Cõi Người Ta
Đức vô địch bóng đá và Trung Quốc rút giàn khoan
Có lẽ sẽ có nhiều người đồng ý rằng hai sự kiện lớn trong tuần vừa qua là Nước Đức vô địch giải bóng đá thế giới, và giàn khoan Trung Quốc rút đi. Chuyện đầu thì dĩ nhiên là một cuộc vui vừa tàn, chuyện sau thì có lẽ… khó nói.
Tuy nhiên câu chuyện bản lĩnh và ý chí của đội tuyển Đức, và bên cạnh đó là của đất nước sản sinh ra đội tuyển ấy, lại được những cây bút Việt quan tâm tới thế thái nhân tình… trông vào mà nghĩ đến ta!
Đức vô địch thì liên quan gì đến chính trị VN?
Trong bài viết Angela Markel, ước gì bà là người Việt, blogger Cánh Cò cho rằng bà Thủ tướng Đức là một tấm gương lãnh đạo đầy bản lĩnh. Bà đã đi lên từ một người sống trong lòng xã hội cộng sản Đông Đức cũ đến vị trí đứng đầu một cường quốc. Từ đấy blogger Cánh Cò ngậm ngùi khi nghĩ đến đất nước của mình:
Một đất nước không may khi quá nhiều lãnh tụ có tham vọng chính trị nhưng lại thiếu trầm trọng một chút tài năng
Nỗi niềm ấy của Cánh Cò cũng là của tác giả Nguyễn Hoàng Văn trong bài viết trên trang blog Pro-Contra của nhà văn Nguyễn Thị Hoài.
Chúng ta nhục nhã chứng kiến cảnh “đội tuyển chính trị quốc gia” líu ríu cúi đầu, cúi đầu khi sinh mạng và tài sản của người dân bị trắng trợn xúc phạm, cúi đầu cả khi chủ quyền quốc gia bị ngang nhiên xâm phạm.
Chúng ta nhục nhã chứng kiến cảnh “đội tuyển chính trị quốc gia” líu ríu cúi đầu, cúi đầu khi sinh mạng và tài sản của người dân bị trắng trợn xúc phạm, cúi đầu cả khi chủ quyền quốc gia bị ngang nhiên xâm phạm.
-Nguyễn Hoàng Văn
Tổ quốc chúng ta hình thành trên mảnh đất khắc nghiệt về địa lý thiên nhiên và trắc trở về địa lý – chính trị, phải luôn luôn đối phó với một láng giềng mạnh gấp mấy lần, thể hiện qua mối xung đột truyền thống đã lưu dấu lịch sử với 1.000 năm đô hộ và vô số những cuộc chiến nối tiếp nhau trong hơn 1.000 năm sau đó. Tổ quốc của họ thì phải ký sinh vào Tổ quốc của những tên thực dân đã từng giày xéo đất nước chúng ta trong 1.000 năm đô hộ.
Trong đoạn trích trên đây, tác giả Nguyễn Hoàng Văn phân biệt hai “Tổ quốc” khác nhau, một là của 90 triệu người dân Việt Nam, còn cái thứ hai là của những người cộng sản Việt Nam cùng ý thức hệ với những người đang cầm quyền ở Trung nam Hải.
Chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy hiện đại
Câu chuyện dài về ý thức hệ này được ông Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái lan đề cập đến trong bài viết mới nhất của ông mang tựa đề: Còn cay đắng hơn cả chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy:
Lợi dụng cái liên minh ý thức hệ này, quyền lực mềm Trung Quốc đã thành công trong việc vô hiệu hóa đáng kể những nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam để vươn ra bên ngoài, đã giam hãm thành công Việt Nam trong vòng kiềm tỏa của Trung Quốc mà đến hôm nay Việt Nam vẫn chưa có cách gì thoát ra.
Kịch bản Trung Quốc đang thực hiện để xử lý Việt Nam hiện là kịch bản tối ưu số một đối với họ. Bởi vì kịch bản này đang mang lại kết quả nhiều nhất, rẻ nhất, “êm ả” nhất: Duy trì được sự khiếp nhược hiện tại của Việt Nam để lấn chiếm tiếp, uy hiếp tiếp mà không phải dùng đến những biện pháp quân sự trực tiếp và ồn ào hơn.
Có vẻ như người Trung Quốc đã tìm ra một phương cách để chế ngự gã láng giềng phương nam ngàn năm nay chưa khuất phục. Một quốc gia mà nhiều nhà quan sát nước ngoài cho rằng có một truyền thống chiến binh lâu hàng thế kỷ, và nếu Trung Quốc chế ngự được Việt Nam thì sẽ chế ngự được Đông nam Á, và biến biển Đông thành một cái hồ của Trung Quốc.
Trước viễn cảnh bi quan ấy blogger Kami đã viết bài: Mất biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian.
Kami viết:
Việt Nam hiện nay không có chỗ dựa, không có đồng minh tin cậy ngoài kẻ thù của mình chính lại là người đồng chí tốt Trung Quốc.
Trong vấn đề Biển Đông hiện nay cũng vậy, một khi ban lãnh đạo Đảng CSVN và chính quyền của họ đến lúc này cũng chưa phân biệt được rõ ai là bạn, ai là thù để có các đối sách kịp thời có hiệu quả mang tính chiến lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nếu như vậy nguy cơ mất trọn Biển Đông là điều hoàn toàn có thể.
Nhưng có vẻ truyền thông Việt Nam không chia sẻ quan điểm lo âu của blogger Kami. Trong ngày 16/7/2014, khi Trung Quốc rút giàn khoan đi, báo Tiền Phong đăng bài viết trong đó một nhà lãnh đạo Quốc Hội Việt Nam cho rằng trong cuộc đối đầu vừa qua Quốc hội Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh rất cao.
Nhà địa chất Nguyễn Thanh Giang, người có nhiều quan tâm đến tài nguyên dầu khí cũng như chủ quyền biển đảo của Việt Nam nhìn vấn đề một cách khác:
“Bây giờ thì họ (Trung Quốc) đã chuẩn bị xong cái chuyện ăn cướp của họ rồi, nên họ rút. Chứ không phải là do mấy cái thuyền của chúng ta ra chạy lăng quăng, nói vài ba câu hô hoán với họ.”
Đề cập đến vấn đề tìm đồng minh để chống Trung Quốc. Nhiều blogger trong truần qua đã nhắc đến nghị quyết số 412 của Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và trả biển Đông về nguyên trạng trước ngày 2/5/2014. Nhiều ý kiến tỏ vẻ hy vọng về sự can thiệp của Mỹ, quốc gia duy nhất có khả năng kềm chế Trung Quốc hiện nay, và nhiều người cũng thấy rằng truyền thông Việt Nam cũng đưa tin này với một sự hứng khởi nào đó.
Một chuyên gia về quan hệ quốc tế là Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng sự lạc quan về nghị quyết 412 là quá sớm. Ông nói:
Tôi không thấy Việt Nam đưa đề nghị nào nhờ Mỹ bảo hộ cả. Quyền lợi của Mỹ ở đâu mà có thề bảo hộ khơi khơi một nước không phải là đồng minh của mình?
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
“Tôi không lạc quan bởi vì nếu mình đọc kỹ nghị quyết của Thượng Viện thì mình thấy nó không thay đổi gì cả
Tôi không thấy Việt Nam đưa đề nghị nào nhờ Mỹ bảo hộ cả. Quyền lợi của Mỹ ở đâu mà có thề bảo hộ khơi khơi một nước không phải là đồng minh của mình?”
Ý kiến của Giáo sư Hùng được tác giả Trần Nhật Phong chia sẻ trên Facebook của mình:
“Thứ nhất là do quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ không "làm công
không" cho quốc gia nào không đem lợi ích về cho Hoa kỳ, mà còn khiến
Hoa Kỳ thiệt hại về các mối quan hệ với Trung Quốc.
Thứ hai
luật lệ Hoa Kỳ rất rõ ràng, quốc hội Hoa kỳ không cho phép chính phủ hỗ
trợ cho những quốc gia bị đưa vào danh sách "có xu hướng đàn áp quyền tự
do của con người", do đó dù có muốn giúp thì cũng giúp không được, hay
rất giới hạn.
Chính phủ Việt Nam hiểu rõ, giải quyết tận gốc rễ của những căng thẳng và bế tắc hiện nay là thoát dần tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn thoát phải tỏ lập trường rõ ràng hơn, tức là nghiêng hẳn về phía tây phương, nhưng muốn nghiên về tây phương phải thay đổi thể chế hiện nay, một điều mà đảng CSVN hoàn toàn chưa muốn.”
Và ông Trần Nhật Phong gọi thái độ của truyền thông Việt Nam khi đưa tin về nghị quyết 412 là một việc Mượn hoa cúng Phật.
Tuy nhiên việc thay đổi thể chế mà Trần Nhật Phong đề cập lại liên quan đến tiền đề cầm quyền và ý thức hệ của đảng cộng sản Việt Nam mà nhiều blogger đã đề cập.
Một việc có vẻ như bất khả thi đối với đảng cộng sản hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc thuật lại lời ông Andre Menras người thực hiện bộ phim Hoàng sa nỗi đau mất mát, rằng một nhà lãnh đạo Việt Nam khi xem bộ phim này nói về sự đau đớn của ngư dân Việt Nam đã phê bình rằng
Bộ phim không có tính Đảng.
Vấn đề tính đảng này cũng được nguyên Đại sứ Nguyễn Trung đề cập trong bài viết của mình:
“Chế độ “mạnh” lên, đảng “mạnh” lên – mạnh với nghĩa càng chuyên chính hơn với dân, càng “đảng hóa” mọi mặt đời sống đất nước…”
Và ông nói thêm rằng:
“Đất nước này là của nhân dân, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là của đảng.”
Như vậy câu chuyện giàn khoan rút đi không phải là đoạn kết của câu chuyện xung đột Trung Quốc Việt Nam mà theo như nhiều nhà quan sát thì nó vẫn nằm trong câu chuyện đảng cộng sản và tương lai Việt Nam chưa có hồi kết.
RFABàn ra tán vào (0)
Đức vô địch bóng đá và Trung Quốc rút giàn khoan
Có lẽ sẽ có nhiều người đồng ý rằng hai sự kiện lớn trong tuần vừa qua là Nước Đức vô địch giải bóng đá thế giới, và giàn khoan Trung Quốc rút đi. Chuyện đầu thì dĩ nhiên là một cuộc vui vừa tàn, chuyện sau thì có lẽ… khó nói.
Tuy nhiên câu chuyện bản lĩnh và ý chí của đội tuyển Đức, và bên cạnh đó là của đất nước sản sinh ra đội tuyển ấy, lại được những cây bút Việt quan tâm tới thế thái nhân tình… trông vào mà nghĩ đến ta!
Đức vô địch thì liên quan gì đến chính trị VN?
Trong bài viết Angela Markel, ước gì bà là người Việt, blogger Cánh Cò cho rằng bà Thủ tướng Đức là một tấm gương lãnh đạo đầy bản lĩnh. Bà đã đi lên từ một người sống trong lòng xã hội cộng sản Đông Đức cũ đến vị trí đứng đầu một cường quốc. Từ đấy blogger Cánh Cò ngậm ngùi khi nghĩ đến đất nước của mình:
Một đất nước không may khi quá nhiều lãnh tụ có tham vọng chính trị nhưng lại thiếu trầm trọng một chút tài năng
Nỗi niềm ấy của Cánh Cò cũng là của tác giả Nguyễn Hoàng Văn trong bài viết trên trang blog Pro-Contra của nhà văn Nguyễn Thị Hoài.
Chúng ta nhục nhã chứng kiến cảnh “đội tuyển chính trị quốc gia” líu ríu cúi đầu, cúi đầu khi sinh mạng và tài sản của người dân bị trắng trợn xúc phạm, cúi đầu cả khi chủ quyền quốc gia bị ngang nhiên xâm phạm.
Chúng ta nhục nhã chứng kiến cảnh “đội tuyển chính trị quốc gia” líu ríu cúi đầu, cúi đầu khi sinh mạng và tài sản của người dân bị trắng trợn xúc phạm, cúi đầu cả khi chủ quyền quốc gia bị ngang nhiên xâm phạm.
-Nguyễn Hoàng Văn
Tổ quốc chúng ta hình thành trên mảnh đất khắc nghiệt về địa lý thiên nhiên và trắc trở về địa lý – chính trị, phải luôn luôn đối phó với một láng giềng mạnh gấp mấy lần, thể hiện qua mối xung đột truyền thống đã lưu dấu lịch sử với 1.000 năm đô hộ và vô số những cuộc chiến nối tiếp nhau trong hơn 1.000 năm sau đó. Tổ quốc của họ thì phải ký sinh vào Tổ quốc của những tên thực dân đã từng giày xéo đất nước chúng ta trong 1.000 năm đô hộ.
Trong đoạn trích trên đây, tác giả Nguyễn Hoàng Văn phân biệt hai “Tổ quốc” khác nhau, một là của 90 triệu người dân Việt Nam, còn cái thứ hai là của những người cộng sản Việt Nam cùng ý thức hệ với những người đang cầm quyền ở Trung nam Hải.
Chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy hiện đại
Câu chuyện dài về ý thức hệ này được ông Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái lan đề cập đến trong bài viết mới nhất của ông mang tựa đề: Còn cay đắng hơn cả chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy:
Lợi dụng cái liên minh ý thức hệ này, quyền lực mềm Trung Quốc đã thành công trong việc vô hiệu hóa đáng kể những nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam để vươn ra bên ngoài, đã giam hãm thành công Việt Nam trong vòng kiềm tỏa của Trung Quốc mà đến hôm nay Việt Nam vẫn chưa có cách gì thoát ra.
Kịch bản Trung Quốc đang thực hiện để xử lý Việt Nam hiện là kịch bản tối ưu số một đối với họ. Bởi vì kịch bản này đang mang lại kết quả nhiều nhất, rẻ nhất, “êm ả” nhất: Duy trì được sự khiếp nhược hiện tại của Việt Nam để lấn chiếm tiếp, uy hiếp tiếp mà không phải dùng đến những biện pháp quân sự trực tiếp và ồn ào hơn.
Có vẻ như người Trung Quốc đã tìm ra một phương cách để chế ngự gã láng giềng phương nam ngàn năm nay chưa khuất phục. Một quốc gia mà nhiều nhà quan sát nước ngoài cho rằng có một truyền thống chiến binh lâu hàng thế kỷ, và nếu Trung Quốc chế ngự được Việt Nam thì sẽ chế ngự được Đông nam Á, và biến biển Đông thành một cái hồ của Trung Quốc.
Trước viễn cảnh bi quan ấy blogger Kami đã viết bài: Mất biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian.
Kami viết:
Việt Nam hiện nay không có chỗ dựa, không có đồng minh tin cậy ngoài kẻ thù của mình chính lại là người đồng chí tốt Trung Quốc.
Trong vấn đề Biển Đông hiện nay cũng vậy, một khi ban lãnh đạo Đảng CSVN và chính quyền của họ đến lúc này cũng chưa phân biệt được rõ ai là bạn, ai là thù để có các đối sách kịp thời có hiệu quả mang tính chiến lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nếu như vậy nguy cơ mất trọn Biển Đông là điều hoàn toàn có thể.
Nhưng có vẻ truyền thông Việt Nam không chia sẻ quan điểm lo âu của blogger Kami. Trong ngày 16/7/2014, khi Trung Quốc rút giàn khoan đi, báo Tiền Phong đăng bài viết trong đó một nhà lãnh đạo Quốc Hội Việt Nam cho rằng trong cuộc đối đầu vừa qua Quốc hội Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh rất cao.
Nhà địa chất Nguyễn Thanh Giang, người có nhiều quan tâm đến tài nguyên dầu khí cũng như chủ quyền biển đảo của Việt Nam nhìn vấn đề một cách khác:
“Bây giờ thì họ (Trung Quốc) đã chuẩn bị xong cái chuyện ăn cướp của họ rồi, nên họ rút. Chứ không phải là do mấy cái thuyền của chúng ta ra chạy lăng quăng, nói vài ba câu hô hoán với họ.”
Đề cập đến vấn đề tìm đồng minh để chống Trung Quốc. Nhiều blogger trong truần qua đã nhắc đến nghị quyết số 412 của Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và trả biển Đông về nguyên trạng trước ngày 2/5/2014. Nhiều ý kiến tỏ vẻ hy vọng về sự can thiệp của Mỹ, quốc gia duy nhất có khả năng kềm chế Trung Quốc hiện nay, và nhiều người cũng thấy rằng truyền thông Việt Nam cũng đưa tin này với một sự hứng khởi nào đó.
Một chuyên gia về quan hệ quốc tế là Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng sự lạc quan về nghị quyết 412 là quá sớm. Ông nói:
Tôi không thấy Việt Nam đưa đề nghị nào nhờ Mỹ bảo hộ cả. Quyền lợi của Mỹ ở đâu mà có thề bảo hộ khơi khơi một nước không phải là đồng minh của mình?
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
“Tôi không lạc quan bởi vì nếu mình đọc kỹ nghị quyết của Thượng Viện thì mình thấy nó không thay đổi gì cả
Tôi không thấy Việt Nam đưa đề nghị nào nhờ Mỹ bảo hộ cả. Quyền lợi của Mỹ ở đâu mà có thề bảo hộ khơi khơi một nước không phải là đồng minh của mình?”
Ý kiến của Giáo sư Hùng được tác giả Trần Nhật Phong chia sẻ trên Facebook của mình:
“Thứ nhất là do quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ không "làm công
không" cho quốc gia nào không đem lợi ích về cho Hoa kỳ, mà còn khiến
Hoa Kỳ thiệt hại về các mối quan hệ với Trung Quốc.
Thứ hai
luật lệ Hoa Kỳ rất rõ ràng, quốc hội Hoa kỳ không cho phép chính phủ hỗ
trợ cho những quốc gia bị đưa vào danh sách "có xu hướng đàn áp quyền tự
do của con người", do đó dù có muốn giúp thì cũng giúp không được, hay
rất giới hạn.
Chính phủ Việt Nam hiểu rõ, giải quyết tận gốc rễ của những căng thẳng và bế tắc hiện nay là thoát dần tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn thoát phải tỏ lập trường rõ ràng hơn, tức là nghiêng hẳn về phía tây phương, nhưng muốn nghiên về tây phương phải thay đổi thể chế hiện nay, một điều mà đảng CSVN hoàn toàn chưa muốn.”
Và ông Trần Nhật Phong gọi thái độ của truyền thông Việt Nam khi đưa tin về nghị quyết 412 là một việc Mượn hoa cúng Phật.
Tuy nhiên việc thay đổi thể chế mà Trần Nhật Phong đề cập lại liên quan đến tiền đề cầm quyền và ý thức hệ của đảng cộng sản Việt Nam mà nhiều blogger đã đề cập.
Một việc có vẻ như bất khả thi đối với đảng cộng sản hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc thuật lại lời ông Andre Menras người thực hiện bộ phim Hoàng sa nỗi đau mất mát, rằng một nhà lãnh đạo Việt Nam khi xem bộ phim này nói về sự đau đớn của ngư dân Việt Nam đã phê bình rằng
Bộ phim không có tính Đảng.
Vấn đề tính đảng này cũng được nguyên Đại sứ Nguyễn Trung đề cập trong bài viết của mình:
“Chế độ “mạnh” lên, đảng “mạnh” lên – mạnh với nghĩa càng chuyên chính hơn với dân, càng “đảng hóa” mọi mặt đời sống đất nước…”
Và ông nói thêm rằng:
“Đất nước này là của nhân dân, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là của đảng.”
Như vậy câu chuyện giàn khoan rút đi không phải là đoạn kết của câu chuyện xung đột Trung Quốc Việt Nam mà theo như nhiều nhà quan sát thì nó vẫn nằm trong câu chuyện đảng cộng sản và tương lai Việt Nam chưa có hồi kết.
RFA