Kinh Đời
Du học sinh ở hay về: Một góc nhìn tích cực hơn
Sau mùa hè làm vừa rồi làm When The Birds Fly Home, mình chưa lần nào mở lời về những gì đã học được qua dự án này. Một phần vì đã có những chuyện không mong muốn xảy ra làm mình khá buồn và dè dặt trước mỗi lần định cất tiếng nói, và một phần vì mình học được nhiều thứ quá, chẳng biết bắt đầu từ đâu. Hôm nay sẽ là lần đầu tiên vậy.
Ba tháng vừa qua mình sống và học tập ở Paris. Trải qua nhiều sự yêu ghét lẫn lộn thì cuối cùng mình cũng có thể gọi đất nước này là ngôi nhà thứ ba – sau Việt Nam nơi mình sinh ra và lớn lên, và sau Mỹ nơi mình đã gửi gắm cuộc sống đại học.
Paris đẹp đến nao lòng, vào ngày hè nóng 36 độ không có điều hoà cũng như ngày đông 2 độ rét run cầm cập. Nhưng cũng như tất cả mọi chỗ mình đã may mắn được dừng chân, Paris không hoàn hảo, chỉ là những góc khuất, những khuyết điểm của thành phố này được giấu đi khéo léo sau sự hào nhoáng của cái nhìn đầu tiên. Đối nghịch với Champs Elysees, Arc de Triomphe lộng lẫy là những bến metro đặc mùi nước tiểu. Khác biệt với những chiếc xe sang đỗ đầy trên phố, những cô cậu sành điệu sải bước trên đường trong bộ đồ hiệu, là vô vàn những người vô gia cư co quắp trong tấm chăn mỏng ở bốt điện thoại.
New York cũng vậy, những thước phim nghệ thuật sẽ chỉ quay tới Quảng trường Thời đại ngập ánh đèn, những toà nhà chọc trời nguy nga hoa lệ, chứ chẳng bao giờ quay tới đường phố ngập rác, hay cái giá cắt cổ chỉ để thuê được một phòng trọ. Những người hâm mộ San Francisco khi nói đến vẻ đẹp của nó sẽ bỏ qua hàng loạt người nghèo bị đẩy ra đường khi khu nhà của họ bị gentrified (bị làm mới, nâng giá trên mức họ có thể chi trả), rồi sống vạ vật ở các góc phố sầm uất như những con người bị xã hội lãng quên. Hay khi nhắc đến Dubai, người ta sẽ chỉ nghĩ tới sự giàu có và chủ nghĩa mua sắm, chứ ai muốn kể chuyện cô gái nọ vì quan hệ trước hôn nhân với người yêu mà bị hàng xóm tố cáo rồi phải đi tù, hay chuyện cuộc sống tinh thần ở đó thiếu thốn ra sao?
Tất cả những so sánh trên đều chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh, nhưng có thể tựu chung lại một điều – chẳng có nơi nào là hoàn hảo. Trước khi đến Paris, mình có nói chuyện với một số anh chị đã từng du học ở đó trở về. Họ không thích Paris, thậm chí ghét nó vì kí ức đại học của họ quá nhiều màu xám, nên mình cũng bị ảnh hưởng một phần. Mình đã được báo trước những góc khuất của Paris, nên khi đến mình không trông đợi điều gì, không ép nó vào một cái khuôn màu hồng tự đúc sẵn, thành ra, cuối cùng mình lại yêu nó. Lí do là, mình học được cách chấp nhận sự bất hoàn hảo của nó, và dành thời gian trân trọng những điều tốt đẹp.
Nhiều du học sinh khi trở về Việt Nam bị bất mãn, bức xúc với tất cả mọi thứ. Hè năm nhất khi mình mới về cũng vậy. Từ chuyện tắc đường, ăn uống, tới cách làm việc và quan điểm của nhiều người về các vấn đề xã hội như bình đằng giới, phân biệt đối xử, sự căm ghét – mình đã từng bức xúc với tất cả và không tìm được cách giải quyết mâu thuẫn nội tâm này. Nhưng mùa hè vừa rồi, sau khi được gặp và nói chuyện với những cô chú, anh chị du học sinh đã trở về nhiều năm, mình mới học được vài điều, xin được trích lời ngắn gọn qua đây:
“Tất nhiên, Việt Nam thiếu nhiều thứ. Cái thiếu thốn có nhiều khía cạnh khác nhau, từ khía cạnh vật chất như thiếu những không gian xanh, thiếu sự yên tĩnh cho tới đời sống tinh thần, thiếu bảo tàng, thiếu triển lãm, thiếu những buổi biểu diễn tầm cỡ thế giới, cho đến khía cạnh chính trị, thiếu báo chí tự do, thiếu tự do biểu đạt, thiếu những hoạt động của xã hội dân sự, các hội đoàn… Tất nhiên Việt Nam cho mình những cái khác, nên mình mới quyết định về. Ở nơi nào cũng có những vấn đề của nó.” (1)
– TS. Đặng Hoàng Giang, Chuyên gia về phát triển, nhà hoạt động xã hội, tác giả chính luận; đã từng sống và làm việc tại Đức và Áo
“Có một cái mà các bạn đi du học về nên để ý, chính là đừng nên tự tin quá. Tự tin rất tốt, đem đến cho mình cảm giác chín chắn, mình biết là mình có thể mang lại những gì cho công ty. Nhưng hãy đi hỏi các anh chị cùng làm ở môi trường đó: “Liệu em làm việc như thế này thì mức lương em nhận được là bao nhiêu?” Hãy đi hỏi chứ đừng tự suy nghĩ, tự [giả định] là mình sẽ nhận được cái này cái kia.”
– Chị Phương Ly, Account Executive ở T&A Ogilvy, Beauty blogger Pretty.Much; đã từng sống và học tập tại Mỹ
“Có rất nhiều chuẩn mực khác nhau giữa việc giảng dạy ở Thụy Điển và Việt Nam, như về cách dạy, đánh giá học sinh, chỉ tiêu đánh giá giảng dạy. […] Thực ra mình cũng không hẳn bức xúc, mỗi người phải tìm ra cách mà thích nghi thôi. Nhưng mà ở đây người ta hướng như thế, một mặt mình vẫn phải làm còn một mặt thì mình dần dần định hướng lại cho họ. […] Không thể áp được quy chuẩn của nước ngoài về đâu. Phải dần dần thay đổi, rồi tổng hợp thành một cái gì đấy không phải của Việt Nam mà cũng không phải của nước ngoài.”
– Thầy Lê Thành Trung, Giảng viên Văn học ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN; đã từng học tập và làm việc tại Thuỵ Điển và Anh
Mình vẫn đang năm ba đại học, chưa trở về thực sự. Mỗi lần về nhà chỉ là ba tháng hè ngắn ngủi. Và mình cũng mới được đi thực tập, làm dự án, chứ chưa từng tự mở một công ty hay lăn xả ngoài đời để cho ai lời khuyên gì. Nhưng về chuyện du học sinh nên ở hay về, anh Hùng Trần bạn mình đã viết một bài, trong đó có vài câu mình tâm đắc đến nỗi tự nhắc lại một cách vô thức khi trở lời phỏng vấn Café Sáng VTV3 lần trước.
“Vậy các bạn du học sinh ơi, ở góc giản đơn nhất bạn nhìn về Việt Nam, chỉ cần đơn giản là một lựa chọn để sống và làm việc, bạn có thể nghĩ về việc này: Khúc sông này còn rộng, nước còn dữ. Những cây cầu bạn đang thấy, đã đưa nhiều người sang sông. Nhưng chúng sẽ không đủ cho 60.000 người. Thực ra, cả dân tộc Việt Nam sẽ cùng qua khúc sông đó để đến bờ thành công. Nếu bạn không cùng những người đi trước xây cầu, thì là ai? Chắc chắn sẽ có người đồng hành cùng bạn, gian nan một tí, cực nhọc một tí, nhưng bạn không lẻ loi, và giá trị của bạn tạo ra sẽ lan ra theo cấp số nhân theo thời gian.” (2)
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên tất nhiên trong giai đoạn này, số lượng khiếm khuyết, hay lí do khiến bạn rời xa nó, sẽ nhiều hơn những điểm tốt, hay lí do để bạn trở về. Nhưng càng nhiều điểm xấu thì lại càng nhiều cơ hội để chúng ta tạo ra sự thay đổi, trở thành người đi đầu trong công cuộc “sửa chữa.” Những việc bạn muốn làm đôi khi sẽ gặp phải rào cản khách quan, nhưng ở đâu cũng vậy thôi, phụ thuộc vào cách nhìn và thái độ của bạn.
Hãy cùng mạnh dạn xây những cây cầu, và một ngày nào đó nếu bạn có phát điên vì tắc đường 30 phút rồi vẫn chưa đến được công ty, hãy nghĩ tới một người bạn ở Paris chỉ vì sáng nay trót phóng oto ra đường thay vì đi metro mà muộn làm tận 2 tiếng. (Câu chuyện có thật vừa được nghe kể, nạn nhân là ông thầy quá lạc quan về giao thông Padi).
Ở hay về là quyết định cá nhân. Nên những luận điểm về trách nhiệm, lòng yêu nước hay gì đi nữa, mình xin để ra ngoài. Không thể áp người khác vào những giá trị của bản thân được. 😀
(1): Để đọc thêm các chia sẻ của những du học sinh trở về, follow dự án When The Birds Fly Home ở đây.
(2) Hung Tran. “Chuyện ở, chuyện về: Bạn sẽ chọn xây cầu, hay vì chưa có cầu nên bạn không qua?”. https://www.facebook.com/notes/hung-tran/chuyện-ở-chuyện-về-bạn-sẽ-chọn-xây-cầu-hay-vì-chưa-có-cầu-nên-bạn-không-qua/10153845237457728
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Du học sinh ở hay về: Một góc nhìn tích cực hơn
Sau mùa hè làm vừa rồi làm When The Birds Fly Home, mình chưa lần nào mở lời về những gì đã học được qua dự án này. Một phần vì đã có những chuyện không mong muốn xảy ra làm mình khá buồn và dè dặt trước mỗi lần định cất tiếng nói, và một phần vì mình học được nhiều thứ quá, chẳng biết bắt đầu từ đâu. Hôm nay sẽ là lần đầu tiên vậy.
Ba tháng vừa qua mình sống và học tập ở Paris. Trải qua nhiều sự yêu ghét lẫn lộn thì cuối cùng mình cũng có thể gọi đất nước này là ngôi nhà thứ ba – sau Việt Nam nơi mình sinh ra và lớn lên, và sau Mỹ nơi mình đã gửi gắm cuộc sống đại học.
Paris đẹp đến nao lòng, vào ngày hè nóng 36 độ không có điều hoà cũng như ngày đông 2 độ rét run cầm cập. Nhưng cũng như tất cả mọi chỗ mình đã may mắn được dừng chân, Paris không hoàn hảo, chỉ là những góc khuất, những khuyết điểm của thành phố này được giấu đi khéo léo sau sự hào nhoáng của cái nhìn đầu tiên. Đối nghịch với Champs Elysees, Arc de Triomphe lộng lẫy là những bến metro đặc mùi nước tiểu. Khác biệt với những chiếc xe sang đỗ đầy trên phố, những cô cậu sành điệu sải bước trên đường trong bộ đồ hiệu, là vô vàn những người vô gia cư co quắp trong tấm chăn mỏng ở bốt điện thoại.
New York cũng vậy, những thước phim nghệ thuật sẽ chỉ quay tới Quảng trường Thời đại ngập ánh đèn, những toà nhà chọc trời nguy nga hoa lệ, chứ chẳng bao giờ quay tới đường phố ngập rác, hay cái giá cắt cổ chỉ để thuê được một phòng trọ. Những người hâm mộ San Francisco khi nói đến vẻ đẹp của nó sẽ bỏ qua hàng loạt người nghèo bị đẩy ra đường khi khu nhà của họ bị gentrified (bị làm mới, nâng giá trên mức họ có thể chi trả), rồi sống vạ vật ở các góc phố sầm uất như những con người bị xã hội lãng quên. Hay khi nhắc đến Dubai, người ta sẽ chỉ nghĩ tới sự giàu có và chủ nghĩa mua sắm, chứ ai muốn kể chuyện cô gái nọ vì quan hệ trước hôn nhân với người yêu mà bị hàng xóm tố cáo rồi phải đi tù, hay chuyện cuộc sống tinh thần ở đó thiếu thốn ra sao?
Tất cả những so sánh trên đều chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh, nhưng có thể tựu chung lại một điều – chẳng có nơi nào là hoàn hảo. Trước khi đến Paris, mình có nói chuyện với một số anh chị đã từng du học ở đó trở về. Họ không thích Paris, thậm chí ghét nó vì kí ức đại học của họ quá nhiều màu xám, nên mình cũng bị ảnh hưởng một phần. Mình đã được báo trước những góc khuất của Paris, nên khi đến mình không trông đợi điều gì, không ép nó vào một cái khuôn màu hồng tự đúc sẵn, thành ra, cuối cùng mình lại yêu nó. Lí do là, mình học được cách chấp nhận sự bất hoàn hảo của nó, và dành thời gian trân trọng những điều tốt đẹp.
Nhiều du học sinh khi trở về Việt Nam bị bất mãn, bức xúc với tất cả mọi thứ. Hè năm nhất khi mình mới về cũng vậy. Từ chuyện tắc đường, ăn uống, tới cách làm việc và quan điểm của nhiều người về các vấn đề xã hội như bình đằng giới, phân biệt đối xử, sự căm ghét – mình đã từng bức xúc với tất cả và không tìm được cách giải quyết mâu thuẫn nội tâm này. Nhưng mùa hè vừa rồi, sau khi được gặp và nói chuyện với những cô chú, anh chị du học sinh đã trở về nhiều năm, mình mới học được vài điều, xin được trích lời ngắn gọn qua đây:
“Tất nhiên, Việt Nam thiếu nhiều thứ. Cái thiếu thốn có nhiều khía cạnh khác nhau, từ khía cạnh vật chất như thiếu những không gian xanh, thiếu sự yên tĩnh cho tới đời sống tinh thần, thiếu bảo tàng, thiếu triển lãm, thiếu những buổi biểu diễn tầm cỡ thế giới, cho đến khía cạnh chính trị, thiếu báo chí tự do, thiếu tự do biểu đạt, thiếu những hoạt động của xã hội dân sự, các hội đoàn… Tất nhiên Việt Nam cho mình những cái khác, nên mình mới quyết định về. Ở nơi nào cũng có những vấn đề của nó.” (1)
– TS. Đặng Hoàng Giang, Chuyên gia về phát triển, nhà hoạt động xã hội, tác giả chính luận; đã từng sống và làm việc tại Đức và Áo
“Có một cái mà các bạn đi du học về nên để ý, chính là đừng nên tự tin quá. Tự tin rất tốt, đem đến cho mình cảm giác chín chắn, mình biết là mình có thể mang lại những gì cho công ty. Nhưng hãy đi hỏi các anh chị cùng làm ở môi trường đó: “Liệu em làm việc như thế này thì mức lương em nhận được là bao nhiêu?” Hãy đi hỏi chứ đừng tự suy nghĩ, tự [giả định] là mình sẽ nhận được cái này cái kia.”
– Chị Phương Ly, Account Executive ở T&A Ogilvy, Beauty blogger Pretty.Much; đã từng sống và học tập tại Mỹ
“Có rất nhiều chuẩn mực khác nhau giữa việc giảng dạy ở Thụy Điển và Việt Nam, như về cách dạy, đánh giá học sinh, chỉ tiêu đánh giá giảng dạy. […] Thực ra mình cũng không hẳn bức xúc, mỗi người phải tìm ra cách mà thích nghi thôi. Nhưng mà ở đây người ta hướng như thế, một mặt mình vẫn phải làm còn một mặt thì mình dần dần định hướng lại cho họ. […] Không thể áp được quy chuẩn của nước ngoài về đâu. Phải dần dần thay đổi, rồi tổng hợp thành một cái gì đấy không phải của Việt Nam mà cũng không phải của nước ngoài.”
– Thầy Lê Thành Trung, Giảng viên Văn học ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN; đã từng học tập và làm việc tại Thuỵ Điển và Anh
Mình vẫn đang năm ba đại học, chưa trở về thực sự. Mỗi lần về nhà chỉ là ba tháng hè ngắn ngủi. Và mình cũng mới được đi thực tập, làm dự án, chứ chưa từng tự mở một công ty hay lăn xả ngoài đời để cho ai lời khuyên gì. Nhưng về chuyện du học sinh nên ở hay về, anh Hùng Trần bạn mình đã viết một bài, trong đó có vài câu mình tâm đắc đến nỗi tự nhắc lại một cách vô thức khi trở lời phỏng vấn Café Sáng VTV3 lần trước.
“Vậy các bạn du học sinh ơi, ở góc giản đơn nhất bạn nhìn về Việt Nam, chỉ cần đơn giản là một lựa chọn để sống và làm việc, bạn có thể nghĩ về việc này: Khúc sông này còn rộng, nước còn dữ. Những cây cầu bạn đang thấy, đã đưa nhiều người sang sông. Nhưng chúng sẽ không đủ cho 60.000 người. Thực ra, cả dân tộc Việt Nam sẽ cùng qua khúc sông đó để đến bờ thành công. Nếu bạn không cùng những người đi trước xây cầu, thì là ai? Chắc chắn sẽ có người đồng hành cùng bạn, gian nan một tí, cực nhọc một tí, nhưng bạn không lẻ loi, và giá trị của bạn tạo ra sẽ lan ra theo cấp số nhân theo thời gian.” (2)
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên tất nhiên trong giai đoạn này, số lượng khiếm khuyết, hay lí do khiến bạn rời xa nó, sẽ nhiều hơn những điểm tốt, hay lí do để bạn trở về. Nhưng càng nhiều điểm xấu thì lại càng nhiều cơ hội để chúng ta tạo ra sự thay đổi, trở thành người đi đầu trong công cuộc “sửa chữa.” Những việc bạn muốn làm đôi khi sẽ gặp phải rào cản khách quan, nhưng ở đâu cũng vậy thôi, phụ thuộc vào cách nhìn và thái độ của bạn.
Hãy cùng mạnh dạn xây những cây cầu, và một ngày nào đó nếu bạn có phát điên vì tắc đường 30 phút rồi vẫn chưa đến được công ty, hãy nghĩ tới một người bạn ở Paris chỉ vì sáng nay trót phóng oto ra đường thay vì đi metro mà muộn làm tận 2 tiếng. (Câu chuyện có thật vừa được nghe kể, nạn nhân là ông thầy quá lạc quan về giao thông Padi).
Ở hay về là quyết định cá nhân. Nên những luận điểm về trách nhiệm, lòng yêu nước hay gì đi nữa, mình xin để ra ngoài. Không thể áp người khác vào những giá trị của bản thân được. 😀
(1): Để đọc thêm các chia sẻ của những du học sinh trở về, follow dự án When The Birds Fly Home ở đây.
(2) Hung Tran. “Chuyện ở, chuyện về: Bạn sẽ chọn xây cầu, hay vì chưa có cầu nên bạn không qua?”. https://www.facebook.com/notes/hung-tran/chuyện-ở-chuyện-về-bạn-sẽ-chọn-xây-cầu-hay-vì-chưa-có-cầu-nên-bạn-không-qua/10153845237457728