Nhân Vật
Được cầm bút lại sẽ viết về sự “hèn” của mình
Bởi theo ông, văn chương là cái nghề rất "bạc", có những điều mình không thể viết được dù có sẵn bút trong tay. Chính vì thế, lời trăng trối trước lúc đi xa, Kim Lân vẫn khắc khoải về cuộc đời cầm bút của mình bằng một câu khiến Mạnh Đức nhớ mãi: "Nếu bây giờ cho thầy được cầm bút viết lại, thầy sẽ viết về sự "hèn" của chính mình".
Đó như là một lời nhận lỗi, một sự bí bách của chính bản thân Kim Lân về sự bất lực của chính mình trước những khát khao, trăn trở, chiêm nghiệm được trong cái xã hội thực tại.
Hoạ sỹ Nguyễn Mạnh Đức say sưa nói về cha – nhà văn Kim
Trong cuộc sống đời thường, nhà văn Kim Lân rất dễ tính, thoải mái và mộc mạc, đúng bản chất gốc gác của một người nông dân "răng đen mắt toét". Ông có thể ngồi xuề xòa bất kỳ đâu, với ai mà không cần câu nệ hay để ý. Nhưng đặc biệt lại rất kỹ tính trong ba việc đó là: công việc, chọn bạn và chơi. Ông có những thú chơi tao nhã, kỳ công mà các con ông đều thừa nhậnå không thể nào học được cái sự "tỉ mẩn" này.
"Thầy đam mê nhiều thứ, thứ nào cũng kỹ càng, chịu bỏ công sức và tiền bạc "đầu tư" nghiên cứu. Thầy đặc biệt thích chơi hoa lan, hoa chi mai và hoa cúc. Đặc biệt, thầy rất ghét những lời khuyên của những chuyên gia cây cảnh về tạo thế, uốn lượn..cho cây. Thầy mê những cây có dáng tự nhiên, không gò ép khiến chúng thiếu tự nhiên. Góc nhà nào cũng được cha trang trí rất đẹp bằng những chậu hoa đẹp tuyệt với cái chậu được trét xi măng giả cô. Thầy chăm chút những chậu hoa còn hơn cả chăm vợ, con"- họa sỹ Đức hóm hỉnh
Không chỉ mê hoa, mê cây, mê chim cảnh, nhà văn Kim Lân còn có những đam mê khác lạ như cá cảnh, áo bò, đồ cổ... Đối với thú chơi nào, ông cũng đặt hết tình yêu vào đó. Ông làm ra làm và chơi ra chơi. Nhưng dù chơi hay làm thì Kim Lân luôn cố gắng đến tận cùng của sự "nghiêm chỉnh".
Trong sự nghiệp, ông nổi tiếng là người nghiêm khắc với bản thân và luôn có những nguyên tắc nhất định. Thậm chí có lúc ông còn "phát điên, phát rồ" với những sản phẩm của mình, những đam mê, những thực tại khiến cho ôngå cảm thấy chán nản.
Ông từng nói “tôi nghĩ muốn theo đuổi nghề văn thì người viết phải là người tử tế trước đã. Dĩ nhiên, không phải hễ là người tử tế ắt hẳn viết văn hay được. Viết văn phải có tài. Cái tài đến với nhà văn rất tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên. Tôi thấy nhiều nhà văn lúc chưa biết nghề nếp tẻ ra sao, hồn nhiên, thoải mái, viết cái mình yêu, mình thích, thì viết lại rất hay. Đến lúc hiểu kỹ về nghề thì viết lại tồi đi rất nhiều. Hay chăng cái mình biết đã gò bó cái tự nhiên của mình. Những hiểu biết về nghề văn là rất cần. Nó nâng tầm nhà văn lên. Nhưng nếu để nó khống chế mình, làm mất cái thiên bẩm của mình đi thì nhà văn ấy không còn là chính mình nữa”
“Cái đáng viết thì đã viết rồi, còn cái không đáng viết thì viết làm gì. Viết nhiều mà nhạt thì thà không viết còn hơn, vả lại giời cũng chỉ cho mình có thế, muốn hơn cũng không được. Viết được thì viết, không viết được thì thôi. Những cái cố gượng viết đều giả, đều khô khan, đọc lại thấy xấu hổ lắm". Đó là những quan điểm về nghiệp văn chương của cha khiến họa sĩ Đức nhớ mãi đến tận bây giờ. |
B.H
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Được cầm bút lại sẽ viết về sự “hèn” của mình
Bởi theo ông, văn chương là cái nghề rất "bạc", có những điều mình không thể viết được dù có sẵn bút trong tay. Chính vì thế, lời trăng trối trước lúc đi xa, Kim Lân vẫn khắc khoải về cuộc đời cầm bút của mình bằng một câu khiến Mạnh Đức nhớ mãi: "Nếu bây giờ cho thầy được cầm bút viết lại, thầy sẽ viết về sự "hèn" của chính mình".
Đó như là một lời nhận lỗi, một sự bí bách của chính bản thân Kim Lân về sự bất lực của chính mình trước những khát khao, trăn trở, chiêm nghiệm được trong cái xã hội thực tại.
Hoạ sỹ Nguyễn Mạnh Đức say sưa nói về cha – nhà văn Kim
Trong cuộc sống đời thường, nhà văn Kim Lân rất dễ tính, thoải mái và mộc mạc, đúng bản chất gốc gác của một người nông dân "răng đen mắt toét". Ông có thể ngồi xuề xòa bất kỳ đâu, với ai mà không cần câu nệ hay để ý. Nhưng đặc biệt lại rất kỹ tính trong ba việc đó là: công việc, chọn bạn và chơi. Ông có những thú chơi tao nhã, kỳ công mà các con ông đều thừa nhậnå không thể nào học được cái sự "tỉ mẩn" này.
"Thầy đam mê nhiều thứ, thứ nào cũng kỹ càng, chịu bỏ công sức và tiền bạc "đầu tư" nghiên cứu. Thầy đặc biệt thích chơi hoa lan, hoa chi mai và hoa cúc. Đặc biệt, thầy rất ghét những lời khuyên của những chuyên gia cây cảnh về tạo thế, uốn lượn..cho cây. Thầy mê những cây có dáng tự nhiên, không gò ép khiến chúng thiếu tự nhiên. Góc nhà nào cũng được cha trang trí rất đẹp bằng những chậu hoa đẹp tuyệt với cái chậu được trét xi măng giả cô. Thầy chăm chút những chậu hoa còn hơn cả chăm vợ, con"- họa sỹ Đức hóm hỉnh
Không chỉ mê hoa, mê cây, mê chim cảnh, nhà văn Kim Lân còn có những đam mê khác lạ như cá cảnh, áo bò, đồ cổ... Đối với thú chơi nào, ông cũng đặt hết tình yêu vào đó. Ông làm ra làm và chơi ra chơi. Nhưng dù chơi hay làm thì Kim Lân luôn cố gắng đến tận cùng của sự "nghiêm chỉnh".
Trong sự nghiệp, ông nổi tiếng là người nghiêm khắc với bản thân và luôn có những nguyên tắc nhất định. Thậm chí có lúc ông còn "phát điên, phát rồ" với những sản phẩm của mình, những đam mê, những thực tại khiến cho ôngå cảm thấy chán nản.
Ông từng nói “tôi nghĩ muốn theo đuổi nghề văn thì người viết phải là người tử tế trước đã. Dĩ nhiên, không phải hễ là người tử tế ắt hẳn viết văn hay được. Viết văn phải có tài. Cái tài đến với nhà văn rất tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên. Tôi thấy nhiều nhà văn lúc chưa biết nghề nếp tẻ ra sao, hồn nhiên, thoải mái, viết cái mình yêu, mình thích, thì viết lại rất hay. Đến lúc hiểu kỹ về nghề thì viết lại tồi đi rất nhiều. Hay chăng cái mình biết đã gò bó cái tự nhiên của mình. Những hiểu biết về nghề văn là rất cần. Nó nâng tầm nhà văn lên. Nhưng nếu để nó khống chế mình, làm mất cái thiên bẩm của mình đi thì nhà văn ấy không còn là chính mình nữa”
“Cái đáng viết thì đã viết rồi, còn cái không đáng viết thì viết làm gì. Viết nhiều mà nhạt thì thà không viết còn hơn, vả lại giời cũng chỉ cho mình có thế, muốn hơn cũng không được. Viết được thì viết, không viết được thì thôi. Những cái cố gượng viết đều giả, đều khô khan, đọc lại thấy xấu hổ lắm". Đó là những quan điểm về nghiệp văn chương của cha khiến họa sĩ Đức nhớ mãi đến tận bây giờ. |
B.H