Sức khỏe và đời sống
Du lịch ghép tạng: đâu là sự tham gia của người Canada?
Tác giả: Epoch Times | Dịch giả: Kim Xuân
Sau báo cáo về ngành công nghiệp ghép tạng ở Trung Quốc được công bố trong tháng 6 vừa qua, Epoch Times nhân ngày Thế giới về hiến và ghép tạng để ra một số đặc biệt. Chúng tôi muốn biết tình hình du lịch ghép tạng trên thế giới và những tác động của nó ở Quebec và Canada.
Một số bệnh nhân lo sợ cho cuộc sống của mình, họ đang mệt mỏi chờ đợi, họ không chịu đựng được lọc máu nữa, họ tìm mọi cách để được ghép tạng. Điều này đẩy họ đi ra nước ngoài.
– Tiến sĩ Marie-Chantal Fortin
Ghép tạng là một liệu pháp có hiệu quả để điều trị suy nội tạng ở giai đoạn cuối và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nhưng ngay cả ở những nước có chương trình hiến tạng, từ lâu đã tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa số lượng nội tạng có sẵn và bệnh nhân có nhu cầu. Do đó, một số bệnh nhân đã ra nước ngoài: “Một số bệnh nhân lo sợ cho cuộc sống của mình, họ đang mệt mỏi chờ đợi, họ không chịu đựng được lọc máu nữa, họ tìm mọi cách để được ghép tạng. Điều này đẩy họ đi ra nước ngoài“, tiến sĩ Marie-Chantal Fortin, bác sĩ chuyên khoa thận ghép tại CHUM và là tác giả của nhiều báo cáo khoa học về đề tài này cho biết.
Nếu vào những năm 1980, buôn bán nội tạng là một thực tế bị che giấu và đặt bên lề, chỉ có thể diễn ra trong các con hẻm tối tăm ở một số nước đang phát triển, thì tới những năm 2.000, nó đã có một quy mô chưa từng thấy, theo một bài báo đăng năm 2013 của Danovitch và các đồng nghiệp trên tạp chí Transplantation. Ngày này, nó liên quan đến một lượng ngày càng lớn của những người nhận giàu có đi du lịch đến các bệnh viện và phòng khám được giới thiệu bởi những kẻ môi giới hay tìm thấy trên Internet, để được ghép, theo đường thương mại, một nội tạng mà họ thường không biết nguồn gốc. Thực tế này bị cộng đồng quốc tế lên án là bất hợp pháp ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Canada, nhưng vẫn đang tiếp tục phát triển.
Một hoạt động đang bành trướng
Một số lý do giải thích sự tăng trưởng của du lịch ghép tạng: những tiến bộ khoa học, bao gồm cả sự phát hiện ra cyclosporine A – một ức chế miễn dịch, làm giảm nguy cơ đào thải của tạng được ghép và mở rộng thị trường của những người hiến tạng tiềm năng – sự già hóa dân số của các nước phát triển và sự gia tăng nhân viên y tế có trình độ từ các nước đang phát triển, những người ít có cơ hội việc làm hoặc việc làm được trả lương thấp, làm cho họ dễ tham nhũng và tham gia vào buôn bán nội tạng, theo một báo cáo của Giáo sư Glenn Cohen đăng năm 2013 trên Journal of Law, Medecine & Ethics.
Theo Global Financial Integrity, năm 2011, buôn bán nội tạng được xếp trong số 10 tội ác sinh lợi nhất trên thế giới, với tổng lợi nhuận hàng năm từ 614 triệu tới 1,2 tỷ đô la. Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính từ 5% đến 10% các ca ghép thận được thực hiện hàng năm trên toàn thế giới là đến từ thị trường, mọi người có thể đọc bài viết này đăng năm 2016 của Ambagtsheer và các đồng nghiệp trong Tạp chí Mỹ về ghép tạng (American Journal of Transplantation).
“Các điểm nóng được báo cáo nhiều nhất là Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Philippines“, Tiến sĩ Fortin cho biết, trong khi người nhận chủ yếu đến từ các nước vùng Vịnh, Israel, Châu Âu và Bắc Mỹ. Số lượng bệnh nhân đến từ Đài Loan và Hàn Quốc vượt đáng kể số lượng bệnh nhân đến từ các nước khác (gần 4/10 bệnh nhân) và Trung Quốc, là điểm đến xa phổ biến nhất đối với du lịch ghép tạng – nó nhận hơn một nửa số bệnh nhân nước ngoài – tiếp theo là Ấn Độ, Pakistan và Philippines, theo bài báo của Ambagtsheer trích dẫn ở trên.
Nhận được một nội tạng sống qua du lịch ghép tạng làm dấy lên các vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Trong các quốc gia Nam Á, những người hiến/cho tạng thường là những người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn buộc họ phải bán một quả thận. Về phía Trung Quốc, 90% nội tạng cấy ghép đến từ các tử tù.
Các bệnh nhân người Canada
Mỗi năm, có từ 30 đến 50 bệnh nhân người Canada mua thận ở nước ngoài, chiếm từ 3% đến 5% của tất cả các ca ghép thận, theo một bài viết của Tiến sĩ Fortin và các đồng nghiệp với tiêu đề Chúng ta nên làm gì với bệnh nhân, Ai mua thận ở nước ngoài? (What Should We Do with Patients Who Buy Kidney Overseas ?), đăng năm 2007. Ngoài ra, bệnh nhân tham gia vào du lịch ghép tạng phần lớn là cư dân thường trú hoặc công dân Canada sinh ra ở ngoài Canada, họ trở về nước xuất xứ của mình để được cấy ghép. “Tôi nói vấn đề này đặc biệt phổ biến ở Toronto và Vancouver. […] Tôi nghĩ hai thành phố này có người của nhiều nước, là một trong những yếu tố giải thích điều này. Và có lẽ cũng do thời gian chờ đợi có thể rất dài ở Toronto trong khi thời gian đối với họ không còn nhiều”, nhà nghiên cứu cho biết.
Thật vậy, trong năm 2006, bệnh nhân có thể phải chờ đợi từ 5 đến 9 năm để nhận được một quả thận ở Toronto. Ngoài ra, tỷ lệ người nhập cư đến từ các nước nơi đường dây buôn bán nội tạng rất phổ biến (Trung Quốc và Đông Nam Á) là rất lớn ở Toronto và Vancouver: người nhập cư sinh ra ở Trung Quốc chiếm 5,1% và 11,3% dân số ở hai thành phố này (1,5% tại Montreal) và chiếm tới 25,7% người nhập cư ở Vancouver, theo số liệu điều tra dân số năm 2011. Trong khi những người nhập cư sinh ra ở Nam Á chiếm 7,4% dân số Toronto vào năm 2011.
Bệnh viện St. Michael ở Toronto cho biết một tỷ lệ trung bình từ 4 đến 5 ca ghép tạng được thực hiện mỗi năm đối với người Toronto ở nước ngoài, trong giai đoạn 1998-2013, theo một nghiên cứu công bố vào năm 2016 trên tạp chí Transplantation. Tỷ lệ này vẫn ổn định trong những năm gần đây theo xác nhận bằng email với chúng tôi của Tiến sĩ Ramesh Prasad, là tác giả chính.
Ở Vancouver, có từ 14 đến 16 bệnh nhân mỗi năm đã được ghép tạng ở nước ngoài trong giai đoạn 2005 đến 2007. Tuy nhiên gần đây, mặc dù hiện tượng này vẫn còn, nhưng số lượng bệnh nhân tham gia vào du lịch ghép tạng đã giảm rất nhiều, theo tiến sĩ John Gill, nhà nghiên cứu và là bác sỹ chuyên khoa thận tại bệnh viện St. Paul, gửi qua email cho Epoch Times. Ông nhấn mạnh, những nỗ lực phối hợp trong giáo dục về hiến tạng đã tăng gần gấp đôi số lượng hiến xác chết tại Colombie-Britannique, giúp làm giảm bệnh nhân tìm ra nước ngoài.
Tại Quebec, cũng có xu hướng tương tự : “Chúng tôi đã có một vài trường hợp [ở CHUM], nhưng tôi phải thú nhận rằng trường hợp cuối cùng đã cách đây vài năm“, tiến sĩ Fortin cho biết. Về tình hình hiến tạng, nó đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây: “Từ năm 1990, số lượng người trong danh sách chờ đã tăng từ năm này sang năm khác, nhưng kể từ năm 2011 và 2012, có sự gia tăng về số lượng các ca hiến tạng, và do đó làm giảm số lượng người chờ đợi“, Hugues Villeneuve, người đứng đầu về giáo dục và phát triển ghép tạng ở bệnh viện Québec cho biết. Hơn nữa, một bản tin gần đây của bệnh viện cho biết 172 người hiến tạng đã giúp 549 người nhận được một nội tạng trong năm 2015 – một kỷ lục trong lịch sử ghép tạng của Quebec!
Bệnh nhân có được thông báo đầy đủ về các rủi ro liên quan đến việc mua một nội tạng ở nước ngoài?
Những rủi ro
Những nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân nhận được một nội tạng ở nước ngoài có nhiều biến chứng hơn khi trở về nước so với những bệnh nhân nhận được tạng từ một người hiến tạng sống ở Canada. Nguy cơ tử vong, suy nội tạng và nhiễm trùng nghiêm trọng đã tăng lên: “Có lẽ việc đánh giá người hiến tạng (người bán) được thực hiện tại các nước nơi diễn ra giao dịch không giống như ở đây. Đã có trường hợp lây truyền viêm gan, HIV, …, trong khi những người hiến tạng của chúng tôi khi sống được theo dõi rất tỉ mỉ”, Tiến sĩ Fortin cho biết. Ngoài ra, một số nhiễm trùng rất kháng thuốc và đặt ra nguy cơ sức khỏe cho cộng đồng tại Canada. Bên cạnh đó, “hầu hết thời gian, chúng ta có rất ít hoặc không có thông tin về ghép tạng, thuốc được sử dụng hoặc tình trạng của người bán/người hiến tạng. Giám sát có thể khó khăn hơn trong những điều kiện ở đó“, tiến sĩ Fortin cho biết.
Bệnh nhân có được thông báo đầy đủ về các rủi ro liên quan đến việc mua một nội tạng ở nước ngoài? “Có lẽ là không. Tôi chắc rằng họ không được biết”, bác sĩ chuyên khoa thận nói. Đây là một hoạt động bất hợp pháp, sự tham gia của bác sĩ trong việc chuẩn bị lưu trú bị hạn chế và bệnh nhân có thể dựa vào các thông tin tìm thấy trên internet, thu được từ các công ty du lịch y tế hoặc từ môi giới – một thông tin không phải không có xung đột lợi ích.
Các giải pháp
Để giúp chống buôn bán nội tạng, các tác giả đề xuất thành lập một cơ quan y tế công lập trung ương mà các bác sĩ sẽ được yêu cầu báo cáo các trường hợp bệnh nhân đã đi ra nước ngoài để ghép tạng – nhưng không bao gồm các thông tin có thể nhận dạng họ. Mục đích là để hiểu sâu thêm về hiện tượng này, để có thể hỗ trợ soạn thảo một luật đầy đủ để chống lại buôn bán nội tạng. Những báo cáo này liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, những người lái xe không thích hợp và các sự kiện liên quan đến súng hoặc dao hiện đang tồn tại ở Canada, theo một bài báo có tựa đề Hạn chế du lịch ghép tạng: các bác sĩ Canada và pháp luật, của Timothy Caulfield và Amy Zarzeczny, đăng năm 2016.
“Tất nhiên ở Quebec, ít bị ảnh hưởng [bởi du lịch ghép tạng], nhưng chúng tôi rất nhạy cảm với những gì đang xảy ra bên ngoài. Điều quan trọng là hệ thống hiến tạng phải có độ tin cậy. Điều cần thiết là mọi người có niềm tin vào chúng tôi. Khi hiến tạng có nhiều người chê bai, từ bên ngoài đến ở đây. Tất cả các hành động của chúng tôi đang làm để giữ niềm tin của công chúng. Chúng ta rất minh bạch, việc phân bổ nội tạng được dựa trên nhiều tiêu chí chi tiết. Mục đích để nói rằng “Hãy tin tưởng vào hệ thống hiến tạng ở Quebec”. Đây là nơi mà người dân dấn thân vào và nó phải được duy trì như vậy“,Villeneuve kết luận.
Hoàn cảnh của những người bán/ hiến tạng
Theo bài báo của giáo sư Glenn Cohen trích dẫn ở trên, Pakistan là điểm đến phổ biến cho du lịch ghép tạng với 2.000 nội tạng được bán mỗi năm, trong đó hai phần ba cho người nước ngoài. Một nghiên cứu về những người hiến/ bán tạng của đất nước này, 90% số người được hỏi không biết chữ, tất cả đều khá nghèo – với mức lương trung bình 15,4 $ / tháng – và 77% có nợ từ 1.000 đô la đến 2.500 đô la. Tất cả những người được hỏi đều khẳng định họ khỏe mạnh trước khi mổ, nhưng 1,2% cho biết phải ở lại sau khi ghép. Hầu hết cho biết cảm thấy mệt mỏi và không thể làm việc trong nhiều giờ liền. Phần lớn những người được hỏi (85%) khẳng định đã không có bất cứ sự cải thiện nào về tình hình tài chính của họ sau khi mổ. Chỉ 4% cho biết họ đã có thể trả được nợ của mình.
Ở Bangladesh, theo một cuộc khảo sát đối với 33 người bán tạng, họ đã được tuyển chọn qua một quảng cáo trên báo địa phương để liên lạc với một người nhận tạng hay với môi giới, người môi giới này khẳng định với họ “hiến” thận là một “hành động cao thượng“. Người này cũng kể cho họ câu chuyện của một “quả thận đang ngủ” theo đó, bằng cách cắt đi quả thận đầu tiên, bác sĩ và thuốc men sẽ “đánh thức” quả thận thứ hai mà trước đây không hoạt động (đang ngủ). Một khi người hiến tạng bị thuyết phục, người môi giới chuẩn bị một hộ chiếu giả để tổ chức chuyến đi đến Ấn Độ, nơi sẽ thực hiện ghép tạng, cùng như những giấy tờ pháp lý giả khẳng định nội tạng là cho một thành viên trong gia đình của người hiến/bán tạng. Người bán tạng thường ra viện khoảng 5 ngày sau ca mổ và được đến ở trong những căn hộ, theo những người được hỏi là “không sạch” vài ngày trước khi trở về Bangladesh – vết thương của một số người bị chảy máu trên chuyến trở về nhà. Trong số 33 bệnh nhân, 27 bệnh nhân đã không nhận được số tiền dự kiến ban đầu. Tình hình kinh tế, sức khỏe thể chất và tâm lý, cũng như tình hình xã hội của họ thật thảm hại, 85% người bán tạng có nhận xét tiêu cực về đường dây buôn bán nội tạng, một số thì coi ngày họ lên bàn mổ là”ngày chết của mình” và nhiều người đã khẳng định, nếu có cơ hội thứ 2, họ sẽ không bán thận của mình.
Hướng dẫn của các chuyên gia ghép tạng
(Không đầy đủ)
Trước khi ra nước ngoài
- Tất cả các bệnh nhân bị suy tạng giai đoạn cuối và đang đợi ghép tạng nên được thông báo về những rủi ro và các vấn đề đạo đức trong du lịch ghép tạng và buôn bán nội tạng. Một bệnh nhân đang xem xét mua một nội tạng nên được tư vấn trước khi ghép với một bác sĩ có kiến thức về chăm sóc trong bối cảnh này.
- Tư vấn trước ghép tạng nên bao gồm thông báo cho bệnh nhân về những khó khăn trong chăm sóc liên tục trong một môi trường cấy ghép ở nước ngoài và không được thanh toán từ chế độ bảo hiểm cho các chi phí y tế nếu đấy là một hành động bất hợp pháp.
- Các bác sĩ nên thông báo cho bệnh nhân những đối xử vô đạo đức đối với những người bán/hiến tạng trong bối cảnh ghép tạng không được kiểm soát. Các bác sĩ có nhiệm vụ phải bảo vệ lợi ích cho bệnh nhân của mình, nhưng các thành viên của cộng đồng y tế, họ cũng có nhiệm vụ ngăn chặn tác hại gây ra cho người khác
- Bác sĩ có trách nhiệm thông báo cho bệnh nhân của mình xung đột giá trị có thể ảnh hưởng đến các khuyến nghị của họ hay thực hiện một thủ tục y tế mà bệnh nhân có yêu cầu.
- Bác sĩ có nghĩa vụ phải làm những có lợi nhất của bệnh nhân của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm kiểm tra y tế trước khi cấy ghép ở nước ngoài và các đơn thuốc sử dụng cho việc cấy ghép ở nước ngoài. Theo Hiệp hội Y khoa Canada, các bác sĩ không thể kê toa thuốc để điều trị khi họ không giám sát, cũng như điều trị mà vi phạm nhân quyền.
- Hiệp hội Y tế Canada và Tòa án tối cao của Canada quy định bác sĩ phải cung cấp hồ sơ y tế cho bệnh nhân khi được yêu cầu. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể từ chối cung cấp hồ sơ y tế cho bệnh nhân nếu họ có đủ lý do để tin rằng thông tin có thể gây hại cho bệnh nhân hoặc một bên thứ ba.
Sau thời gian ở nước ngoài
- Bác sĩ có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp cho bệnh nhân, bao gồm cả bệnh nhân đã được ghép tạng ở nước ngoài. Trong tình huống không khẩn cấp, bác sĩ có thể chọn để chuyển bệnh nhân đến bác sĩ khác.
Nguồn: John S. Gill và đồng nghiệp. 2010. Policy Statement of Canadian Society of Transplantation and Canadian Society of Nephrology on Organ Trafficking and Transplant tourism, paru dans Transplantation
( Đai Kỷ Nguyên )
Du lịch ghép tạng: đâu là sự tham gia của người Canada?
Tác giả: Epoch Times | Dịch giả: Kim Xuân
Sau báo cáo về ngành công nghiệp ghép tạng ở Trung Quốc được công bố trong tháng 6 vừa qua, Epoch Times nhân ngày Thế giới về hiến và ghép tạng để ra một số đặc biệt. Chúng tôi muốn biết tình hình du lịch ghép tạng trên thế giới và những tác động của nó ở Quebec và Canada.
Một số bệnh nhân lo sợ cho cuộc sống của mình, họ đang mệt mỏi chờ đợi, họ không chịu đựng được lọc máu nữa, họ tìm mọi cách để được ghép tạng. Điều này đẩy họ đi ra nước ngoài.
– Tiến sĩ Marie-Chantal Fortin
Ghép tạng là một liệu pháp có hiệu quả để điều trị suy nội tạng ở giai đoạn cuối và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nhưng ngay cả ở những nước có chương trình hiến tạng, từ lâu đã tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa số lượng nội tạng có sẵn và bệnh nhân có nhu cầu. Do đó, một số bệnh nhân đã ra nước ngoài: “Một số bệnh nhân lo sợ cho cuộc sống của mình, họ đang mệt mỏi chờ đợi, họ không chịu đựng được lọc máu nữa, họ tìm mọi cách để được ghép tạng. Điều này đẩy họ đi ra nước ngoài“, tiến sĩ Marie-Chantal Fortin, bác sĩ chuyên khoa thận ghép tại CHUM và là tác giả của nhiều báo cáo khoa học về đề tài này cho biết.
Nếu vào những năm 1980, buôn bán nội tạng là một thực tế bị che giấu và đặt bên lề, chỉ có thể diễn ra trong các con hẻm tối tăm ở một số nước đang phát triển, thì tới những năm 2.000, nó đã có một quy mô chưa từng thấy, theo một bài báo đăng năm 2013 của Danovitch và các đồng nghiệp trên tạp chí Transplantation. Ngày này, nó liên quan đến một lượng ngày càng lớn của những người nhận giàu có đi du lịch đến các bệnh viện và phòng khám được giới thiệu bởi những kẻ môi giới hay tìm thấy trên Internet, để được ghép, theo đường thương mại, một nội tạng mà họ thường không biết nguồn gốc. Thực tế này bị cộng đồng quốc tế lên án là bất hợp pháp ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Canada, nhưng vẫn đang tiếp tục phát triển.
Một hoạt động đang bành trướng
Một số lý do giải thích sự tăng trưởng của du lịch ghép tạng: những tiến bộ khoa học, bao gồm cả sự phát hiện ra cyclosporine A – một ức chế miễn dịch, làm giảm nguy cơ đào thải của tạng được ghép và mở rộng thị trường của những người hiến tạng tiềm năng – sự già hóa dân số của các nước phát triển và sự gia tăng nhân viên y tế có trình độ từ các nước đang phát triển, những người ít có cơ hội việc làm hoặc việc làm được trả lương thấp, làm cho họ dễ tham nhũng và tham gia vào buôn bán nội tạng, theo một báo cáo của Giáo sư Glenn Cohen đăng năm 2013 trên Journal of Law, Medecine & Ethics.
Theo Global Financial Integrity, năm 2011, buôn bán nội tạng được xếp trong số 10 tội ác sinh lợi nhất trên thế giới, với tổng lợi nhuận hàng năm từ 614 triệu tới 1,2 tỷ đô la. Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính từ 5% đến 10% các ca ghép thận được thực hiện hàng năm trên toàn thế giới là đến từ thị trường, mọi người có thể đọc bài viết này đăng năm 2016 của Ambagtsheer và các đồng nghiệp trong Tạp chí Mỹ về ghép tạng (American Journal of Transplantation).
“Các điểm nóng được báo cáo nhiều nhất là Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Philippines“, Tiến sĩ Fortin cho biết, trong khi người nhận chủ yếu đến từ các nước vùng Vịnh, Israel, Châu Âu và Bắc Mỹ. Số lượng bệnh nhân đến từ Đài Loan và Hàn Quốc vượt đáng kể số lượng bệnh nhân đến từ các nước khác (gần 4/10 bệnh nhân) và Trung Quốc, là điểm đến xa phổ biến nhất đối với du lịch ghép tạng – nó nhận hơn một nửa số bệnh nhân nước ngoài – tiếp theo là Ấn Độ, Pakistan và Philippines, theo bài báo của Ambagtsheer trích dẫn ở trên.
Nhận được một nội tạng sống qua du lịch ghép tạng làm dấy lên các vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Trong các quốc gia Nam Á, những người hiến/cho tạng thường là những người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn buộc họ phải bán một quả thận. Về phía Trung Quốc, 90% nội tạng cấy ghép đến từ các tử tù.
Các bệnh nhân người Canada
Mỗi năm, có từ 30 đến 50 bệnh nhân người Canada mua thận ở nước ngoài, chiếm từ 3% đến 5% của tất cả các ca ghép thận, theo một bài viết của Tiến sĩ Fortin và các đồng nghiệp với tiêu đề Chúng ta nên làm gì với bệnh nhân, Ai mua thận ở nước ngoài? (What Should We Do with Patients Who Buy Kidney Overseas ?), đăng năm 2007. Ngoài ra, bệnh nhân tham gia vào du lịch ghép tạng phần lớn là cư dân thường trú hoặc công dân Canada sinh ra ở ngoài Canada, họ trở về nước xuất xứ của mình để được cấy ghép. “Tôi nói vấn đề này đặc biệt phổ biến ở Toronto và Vancouver. […] Tôi nghĩ hai thành phố này có người của nhiều nước, là một trong những yếu tố giải thích điều này. Và có lẽ cũng do thời gian chờ đợi có thể rất dài ở Toronto trong khi thời gian đối với họ không còn nhiều”, nhà nghiên cứu cho biết.
Thật vậy, trong năm 2006, bệnh nhân có thể phải chờ đợi từ 5 đến 9 năm để nhận được một quả thận ở Toronto. Ngoài ra, tỷ lệ người nhập cư đến từ các nước nơi đường dây buôn bán nội tạng rất phổ biến (Trung Quốc và Đông Nam Á) là rất lớn ở Toronto và Vancouver: người nhập cư sinh ra ở Trung Quốc chiếm 5,1% và 11,3% dân số ở hai thành phố này (1,5% tại Montreal) và chiếm tới 25,7% người nhập cư ở Vancouver, theo số liệu điều tra dân số năm 2011. Trong khi những người nhập cư sinh ra ở Nam Á chiếm 7,4% dân số Toronto vào năm 2011.
Bệnh viện St. Michael ở Toronto cho biết một tỷ lệ trung bình từ 4 đến 5 ca ghép tạng được thực hiện mỗi năm đối với người Toronto ở nước ngoài, trong giai đoạn 1998-2013, theo một nghiên cứu công bố vào năm 2016 trên tạp chí Transplantation. Tỷ lệ này vẫn ổn định trong những năm gần đây theo xác nhận bằng email với chúng tôi của Tiến sĩ Ramesh Prasad, là tác giả chính.
Ở Vancouver, có từ 14 đến 16 bệnh nhân mỗi năm đã được ghép tạng ở nước ngoài trong giai đoạn 2005 đến 2007. Tuy nhiên gần đây, mặc dù hiện tượng này vẫn còn, nhưng số lượng bệnh nhân tham gia vào du lịch ghép tạng đã giảm rất nhiều, theo tiến sĩ John Gill, nhà nghiên cứu và là bác sỹ chuyên khoa thận tại bệnh viện St. Paul, gửi qua email cho Epoch Times. Ông nhấn mạnh, những nỗ lực phối hợp trong giáo dục về hiến tạng đã tăng gần gấp đôi số lượng hiến xác chết tại Colombie-Britannique, giúp làm giảm bệnh nhân tìm ra nước ngoài.
Tại Quebec, cũng có xu hướng tương tự : “Chúng tôi đã có một vài trường hợp [ở CHUM], nhưng tôi phải thú nhận rằng trường hợp cuối cùng đã cách đây vài năm“, tiến sĩ Fortin cho biết. Về tình hình hiến tạng, nó đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây: “Từ năm 1990, số lượng người trong danh sách chờ đã tăng từ năm này sang năm khác, nhưng kể từ năm 2011 và 2012, có sự gia tăng về số lượng các ca hiến tạng, và do đó làm giảm số lượng người chờ đợi“, Hugues Villeneuve, người đứng đầu về giáo dục và phát triển ghép tạng ở bệnh viện Québec cho biết. Hơn nữa, một bản tin gần đây của bệnh viện cho biết 172 người hiến tạng đã giúp 549 người nhận được một nội tạng trong năm 2015 – một kỷ lục trong lịch sử ghép tạng của Quebec!
Bệnh nhân có được thông báo đầy đủ về các rủi ro liên quan đến việc mua một nội tạng ở nước ngoài?
Những rủi ro
Những nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân nhận được một nội tạng ở nước ngoài có nhiều biến chứng hơn khi trở về nước so với những bệnh nhân nhận được tạng từ một người hiến tạng sống ở Canada. Nguy cơ tử vong, suy nội tạng và nhiễm trùng nghiêm trọng đã tăng lên: “Có lẽ việc đánh giá người hiến tạng (người bán) được thực hiện tại các nước nơi diễn ra giao dịch không giống như ở đây. Đã có trường hợp lây truyền viêm gan, HIV, …, trong khi những người hiến tạng của chúng tôi khi sống được theo dõi rất tỉ mỉ”, Tiến sĩ Fortin cho biết. Ngoài ra, một số nhiễm trùng rất kháng thuốc và đặt ra nguy cơ sức khỏe cho cộng đồng tại Canada. Bên cạnh đó, “hầu hết thời gian, chúng ta có rất ít hoặc không có thông tin về ghép tạng, thuốc được sử dụng hoặc tình trạng của người bán/người hiến tạng. Giám sát có thể khó khăn hơn trong những điều kiện ở đó“, tiến sĩ Fortin cho biết.
Bệnh nhân có được thông báo đầy đủ về các rủi ro liên quan đến việc mua một nội tạng ở nước ngoài? “Có lẽ là không. Tôi chắc rằng họ không được biết”, bác sĩ chuyên khoa thận nói. Đây là một hoạt động bất hợp pháp, sự tham gia của bác sĩ trong việc chuẩn bị lưu trú bị hạn chế và bệnh nhân có thể dựa vào các thông tin tìm thấy trên internet, thu được từ các công ty du lịch y tế hoặc từ môi giới – một thông tin không phải không có xung đột lợi ích.
Các giải pháp
Để giúp chống buôn bán nội tạng, các tác giả đề xuất thành lập một cơ quan y tế công lập trung ương mà các bác sĩ sẽ được yêu cầu báo cáo các trường hợp bệnh nhân đã đi ra nước ngoài để ghép tạng – nhưng không bao gồm các thông tin có thể nhận dạng họ. Mục đích là để hiểu sâu thêm về hiện tượng này, để có thể hỗ trợ soạn thảo một luật đầy đủ để chống lại buôn bán nội tạng. Những báo cáo này liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, những người lái xe không thích hợp và các sự kiện liên quan đến súng hoặc dao hiện đang tồn tại ở Canada, theo một bài báo có tựa đề Hạn chế du lịch ghép tạng: các bác sĩ Canada và pháp luật, của Timothy Caulfield và Amy Zarzeczny, đăng năm 2016.
“Tất nhiên ở Quebec, ít bị ảnh hưởng [bởi du lịch ghép tạng], nhưng chúng tôi rất nhạy cảm với những gì đang xảy ra bên ngoài. Điều quan trọng là hệ thống hiến tạng phải có độ tin cậy. Điều cần thiết là mọi người có niềm tin vào chúng tôi. Khi hiến tạng có nhiều người chê bai, từ bên ngoài đến ở đây. Tất cả các hành động của chúng tôi đang làm để giữ niềm tin của công chúng. Chúng ta rất minh bạch, việc phân bổ nội tạng được dựa trên nhiều tiêu chí chi tiết. Mục đích để nói rằng “Hãy tin tưởng vào hệ thống hiến tạng ở Quebec”. Đây là nơi mà người dân dấn thân vào và nó phải được duy trì như vậy“,Villeneuve kết luận.
Hoàn cảnh của những người bán/ hiến tạng
Theo bài báo của giáo sư Glenn Cohen trích dẫn ở trên, Pakistan là điểm đến phổ biến cho du lịch ghép tạng với 2.000 nội tạng được bán mỗi năm, trong đó hai phần ba cho người nước ngoài. Một nghiên cứu về những người hiến/ bán tạng của đất nước này, 90% số người được hỏi không biết chữ, tất cả đều khá nghèo – với mức lương trung bình 15,4 $ / tháng – và 77% có nợ từ 1.000 đô la đến 2.500 đô la. Tất cả những người được hỏi đều khẳng định họ khỏe mạnh trước khi mổ, nhưng 1,2% cho biết phải ở lại sau khi ghép. Hầu hết cho biết cảm thấy mệt mỏi và không thể làm việc trong nhiều giờ liền. Phần lớn những người được hỏi (85%) khẳng định đã không có bất cứ sự cải thiện nào về tình hình tài chính của họ sau khi mổ. Chỉ 4% cho biết họ đã có thể trả được nợ của mình.
Ở Bangladesh, theo một cuộc khảo sát đối với 33 người bán tạng, họ đã được tuyển chọn qua một quảng cáo trên báo địa phương để liên lạc với một người nhận tạng hay với môi giới, người môi giới này khẳng định với họ “hiến” thận là một “hành động cao thượng“. Người này cũng kể cho họ câu chuyện của một “quả thận đang ngủ” theo đó, bằng cách cắt đi quả thận đầu tiên, bác sĩ và thuốc men sẽ “đánh thức” quả thận thứ hai mà trước đây không hoạt động (đang ngủ). Một khi người hiến tạng bị thuyết phục, người môi giới chuẩn bị một hộ chiếu giả để tổ chức chuyến đi đến Ấn Độ, nơi sẽ thực hiện ghép tạng, cùng như những giấy tờ pháp lý giả khẳng định nội tạng là cho một thành viên trong gia đình của người hiến/bán tạng. Người bán tạng thường ra viện khoảng 5 ngày sau ca mổ và được đến ở trong những căn hộ, theo những người được hỏi là “không sạch” vài ngày trước khi trở về Bangladesh – vết thương của một số người bị chảy máu trên chuyến trở về nhà. Trong số 33 bệnh nhân, 27 bệnh nhân đã không nhận được số tiền dự kiến ban đầu. Tình hình kinh tế, sức khỏe thể chất và tâm lý, cũng như tình hình xã hội của họ thật thảm hại, 85% người bán tạng có nhận xét tiêu cực về đường dây buôn bán nội tạng, một số thì coi ngày họ lên bàn mổ là”ngày chết của mình” và nhiều người đã khẳng định, nếu có cơ hội thứ 2, họ sẽ không bán thận của mình.
Hướng dẫn của các chuyên gia ghép tạng
(Không đầy đủ)
Trước khi ra nước ngoài
- Tất cả các bệnh nhân bị suy tạng giai đoạn cuối và đang đợi ghép tạng nên được thông báo về những rủi ro và các vấn đề đạo đức trong du lịch ghép tạng và buôn bán nội tạng. Một bệnh nhân đang xem xét mua một nội tạng nên được tư vấn trước khi ghép với một bác sĩ có kiến thức về chăm sóc trong bối cảnh này.
- Tư vấn trước ghép tạng nên bao gồm thông báo cho bệnh nhân về những khó khăn trong chăm sóc liên tục trong một môi trường cấy ghép ở nước ngoài và không được thanh toán từ chế độ bảo hiểm cho các chi phí y tế nếu đấy là một hành động bất hợp pháp.
- Các bác sĩ nên thông báo cho bệnh nhân những đối xử vô đạo đức đối với những người bán/hiến tạng trong bối cảnh ghép tạng không được kiểm soát. Các bác sĩ có nhiệm vụ phải bảo vệ lợi ích cho bệnh nhân của mình, nhưng các thành viên của cộng đồng y tế, họ cũng có nhiệm vụ ngăn chặn tác hại gây ra cho người khác
- Bác sĩ có trách nhiệm thông báo cho bệnh nhân của mình xung đột giá trị có thể ảnh hưởng đến các khuyến nghị của họ hay thực hiện một thủ tục y tế mà bệnh nhân có yêu cầu.
- Bác sĩ có nghĩa vụ phải làm những có lợi nhất của bệnh nhân của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm kiểm tra y tế trước khi cấy ghép ở nước ngoài và các đơn thuốc sử dụng cho việc cấy ghép ở nước ngoài. Theo Hiệp hội Y khoa Canada, các bác sĩ không thể kê toa thuốc để điều trị khi họ không giám sát, cũng như điều trị mà vi phạm nhân quyền.
- Hiệp hội Y tế Canada và Tòa án tối cao của Canada quy định bác sĩ phải cung cấp hồ sơ y tế cho bệnh nhân khi được yêu cầu. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể từ chối cung cấp hồ sơ y tế cho bệnh nhân nếu họ có đủ lý do để tin rằng thông tin có thể gây hại cho bệnh nhân hoặc một bên thứ ba.
Sau thời gian ở nước ngoài
- Bác sĩ có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp cho bệnh nhân, bao gồm cả bệnh nhân đã được ghép tạng ở nước ngoài. Trong tình huống không khẩn cấp, bác sĩ có thể chọn để chuyển bệnh nhân đến bác sĩ khác.
Nguồn: John S. Gill và đồng nghiệp. 2010. Policy Statement of Canadian Society of Transplantation and Canadian Society of Nephrology on Organ Trafficking and Transplant tourism, paru dans Transplantation
( Đai Kỷ Nguyên )