Di Sản Hồ Chí Minh
Dự án Bauxite Tây Nguyên: đã đến lúc hái “trái đắng”!
Những lo ngại về hậu quả của dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên không còn là lời cảnh báo mà nó đã và đang dần trở thành hiện thực. Những tính toán ban đầu đầy lạc quan
Những lo ngại về hậu quả của dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên không
còn là lời cảnh báo mà nó đã và đang dần trở thành hiện thực. Những tính
toán ban đầu đầy lạc quan (thu ngân sách 850 tỷ đồng/ năm, tạo công ăn
việc làm cho 3.000 lao động, phát triển công nghiệp nhôm, phát triển kết
cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…) không thể che lấp sự thật,
hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh đang “lỗ nặng” – lỗ vượt dự kiến.
Có lẽ “trái đắng” của dự án đã đến lúc hái.
Ngoài khai thác bauxite, những năm qua, TKV cũng dồn sức thực hiện dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ. |
Báo Dân trí, ngày 13/3/2017 đưa tin "Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần
3.700 tỷ đồng". Cụ thể, Tổ hợp Bauxite -Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than -
Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3
năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016). Trong
đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh
lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ
luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do
chênh lệch tỷ giá).
Điều đáng nói, TKV tính toán, dự báo thế nào mà dự án bôxit Tân Ra, dự
kiến lỗ trong 3 năm khoảng 860 tỷ nhưng đã vượt kế hoạch gần 3.700 tỷ?
Lý giải nguyên nhân “lỗ”, Ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập
đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) nói, lỗi là do "chênh lệch
tỷ giá", do “cơ chế chính sách thay đổi”, do thuế tài nguyên tăng” do
"nhiều yếu tố khách quan" do “thị trường biến động”... Và hứa hẹn năm
nay dự án sẽ bắt đầu có lãi. Dự kiến mức lãi năm 2017 sẽ khoảng 100 tỉ
đồng. Các năm sau mức lãi sẽ tăng. Thời gian thu hồi vốn dự tính từ
10-12 năm - tính từ khi dự án đi vào sản xuất năm 2013 (Theo Tuổi trẻ,
15/3/2017).
Làm phép tính đơn giản, nếu lãi một năm trung bình 100 tỷ đồng thì cần 37 năm mới bù được khoản lỗ của 3 năm 2013-2016.
Vậy với số tiền 32.000 tỷ đồng đầu tư vào dư án khi nào mới lấy lại được
vốn? Một câu hỏi mà không vị lãnh đạo nào có thể cho câu trả lời chính
xác.
Ông Nguyễn Văn Biên nói thêm: "Thực tế là sau 3 năm vận hành, đến nay đã
làm chủ được công nghệ". Nhân loại khai thác nhôm đã hàng trăm năm nay,
công nghệ hiện đại từ Mỹ, Châu Âu, Nhật thì không sử dụng, lại dùng
công nghệ lạc hậu của Trung Quốc để rồi vừa học vừa làm, vậy còn lấy tự
hào, đúng là chẳng giống ai. Việc này giống như chuyện mua 164 tàu cũ
của Trung Quốc (sản xuất cách đây 20 năm) giá mua 210 – 315 triệu/toa,
để những toa tàu này lăn bánh được giá thành lên đến 870 triệu/toa.
Trong khi đóng mới trong nước giá chỉ có 800tr/ toa. Xin chịu thua cách
làm ăn, tính toán của quan chức nước mình, toàn đi ngược lại sự phát
triển nhân loại.
Đọc những thông tin trên chỉ biết kêu trời, chẳng có thời nào làm ăn lại
bết bát đến vậy. Chỉ việc đào tài nguyên đem bán cũng lỗ thì trách gì
việc đâu tư vào đóng tàu, sản xuất ô tô, lọc dầu... không thất bại.
Những quả đấm thép của nền kinh tế giờ đây trở thành gánh nặng nợ nần đè
lên vai người dân. Ấy vậy khi nó được triển khai bao giờ cũng là chủ
trương lớn của đảng, nhà nước. Ruốt cục, khi thất bại bao giờ cũng được
giải thích rằng, chủ trương không sai, chỉ có cách thực hiện sai. Tổ
chức không sai, chỉ có cá nhân sai.
Nói đến dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên không ai không biết, các
bài viết phân tích, đánh giá cũng như các ý kiến phản biện về nó đã có
quá nhiều, nghĩ rằng không cần phải nói thêm ở đây. Những ai muốn tìm
hiểu, chỉ cần tìm kiếm trên Google từ khóa “Dự án Buaxite Tây Nguyên” sẽ
cho ra gần 250 ngàn kết quả trong một giây.
Trước nay không có dự án nào ngay từ khi bắt đầu triển khai đã gây ra
nhiều tranh cãi trong dư luận, báo chí và cả Quốc hội như dự án khai
thác bauxite ở Tây Nguyên. Quan điểm ủng thì hộ ít, ý kiến phản đối thì
nhiều. Và không chỉ người dân, tầng lớp trí thức, nhà khoa học, nhà báo
mà ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao cũng có người lên tiếng phản đối
như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
(có hơn 2000 các cựu lãnh đạo và trí thức ký vào đơn thỉnh nguyện dừng
dự án). Nhưng mọi ý kiến, kiến nghị , phản đối điều bị gạt bỏ và không
ít người đã bị bắt bớ, tù đày. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó đã khẳng
định: “khai thác quặng bô xít là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta
đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội X. Bộ Chính trị cũng đã 3 lần nghe
chiến lược về phát triển bô xít. Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch phát
triển bô xít Tây Nguyên với tinh thần đảm bảo hiệu quả, bền vững” (Dân
trí 05/2/2009). Ngày 23/6/2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã
ban hành Nghị quyết số 775/NQ-UBTVQH13, đánh giá việc triển khai thí
điểm 2 dự án là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác
tiềm năng, thế mạnh của các địa phương có tài nguyên khoáng sản, thúc
đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực địa bàn chiến lược
Tây Nguyên (http://www.moit.gov.vn 30/03/2015).
Dự án không chứng minh được hiệu quả kinh tế, không đánh giá tác động
đến môi trường nhưng vẫn được triển khai. Bài toán nào cho dự án khi
công nghệ lạc hậu, đội vốn, sự cố, các khoản lỗ và thị trường thế giới
đầy rủi do. Với tình hình hiện nay càng khai thác nhiều càng lỗ nhiều.
Năm 2014, theo tính toán mỗi tấn alumin xuất khẩu của Tân Rai đang “ âm”
hơn tới 49-59 USD/tấn so với mức giá dự báo trong bài toán đầu tư. Thời
điểm hiện tại giá alumin đang ở mức thấp, giá cả trong tương lai cũng
chỉ là dự báo, không có gì chắc chắn. Mà vấn đề giá bán alumin là yếu tố
quyết định hiệu quả của dự án.
Theo thời gian những rủi ro từ dự án khai thác bauxite ngày cành lớn. Số
tiền 32.000 tỷ đồng có nguy cơ bốc hơi theo mây khói. Dân Việt Nam lại
gánh thêm một khoản nợ - theo tính toán mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho
nhà máy alumin.
Nhưng có lẽ giờ đây lỗ, lãi từ dự án không còn quan trọng mà là vấn đề
môi trường. Hiện nay chưa có công nghệ nào xử lý được bùn đỏ trong sản
xuất nhôm từ bauxite, nếu nó xảy ra sự cố thì sự hủy diệt hết sức khủng
khiếp. Theo quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa
chất và Khoáng sản:“Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con
sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi
trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường…tác hại môi trường
chẳng khác gì Formosa”. Và đã có sự cố xảy ra: Vỡ đê hồ thải quặng ngày
8/10/2014 khiến 5 ngàn mét khối nước và bùn đỏ đã tràn ra ngoài. Vỡ
đường ống dẫn nước có chứa chất xút độc hại từ hồ bùn đỏ của Nhà máy
alumin Tân Rai ngày 13/12/2016.
Khẳng định rằng, chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một quyết
định rất sai lầm, mà cái giá phải trả là rất đắt. Hậu quả của nó chắc
chắn người dân phải gánh chịu. Còn những người đưa ra chủ trương, những
người lãnh đạo doanh doanh nghiệp họ không những không bị truy cứu trách
nhiệm mà còn được thăng quan tiến chức. Vậy có công bằng?
Thiên Luân
(Dân Luận)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
VUA XÓ CHỢ
*
Bò lạc mất rồi mới làm chuồng
Trâu đi tìm cọc dưới chông truông
Đế vương nhất dạ lòng Trọng lú
Chuối tiêu ngự thiện Cut cả buồng
*
Người hang Pắc Pó đầu nguồn Nguyễn Sinh Sắc dục có huông Phạm Văn Đồng
Ấu dâm Ké Mao Trạch Đông
Sát nhân Tố Hữu Up lồng Lê Hồng Phong
Minh Khai Down Load tìm chồng lò Tôn Nữ Thị đại đồng hồng vệ binh
*
Gian phu dâm phụ Tập Cận Bình
Tam nương Hà Nội mở cửa mình
Lưỡng bại cu thương Tòng Thị Phóng
Kim Ngân Kim Tiến Hồ Chí Minh
*
Đặng Dĩnh Siêu Đặng Tiểu Bình Đăng Xuân khu đĩ thỏa rình chụp Kiều Chinh
Vũ Khiêu đạo dụ làm tình
Bạch My tà giáo lập trình Đoàn Thị Hương
Tô Lâm đạo chích chiếu giường Nguyễn Xuân Fuck niễng đầu đường xó chợ vua
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Dự án Bauxite Tây Nguyên: đã đến lúc hái “trái đắng”!
Những lo ngại về hậu quả của dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên không còn là lời cảnh báo mà nó đã và đang dần trở thành hiện thực. Những tính toán ban đầu đầy lạc quan
Những lo ngại về hậu quả của dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên không
còn là lời cảnh báo mà nó đã và đang dần trở thành hiện thực. Những tính
toán ban đầu đầy lạc quan (thu ngân sách 850 tỷ đồng/ năm, tạo công ăn
việc làm cho 3.000 lao động, phát triển công nghiệp nhôm, phát triển kết
cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…) không thể che lấp sự thật,
hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh đang “lỗ nặng” – lỗ vượt dự kiến.
Có lẽ “trái đắng” của dự án đã đến lúc hái.
Ngoài khai thác bauxite, những năm qua, TKV cũng dồn sức thực hiện dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ. |
Báo Dân trí, ngày 13/3/2017 đưa tin "Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần
3.700 tỷ đồng". Cụ thể, Tổ hợp Bauxite -Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than -
Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3
năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016). Trong
đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh
lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ
luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do
chênh lệch tỷ giá).
Điều đáng nói, TKV tính toán, dự báo thế nào mà dự án bôxit Tân Ra, dự
kiến lỗ trong 3 năm khoảng 860 tỷ nhưng đã vượt kế hoạch gần 3.700 tỷ?
Lý giải nguyên nhân “lỗ”, Ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập
đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) nói, lỗi là do "chênh lệch
tỷ giá", do “cơ chế chính sách thay đổi”, do thuế tài nguyên tăng” do
"nhiều yếu tố khách quan" do “thị trường biến động”... Và hứa hẹn năm
nay dự án sẽ bắt đầu có lãi. Dự kiến mức lãi năm 2017 sẽ khoảng 100 tỉ
đồng. Các năm sau mức lãi sẽ tăng. Thời gian thu hồi vốn dự tính từ
10-12 năm - tính từ khi dự án đi vào sản xuất năm 2013 (Theo Tuổi trẻ,
15/3/2017).
Làm phép tính đơn giản, nếu lãi một năm trung bình 100 tỷ đồng thì cần 37 năm mới bù được khoản lỗ của 3 năm 2013-2016.
Vậy với số tiền 32.000 tỷ đồng đầu tư vào dư án khi nào mới lấy lại được
vốn? Một câu hỏi mà không vị lãnh đạo nào có thể cho câu trả lời chính
xác.
Ông Nguyễn Văn Biên nói thêm: "Thực tế là sau 3 năm vận hành, đến nay đã
làm chủ được công nghệ". Nhân loại khai thác nhôm đã hàng trăm năm nay,
công nghệ hiện đại từ Mỹ, Châu Âu, Nhật thì không sử dụng, lại dùng
công nghệ lạc hậu của Trung Quốc để rồi vừa học vừa làm, vậy còn lấy tự
hào, đúng là chẳng giống ai. Việc này giống như chuyện mua 164 tàu cũ
của Trung Quốc (sản xuất cách đây 20 năm) giá mua 210 – 315 triệu/toa,
để những toa tàu này lăn bánh được giá thành lên đến 870 triệu/toa.
Trong khi đóng mới trong nước giá chỉ có 800tr/ toa. Xin chịu thua cách
làm ăn, tính toán của quan chức nước mình, toàn đi ngược lại sự phát
triển nhân loại.
Đọc những thông tin trên chỉ biết kêu trời, chẳng có thời nào làm ăn lại
bết bát đến vậy. Chỉ việc đào tài nguyên đem bán cũng lỗ thì trách gì
việc đâu tư vào đóng tàu, sản xuất ô tô, lọc dầu... không thất bại.
Những quả đấm thép của nền kinh tế giờ đây trở thành gánh nặng nợ nần đè
lên vai người dân. Ấy vậy khi nó được triển khai bao giờ cũng là chủ
trương lớn của đảng, nhà nước. Ruốt cục, khi thất bại bao giờ cũng được
giải thích rằng, chủ trương không sai, chỉ có cách thực hiện sai. Tổ
chức không sai, chỉ có cá nhân sai.
Nói đến dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên không ai không biết, các
bài viết phân tích, đánh giá cũng như các ý kiến phản biện về nó đã có
quá nhiều, nghĩ rằng không cần phải nói thêm ở đây. Những ai muốn tìm
hiểu, chỉ cần tìm kiếm trên Google từ khóa “Dự án Buaxite Tây Nguyên” sẽ
cho ra gần 250 ngàn kết quả trong một giây.
Trước nay không có dự án nào ngay từ khi bắt đầu triển khai đã gây ra
nhiều tranh cãi trong dư luận, báo chí và cả Quốc hội như dự án khai
thác bauxite ở Tây Nguyên. Quan điểm ủng thì hộ ít, ý kiến phản đối thì
nhiều. Và không chỉ người dân, tầng lớp trí thức, nhà khoa học, nhà báo
mà ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao cũng có người lên tiếng phản đối
như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
(có hơn 2000 các cựu lãnh đạo và trí thức ký vào đơn thỉnh nguyện dừng
dự án). Nhưng mọi ý kiến, kiến nghị , phản đối điều bị gạt bỏ và không
ít người đã bị bắt bớ, tù đày. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó đã khẳng
định: “khai thác quặng bô xít là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta
đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội X. Bộ Chính trị cũng đã 3 lần nghe
chiến lược về phát triển bô xít. Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch phát
triển bô xít Tây Nguyên với tinh thần đảm bảo hiệu quả, bền vững” (Dân
trí 05/2/2009). Ngày 23/6/2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã
ban hành Nghị quyết số 775/NQ-UBTVQH13, đánh giá việc triển khai thí
điểm 2 dự án là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác
tiềm năng, thế mạnh của các địa phương có tài nguyên khoáng sản, thúc
đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực địa bàn chiến lược
Tây Nguyên (http://www.moit.gov.vn 30/03/2015).
Dự án không chứng minh được hiệu quả kinh tế, không đánh giá tác động
đến môi trường nhưng vẫn được triển khai. Bài toán nào cho dự án khi
công nghệ lạc hậu, đội vốn, sự cố, các khoản lỗ và thị trường thế giới
đầy rủi do. Với tình hình hiện nay càng khai thác nhiều càng lỗ nhiều.
Năm 2014, theo tính toán mỗi tấn alumin xuất khẩu của Tân Rai đang “ âm”
hơn tới 49-59 USD/tấn so với mức giá dự báo trong bài toán đầu tư. Thời
điểm hiện tại giá alumin đang ở mức thấp, giá cả trong tương lai cũng
chỉ là dự báo, không có gì chắc chắn. Mà vấn đề giá bán alumin là yếu tố
quyết định hiệu quả của dự án.
Theo thời gian những rủi ro từ dự án khai thác bauxite ngày cành lớn. Số
tiền 32.000 tỷ đồng có nguy cơ bốc hơi theo mây khói. Dân Việt Nam lại
gánh thêm một khoản nợ - theo tính toán mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho
nhà máy alumin.
Nhưng có lẽ giờ đây lỗ, lãi từ dự án không còn quan trọng mà là vấn đề
môi trường. Hiện nay chưa có công nghệ nào xử lý được bùn đỏ trong sản
xuất nhôm từ bauxite, nếu nó xảy ra sự cố thì sự hủy diệt hết sức khủng
khiếp. Theo quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa
chất và Khoáng sản:“Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con
sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi
trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường…tác hại môi trường
chẳng khác gì Formosa”. Và đã có sự cố xảy ra: Vỡ đê hồ thải quặng ngày
8/10/2014 khiến 5 ngàn mét khối nước và bùn đỏ đã tràn ra ngoài. Vỡ
đường ống dẫn nước có chứa chất xút độc hại từ hồ bùn đỏ của Nhà máy
alumin Tân Rai ngày 13/12/2016.
Khẳng định rằng, chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một quyết
định rất sai lầm, mà cái giá phải trả là rất đắt. Hậu quả của nó chắc
chắn người dân phải gánh chịu. Còn những người đưa ra chủ trương, những
người lãnh đạo doanh doanh nghiệp họ không những không bị truy cứu trách
nhiệm mà còn được thăng quan tiến chức. Vậy có công bằng?
Thiên Luân
(Dân Luận)