Đoạn Đường Chiến Binh

Đừng Yêu Em, Nghe Anh!

Thường thì mỗi năm tôi hay từ Sài Gòn về quê thăm bên nội, bên ngoại trong dịp hè hay vào dịp tết. Hè năm nay, tôi có Nga là bạn cùng lớp rủ nhau về cùng một chuyến xe

TeaLan M Tuyet


Thường thì mỗi năm tôi hay từ Sài Gòn về quê thăm bên nội, bên ngoại trong dịp hè hay vào dịp tết. Hè năm nay, tôi có Nga là bạn cùng lớp rủ nhau về cùng một chuyến xe. Chúng tôi ở cùng một tỉnh. Quê làng của Nga không xa mấy với quê làng của tôi. Buổi chiều cuối tuần, bến xe miền Tây vẫn còn tấp nập cho những chuyến xe đoạn đường không dài hơn ba tiếng. Trạm bán vé còn bày để bán vé cho ngày hôm sau. Những hàng gánh, những xe bán hàng, cố rao nài nỉ bán cho hết những gì còn lại trong ngày cho đám hành khách vì biết đây là những chuyến xe cuối.

Hai đứa tôi, mua vé trước từ sáng hôm qua, thấy chỉ còn vài chỗ trống ở phía sau. Dãy ghế của tôi chỗ gần cửa sổ có người mua rồi, nên chúng tôi không vừa ý. Nga nói ngồi ở phía trong ngộp thở lắm, nhưng cằn nhằn rồi cũng phải mua. Tôi thích đi chuyến xe vào buổi chiều để tránh kẹt bắc Mỹ Thuận, vì những đoàn xe nhà binh hay khởi hành từ sáng sớm, được ưu tiên qua bắc trước. Nếu tôi đi buổi chiều thì tránh được sự chờ đợi, ít khi bị kẹt bắc, về tới nhà bà nội của tôi có trễ lắm là khoảng bảy giờ, trời vẫn còn sáng.

Hành khách lần lượt lên xe, có lẽ xe sẽ khởi hành đúng giờ. Sắp đến giờ xe chạy rồi, mà ghế kế bên cửa sổ vẫn còn chưa thấy ai, Nga dành lấy ghế kế bên đó, rồi mới tới tôi, mặc dù Nga sẽ xuống xe trước tôi. Bác tài nói lớn, “Bà con cô bác, xe sắp chạy rồi nghen”. Nga có vẻ mừng nói, “Có lẽ người mua vé này lúc đi về bị trúng gió nên hôm nay không đi được, mình sẽ ngồi qua chỗ này.” Tôi cười theo, “Ừ, thì bồ dành chớ ai dành chổ đó đâu mà lo.” Bác tài bắt đầu cho nổ máy. Lòng tôi vui vui khi nghĩ đến bà nội của tôi mừng khi gặp lại đứa cháu bà thương yêu đã ở với bà từ thuở lọt lòng cho đến hơn mười năm sau mới rời bà. Ở với bà nội của tôi, tôi được nuông chìu, được sự để ý săn sóc của bà. Khi tôi lên Sài Gòn ở với ba má và các em của tôi, tôi mới nhận thấy ngoài bà nội tôi ra không ai cho tôi tình thương cả. Nga thúc tay vào tôi,

- Coi kìa, chắc anh chàng này đây. Trông dễ thương quá hén. Tao không muốn có dịp phản bội chàng của tao, ảnh sẽ bắn tao chết rồi chết theo. Bồ của mày hiền hơn, để mày ngồi kế bên nghen. - Mọi chuyện gì đều do mày chủ định hết. Muốn hay không muốn, nói đi cũng mày, nói lại cũng mày. Chớ không phải mày chê à?

Đoán biết anh chàng sẽ đến chỗ ngồi kế bên, tôi và Nga đứng lên để anh bước vào sau khi gật đầu chào và xin lỗi chúng tôi. Thấy anh chàng loay hoay với cái túi xách nhỏ tìm chổ để dưới chân, tôi vội kéo cái xách của Nga nép sang bên. Anh mỉm cười nói cám ơn. Xe bắt đầu rời bến. Bắt gặp cái nhìn của Nga tò mò nhìn sang, anh chàng lại chào một lần nữa. - Hình như tôi đến trễ.

- Đâu có trễ, xe đợi chỉ có mình anh thôi.

- Thằng bạn nó đưa tôi ra bến xe với chiếc xe cà tàng của nó bị banh dọc đường, may mà còn kịp giờ.

- Chàng này là dân Bắc Kỳ, là dân xa quê hương nhớ mẹ hiền, đó mày ơi. Rồi Nga nói nhỏ với tôi.

Chỉ có Nga và chàng trao đổi với nhau.Họ coi như là không có tôi dù tôi ngồi giữa khoảng cách của hai người. Tôi tò mò nhìn sang anh chàng kỹ hơn, vừa lúc anh chàng cũng đang nhìn qua tôi. Bị bắt gặp, tôi quay sang Nga nói vơ vẩn bâng quơ... “xe chạy nhanh quá, sắp tới Long An rồi”. - Cô về Vĩnh Long nghỉ hè hay thăm thân nhân?

- Nhân dịp nghỉ hè, tôi về thăm bà nội của tôi, và sẽ ở dưới đấy hai tháng. Còn anh, anh về thăm ai ở dưới đó. Tôi hỏi.

- À, tôi ở đấy.

- Anh đâu phải là dân ở dưới đó. Chắc anh là lính, nhìn mái tóc của anh tôi đoán?

- Vâng, tôi là lính.

- Lính gì?

Anh chàng cười thân thiện

- Bí mật. À, tôi quên chưa tự giới thiệu. Tôi tên Vinh mà có nhiều người ở quê cứ gọi tôi là Dinh, có khi lại nghe như là Quynh. Lạ thật, Vĩnh Long mà nói là Dĩnh Long.

- Chê hả?

- Không, nếu chê tôi đâu có xin về đây. Có nhiều lúc tôi phải vừa lội ruộng vừa đánh giặc. Trước khi đi lính tôi chưa biết sình bùn bao giờ. Tôi yêu mến người miền Nam có tánh thật thà chất phát -Rồi anh chàng nhìn tôi nói- Có lẽ tôi sẽ được lập thân, lập nghiệp tại đây. Tôi chỉ ra ngoài cánh đồng đang có những thiếu nữ đang gặt lúa rồi nói...

- Một trong những cô gái đó?

- Họ không hiểu được giọng Bắc của tôi.

Những cánh đồng ruộng mênh mông nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau. Không định hướng được ngọn gió đồng từ đâu thổi tới làm tóc tôi có lúc bay tấp vào mặt chàng. Tôi phải lấy tay gom giữ lại, mắt tôi không ngưng nhìn về hai bên ở phía trước. Thấy tôi nhìn vào phía trong xa. - Cô biết có gì ở phía trong đó không? Anh chàng hỏi.

- Không.

- Có tụi nó, và có lính mình.

- Ủa, sao có cả hai bên vậy.

- Thì tụi nó rình rập ra đắp mô giựt mìn; mình cũng rình chận tụi nó lại.

Xe vừa qua khỏi Trung Lương. Có lẽ vì chiều đang xuống và không bị chờ qua cầu, chiếc xe đò chạy qua luôn làm những người bán hàng đứng bên lề đang sằn sàng chờ xe ngừng, đứng nhìn theo tiếc rẻ. - Anh là lính gì, trại lính anh đóng ở chỗ nào? Vinh nghiêng người hỏi lại,

- Lan đoán xem

- Không đoán được đâu vì không quen ai làm lính ở quê mình nên Lan không để ý. Lính gì đóng ở trại nào? Mà anh làm gì có vẻ bí mật vậy, làm như Lan là Việt Cộng vậy. - Không phải bí mật, nhưng tôi muốn khi tôi đến thăm Lan, rồi Lan sẽ biết về tôi sau.

- Phong cảnh ở đây không có gì đặc biệt nhưng tôi thích sự an bình mộc mạc của nó. Tôi thích nhất buổi chiều ở thôn quê, tôi tìm thấy khi ở đây, có không khí trong lành và không gian thật là yên tĩnh, mà ở đô thành không có nó. - Chỉ chờ hai chuyến đò nữa là tới phiên mình đó nghen bà con cô bác. Bác tài nói.

Ba đứa chúng tôi xuống xe, đi bộ lên đò để qua phía bên kia sông trước. Đứng trên đò ngắm ánh chiều dịu dàng rơi trên sông, những cụm lục bình có hoa phớt tím cứ thản nhiên để dòng nước cuốn đi lúc thì nhẹ nhàng, khi như bảo táp bởi gần bên chiếc phà đang chở người trên đó. Tôi đưa tay đón gió. Gió từ đâu thổi tới, thổi vào mặt vào tóc tôi, mang theo mùi nước sông thơm lạ.

- Lan biết đi xe đò, biết đi qua bắc một mình, từ lúc mới vừa lên mười tuổi. Nghỉ cũng ngộ, ba má và bà nội của Lan cứ hay căn dặn kỹ càng, coi chừng mấy người bắt cóc con nít, mà lại để em đi lên đi về quê một mình. Cứ dặn dò hoài, con nít đừng xuống xe khi qua bắc. Chỉ có một lần ngồi trong xe, ló đầu ra ngòai, nhìn chiếc xe lui tới tới lui trên phà mà phát sợ, nếu xe chạy tuốt luôn xuống sông, chết ngộp là cái chắc. Từ đó về sau, em không ngồi trong xe khi qua bắc nữa. Em nhanh nhẹn xuống xe lót tót đi theo đám hành khách. Em thích cái thú đứng trên phà nhìn sông nước, nhìn lục bình trôi. Từ lúc còn nhỏ tí em đã biết suy tư, biết buồn cho thân phận rồi. Chiếc bắc qua phía bên kia sông rồi. Đáng lẽ Nga đón xe lam về vì xe chạy một chút xíu nữa là tới, nhưng Nga muốn cùng vui đợi xe với tôi và Vinh, với lại hôm nay không bị kẹt bắc. Trong khi chờ đợi, cái thú ba người cùng đứng nói chuyện uyên thuyên thật là vui. Khi ngồi trở lại trong xe.

- Anh có biết Ông Cò Quận Chín không? Nga hỏi Vinh.

- Không. Sao cô hỏi?

- Ông cò quận chín mà anh không biết à? Ông ấy là ba của tôi đó. Anh dở thật, chắc anh không nghe cải lương, sợ bị chê là nhà quê hả. Người trẻ bây giờ sợ bị chê là “nhà quê” lắm. - Tôi không sợ bị chê, tôi đang tập nghe, tập nói tiếng Nam.

Nga nói vói lên với bác tài, “Bác tài ơi, tới chợ Trường An ngừng lại cho tôi xuống nghen bác tài”. Quay qua Vinh, Nga nói,

- Xã Trường An của tỉnh Vĩnh Long là nơi mà có chuyện tình nổi tiếng của ông cò quận chín với cô giáo Lan trong tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca đó mà. Về tìm nó mà nghe đi, vì có tui ở trong đó đó. Cả Vinh và tôi đồng cười. Xe tới bến vừa mới hơn sáu giờ chiều. Bến xe ở tỉnh lỵ không ồn ào như ở Sài Gòn, vắng vẻ và buồn hơn, người qua lại thưa thớt, có vài chiếc xe lôi chờ đón khách gần đó. Xe không chào đón mời mọc, chỉ đứng đó im lặng nhìn. Nếu mình chọn đi chiếc xe lôi nào thì đến với họ. Tôi thích đi xích lô ở Sài Gòn hơn vì mình được ngồi phía trước. Ngồi xe lôi ở đây tôi không cảm thấy thoải mái khi nhìn thấy trước mặt mình người phu xe đang còng lưng đạp. Tôi hay bảo anh phu xe dương mui lên để người ta không nhìn thấy cái mặt tôi đưa ra. Có lần tôi rủ con nhỏ bạn người Saigon về quê tôi cho biết. Khi biểu nó bước lên xe lôi, nó la oai oái không chịu. Nó nói, “xe gì mà mình ngồi trên cao mà ngồi phía sau bác phu xe, lở cái chổ kéo nó sút ra mình lăn đi đâu ổng đâu có thấy”. Tôi trả lời, “Ở đây không có taxi. Nếu không thì tụi mình đi bộ khá xa đó. Từ đây về nhà hơn hai cây số có chịu đi bộ không?” Rồi cô nàng cũng chịu lên xe mà cứ nghiêng cái người vào phía tôi để dấu cái gương mặt của cô nàng. Tôi đành nói, “Bồ làm như người ta có thì giờ rảnh để nhìn coi ai ngồi trên xe lôi vậy”. Vẫy một chiếc xe lôi đến gần, chờ khi tôi bước lên trên xe lôi rồi, Vinh hẹn sẽ đến thăm tôi nội trong ngày mai.

Trời chưa tối hẳn mà nhà bà nội của tôi đã lên đèn, vì nội biết tôi sợ bóng tối. Bà rất vui khi gặp lại tôi. Lần nào gặp lại nội, tôi cũng được khen... cao hơn, đẹp hơn. Nội hay nói, tôi càng lớn càng giống ba của tôi. Nội tôi chỉ thương con trai của bà, không bao giờ để ý đến con dâu cuả bà, má của tôi. Tôi cũng không hãnh diện, không thích ai nói tôi giống ba của tôi, mặc dù ba của tôi cao ráo, đẹp trai hơn những người đồng trang lứa. Nội nói, tôi đến tuổi lấy chồng được rồi. Tôi cười,

- Con còn nhỏ mà nội.

Đêm nay trời không trăng, nhìn ra ngoài thấy những chòm cây tối om, âm u quá. Tôi đếm theo từng tiếng kêu con tắc kè. Nó ngừng lại ở tiếng lẻ. Tôi không tin nhưng cũng là cái thú vui nho nhỏ trong đêm mà ở Sài Gòn tôi không bao giờ có dịp nghe. Tôi nhớ người yêu của tôi quá. Ở càng xa tôi càng nhớ anh thêm.

Từ Sài Gòn ra miền Trung vẫn còn gần hơn từ Vĩnh Long ra Trung, phải không anh? Có phải vì khoảng cách càng xa em lại càng nhớ anh thêm? Không biết anh đang đóng quân ở đâu, đang đánh trong trận nào? Anh đi đánh giặc liên miên, chỉ có thể viết thư cho em thôi. Ở Sài Gòn có em, có ba má, và chị em của anh đang mong đợi. Mà sao anh không được về thường vậy, hả anh? Hơn bốn tháng rồi, em chỉ nhận được thư của anh. Mình quen nhau hơn ba năm rồi, hình như anh được lên lon hai lần rồi đó. Mình ít khi gặp nhau, mấy lúc gần đây anh cứ bận đi đánh giặc hoài. Ừ, nếu anh xa em lâu quá, bộ anh không lo em sẽ yêu người khác sao? Bộ anh không sợ sẽ mất em sao, hả anh? Em định viết thư cho anh, kể cho anh nghe em đang ở đâu, và trên đọan đường em có quen một người cũng là lính như anh. Thôi, em mệt và buồn ngủ quá rồi. Ngày mai em sẽ biên thư cho anh nghen.

 Chiều hôm sau, lần đầu tiên khi nhìn thấy Vinh trong bộ đồ bông tôi ngạc nhiên vì bộ quân phục làm Vinh trông khác hẳn. Vinh không còn chút vẻ thư sinh của ngày hôm qua. Bởi tôi vốn sẳn có tính, thích người đàn ông trong bộ quân phục nên tôi thầy Vinh đẹp, oai, gương mặt sáng với vầng trán cao trông rất là dễ mến. Tôi giới thiệu Vinh với bà nội tôi. Bà hỏi Vinh năm ba câu, Vinh trả lời bà nghe không được. Xoay qua tôi nội nói,

- Cậu đây không phải là người Việt mình. Nội không nghe được cậu nói gì.

- Cũng là người Việt Nam đó nội, nhưng là người miền Bắc. Vả lại anh ấy nói rặt tiếng Bắc. Mà hồi nào tới giờ nội nghe toàn tiếng Nam, nội chưa nghe tiếng Bắc bao giờ, nên nội nghe không được. Tôi cười nói. - Dạ, con còn đang tập nói tiếng Nam đó nội. Rồi con sẽ nói tiếng Nam với nội, nghen nội.

Nghe Vinh nói giọng Nam nghe cứng ngắc, là lạ bà mắc cười. Bà nói,

- Bà nghe được rồi. Vinh xin phép đưa tôi đi dạo phố. Nội dặn,

- Về sớm nghen con, đừng trễ hơn tám giờ.

- Anh nghe chưa, ở đây tám giờ tối là mọi nhà đều đóng cửa, tắt đèn, đi ngủ, không như ở Sài Gòn mình.

- Ừ, khi mới về đây, anh thấy lạ và buồn quá. Thành phố gì mà phố đèn vừa mới lên là mọi người đóng cửa đi ngủ hềt. Giờ thì quen rồi.

Chúng tôi đi bộ lên phố.

- Ở đây cũng là phố… đi lên đi xuống... đi dăm phút đã quay về chốn cũ...

- Nhưng đi hoài đâu có mỏi vì là miền đồng bằng, phải không anh?

Khi Vinh hỏi tôi có khi nào vào quán nhạc ở dưới này chưa, tôi thật thà nói,

- Cũng như bạn của em ở dưới này vẫn còn là học sinh, còn sự kiểm soát của cha mẹ, họ đâu có chịu cho con của họ lông bông ngoài đường phố đêm. Còn em thì dạn hơn tụi nó. Em nhớ lại hồi lúc em mười tuổi, kế bên nhà nội em có một anh học trò đang học năm cuối của bậc trung học. Một hôm nọ anh ta đi đâu không biết mà sau tám giờ tối bà mẹ anh chong đèn ngồi chờ hoài không thấy con trai mình về nhà. Bà mẹ la chói lói lên với hàng xóm làm kinh đông mọi người. Họ xúm lại hỏi han, bàn tán, lo lắng, cứ như là em bé đi lạc đâu mất rồi. Bấy giờ mọi người trong xóm không biết phải làm sao, xúm lại giúp ý, mướn ông xe lôi ở cuối xóm chở bà đi lùng ở khắp mấy con đường ở đây. Không thấy ai ở ngoài đường hết, biết hỏi ai. Người mẹ khóc lóc um sùm trở về thì thấy anh con trai đã về ở nhà từ lúc nào rồi. Đêm hôm đó cả xóm nghe bà rầy la đứa con cho tới khuya mới dứt. - Em có lo bà nội của em sẽ mướn xe lôi đi tìm em tối nay nếu em về trễ?

- Em không về trễ lắm đâu, nội biết tánh em ham vui. Bà nói tánh em là tánh của người Sài Gòn.

Gần tám giờ chúng tôi ghé vào quán nước, vào trong quán mới thấy cũng khá đông, chỉ còn hai bàn trống.

- Ở đây có một số những thanh niên như tụi mình chỉ có biết giải trí bằng cách vào quán ngồi nhâm nhi cà phê, thả hổn theo tiềng nhạc, thế là xong cho một ngày. Nhóm người trẻ ở đây hiền, không quậy như ở mấy thành phố khác.

Vinh nói với tôi.

- Trong tuần này, anh không đi hành quân. Chắc tại bọn Việt Cộng nó lịch sự để cho anh có thì giờ đến thăm em mỗi ngày.

Bà nội tôi chỉ cách tôi nấu mấm kho với tép bac, lươn vàng, có cá lóc, và cà tím. Nổi canh chua ở quê hơi khác với nổi canh chua ở Sài Gòn. Vinh ăn khen ngon.

Từ trại lính Biệt Động Quân phía bên kia cầu Khưu Văn Ba, chỉ đi bộ qua cầu khoảng năm phút là tới nhà bà nội tôi. Những lúc không bị cấm trại hay bận hành quân, hay bận nhậu với bạn bè trong trại, Vinh hay ghé tạt qua gặp tôi rồi chúng tôi đi dạo ra phố.

Tôi e ngại không muốn cùng Vinh đi xa hơn vào những làng nhỏ gần quanh đây, tôi sợ sự bất trắc sẽ xảy đến cho Vinh, cho tôi. Năm Mậu Thân đã cho người dân ở đây có kinh nghiệm thêm lên, không biết ai là phe ta hay phe địch. Thành phố này bị thiệt hại đứng vào hàng thứ nhì, sau Huế. Ít ai nhắc tới, vì may mắn hơn, người dân ở đây không bị giết, không bị chôn tập thể. Tôi kể cho Vinh biết. Có không ít những học sinh từ trong quê ra ở trọ nhà đi học, mình không biết họ, đến khi tết Mậu Thân mới lòi mặt thật ra. Những năm sau đó mình dè dặt hơn, thỉnh thỏang nghe tin, anh này là Việt Cộng mới vừa bị bắt, thằng kia còn tuổi mới mười sáu không lo đi học mà đã đi theo giặc. Lúc này lại không yên như trước nên tụi bạn em không dám đi vào làng mạc xung quanh đây. Riết rồi ở đâu em cũng nghi ngờ, cũng sợ hết. Vinh nói,

- Anh biết làng xã chung quanh đây nhiều hơn em, vì anh có hành quân qua. Có những nơi anh tìm thấy sự thanh bình ở đó. Anh chỉ muốn nếu anh chết, xin được chết ngoài trận mạc, đừng chết ở nơi đấy, một nơi mà nhìn vào anh không thấy có dấu hiệu gì là chiến tranh cả. Anh muốn nơi đấy không có một tiếng súng nổ, mái tranh nhà nguyên vẹn, cánh đồng không loang lỗ vì vết đạn của hai bên. Anh cùng đồng đội tiếc rẻ từng viên đạn bắn ra sẽ làm hỏng cả bức tranh vẽ cảnh đồng quê ở miền Tây thanh bình.

Vinh biết tôi đang có người yêu, cũng là lính, tôi và người yêu của tôi ít khi gặp lại nhau, bởi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Anh ấy đang đánh nhau tại miền Trung. Tôi biết tình cảm của Vinh dành cho tôi tới mức nào và tôi không muốn anh tiến xa hơn nữa, hãy coi như là bạn của nhau.

Tôi nghĩ, biết đâu tôi sẽ yêu Vinh nếu như tôi chưa có người yêu. Vinh là mẫu người dễ mến, đáng yêu lắm chớ. Một mẫu người đàn ông mà người người con gái nào cũng mong ước. Có lần tôi nói, - Ở gần bên anh lâu ngày chắc em sẽ yêu anh. Thôi thì ta hãy chia tay.

- Anh tin chắc là một ngày nào đó em sẽ yêu anh.

- Tại sao?

- Tại vì anh dễ yêu.

- Còn em, anh đừng có một ngày nào đó sẽ yêu em nghen.

- Có rồi...

Tôi im lặng, coi như đó là một lời nói lịch sự, nói cho người nghe đẹp lòng. Hay là tôi muốn thờ ơ những gì Vinh đối với tôi để tránh cho lòng khỏi xao xuyến.

- Trước khi anh cưới vợ, anh sẽ xin chuyển qua lính Địa Phương Quân để không bị mất vợ. Có lần Vinh đùa.

Hơn hai tháng sau, chỉ còn vài ngày nữa là tôi phải trở về Sài Gòn như đã dự định. Tôi có nói cho Vinh biết ngày nào tôi phải trở lên để ghi danh vào phân khoa, hay đi tìm việc làm. Có lẽ tôi sẽ tìm việc vì nếu tôi lên đại học hoàn cảnh gia đình tôi sẽ gặp thêm nhiều khó khăn. Vinh có vẻ lưu luyến. Còn tôi, tiếc nuối những ngày bên nhau.

Cũng có lúc vắng Vinh hơn đôi ba ngày là tôi nhớ. Vinh bận hành quân liên miên. Những chiếc xe nhà binh chở lính đi trên con đường qua xóm tôi, chắc là có Vinh trong đó.

Tôi không làm sao quên được hình ảnh của Vinh, lúc trở về sau cuộc hành quân. Lúc đó có Nga và tôi từ chợ về đang bước ở bên đường thấy một vài chiếc xe nhà binh chạy ngang qua, bụi đường làm tôi không dám nhìn lên. Thình lình, có một chiếc xe Jeep thắng lại trước mặt tôi vài bước, Vinh nhảy xuống xe đi về phía tôi với nụ cười vui trên gương mặt. Quần áo anh lem luốt bùn sình, trông dơ không chịu được. Mấy anh lính kia cũng vậy. Tôi vừa mừng vừa xúc động.

- Mừng anh trở về bình yên.

Vinh nhìn tôi. Tránh ánh mắt của Vinh, tôi nói,

- Ngày hôm nay vui quá, có cả anh Vinh và Nga.

- Để anh chạy về trại tắm rửa thay quần áo rồi bọn mình ra quán mừng tụi anh thắng trận. Hai em chờ anh nghen.

Rồi anh lên trên xe Jeep mà còn ngoái nhìn chúng tôi.

- Anh chàng hình như mết mày lắm thì phải. Còn mày?

- Tao còn yêu chàng của tao. Tao có kể cho Vinh nghe và tao cũng có thư cho chàng của tao biết mà yên chí. Tao chỉ mến Vinh chớ tao không yêu Vinh đâu.

Vinh bây giờ đang bận hành quân và tôi không được biết bao giờ chàng trở về. Chiều nay, ngày mai hay vài ngày sau nữa khi chàng về thì cũng muộn rồi, Vinh sẽ không gặp lại tôi. Có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.

Vé xe tôi đã lấy sẵn rồi. Chiều nay tôi sẽ lấy chuyến xe chót để trở về Sài Gòn, tôi không muốn có cảnh chia tay với Vinh. Tôi nhờ nội tôi đưa lá thư tôi viết cho Vinh. Nội hỏi, - Ủa sao vậy? Sao con không chờ nó về? Bộ tụi bây giận nhau, hả?

Tôi không trả lời nội. Tôi không biết rõ được lòng tôi trong lúc này. Tôi có còn yêu người yêu cuả tôi, hay tôi đã yêu Vinh. Tôi không hứa yêu, hứa chung thủy, để tôi khỏi mang tiếng là kẻ phụ tình. Tôi không nợ ai và tôi cũng giữ gìn để không ai nợ tôi. Nếu tôi xa anh, hay anh xa tôi, không ai ân hận điều gì cả.

Tôi nói nhỏ.

- Chắc lâu lắm con mới về thăm nội được.

Quê mình. Hè 1973.


http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso30.htm

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đừng Yêu Em, Nghe Anh!

Thường thì mỗi năm tôi hay từ Sài Gòn về quê thăm bên nội, bên ngoại trong dịp hè hay vào dịp tết. Hè năm nay, tôi có Nga là bạn cùng lớp rủ nhau về cùng một chuyến xe

TeaLan M Tuyet


Thường thì mỗi năm tôi hay từ Sài Gòn về quê thăm bên nội, bên ngoại trong dịp hè hay vào dịp tết. Hè năm nay, tôi có Nga là bạn cùng lớp rủ nhau về cùng một chuyến xe. Chúng tôi ở cùng một tỉnh. Quê làng của Nga không xa mấy với quê làng của tôi. Buổi chiều cuối tuần, bến xe miền Tây vẫn còn tấp nập cho những chuyến xe đoạn đường không dài hơn ba tiếng. Trạm bán vé còn bày để bán vé cho ngày hôm sau. Những hàng gánh, những xe bán hàng, cố rao nài nỉ bán cho hết những gì còn lại trong ngày cho đám hành khách vì biết đây là những chuyến xe cuối.

Hai đứa tôi, mua vé trước từ sáng hôm qua, thấy chỉ còn vài chỗ trống ở phía sau. Dãy ghế của tôi chỗ gần cửa sổ có người mua rồi, nên chúng tôi không vừa ý. Nga nói ngồi ở phía trong ngộp thở lắm, nhưng cằn nhằn rồi cũng phải mua. Tôi thích đi chuyến xe vào buổi chiều để tránh kẹt bắc Mỹ Thuận, vì những đoàn xe nhà binh hay khởi hành từ sáng sớm, được ưu tiên qua bắc trước. Nếu tôi đi buổi chiều thì tránh được sự chờ đợi, ít khi bị kẹt bắc, về tới nhà bà nội của tôi có trễ lắm là khoảng bảy giờ, trời vẫn còn sáng.

Hành khách lần lượt lên xe, có lẽ xe sẽ khởi hành đúng giờ. Sắp đến giờ xe chạy rồi, mà ghế kế bên cửa sổ vẫn còn chưa thấy ai, Nga dành lấy ghế kế bên đó, rồi mới tới tôi, mặc dù Nga sẽ xuống xe trước tôi. Bác tài nói lớn, “Bà con cô bác, xe sắp chạy rồi nghen”. Nga có vẻ mừng nói, “Có lẽ người mua vé này lúc đi về bị trúng gió nên hôm nay không đi được, mình sẽ ngồi qua chỗ này.” Tôi cười theo, “Ừ, thì bồ dành chớ ai dành chổ đó đâu mà lo.” Bác tài bắt đầu cho nổ máy. Lòng tôi vui vui khi nghĩ đến bà nội của tôi mừng khi gặp lại đứa cháu bà thương yêu đã ở với bà từ thuở lọt lòng cho đến hơn mười năm sau mới rời bà. Ở với bà nội của tôi, tôi được nuông chìu, được sự để ý săn sóc của bà. Khi tôi lên Sài Gòn ở với ba má và các em của tôi, tôi mới nhận thấy ngoài bà nội tôi ra không ai cho tôi tình thương cả. Nga thúc tay vào tôi,

- Coi kìa, chắc anh chàng này đây. Trông dễ thương quá hén. Tao không muốn có dịp phản bội chàng của tao, ảnh sẽ bắn tao chết rồi chết theo. Bồ của mày hiền hơn, để mày ngồi kế bên nghen. - Mọi chuyện gì đều do mày chủ định hết. Muốn hay không muốn, nói đi cũng mày, nói lại cũng mày. Chớ không phải mày chê à?

Đoán biết anh chàng sẽ đến chỗ ngồi kế bên, tôi và Nga đứng lên để anh bước vào sau khi gật đầu chào và xin lỗi chúng tôi. Thấy anh chàng loay hoay với cái túi xách nhỏ tìm chổ để dưới chân, tôi vội kéo cái xách của Nga nép sang bên. Anh mỉm cười nói cám ơn. Xe bắt đầu rời bến. Bắt gặp cái nhìn của Nga tò mò nhìn sang, anh chàng lại chào một lần nữa. - Hình như tôi đến trễ.

- Đâu có trễ, xe đợi chỉ có mình anh thôi.

- Thằng bạn nó đưa tôi ra bến xe với chiếc xe cà tàng của nó bị banh dọc đường, may mà còn kịp giờ.

- Chàng này là dân Bắc Kỳ, là dân xa quê hương nhớ mẹ hiền, đó mày ơi. Rồi Nga nói nhỏ với tôi.

Chỉ có Nga và chàng trao đổi với nhau.Họ coi như là không có tôi dù tôi ngồi giữa khoảng cách của hai người. Tôi tò mò nhìn sang anh chàng kỹ hơn, vừa lúc anh chàng cũng đang nhìn qua tôi. Bị bắt gặp, tôi quay sang Nga nói vơ vẩn bâng quơ... “xe chạy nhanh quá, sắp tới Long An rồi”. - Cô về Vĩnh Long nghỉ hè hay thăm thân nhân?

- Nhân dịp nghỉ hè, tôi về thăm bà nội của tôi, và sẽ ở dưới đấy hai tháng. Còn anh, anh về thăm ai ở dưới đó. Tôi hỏi.

- À, tôi ở đấy.

- Anh đâu phải là dân ở dưới đó. Chắc anh là lính, nhìn mái tóc của anh tôi đoán?

- Vâng, tôi là lính.

- Lính gì?

Anh chàng cười thân thiện

- Bí mật. À, tôi quên chưa tự giới thiệu. Tôi tên Vinh mà có nhiều người ở quê cứ gọi tôi là Dinh, có khi lại nghe như là Quynh. Lạ thật, Vĩnh Long mà nói là Dĩnh Long.

- Chê hả?

- Không, nếu chê tôi đâu có xin về đây. Có nhiều lúc tôi phải vừa lội ruộng vừa đánh giặc. Trước khi đi lính tôi chưa biết sình bùn bao giờ. Tôi yêu mến người miền Nam có tánh thật thà chất phát -Rồi anh chàng nhìn tôi nói- Có lẽ tôi sẽ được lập thân, lập nghiệp tại đây. Tôi chỉ ra ngoài cánh đồng đang có những thiếu nữ đang gặt lúa rồi nói...

- Một trong những cô gái đó?

- Họ không hiểu được giọng Bắc của tôi.

Những cánh đồng ruộng mênh mông nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau. Không định hướng được ngọn gió đồng từ đâu thổi tới làm tóc tôi có lúc bay tấp vào mặt chàng. Tôi phải lấy tay gom giữ lại, mắt tôi không ngưng nhìn về hai bên ở phía trước. Thấy tôi nhìn vào phía trong xa. - Cô biết có gì ở phía trong đó không? Anh chàng hỏi.

- Không.

- Có tụi nó, và có lính mình.

- Ủa, sao có cả hai bên vậy.

- Thì tụi nó rình rập ra đắp mô giựt mìn; mình cũng rình chận tụi nó lại.

Xe vừa qua khỏi Trung Lương. Có lẽ vì chiều đang xuống và không bị chờ qua cầu, chiếc xe đò chạy qua luôn làm những người bán hàng đứng bên lề đang sằn sàng chờ xe ngừng, đứng nhìn theo tiếc rẻ. - Anh là lính gì, trại lính anh đóng ở chỗ nào? Vinh nghiêng người hỏi lại,

- Lan đoán xem

- Không đoán được đâu vì không quen ai làm lính ở quê mình nên Lan không để ý. Lính gì đóng ở trại nào? Mà anh làm gì có vẻ bí mật vậy, làm như Lan là Việt Cộng vậy. - Không phải bí mật, nhưng tôi muốn khi tôi đến thăm Lan, rồi Lan sẽ biết về tôi sau.

- Phong cảnh ở đây không có gì đặc biệt nhưng tôi thích sự an bình mộc mạc của nó. Tôi thích nhất buổi chiều ở thôn quê, tôi tìm thấy khi ở đây, có không khí trong lành và không gian thật là yên tĩnh, mà ở đô thành không có nó. - Chỉ chờ hai chuyến đò nữa là tới phiên mình đó nghen bà con cô bác. Bác tài nói.

Ba đứa chúng tôi xuống xe, đi bộ lên đò để qua phía bên kia sông trước. Đứng trên đò ngắm ánh chiều dịu dàng rơi trên sông, những cụm lục bình có hoa phớt tím cứ thản nhiên để dòng nước cuốn đi lúc thì nhẹ nhàng, khi như bảo táp bởi gần bên chiếc phà đang chở người trên đó. Tôi đưa tay đón gió. Gió từ đâu thổi tới, thổi vào mặt vào tóc tôi, mang theo mùi nước sông thơm lạ.

- Lan biết đi xe đò, biết đi qua bắc một mình, từ lúc mới vừa lên mười tuổi. Nghỉ cũng ngộ, ba má và bà nội của Lan cứ hay căn dặn kỹ càng, coi chừng mấy người bắt cóc con nít, mà lại để em đi lên đi về quê một mình. Cứ dặn dò hoài, con nít đừng xuống xe khi qua bắc. Chỉ có một lần ngồi trong xe, ló đầu ra ngòai, nhìn chiếc xe lui tới tới lui trên phà mà phát sợ, nếu xe chạy tuốt luôn xuống sông, chết ngộp là cái chắc. Từ đó về sau, em không ngồi trong xe khi qua bắc nữa. Em nhanh nhẹn xuống xe lót tót đi theo đám hành khách. Em thích cái thú đứng trên phà nhìn sông nước, nhìn lục bình trôi. Từ lúc còn nhỏ tí em đã biết suy tư, biết buồn cho thân phận rồi. Chiếc bắc qua phía bên kia sông rồi. Đáng lẽ Nga đón xe lam về vì xe chạy một chút xíu nữa là tới, nhưng Nga muốn cùng vui đợi xe với tôi và Vinh, với lại hôm nay không bị kẹt bắc. Trong khi chờ đợi, cái thú ba người cùng đứng nói chuyện uyên thuyên thật là vui. Khi ngồi trở lại trong xe.

- Anh có biết Ông Cò Quận Chín không? Nga hỏi Vinh.

- Không. Sao cô hỏi?

- Ông cò quận chín mà anh không biết à? Ông ấy là ba của tôi đó. Anh dở thật, chắc anh không nghe cải lương, sợ bị chê là nhà quê hả. Người trẻ bây giờ sợ bị chê là “nhà quê” lắm. - Tôi không sợ bị chê, tôi đang tập nghe, tập nói tiếng Nam.

Nga nói vói lên với bác tài, “Bác tài ơi, tới chợ Trường An ngừng lại cho tôi xuống nghen bác tài”. Quay qua Vinh, Nga nói,

- Xã Trường An của tỉnh Vĩnh Long là nơi mà có chuyện tình nổi tiếng của ông cò quận chín với cô giáo Lan trong tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca đó mà. Về tìm nó mà nghe đi, vì có tui ở trong đó đó. Cả Vinh và tôi đồng cười. Xe tới bến vừa mới hơn sáu giờ chiều. Bến xe ở tỉnh lỵ không ồn ào như ở Sài Gòn, vắng vẻ và buồn hơn, người qua lại thưa thớt, có vài chiếc xe lôi chờ đón khách gần đó. Xe không chào đón mời mọc, chỉ đứng đó im lặng nhìn. Nếu mình chọn đi chiếc xe lôi nào thì đến với họ. Tôi thích đi xích lô ở Sài Gòn hơn vì mình được ngồi phía trước. Ngồi xe lôi ở đây tôi không cảm thấy thoải mái khi nhìn thấy trước mặt mình người phu xe đang còng lưng đạp. Tôi hay bảo anh phu xe dương mui lên để người ta không nhìn thấy cái mặt tôi đưa ra. Có lần tôi rủ con nhỏ bạn người Saigon về quê tôi cho biết. Khi biểu nó bước lên xe lôi, nó la oai oái không chịu. Nó nói, “xe gì mà mình ngồi trên cao mà ngồi phía sau bác phu xe, lở cái chổ kéo nó sút ra mình lăn đi đâu ổng đâu có thấy”. Tôi trả lời, “Ở đây không có taxi. Nếu không thì tụi mình đi bộ khá xa đó. Từ đây về nhà hơn hai cây số có chịu đi bộ không?” Rồi cô nàng cũng chịu lên xe mà cứ nghiêng cái người vào phía tôi để dấu cái gương mặt của cô nàng. Tôi đành nói, “Bồ làm như người ta có thì giờ rảnh để nhìn coi ai ngồi trên xe lôi vậy”. Vẫy một chiếc xe lôi đến gần, chờ khi tôi bước lên trên xe lôi rồi, Vinh hẹn sẽ đến thăm tôi nội trong ngày mai.

Trời chưa tối hẳn mà nhà bà nội của tôi đã lên đèn, vì nội biết tôi sợ bóng tối. Bà rất vui khi gặp lại tôi. Lần nào gặp lại nội, tôi cũng được khen... cao hơn, đẹp hơn. Nội hay nói, tôi càng lớn càng giống ba của tôi. Nội tôi chỉ thương con trai của bà, không bao giờ để ý đến con dâu cuả bà, má của tôi. Tôi cũng không hãnh diện, không thích ai nói tôi giống ba của tôi, mặc dù ba của tôi cao ráo, đẹp trai hơn những người đồng trang lứa. Nội nói, tôi đến tuổi lấy chồng được rồi. Tôi cười,

- Con còn nhỏ mà nội.

Đêm nay trời không trăng, nhìn ra ngoài thấy những chòm cây tối om, âm u quá. Tôi đếm theo từng tiếng kêu con tắc kè. Nó ngừng lại ở tiếng lẻ. Tôi không tin nhưng cũng là cái thú vui nho nhỏ trong đêm mà ở Sài Gòn tôi không bao giờ có dịp nghe. Tôi nhớ người yêu của tôi quá. Ở càng xa tôi càng nhớ anh thêm.

Từ Sài Gòn ra miền Trung vẫn còn gần hơn từ Vĩnh Long ra Trung, phải không anh? Có phải vì khoảng cách càng xa em lại càng nhớ anh thêm? Không biết anh đang đóng quân ở đâu, đang đánh trong trận nào? Anh đi đánh giặc liên miên, chỉ có thể viết thư cho em thôi. Ở Sài Gòn có em, có ba má, và chị em của anh đang mong đợi. Mà sao anh không được về thường vậy, hả anh? Hơn bốn tháng rồi, em chỉ nhận được thư của anh. Mình quen nhau hơn ba năm rồi, hình như anh được lên lon hai lần rồi đó. Mình ít khi gặp nhau, mấy lúc gần đây anh cứ bận đi đánh giặc hoài. Ừ, nếu anh xa em lâu quá, bộ anh không lo em sẽ yêu người khác sao? Bộ anh không sợ sẽ mất em sao, hả anh? Em định viết thư cho anh, kể cho anh nghe em đang ở đâu, và trên đọan đường em có quen một người cũng là lính như anh. Thôi, em mệt và buồn ngủ quá rồi. Ngày mai em sẽ biên thư cho anh nghen.

 Chiều hôm sau, lần đầu tiên khi nhìn thấy Vinh trong bộ đồ bông tôi ngạc nhiên vì bộ quân phục làm Vinh trông khác hẳn. Vinh không còn chút vẻ thư sinh của ngày hôm qua. Bởi tôi vốn sẳn có tính, thích người đàn ông trong bộ quân phục nên tôi thầy Vinh đẹp, oai, gương mặt sáng với vầng trán cao trông rất là dễ mến. Tôi giới thiệu Vinh với bà nội tôi. Bà hỏi Vinh năm ba câu, Vinh trả lời bà nghe không được. Xoay qua tôi nội nói,

- Cậu đây không phải là người Việt mình. Nội không nghe được cậu nói gì.

- Cũng là người Việt Nam đó nội, nhưng là người miền Bắc. Vả lại anh ấy nói rặt tiếng Bắc. Mà hồi nào tới giờ nội nghe toàn tiếng Nam, nội chưa nghe tiếng Bắc bao giờ, nên nội nghe không được. Tôi cười nói. - Dạ, con còn đang tập nói tiếng Nam đó nội. Rồi con sẽ nói tiếng Nam với nội, nghen nội.

Nghe Vinh nói giọng Nam nghe cứng ngắc, là lạ bà mắc cười. Bà nói,

- Bà nghe được rồi. Vinh xin phép đưa tôi đi dạo phố. Nội dặn,

- Về sớm nghen con, đừng trễ hơn tám giờ.

- Anh nghe chưa, ở đây tám giờ tối là mọi nhà đều đóng cửa, tắt đèn, đi ngủ, không như ở Sài Gòn mình.

- Ừ, khi mới về đây, anh thấy lạ và buồn quá. Thành phố gì mà phố đèn vừa mới lên là mọi người đóng cửa đi ngủ hềt. Giờ thì quen rồi.

Chúng tôi đi bộ lên phố.

- Ở đây cũng là phố… đi lên đi xuống... đi dăm phút đã quay về chốn cũ...

- Nhưng đi hoài đâu có mỏi vì là miền đồng bằng, phải không anh?

Khi Vinh hỏi tôi có khi nào vào quán nhạc ở dưới này chưa, tôi thật thà nói,

- Cũng như bạn của em ở dưới này vẫn còn là học sinh, còn sự kiểm soát của cha mẹ, họ đâu có chịu cho con của họ lông bông ngoài đường phố đêm. Còn em thì dạn hơn tụi nó. Em nhớ lại hồi lúc em mười tuổi, kế bên nhà nội em có một anh học trò đang học năm cuối của bậc trung học. Một hôm nọ anh ta đi đâu không biết mà sau tám giờ tối bà mẹ anh chong đèn ngồi chờ hoài không thấy con trai mình về nhà. Bà mẹ la chói lói lên với hàng xóm làm kinh đông mọi người. Họ xúm lại hỏi han, bàn tán, lo lắng, cứ như là em bé đi lạc đâu mất rồi. Bấy giờ mọi người trong xóm không biết phải làm sao, xúm lại giúp ý, mướn ông xe lôi ở cuối xóm chở bà đi lùng ở khắp mấy con đường ở đây. Không thấy ai ở ngoài đường hết, biết hỏi ai. Người mẹ khóc lóc um sùm trở về thì thấy anh con trai đã về ở nhà từ lúc nào rồi. Đêm hôm đó cả xóm nghe bà rầy la đứa con cho tới khuya mới dứt. - Em có lo bà nội của em sẽ mướn xe lôi đi tìm em tối nay nếu em về trễ?

- Em không về trễ lắm đâu, nội biết tánh em ham vui. Bà nói tánh em là tánh của người Sài Gòn.

Gần tám giờ chúng tôi ghé vào quán nước, vào trong quán mới thấy cũng khá đông, chỉ còn hai bàn trống.

- Ở đây có một số những thanh niên như tụi mình chỉ có biết giải trí bằng cách vào quán ngồi nhâm nhi cà phê, thả hổn theo tiềng nhạc, thế là xong cho một ngày. Nhóm người trẻ ở đây hiền, không quậy như ở mấy thành phố khác.

Vinh nói với tôi.

- Trong tuần này, anh không đi hành quân. Chắc tại bọn Việt Cộng nó lịch sự để cho anh có thì giờ đến thăm em mỗi ngày.

Bà nội tôi chỉ cách tôi nấu mấm kho với tép bac, lươn vàng, có cá lóc, và cà tím. Nổi canh chua ở quê hơi khác với nổi canh chua ở Sài Gòn. Vinh ăn khen ngon.

Từ trại lính Biệt Động Quân phía bên kia cầu Khưu Văn Ba, chỉ đi bộ qua cầu khoảng năm phút là tới nhà bà nội tôi. Những lúc không bị cấm trại hay bận hành quân, hay bận nhậu với bạn bè trong trại, Vinh hay ghé tạt qua gặp tôi rồi chúng tôi đi dạo ra phố.

Tôi e ngại không muốn cùng Vinh đi xa hơn vào những làng nhỏ gần quanh đây, tôi sợ sự bất trắc sẽ xảy đến cho Vinh, cho tôi. Năm Mậu Thân đã cho người dân ở đây có kinh nghiệm thêm lên, không biết ai là phe ta hay phe địch. Thành phố này bị thiệt hại đứng vào hàng thứ nhì, sau Huế. Ít ai nhắc tới, vì may mắn hơn, người dân ở đây không bị giết, không bị chôn tập thể. Tôi kể cho Vinh biết. Có không ít những học sinh từ trong quê ra ở trọ nhà đi học, mình không biết họ, đến khi tết Mậu Thân mới lòi mặt thật ra. Những năm sau đó mình dè dặt hơn, thỉnh thỏang nghe tin, anh này là Việt Cộng mới vừa bị bắt, thằng kia còn tuổi mới mười sáu không lo đi học mà đã đi theo giặc. Lúc này lại không yên như trước nên tụi bạn em không dám đi vào làng mạc xung quanh đây. Riết rồi ở đâu em cũng nghi ngờ, cũng sợ hết. Vinh nói,

- Anh biết làng xã chung quanh đây nhiều hơn em, vì anh có hành quân qua. Có những nơi anh tìm thấy sự thanh bình ở đó. Anh chỉ muốn nếu anh chết, xin được chết ngoài trận mạc, đừng chết ở nơi đấy, một nơi mà nhìn vào anh không thấy có dấu hiệu gì là chiến tranh cả. Anh muốn nơi đấy không có một tiếng súng nổ, mái tranh nhà nguyên vẹn, cánh đồng không loang lỗ vì vết đạn của hai bên. Anh cùng đồng đội tiếc rẻ từng viên đạn bắn ra sẽ làm hỏng cả bức tranh vẽ cảnh đồng quê ở miền Tây thanh bình.

Vinh biết tôi đang có người yêu, cũng là lính, tôi và người yêu của tôi ít khi gặp lại nhau, bởi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Anh ấy đang đánh nhau tại miền Trung. Tôi biết tình cảm của Vinh dành cho tôi tới mức nào và tôi không muốn anh tiến xa hơn nữa, hãy coi như là bạn của nhau.

Tôi nghĩ, biết đâu tôi sẽ yêu Vinh nếu như tôi chưa có người yêu. Vinh là mẫu người dễ mến, đáng yêu lắm chớ. Một mẫu người đàn ông mà người người con gái nào cũng mong ước. Có lần tôi nói, - Ở gần bên anh lâu ngày chắc em sẽ yêu anh. Thôi thì ta hãy chia tay.

- Anh tin chắc là một ngày nào đó em sẽ yêu anh.

- Tại sao?

- Tại vì anh dễ yêu.

- Còn em, anh đừng có một ngày nào đó sẽ yêu em nghen.

- Có rồi...

Tôi im lặng, coi như đó là một lời nói lịch sự, nói cho người nghe đẹp lòng. Hay là tôi muốn thờ ơ những gì Vinh đối với tôi để tránh cho lòng khỏi xao xuyến.

- Trước khi anh cưới vợ, anh sẽ xin chuyển qua lính Địa Phương Quân để không bị mất vợ. Có lần Vinh đùa.

Hơn hai tháng sau, chỉ còn vài ngày nữa là tôi phải trở về Sài Gòn như đã dự định. Tôi có nói cho Vinh biết ngày nào tôi phải trở lên để ghi danh vào phân khoa, hay đi tìm việc làm. Có lẽ tôi sẽ tìm việc vì nếu tôi lên đại học hoàn cảnh gia đình tôi sẽ gặp thêm nhiều khó khăn. Vinh có vẻ lưu luyến. Còn tôi, tiếc nuối những ngày bên nhau.

Cũng có lúc vắng Vinh hơn đôi ba ngày là tôi nhớ. Vinh bận hành quân liên miên. Những chiếc xe nhà binh chở lính đi trên con đường qua xóm tôi, chắc là có Vinh trong đó.

Tôi không làm sao quên được hình ảnh của Vinh, lúc trở về sau cuộc hành quân. Lúc đó có Nga và tôi từ chợ về đang bước ở bên đường thấy một vài chiếc xe nhà binh chạy ngang qua, bụi đường làm tôi không dám nhìn lên. Thình lình, có một chiếc xe Jeep thắng lại trước mặt tôi vài bước, Vinh nhảy xuống xe đi về phía tôi với nụ cười vui trên gương mặt. Quần áo anh lem luốt bùn sình, trông dơ không chịu được. Mấy anh lính kia cũng vậy. Tôi vừa mừng vừa xúc động.

- Mừng anh trở về bình yên.

Vinh nhìn tôi. Tránh ánh mắt của Vinh, tôi nói,

- Ngày hôm nay vui quá, có cả anh Vinh và Nga.

- Để anh chạy về trại tắm rửa thay quần áo rồi bọn mình ra quán mừng tụi anh thắng trận. Hai em chờ anh nghen.

Rồi anh lên trên xe Jeep mà còn ngoái nhìn chúng tôi.

- Anh chàng hình như mết mày lắm thì phải. Còn mày?

- Tao còn yêu chàng của tao. Tao có kể cho Vinh nghe và tao cũng có thư cho chàng của tao biết mà yên chí. Tao chỉ mến Vinh chớ tao không yêu Vinh đâu.

Vinh bây giờ đang bận hành quân và tôi không được biết bao giờ chàng trở về. Chiều nay, ngày mai hay vài ngày sau nữa khi chàng về thì cũng muộn rồi, Vinh sẽ không gặp lại tôi. Có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.

Vé xe tôi đã lấy sẵn rồi. Chiều nay tôi sẽ lấy chuyến xe chót để trở về Sài Gòn, tôi không muốn có cảnh chia tay với Vinh. Tôi nhờ nội tôi đưa lá thư tôi viết cho Vinh. Nội hỏi, - Ủa sao vậy? Sao con không chờ nó về? Bộ tụi bây giận nhau, hả?

Tôi không trả lời nội. Tôi không biết rõ được lòng tôi trong lúc này. Tôi có còn yêu người yêu cuả tôi, hay tôi đã yêu Vinh. Tôi không hứa yêu, hứa chung thủy, để tôi khỏi mang tiếng là kẻ phụ tình. Tôi không nợ ai và tôi cũng giữ gìn để không ai nợ tôi. Nếu tôi xa anh, hay anh xa tôi, không ai ân hận điều gì cả.

Tôi nói nhỏ.

- Chắc lâu lắm con mới về thăm nội được.

Quê mình. Hè 1973.


http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso30.htm

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm