Kinh Khổ
Đưa một người, Chôn một người
Nhiều chuyên gia bình luận thiên hạ sự người nước ngoài đặt câu hỏi tại sao đám tang Tướng Giáp vưà rồi “hoành tráng” hơn cả đám tang Bác Hồ vốn được mệnh danh là cha già dân tộc của một bộ phận người Việt, lại là “người thầy” của Võ tướng quân. Sỡ dĩ các nhà nghiên cứu này thắc mắc như vậy là vì không thấu hiểu chút nào về “tâm địa”người Việt Nam hôm nay: họ đưa tiễn một người nhưng là đồng thời đi chôn một người khác.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người CS trung kiên cho đến khi lià đời. Nhưng trước khi trở thành tín đồ CS và thà ai chết chứ mình không bỏ đạo Mác Lê, ông cũng như bao người Việt Nam khác thuộc đủ thành phần đã lên đường đấu tranh dành độc lập cho đất nước đang dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp. Ông được mô tả như là “kiến trúc sư” và “lãnh đạo” Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt ách nô lệ ngoại bang khiến cho tất cả người dân Việt Nam lúc bấy giờ oà vở hạnh phúc quê hương giải phóng tôn làm “anh hùng dân tộc”.
Nhưng than ôi “có một chiều thu lá thu rơi” rơi theo cái mặt nạ giải phóng dân tộc của người CS, để lộ cái mặt thật là làm tôi tớ cho thực dân mới Nga Tàu còn tệ hại gian ác gấp bội phần thực dân Pháp. Đấu tố, Khủng bố Nhân văn Giai phẩm, Vụ án Xét lại chống Đảng, Thảm sát Mậu Thân Huế, Tập trung Cải Tạo, Đánh Mại bản Tư sản, Kinh tế mới ... và trên hết là Con lưà “Giải phóng” đã làm người dân Miền Bắc 20 năm xây dựng chủ nghĩa bừng con mắt dậy thấy mình chẳng giống ai trước sự phồn thịnh của đồng bào Miền Nam.
Chưa nuốt được Miền Nam, Đảng còn hung hăng con bọ xít , nhưng khi ngáp phải ruồi được con mồi Tư bản “Ngụy”, Đảng mắc cứng họng. Sống lây lất được hơn mười năm, Đảng cam không đặng nữa; chỉ còn thân tàn ma dại nằm suì bọt mép chờ ngày giờ đi gặp “tiên sư”. Trong cơn tuyệt vọng cùng cực, bổng dưng có tiếng vọng từ vực sâu : “thôi chịu muối mặt đổi mới tư duy, bắt chước làm ăn theo Tư Bản như Ngụy mà sống .” Tư đó khẩu hiệu ” đổi mới hay là chết” không cần “lên lớp” học tập, nhưng được người dân thấm nhuần còn hơn cả chân lý “sông có thể cạn, núi có thể mòn...”của bác Hồ.
Thế là từ đó người ta bỏ kẻng hợp tác xã, bỏ ngăn sông cấm chợ thuộc “truyền thống đạo đức” Kách mạng bấy lâu nay, chẳng khác gì “từng người tình bỏ” Trịnh Công Sơn “đi như những dòng sông nhỏ” và đi luôn tuốt luốt. Nói hụych toẹt cho ra vẻ... “văn chương bình dân” là chế độ CS đã ngỏm củ tỉ ngay trên đất nước VN từ ngày Đảng nói “Đổi mới” nhưng thực chất là Đổi Cũ” sau Đại hội Vl Đảng CSVN. Chỉ trừ một người vẫn kiên trì ôm mãi không chừa chủ nghĩa CS (Ngay cả mấy người con của Võ tướng quân ngày nay cũng đã bỏ xa “giai cấp Vô sản” để nhảy lên giai cấp Đại gia, nghịch lại với chủ trương mà người cha một đời hô hào tán tụng ...), võ giáp vẫn y nguyên cái mác đỏ, là vị tướng quân anh hùng Điện Biên vưà qua đời.
Hiểu được nguồn cơn như thế, chắc chắn thắc mắc trên đây của các nhà nghiên cứu sẽ được giải đáp tức thì:
Người Việt Nam hiện diện trong đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp sỡ dĩ đông chưa từng thấy như vậy là vì họ đang làm một lúc hai việc.
Đó là họ vưà đi tiễn đưa thân xác người anh hùng Điện Biên Phủ về quê hương Quảng Bình của ông, vừa đi chôn cái vong linh CS cuối cùng còn sót lại trên Việt Nam thân yêu của mình.
Nguyễn Bá Chổi
Huy Nguyen chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Đưa một người, Chôn một người
Nhiều chuyên gia bình luận thiên hạ sự người nước ngoài đặt câu hỏi tại sao đám tang Tướng Giáp vưà rồi “hoành tráng” hơn cả đám tang Bác Hồ vốn được mệnh danh là cha già dân tộc của một bộ phận người Việt, lại là “người thầy” của Võ tướng quân. Sỡ dĩ các nhà nghiên cứu này thắc mắc như vậy là vì không thấu hiểu chút nào về “tâm địa”người Việt Nam hôm nay: họ đưa tiễn một người nhưng là đồng thời đi chôn một người khác.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người CS trung kiên cho đến khi lià đời. Nhưng trước khi trở thành tín đồ CS và thà ai chết chứ mình không bỏ đạo Mác Lê, ông cũng như bao người Việt Nam khác thuộc đủ thành phần đã lên đường đấu tranh dành độc lập cho đất nước đang dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp. Ông được mô tả như là “kiến trúc sư” và “lãnh đạo” Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt ách nô lệ ngoại bang khiến cho tất cả người dân Việt Nam lúc bấy giờ oà vở hạnh phúc quê hương giải phóng tôn làm “anh hùng dân tộc”.
Nhưng than ôi “có một chiều thu lá thu rơi” rơi theo cái mặt nạ giải phóng dân tộc của người CS, để lộ cái mặt thật là làm tôi tớ cho thực dân mới Nga Tàu còn tệ hại gian ác gấp bội phần thực dân Pháp. Đấu tố, Khủng bố Nhân văn Giai phẩm, Vụ án Xét lại chống Đảng, Thảm sát Mậu Thân Huế, Tập trung Cải Tạo, Đánh Mại bản Tư sản, Kinh tế mới ... và trên hết là Con lưà “Giải phóng” đã làm người dân Miền Bắc 20 năm xây dựng chủ nghĩa bừng con mắt dậy thấy mình chẳng giống ai trước sự phồn thịnh của đồng bào Miền Nam.
Chưa nuốt được Miền Nam, Đảng còn hung hăng con bọ xít , nhưng khi ngáp phải ruồi được con mồi Tư bản “Ngụy”, Đảng mắc cứng họng. Sống lây lất được hơn mười năm, Đảng cam không đặng nữa; chỉ còn thân tàn ma dại nằm suì bọt mép chờ ngày giờ đi gặp “tiên sư”. Trong cơn tuyệt vọng cùng cực, bổng dưng có tiếng vọng từ vực sâu : “thôi chịu muối mặt đổi mới tư duy, bắt chước làm ăn theo Tư Bản như Ngụy mà sống .” Tư đó khẩu hiệu ” đổi mới hay là chết” không cần “lên lớp” học tập, nhưng được người dân thấm nhuần còn hơn cả chân lý “sông có thể cạn, núi có thể mòn...”của bác Hồ.
Thế là từ đó người ta bỏ kẻng hợp tác xã, bỏ ngăn sông cấm chợ thuộc “truyền thống đạo đức” Kách mạng bấy lâu nay, chẳng khác gì “từng người tình bỏ” Trịnh Công Sơn “đi như những dòng sông nhỏ” và đi luôn tuốt luốt. Nói hụych toẹt cho ra vẻ... “văn chương bình dân” là chế độ CS đã ngỏm củ tỉ ngay trên đất nước VN từ ngày Đảng nói “Đổi mới” nhưng thực chất là Đổi Cũ” sau Đại hội Vl Đảng CSVN. Chỉ trừ một người vẫn kiên trì ôm mãi không chừa chủ nghĩa CS (Ngay cả mấy người con của Võ tướng quân ngày nay cũng đã bỏ xa “giai cấp Vô sản” để nhảy lên giai cấp Đại gia, nghịch lại với chủ trương mà người cha một đời hô hào tán tụng ...), võ giáp vẫn y nguyên cái mác đỏ, là vị tướng quân anh hùng Điện Biên vưà qua đời.
Hiểu được nguồn cơn như thế, chắc chắn thắc mắc trên đây của các nhà nghiên cứu sẽ được giải đáp tức thì:
Người Việt Nam hiện diện trong đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp sỡ dĩ đông chưa từng thấy như vậy là vì họ đang làm một lúc hai việc.
Đó là họ vưà đi tiễn đưa thân xác người anh hùng Điện Biên Phủ về quê hương Quảng Bình của ông, vừa đi chôn cái vong linh CS cuối cùng còn sót lại trên Việt Nam thân yêu của mình.
Nguyễn Bá Chổi
Huy Nguyen chuyển