là định mệnh. Nghe câu chuyện, chắc hẳn anh chị ngạc nhiên lắm phải không? Nhưng tất cả đều là sự thật.

Ngày em tròn mười tám, vừa tốt nghiệp phổ thông Trung học, em suýt được Chủ làng chọn làm Thánh Nữ trọn đời cung phụng cho thần linh. Nhưng rồi con người uy quyền tột đỉnh ấy bỗng đổi ý, muốn em tiếp tục học hành đỗ đạt để làm sáng danh bộ tộc. Sau đó Chủ làng đã vinh danh em trở thành người quý tộc và cầu ơn trên ban phát ân sủng giải đoán trước những điều hung hiểm, xui xẻo em phải tránh xa. Ngày đó em chưa kịp hiểu rằng, vừa thoát được tai họa làm Thánh Nữ để rồi phải nhận chịu hệ lụy trọn đời về một lời tiên tri oái oăm, có giá trị như một lời nguyền của vị Chúa làng.

Năm tháng trôi qua em đã trăn trở, băn khoăn không ít với lời tiên tri đó. Nó cứ như ma quỷ ám ảnh trong đầu, cũng như cái màu đỏ của lá cờ máu hãi hùng đã thâm nhập vào tâm trí người dân bản làng chạy giặc năm xưa. Có thể em bị tự kỷ ám thị, như lần đầu tiên gặp anh Bá trong bộ quân phục hoa rừng và chiếc bê-rê đỏ đội lệch trên đầu. Em đã giật mình kinh hãi, nhớ lại lời Chúa làng nên cố tránh giao tiếp với người mang màu đỏ. Nhưng rồi thời gian vẫn bình an trôi qua, chẳng có tai họa gì xảy đến. Em dè dặt tiếp xúc với anh Bá, thấy anh vui vẻ, chân thật nên em bắt đầu hồ nghi lời tiên đoán, rồi suy luận: cũng có màu đỏ tang tóc như của máu, hay hận thù như màu cờ Cộng sản, nhưng cũng có màu đỏ của son sắt, thủy chung và hào hùng như cành layơn, cánh hoa hồng đỏ, chiếc bê-rê đỏ... Em chợt hiểu, màu sắc chỉ là biểu tượng hình thức nhưng tốt xấu là do tâm của con người.

Từ đó lòng em nhẹ bớt nỗi ám ảnh, lo âu về lời tiên tri. Mãi đến lúc gặp anh Hải cũng mang cùng màu mũ đỏ giống anh Bá. Em lại nhủ lòng sẽ giống như lần gặp anh Bá trước kia, tất cả rồi cũng bình thường. Nhưng không, lần nầy em đã lầm...

Hôm đầu tiên anh Bá đưa Hải về nhà, nhờ em làm vài món thịt rừng đãi bạn. Ngay ánh mắt ban đầu của khách lạ, lòng em bỗng giao động, phát sinh một linh cảm khác thường. Thượng đế vốn đã ban phát ân huệ cho người thiểu số có được những giác quan bén nhạy, một tâm chất linh thông kỳ diệu để sinh tồn trong môi trường sống khắc nghiệt, đa dạng của núi rừng hung hiểm. Do đó, bất chợt lời tiên tri của Chúa làng bỗng hiện về.

Cha mẹ em vốn dĩ yêu thích văn chương, em là con nên cũng mang dòng máu di truyền. Do vậy trong bửa tiệc có mặt đông đủ mọi người, khi nghe anh Bá giới thiệu Hải là nhà văn trẻ, lòng em bỗng xao xuyến lạ thường, em mất tự chủ, hồn phách ngẩn ngơ. Rồi như có một sức mạnh huyền bí thôi thúc, giục giã em phải mang ché rượu quý ra mời người viết văn mới gặp mặt lần đầu mà trong lòng đã cảm mến, ái mộ. Sau đó Hải hỏi và biết tên em, một cái tên lạ lùng khó hiểu đã bắt anh phải suy nghĩ đến nỗi bị phạt rượu nhiều lần thì lòng em xem chừng đã có nhiều vấn vương, tơ tưởng.

Thưa anh chị! Thời gian qua em đã âm thầm sống trong nỗi hoài vọng về một lời tiên tri hoang đường, trái khoa học, cố ngang bướng không tin vào điều trói buộc ác độc, vô căn cứ. Nhưng cuối cùng rồi bất hạnh cũng đã đến, không thể chối chạy. Không biết đó là sự huyền nhiệm của lời tiên tri hay chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên. Anh Hải từ mặt trận trở về với một vết thương da thịt thì cũng là lúc em bị một vết thương lòng, còn đau đớn gấp bội phần. Thế là hết, là kết thúc một chuyện tình lãng mạn của một người con gái vừa chớm biết mùi vị tình yêu. Em đau khổ, em phẩn uất, có lúc em muốn như dòng Tử Linh Giang chảy về hướng Tây, nghịch lại với những điều tự nhiên của tạo hóa và bướng bỉnh cãi lời tiên tri ác nghiệt, nhưng khốn nỗi em lại sợ. Cứ nghĩ, lỡ anh Hải có mệnh hệ nào thì làm sao em có thể sống bình yên trong suốt quãng đời còn lại. Dòng sông nơi em sinh ra và cái tên Tử Giang vốn đã đẻ ra số phận cho em. Thôi thì chút ân tình của người con gái trinh nguyên nầy xin gởi trả lại cho Hải. Em cam chịu hy sinh. Tử Giang ra đi là để cầu nguyện cho người mình yêu được muôn vạn an lành, được mạnh khỏe vững bước trên mọi nẻo quân hành. Duy nhất, em chỉ xin được một lần khắc ghi hình bóng Hải vào tâm khảm đời đời.

Em là cô gái mang cái tên của dòng sông màu tím. Mãi mãi chẳng bao giờ thay đổi để có thể là một dòng sông chảy ngược.

Vĩnh biệt,          
Người con gái bất hạnh

Lương Tử Giang     

Hải thẫn thờ buông rơi lá thư, anh cúi đầu im lặng buồn bã. Lòng quặn đau rướm máu. Xốn xang trước mối tình câm nín của cô gái khiến Hải tự trách móc, đay nghiến trước sự vô tình của mình. Anh thầm gọi tên nàng: Lương Tử Giang, Lương Tử Giang, em ở đâu?

6- Vết thương chưa kịp lành miệng, Hải đã xin trở về đơn vị tiếp tục công tác. Anh hy vọng những ngày tăng phái ngắn ngủi còn lại, sẽ có cơ may tìm gặp Tử Giang, hay ít ra cũng thấy được dòng sông chảy về hướng Tây mang tên của nàng. Hải tìm tòi, hỏi han phòng Hành quân về tin tức của con sông chảy ngược màu tím ấy.

Biết được tâm tình uẩn khúc của người sĩ quan nhà văn, nên vào một ngày vị Thiếu tá trưởng phòng hành quân cho gọi Hải vào. Ông nhìn tấm bản đồ lớn treo trên tường rồi chỉ vào một dòng sông ngoằn ngoèo uốn khúc có nhiều thác ghềnh và nói ngắn ngủi:

- Anh có muốn nhận công tác đi đến dòng sông có một không hai trên đời nầy không?

Hiểu được ngụ ý lời nói của vị trưởng phòng. Hải mừng rỡ rập chân đứng nghiêm chào thượng cấp.

Tuần sau toán Hải nhận lệnh vào vùng. Chuyến công tác ngắn ngày nầy có thêm một toán viên người Thái. Mục đích là truy tìm những đơn vị CS đang xâm nhập hoạt động phá hoại nguy hiểm dọc theo vùng cao nguyên..

Toán Hải được máy bay thả xuống khu vực Pleikly thuộc vùng đất «phố núi cao, phố núi đầy sương». Từ điểm xuất phát nầy cả toán đi dọc theo biên giới Campuchia hướng về Buon Ya-Soup của cao nguyên DăkNông. Đoạn đường đi qua bình yên. Ngày thứ tư toán gặp một nhánh sông đổ ra từ thượng nguồn Krông-Nô, ranh giới của DăkLăk - DăkNông, họ lấy phương giác hướng về Ban mê Thuột. Ngang qua nhiều thác ghềnh hùng vĩ như Dray Hlinh, EaPô, DraySap trên sông Sêrêpok và những cảnh đẹp hoang dã của rừng nguyên sinh, của những huyền thoại lưu truyền như cao nguyên R›but, Trảng Ba Cây của Buôn JengLan, Ban Don nằm dọc Trường Sơn, buổi chiều ngày thứ bảy họ đặt chân đến CưJút, một huyện an toàn nằm cách thị xã khoảng 20 km.

Chuyến hành quân an lành như một cuộc picnic dạo rừng. Cạnh dòng sông có một bản làng của người Thái trắng từ Bắc di cư vào năm 54 và từ Tùng Nghĩa Đà Lạt di chuyển lên định cư sau nầy. Trong lúc chờ trực thăng đến bốc về, người toán viên gốc Thái đi tìm gặp và nói chuyện với dân làng, sau đó anh ta đưa Hải lên đoạn cầu 14 có hai nhánh rẻ của sông Sêârêpok. Người lính chỉ tay về hướng mặt trời lặn nói với Hải có thấy điều gì khác lạ không? Hải nhìn và bất chợt anh bật kêu lên như người mê sảng:

- Dòng sông màu tím. Quả đúng là màu tím. Tử Giang ơi! anh đã tìm thấy dòng sông của em rồi.

Bá nghe tiếng kêu cũng lên theo. Hai người bạn chăm chú nhìn về phía cuối dòng sông, khoảng tiếp giáp gần với chân trời. Nơi đó, dòng sông đang có màu xanh sẫm của nước bỗng từ từ chuyển sang màu đỏ tía rồi đột ngột biến thành màu tím thẫm khoảng vài phút là hết. Hiện tượng ấy cứ diễn đi diễn lại liên tục trong suốt thời gian mặt trời đang lặn. Nhìn dòng sông màu tím lung linh huyền ảo, Hải và Bá hiểu rằng hiện tượng khoa học gọi đó là sự khúc xạ ánh sáng. Nhìn xuống dòng sông nước chảy xanh biếc một màu dưới chân, Bá khẻ nói:

- Mình vẫn không hề tin có một dòng sông chảy ngược, nhưng quả thật sông Sêrêpok đang chảy về hướng Tây để đổ Tập San BĐQ số 36 95 ra vùng Biển Hồ của Campuchia. Bây giờ thì mình tin lời nói của Lương Tử Giang là sự thật.

7- Từ sau chuyến công tác ấy, Hải lúc nào cũng suy tư. Anh thường ngồi yên lặng một mình, dõi mắt về hướng Tây, ở cuối chân mây nơi mặt trời như một cái mâm vàng đang từ từ lặn xuống, phủ dần bóng tối lên cảnh vật. Tây nguyên muôn đời vẫn huyền bí và thành phố đất đỏ nầy ngẫu nhiên trở thành là nơi chốn của «đất lạnh tình nồng» trong lòng người thanh niên khác xứ tự bao giờ.

Trong cô tịch của buổi chiều tà, sương bay lãng đãng, đất trời thấm lạnh và nỗi buồn mênh mang hằn sâu trong tim óc người lính trẻ yêu văn chương và đời quân ngũ, Hải thường ngồi ôm đàn hát khúc tình ca,

«Dòng sông nào mang người tình đi biền biệt...
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ,
về đồi nương ta nhớ người vô bờ.» (5)

Đời người con gái ví như những dòng sông không bến bờ, trôi giạt khắp muôn phương. Lương Tử Giang cũng không tránh khỏi quy luật đó. Nàng đã ra đi biền biệt không biết về đâu? Nhưng với Hải thì dẫu đời nàng có là dòng sông nước ngược thì bao giờ nàng cũng vẫn là người con gái cao thượng và đầy nghị lực. Tình yêu đến với Hải trong muộn màng.

Feb, 2003.

(1) Y-Liêng: một loại ve rừng kêu rất hay.
(2) Sên mường, sên bản: Hội cầu yên, cầu làm ăn thịnh vượng.
(3) Then: ông trời.
(4) Gái cun, gái quan: ám chỉ con gái nhà quý tộc.
(5) Thu hát cho người của Vũ Đức Sao Biển.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso36.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm