Đoạn Đường Chiến Binh

Đường Em, Phượng Đỏ

Cầm mấy lá thư cùng một nét chữ, không cần đọc tên người gửi, Hoàng cũng biết thư cuả ai. Không bóc thư vội, Hoàng mỉm cười, nói một mình, “Mới có vắng hơn một tuần mà cũng tới 2 lá thư,

Cầm mấy lá thư cùng một nét chữ, không cần đọc tên người gửi, Hoàng cũng biết thư cuả ai. Không bóc thư vội, Hoàng mỉm cười, nói một mình, “Mới có vắng hơn một tuần mà cũng tới 2 lá thư, cô bé dạo này rảnh rang quá.” Chưa mở thư vội, Hoàng vào góc phòng, lấy chiếc áo mayo, một bộ quần áo, được xếp kỹ trong thùng sắt, rủ mấy người bạn đi tắm. Hành quân lần này khá lâu, nhưng nhẹ nhàng, không có một tiếng súng. Mấy ngày qua vùng Thanh An, vào mấy buôn thượng, rồi nằm đường, suốt ngày. Ngày nào, Hoàng cũng xuống mấy dòng suối trong vắt tắm, vậy mà chỉ hơn hai giờ đồng hồ, quần áo, đầu, tóc, bám đầy bụi đỏ. Khi về đến hậu cứ, Hoàng và mấy người cùng đơn vị, đều độc thân, rủ nhau chạy vào dòng suối gần sở trà biển hồ, tắm. Nước trong, và ấm. Cả bọn đuà dỡn, giặt quần áo. Hơn nưả giờ Hoàng mới chạy về hậu cứ.

Nằm ngả lưng trên chiếc giường sắp bằng mấy miếng gỗ, sang hơn khi hành quân nhờ chiếc gối. Nói đúng là hai chiếc gối, mà Hằng, cô bạn gái ở Pleiku, mua cho. Hoàng nhớ, một hôm Hằng ghé vào hậu cứ, nằm trên chiếc võng, tay đẩy vào tấm tôn dùng làm tường đưa chiếc võng đong đưa. Còn Hoàng nằm trên chiếc sạp này. Hoàng lấy chiếc ba lô gối đầu, Hằng ngạc nhiên hỏi Hoàng,

- Anh không có gối ư?

- Ừ, lính mà cần gì gối. Hoàng trả lời.

Hằng trố mắt,

- Thật hả? Thôi hôm nào em ghé sạp vải, mua cho anh. Rồi nói tiếp. Anh hay thật. Em mà nằm thế này chắc không tài nào ngủ được. Em phải một gối đầu và một gối ôm nưã.

- Anh thì không cần gối đầu, mà cần gối ôm. Hoàng cười.

- Thật không? Anh thích gối ôm như thế nào để em sắm cho. Hằng ngọt ngào.

Hằng vưà nói vưà lấy chân đá nhè nhẹ vào Hoàng. Hoàng hiểu ý, vừa nhìn Hằng vừa nói,

- Thôi, như vậy anh không muốn gối ôm nưã đâu. Sợ bể người lắm,

Hằng cười, đá mạnh thêm,

- Kể anh cũng thông minh đấy chứ.

Tưởng Hằng nói chơi, không ngờ Hằng mua thật, không phải một gối mà một cặp gối. Mỗi lần cô bé vào thăm là một lần áo gối đổi màu. Hằng may áo gối, lâu lâu thay đổi. Hằng mang về giặt nhưng không bao giờ thấy mang lại. Có lần Hoàng tò mò hỏi Hằng,

- Áo gối em mang về đâu rồi?

- Em bỏ đi rồi. Hằng cười.

- Sao em phí vậy? Hoàng trố mắt.

- Em ghét áo gối có nhiều người nằm chung lắm. Hằng úp mở.

- Có ai thăm anh ngoài em ra mà nằm.

Hoàng phải nhắc đi nhắc lại, nhưng Hằng vẫn cứ thay áo gối, riết rồi Hoàng chẳng bao giờ nhắc tới aó gối “đổi màu“ nữa. Hoàng mở lá thư theo thứ tự ngày gửi. Lá thư thật dài, Hoàng nhìn thấy dấu bưu điện KonTum, góc trái đề tên NT, nét chữ nắn nót, “Thân gởi Trung uý V. Hoàng, tiểu đoàn 11 BĐQ, KBC 4047”. Hoàng mở lá thư. Trâm viết:

“Anh ơi! Em mới thăm bệnh viện Dã Chiến về. Từ ngày quen anh, nghe anh kể về những ngày anh bị thương, có những nhóm học sinh vào thăm, cho những gói quà nhỏ. Mấy học sinh hồn nhiên, vui vẻ, và diụ dàng. Mỗi người tới một giường bệnh, thăm hỏi những anh lính bị thương. Em bắt đầu rủ bạn bè vào thăm như họ vậy. Lúc đầu chỉ có mấy đưa bạn thân, bây giờ thì nhiều lắm rồi. Tụi em tổ chức thành hai nhóm thay đổi. Em bắt chước như toán học sinh Pleime. Như anh kể, anh đã gặp “Người yêu lý tưởng cuả anh“, khi anh được tản thương từ KonTum về Ngoại Thương hai cuả quân y viện Pleiku. Lúc đầu nhiều chú lính ngạc niên khi tụi em tới, bây giờ thì họ đã quen rồi, nhất là những chú bị thương nặng, nằm lâu và không có vợ con thăm nom. Họ bắt đầu chờ đợi. Có một vài ông sĩ quan trẻ quen một vài cô trong toán tụi em. Từ đó thứ Bẩy trở thành “Thứ Bẩy hẹn hò“, nhiều người gọi như vậy.”

“Tụi em tới, tặng quà. Em có nguồn quà từ Tiểu Khu, từ nhà Thờ, từ Chuà, từ những tiệm buôn lớn. Em và mấy bạn thân tổ chức rất khá, và nhiệt tình nên những khó khăn về quà cáp cuả buổi đầu không còn nưã. Tụi em còn có ban nhạc cuả trường. Mỗi lần toán em tới thăm bệnh viện, chia nhau tặng quà, thăm hỏi thương binh, nhiều người còn viết thư dùm những ngưới bệnh bị băng bó cả hai tay. Em nhớ khi mới gặp anh. Anh kể ngày nằm viện tại Kon Tum. Em đã hỏi anh, “Có cô nào ghé viết thư cho anh không?” Anh trả lời, “Anh bị thương chân mà, cần gì phải nhờ mấy cô viết thư.” Em cười, “Anh tôi vậy mà cũng có lúc bị lừa.” Ý em nói, “Có ai viết thư cho anh không?” Anh chợt hiểu, nói lại “Ừ nhỉ. Phải lúc đó có em, anh nhờ em viết thư liền”. Em hững hờ, “Chắc gì anh nhờ em? Sợ anh không thèm nhờ mà cũng chẳng thèm đọc nưã chứ”. Em nhớ ngày gặp anh trên chuyến máy bay từ Dalạt, anh nói anh có người yêu rồi mà. Anh chống đỡ: “Ngày đó, anh chưa quen ai. Lính mới ra trường, về tiểu đoàn 21 ở Pleiku.” Phải công nhận, anh có khiếu nói, dù chuyện thật hay không thật. Nhìn mặt anh, em cũng tin ngay. Anh thấy không, thời gian trôi mau quá, mới đó giờ đã hơn hai năm rồi. Anh vẫn có người viết thư hằng ngày, gặp mặt hằng ngày. Em vẫn chỉ là người viết phụ, như em luôn nói. Thư cuả em luôn được xếp loại hai, hay loại ba. Nhưng thôi kệ anh. Như em nói với anh nhiều lần, em cứ viết thư, và khi có dịp đi Pleiku, em vẫn ghé tìm anh, miễn là mỗi lần gặp anh vẫn vui là được rồi. “Que sera sera“. Anh nhớ anh nói với em: “Bên kia dãy Pyréné’ là sự thật. Tội gì phải đi qua bên kia dãy núi để tìm sự thật. Em bằng lòng hay chấp nhận sự thật ngay bên này cuả dãy Pyréné.”

Hoàng cười thành tiếng, “gớm cô này triết lý ghê quá”.

“Em vẫn thích mỗi lần hai đứa gặp nhau, đi biển hồ, về hậu cứ, nằm võng nói chuyện, hay nghe nhạc, uống cà phê, tối đi Phượng Hoàng, một hai ngày, hay nhiều khi chỉ vỏn vẹn một buổi chiều. Để rồi, tối, sáng hôm sau anh lật đật về hậu cứ đi hành quân. Còn em. chờ chuyến xe về Kon Tum. Em vẫn luôn tự hỏi, vẫn tò mò, chưa bao giờ em gặp mặt “cô ấy“ để nói chuyện và để nhìn mặt, Anh dấu thật hay. Em nhớ một lần, em hỏi: “Nếu anh và em đang ngồi uống cà phê, hay đang nhẩy ở Phượng Hoàng, tình cờ “người ấy“ xuất hiện, anh sẽ giới thiệu với người ta ra sao?” Anh lúng túng trả lời, “Làm gì có chuyện đó, có em thì không có cô ta. Làm sao hai người gặp nhau được? Em càng chất vấn, anh càng khôn ngoan. Anh đã trả lời, “Hai người không gặp nhau một lần đươc, vì anh sẽ mất cả hai”. Em không đồng ý. Có thể anh mất cô ta, nhưng chưa chắc mất em, hay không chừng chẳng mất ai cả, vì em không thể ở Pleiku, em vẫn phải đi, vẫn phải về Kontum. Thật ra, em hay đặt câu hỏi cho em hơn là cho anh. Ngồi trên chiếc xe đi Pleiku, em tự hỏi mình, nếu giả thử vừa xuống xe hay đang ngồi quán cà phê với anh, “Cô ấy xuất hiện“ em sẽ phản ứng ra sao? Khóc, cười, đi về, hay ở? Thật khó trả lời. Cuối cùng có lẽ em chọn một đường ngắn nhất, nhưng buồn nhất, và khó khăn nhất, chắc anh đoán ra rồi.”

“Thôi tạm dừng chuyện cuả anh, em kể chuyện tiếp về lần thăm bệnh viện Dã Chiến, em gặp một “Ông lính“ cũng trẻ, cũng “dễ thương“. Anh ta bị thuơng không nặng lắm. Em thật ái ngại khi anh ta nhờ em pha dùm ly sưã. Em hỏi, “Anh có thân nhân ở đây không?“ Anh ta buồn buồn, “Nhà tôi xa lắm, ở mãi tận miền tây”. Thật tình, em không hình dung miền Tây ở đâu, nhưng chắc xa lắm. Trong khi nói chuyện, em liếc nhìn bảng bệnh tình treo ngay đầu giường, thiếu uý Phúc. Thật ra anh ấy trẻ, ở lưá tuổi anh. Em hỏi: ‘Thiếu uý có cần gởi thư hay đánh điện tín cho gia đình không?” Phúc trả lời, “Tôi không cần lắm. Cô thấy, khi nhận được điện tín thì cả nhà xôn xao, từ miền Tây ra đây thật là khổ. Hơn nưã tôi bị thương nhẹ mà.” Em nhìn thiếu úy Phúc, ái ngại, một cánh tay gẫy, mấy viên đạn xuyên ngang cạnh sườn, phải bó bột, mà vẫn chịu đựng. Em thấy thương mọi người lính, kể cả khi bị thương. Mấy anh vẫn nghĩ tới gia đình, vẫn sợ người trong gia đình lo lắng vì nghe tin mình bị thương.

Em chợt nghĩ đến anh, ngày xưa, anh cũng bị thương, chắc cũng đau như anh Phúc bây giờ. Chỉ tiếc một điều, khi anh bị thương, em chưa bao giờ thăm và uỷ lạo một bệnh nhân nào. Em biết thương lính, biết yêu lính cũng muộn hơn nhiều người anh nhỉ (tới câu này, Trâm đánh gần một chục dấu hỏi và dấu than)”

Hoàng lại cười một mình, cô bé này lúc nào cũng ấm ưc vì chuyện quen trước, quen sau). Lá thư viết tiếp, “Lúc em cùng mấy bạn chuẩn bị về, anh Phúc thật buồn, hỏi tên em. Em không dám nói thật tên mình, em vẫn sợ. Em nói nhỏ, em tên Lan. Phúc hỏi nhà em ở đâu, em cũng không trả lời, chỉ nói, nếu có dịp em sẽ theo bạn bè vào thăm anh. Phúc vui hẳn lên bắt em hứa. Em không trả lời, cố tránh cặp mắt Phúc vì em thấy mình không đúng nếu hưá sai. Tuần sau, em không vào bệnh viện. Mấy con bạn em thăm viện về, bọn nó xúm lại nói, có ông thiếu uý bị bó bột ngang người hỏi thăm Lan. Tụi bạn em ngớ ngẩn, chẳng biết Lan nào, sau này khi hỏi kỹ ra, tụi nó mới chắc là em. Em bắt đầu sợ. Mối tình một chiều luôn luôn làm người ta đau khổ, nhất là trong hoàn cảnh anh Phúc. Không biết trong đầu “anh lính đa tình” này nghĩ gì về em. Em không muốn dây dưa nhưng vẫn thấy tội một chút. Em nhớ anh nói tình yêu không bao giờ nên bắt đầu bằng hai chữ tội nghiệp. Nhưng em đọc nhiều chuyện viết, thiếu gì tình yêu như vậy. Em tự hưá, thỉnh thoảng em mới ghé thăm bệnh viện Dã Chiến, mong rằng anh Phúc sẽ lành bệnh hay được 29 ngày tái khám.”

Hoàng lại ngạc nhiên, Trâm biết rành rọt về sinh hoạt cuả bệnh viện, cả về việc tái khám. Thông thường, những lính bị thương chân tay, sau một thời gian nằm bệnh viện, vết thương đã lành, nhưng chân tay vẫn không hoạt động bình thường, bác sĩ sẽ cho tái khám, lính được về quê nhà và sau 29 ngày sẽ trở lại bệnh viện để bác sĩ coi lại vết thương. Nếu chưa khỏi hẳn, họ lại được tái khám. Hoàng cũng đã có lệnh tái khám nhiều lần khi ở quân y viện Pleiku. Lá thư Trâm viết tiếp,

“Nếu anh Phúc về thăm gia đình, anh sẽ có thiếu gì người sẵn sàng viết thư cho anh ta, và anh sẽ quên tên em, không còn nhớ tới cô Lan, học sinh ở Kon Tum này nưã, phải không anh? Tên Lan từ nguyên thuỷ đã không có mà.“

Hoàng đọc tiếp,

“À, em quên hỏi. Lâu nay anh có về quê thăm gia đình không? “Người ấy“ cuả anh chắc vẫn đẹp, và vẫn còn đi học chứ?” Hoàng chắc lưỡi. Cô Trâm này, lá thư nào cũng nhắc tới “người ấy“, thật là đàn bà. Hoàng định bụng, khi nào viết thư cho Trâm, Hoàng sẽ viết “Em làm ơn đừng nhắc tới một người nào trong lá thư cuả em nưã.” Ý Hoàng muốn ám chỉ tới Hằng. “Em hãy kể chuyện đi thăm bệnh viện, đi tắm sông Dapla, đi nghe nhạc tại quán cà phê Duyên, hay đi chợ, đi dạo phố, kể cả đi dung dăng dung dẻ với ai đi nưã.” Hoàng nhớ, có lá thư Trâm viết “Em thấy một ông lính sư đoàn 22, giống anh ghê đi.” Anh hay chọc Trâm, “Ông nào cũng giống anh ghê đi. Anh thì khác, chưa bao giờ gặp ai “giống em ghê đi. Em luôn hỏi lại, nếu gặp người nào giống em ghê đi, anh làm gi với người ấy“, “Anh trả lời, anh sẽ làm quen chứ sao”. Em cười, “Thế thì không được. Một người Pleiku, một người Kontum, đã dư một, chưa đủ ư, anh tham lam lắm.” Đọc xong lá thư dài. Còn một lá thư nưã cuả Trâm, Hoàng không mở, nghĩ bụng, để dành tới tối mới đọc. Vừa nghe chương trình Dạ Lan, vưà đọc thư, thêm một chút cà phê mới thú. Hạnh phúc cuả lính, nhất là cuả những lính độc thân như Hoàng thật đơn giản, đơn giản từ chỗ nằm, từ miếng ăn, và ngay cả những suy nghĩ, những ước mơ. Trời về chiều, Hoàng đi một vòng doanh trại, ghé một vài nhà vòm, gặp thường vụ coi việc canh gác đêm, công việc thường ngày trước khi trời tối hẳn. Doanh trại thường chỉ còn những người độc thân và người trực gác, còn một phần ở trại gia binh, cách đó khoảng 7, 8 trăm thước. Có là lính chiến nhất là lính biệt động và có gia đình, mới thông cảm được thời gian không hành quân là quí. Họ về thăm gia đình, ăn một vài bưã cơm xum họp, đầm ấm, lương lính mà phải hai cảnh hai quê. Họ thật thiếu thốn. Nhiều người lính đông con, phải dành dụm, bóp chắt từng đồng lương. Vưà lãnh lương xong, nếu ở gần hậu cứ, họ lật đật mang về cho vợ, nếu ở xa, phải gửi bưu điện. Mỗi lần gửi tiền lương về cho gia đình, là một lần người lính cảm thấy mình thật vui. Còn lại bao nhiêu, vài anh em gom nhau, nấu cơm chung. Gạo, mắm thì không đến nỗi thiếu, nhưng miếng ăn ngon thì thật hãn hữu. Trời đã sập tối, tiếng muỗi vo ve bên tai. Hoàng mở chiếc radio nhỏ, thắp cây đèn câu bằng mấy viên pin C25 đã cũ, xài lại. Tiếng Dạ Lan mở đầu chương trình. Hoàng cũng mở lá thư cuả Trâm, mới đọc được vài dòng, Trâm viết “ Anh, không biết em có còn cơ hội nào viết thư cho anh nưã không?” Hoàng lấy chân đạp vào tường để thắng chiếc võng khỏi đong đưa, ánh đèn pin soi trên tờ thư thật rõ. “Em muốn báo cho anh một tin quan trọng. Nhưng trước khi anh đọc tiếp, anh phải hứa với em một điều, phải làm đúng như em yêu cầu anh nghe”. Hoàng đọc thật nhanh. “Ngày 25 tháng 8 này, em mời anh tới nhà em để dự đám hỏi cuả em. Em mời rất ít người, nhưng em mong nhất là anh. Em đã tính kỹ, này nhé, thư tới tay anh chậm lắm là 7 ngày. Lỡ anh không có nhà, phải đi hành quân, thư tới tay anh theo chuyến tiếp tế cao lắm là 10 ngày nưã. Anh vẫn có thừa thì giờ sắp xếp và xin phép để dự đám hỏi cuả em.” Hoàng nhìn ngày trên chiếc đồng hồ, quả tình Trâm tính chính xác. Trâm quen Hoàng cũng khá lâu, cô bé tập cách tính thời gian như lính. Hoàng nhẩm tính, “Hôm nay còn tới 16 ngày”. Hoàng vưà tính vặn chiếc radio nhỏ lại thì nghe Dạ lan giới thiệu “Mời các anh chiến sĩ nghe bản nhạc thật mới cuả Đỗ Lễ, bản Sang Ngang do Lệ Thu trình bầy”. Hoàng để tờ thư trên ngực, lắng nghe từng tiếng não lòng, bản nhạc sao thật đúng lúc, “ Thôi nín đi em, gần hết đêm rồi, buồn chi nưã thôi, em nhé đôi mình, mộng nay đã tan, tình đã dở dang, em khóc làm gì, thương nhau mà chi…. nỗi buồn ai hay, khi mình chia tay , thôi hết xum vầy“.

Thật tình, Hoàng không biết mình buồn hay vui. Trâm lấy chồng. Nếu thành thật với lòng mình, Hoàng phải mừng cho Trâm, nhưng Hoàng thoang thoảng chút buồn, cũng lại buồn, có lẽ vì tự ái. Hoàng tự trách mình, sao mình có thể ích kỷ như vậy. Trâm yêu Hoàng, thiệt thòi nhiều quá. Cuối cùng Hoàng tự chấp nhận, không có quyền buồn, nếu không thể vui. Hoàng đạp nhẹ chân vào tấm tôn dừng làm tường cuả nhà vòm, chiếc võng đong đưa, vưà suy nghĩ, cuối cùng quyết định, phải xin đi vài ngày, phải chứng tỏ cho Trâm biết Hoàng luôn xứng đáng với tình cảm cuả Trâm dành cho mình. Hoàng sẽ xin Hoàng Mai đi KonTum, một ngày trước, một ngày sau, như vậy là 3 ngày tất cả. Đi thứ Sáu về chủ nhật hay chậm lắm là thứ Hai, Hoàng trở lại Plei Ku. Hoàng rời chiếc võng, tắt ngọn đèn, bước chân xuống chiếc giường, thấy thật khoan khoái, Hoàng nghĩ mình quyết định như vậy là đúng. Giấc ngủ tới thật nhanh, không chập chờn, không mộng mị.

Hai ngày sau, tiểu đoàn nhận lệnh hành quân. Chưa lần nào hành quân mà vui như lần này, Hoàng mừng vì cho dù hành quân 10 ngày, Hoàng vẫn đủ thời gian để đi KonTum. May mắn làm sao, tiểu đoàn hành quân tùng thiết với lữ đoàn 2 thiết Vận Xa, giữ đường ngay quốc lộ 14, Plei Ku - Kon Tum. Hôm sau, Hoàng mang câu chuyện nói với đại úy Đàm. Ông đồng ý ngay. Hành quân nằm đường thật khoẻ, đúng như dự tính. Hoàng xin Hoàng Mai cho mang chiếc jeep, chỉ có 3 người, Hoàng, người tài xế và một sĩ quan đi phép quá giang. Hoàng tới Kontum khoảng 11 giờ sáng. Trước khi tới nhà Trâm, Hoàng ghé mướn phòng khách sạn gần nhà Trâm. Sau khi tắm, Hoàng dặn người tài xế, tên Tài, - Anh Tài có đi đâu thì loanh quanh. Còn không, cứ ở phòng nghỉ ngơi. Nếu tôi cần, tôi sẽ trở lại khách sạn. Tối, tôi về khách sạn ngủ. Hoàng còn cẩn thận, viết điạ chỉ cho Tài, còn một mình lái xe tới nhà Trâm.

Đã lâu, Hoàng không lái xe trên phố Kon Tum, nhưng đường về nhà Trâm thì Hoàng nhớ thật kỹ. Hoàng và Trâm đã đặt tên đường là “Đường Hoa Phượng”, vì đường có nhiều hoa phượng. Muà hè, hoa đỏ cả bầu trời. Nhiều cô cậu học trò khắc tên trên thân cây, chằng chịt những dấu ngang dọc như muốn xoả bỏ một kỷ niệm hay một tên đã lỡ viết cạnh tên mình. Hoàng nhớ, có lần hai đưá đi bộ, Hoàng đố Trâm về những dấu khắc ngang dọc.Trâm không trả lời được. Trâm nắm tay Hoàng lắc qua lại, “Anh phải trả lời tại sao?” Hoàng làm bộ, “Anh đố nhưng anh không biết tại sao?” Trâm nhất định không đi, vưà doạ, “Anh phải trả lời, em mới đi.” Cuối cùng Hoàng vưà chỉ vào một cây phượng thật lớn, vưà nói, “Em đọc hai tên này thử. Hai tên bên cạnh nhau Trâm-Hoàng.” Trâm dãy nảy, “Trâm-Hoàng hồi nào?” Hoàng ghé sát vào vai Trâm “Thì anh giả bộ cho em dễ hiểu mà“. Trâm cười, “Ừ, cho là Trâm-Hoàng đi, rồi sao nưã?” Hoàng chậm rãi, cúi mặt buồn buồn. Trâm chăm chú theo nét mặt Hoàng, vưà nói “Mặt buồn thấy tội nghiệp“ Hoàng biết Trâm trúng kế mình, bèn tiếp, “Sau muà hè, cô Trâm lấy chồng hay có người yêu mới, Hoàng quay lại cây Phượng kỷ niệm, lấy con dao xoá mất tên Trâm, nhưng tên Trâm cũng khó mất, chỉ còn những dấu này, nhiều người gọi là dấu dao kỷ niệm.” Trâm vưà cười vưa bịt tai, “Thôi đi, coi như chưa bao giờ em nghe anh kể nghe anh. Trâm còn lâu mới lấy chồng, chỉ có Hoàng sắp lấy vợ thì có.” Cả hai cùng cười. Hoàng nắm tay Trâm, “Ừ nhỉ, em nhắc làm anh nhớ, anh sắp lấy vợ”. Trâm trố mắt hỏi “Thật không?“

Chiếc xe dừng ngay trước nhà Trâm. Hoàng ngạc nhiên vì nhà không có vẻ gì là có tiệc tùng chứ đừng nói là có đám hỏi. Khác hẳn lần đám cưới trước, vưà tới nhà là thấy ngay vẻ nhộn nhịp, người ra, kẻ vào. Hoàng quay qua, quay lại, khi biết chắc, không lầm nhà, Hoàng gõ cửa. Vừa mở cửa, Trâm làm bộ hù Hoàng, vừa cười, vừa nói,

- Anh nghỉ phép hả?

Hoàng vưà tính nói tới lá thư Trâm gởi mời Hoàng ăn đám Hỏi, Hoàng vưà nhắc tới “Sao em viết cho anh..” Trâm ôm Hoàng chặn lại liền, - Thì thư em viết biết bao nhiêu lá, biết bao nhiêu cho kể mà em nhớ.

Hoàng phì cười khi Trâm trả lời như không có chuyện gì quan trọng. Hoàng nói hơi sẵng giọng,

- Không phải mấy lá thư đó…

- Anh nói thử xem em còn nhớ không? -Trâm vẫn ngọt ngào, ghé thật sát má Hoàng, hôn nhẹ, vưà nói tiếp.

- Lá thư em mời anh ăn Đám Hỏi cuả em ngày hôm nay đó. Hoàng nói liên tục để Trâm không cắt ngang,

- À, em nhớ rồi. Nhưng anh không đọc kỹ câu sau cùng -Trâm vẫn diụ dàng -Em nhớ rõ ràng. Em viết, nếu anh sẵn lòng làm chú rể. Kông có chú rể lấy gì làm đám Hỏi?

Hoàng vừa tức vừa buồn cười.

- Thật tiếc, nếu anh mang theo lá thư em viết thì em khỏi cãi.

Trâm nhìn Hoàng âu yếm,

- Em có bo giờ cãi anh đâu? Từ sáng tới giờ, em cứ sợ chú rể không tới, biết làm đám hỏi với ai.

Hoàng lỡ cỡ, không biết nói sao, nhìn Trâm. Trâm biết ý, cười thật tươi,

- Thôi, không có đám Hỏi thì mình ở nhà nói chuyện, tối đi Bal, cũng vui chán. Nếu không, chỉ em vui thôi chắc gì anh vui được ư. Anh quên lá thư đó đi nghe, anh còn đọc nhiều thư giật gân hơn nưã đấy.

Hoàng biết Trâm ăn nói rất bạo miệng, cũng cười theo.

- Anh ngạc nhiên lắm hả? - Trâm nhìn Hoàng, vừa nói vưà đẩy Hoàng vào chiếc ghế salon, vưà ngồi cạnh Hoàng - Em pha cà phê cho anh nghe?

Không đợi Hoàng trả lời, Trâm xuống bếp, pha một phin, vưà đặt phin cà phê vưà nói,

- Đừng uống vội, còn nóng. Để em kể cho anh nghe. Khi em nghe ba mẹ, và em cuả em phải đi Qui Nhơn có vài công việc cho nhà Thờ, cả tuần mới về Pleiku, ở đây vài ngày, sau đó mới về KonTum, em tính đi Plei Ku thăm anh, nhưng không ai giữ nhà. Cuối cùng, em mới nghĩ ra một kế gọi anh đi KonTum, làm sao anh phải đi mới được, kế như thế mà hay thật.

Hoàng nhìn Trâm,

- Sau kế đám hỏi thì tới kế gì nưã?

- Chưa biết. Chắc lần sau nói thật. Anh ơi, anh làm ơn bỏ Pleiku đi Kontum vài ngày hay vài giờ được không?

- Không được đâu cô Trâm à, một vài giây cũng không được luôn. Hoàng trả lời liền.

Trâm như chợt nhớ điều gì, bèn hỏi Hoàng,

- Anh đi một mình hả?

Từ nãy tới giờ mới có cơ hội lừa Trâm lại, Hoàng trả lời,

- Đi 3 mình.

Trâm mở đôi mắt thật to nhìn Hoàng ngờ vực,

- Anh và chú tài xế là hai chứ sao là ba? Em mời anh thôi, không ai nưã hết.

Tuy nói vậy, Trâm cũng cố vặn vẹo,

- Còn người kia đàn ông hay đàn bà? Ở đâu?

- Ở khách sạn chờ anh.

- Chờ nưã chứ. Thôi cho người đó ở khách sạn chờ vài ngày luôn đi, em quyết định rồi -Trâm tức tối, nói như muốn khóc -Cô bạn anh hả?

Hoàng chậm rãi cắt nghiã, tính làm Trâm giận, Hoàng nói,

- Anh đọc thư, em mời ăn đám hỏi, suy đi nghĩ lại. Từ đó tới nay em và bạn anh chưa biết mặt, nên tính cho cô ta đi theo, một lần. Vì chỉ lần này thôi, mình đâu có dịp gặp lại nhau.

Vưà nói vưà nhìn sắc mặt Trâm. Thấy Trâm muốn đỏ mắt, Hoàng lấy chiếc khăn ướt ngay treo ngay tại chiếc giây, lau nhẹ mắt Trâm, nói giả lả,

- Thôi cô bé ơi, có “Hai Mình“ thôi. Anh và tài xế thôi. Anh mướn khách sạn ở ngay đường Lê Thánh Tôn. Tài xế ở đó, chờ anh. Anh trù tính, ăn đám hỏi xong về Pleiku ngay.

Trâm tươi tỉnh trở lại, ngồi lên chiếc ghế, dưạ hẳn vào người Hoàng,

- Có đám hỏi thì ăn xong về ngay. Đằng này, không có đám hỏi thì về nay về mai gì nưã.

Trâm vưà đưa ly cà phê cho Hoàng, vưà nói như không có chuyện gì xảy ra. Hoàng mỉm cười nhìn Trâm,

- Em thấy, anh ăn mặc sạch sẽ cỡ này để ăn đám hỏi. - Để em tính cho anh. Trâm cũng cười,

- Lại em tính cho,.Hoàng lập lại.

Trâm cứ nói theo ý Trâm, em sắp xếp chương trình là hết xẩy, anh được mấy ngày phép?

Hoàng trả lời 3 ngày, Trâm cười,

- Lại 3 nưã, không 4 hay 5 được ư?

- Sao em khôn thế, người thì cho một, mà phép thì đòi thật nhiều.

Trâm dành ly cà phê trên tay Hoàng, uống một miếng nhỏ,

- Bây giờ anh nghỉ mệt đi. Từ sáng tới giờ cũng đói rồi, em cũng không biết anh có tới hay không nên chẳng chuẩn bị, nấu nướng gì. Nhưng em nấu cơm thật mau, thức ăn có sẵn hết, hai đưa mình ăn cơm, rồi em nói tiếp cho nghe.

Hoàng hơi bực nhưng không dám tỏ ra mặt, sợ Trâm buồn, nên cứ lẳng lặng nghe Trâm. Hoàng cũng lăng xăng làm phụ. Trâm mặt ửng hồng, nhìn Hoàng,

- Tội chú rể chưa, rể hụt mới tức chứ.

- Em nói khách hụt chứ đâu phải rể hụt. Hoàng nhắc Trâm,

- Thôi em xin lỗi, khách hụt, ông khách dễ thương nhất cuả tôi đấy. Trâm ghé mặt Hoàng.

Trâm đặt hai chiếc chén, một diã xào, một tô canh, và một diã chả cá lên bàn, đon đả,

- Thôi mình ăn cơm đi anh. -Trâm gắp miếng chả cá vào chén cơm cho Hoàng- Anh ăn thử xem, chả cá từ miền tây, Cần Thơ đấy. Anh phải ăn với cọng rau thià là mới ngon.

Hoàng nhìn cọng rau Thià là, làm bộ hỏi,

- Thià là Cần Thơ luôn hả?

Trâm cười luôn miệng, vưà ăn vưà nói chuyện, thôi thì đủ thứ chuyện, từ chuyện tập hát, chuyện học hành, nhưng không đá động một chút tới đám hỏi, đám cưới, Trâm coi như màn kịch đã qua. Hoàng vưà ăn vưà nghe chuyện, vưà nhìn Trâm, nghĩ thầm, cô bé này thật liều mạng, Trâm biết Hoàng vẫn nghĩ tới lá thư Trâm viết, bèn hỏi qua chuyện khác,

- À, anh có đọc thư em viết về thiếu uý Phúc không? Anh ấy về quê nhà, nghỉ tái khám rồi. Nhà anh Phúc ở xa, bác sĩ cho đi một lần tới hai tháng. Anh Phúc còn nghe bác sĩ nói, sẽ chuyển anh về bệnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ, cho tới khi lành hẳn, mới quyết định phân loại.

Hoàng ngạc nhiên, Trâm nói đúng hết, như là một nữ trợ tá. Hoàng hỏi Trâm,

- Anh Phúc có ghé từ giã em không?

- Anh ấy không biết điạ chỉ cuả em. Nếu biết chắc, anh Phúc cũng ghé. Anh ta gửi em một lá thư tay thật dài, anh muốn coi, lát nuã em đưa coi. - Thư cuả em, ai lại đọc bao giờ. Hoàng từ chối.

Bữa cơm xong, Trâm chuẩn bị thay quần aó, nói như ra lệnh cho Hoàng,

- Em, anh về khách sạn cho biết.

- Cho biết gì? Khách Sạn mà xa lạ gì mà phải cho biết. Hoàng chọc tức Trâm.

- Thì anh làm theo ý em đi mà. Trâm nằng nặc.

Trâm thay quần áo thật nhanh, kéo tay Hoàng,

- Anh ra xe đi, em đóng cưả.

Hoàng lái xe về khách sạn. Tài còn ở trong phòng. Hoàng gõ cửa, Thấy Trâm, Tài chào, rồi lúng túng không biết làm gì. Hoàng nói,

- Trâm và tôi đi ngay thôi mà.

Tài bước ra ngoài khách sạn. Hoàng nhìn Trâm biết ý, vừa cười vưà hỏi:

- Sao chắc ăn chưa cô? Một mình tôi với Tài là hai mình, được chưa? - Được rồi. Nếu tính thêm em nưã thì 3 mình cũng đúng. Trâm ôm vai Hoàng. Nói xong Trâm như đổ cả người lên vai Hoàng, khiến Hoàng muốn té. Hoàng vưà gượng lại,

- Em nhẩy fan gì mà lạ quá, cả người em muốn ở trên anh.

Trâm không rời vai Hoàng, khiến Hoàng phải ngã nhào người trên chiếc nệm. Trâm vui vẻ nói, - Em nằm luôn. - Bây giờ mình làm gì? Mình về lại nhà em, hai đưa nói chuyện, tối có mục khác, Kon Tum bây giờ cũng nhiều mục hơn xưa rồi. Hoàng hỏi Trâm.

Ra cửa khách sạn, thấy Tài Hoàng hỏi, - Từ chiều tới giờ, anh cơm nước gì chưa?

Hoàng đã chuẩn bị tiền trong tay, vừa nói, vưà dúi mấy trăm vào tay Tài, Hoàng dặn Tài,

- Tôi và Trâm đi chơi. Anh có đi đâu cứ đi, tối tôi về.

Trâm nhìn Hoàng, liếc thật sắc, nói nhỏ bên tai Hoàng,

- Ai cho về đây mà về.

Bước lên xe, Trâm nhắc lại,

- Em ở nhà một mình, sợ lắm, vì vậy mới gọi anh thăm em. Anh nhớ lần đám cưới anh chị Trang không? Tụi mình mới gặp nhau trên cùng chuyến máy bay Dalat KonTum lần đầu, em dụ khị anh về ăn đám cưới niên trưởng cuả anh vói chị em. Mới quen anh còn dám về nhà em. Đêm nay, anh cũng nằm ngủ ngay tại cái phòng đêm đầu tiên anh ngủ lại.

Hoàng im lặng, vưà nghe vưà lái xe. Chiếc xe theo con đường đầy cây Phượng. Muà hoa Phượng đã qua, những tàn lá che rạp hai bên đường, mấy trái Phượng non xanh lủng lẳng theo cành. Trâm nói như reo,

- Anh ơi, anh còn nhớ cây Phượng anh làm thí dụ đặt tên Trâm Hoàng không? Bây giờ chắc chỉ còn Hoàng phải không anh? Trâm đã bị mấy lưỡi dao gạch mất rồi -Vưà nói xong, Trâm lại nhìn Hoàng -Chắc có ngày, em phải khắc lại hai tên, nhưng lần này thêm ngày tháng nưã.

Khi Hoàng hỏi ngày tháng nào, Trâm nói như mơ,

- Ngày hôm nay chứ ngày nào nưã.

- Em khắc tên Trâm thôi, để chừa một chỗ. Biết đâu chừng, mai đây khi muốn thay tên, em khỏi mất công, chỉ mây phút sau, là xong. Hoàng nhìn Trâm, ẫm ờ.

Trâm nghiêng hẳn người về phia Hoàng, hôn nhẹ vào má Hoàng,

- Em chỉ muốn tên anh thôi.

Hoàng không trả lời. Nói đúng ra Hoàng đang tìm một lối thoát, một câu trả lời. “Đêm nay mình phải ngủ ở đâu?” Câu tự trả lời làm Hoàng bật cười, “Ngủ ngoài xe”.

Trâm không hiểu Hoàng cười gì, cũng cười theo. Lần đầu tiên, hai người cùng cưòi nhưng cười khác nhau, cười vì không hiểu nhau.

Hoàng dừng xe ngay trước cưả nhà, Trâm đưa chià khóa cho Hoàng,

- “Anh mở cưả, đi anh.”

Trâm bước cạnh Hoàng, vưà vào nhà Trâm gài cưả, vưà nói,

- Anh có mệt không? Nằm nghỉ chút đi, tối nay mình đi Bal Famille. Nhóm tụi em tổ chức, vui lắm.

- Ai làm trưởng nhóm? Hoàng vui miệng hỏi tiếp.

Trâm không trả lời thành tiếng, nhưng lấy ngón tay cái chỉ ngay ngực mình.

- Ai giới thiệu chương trình?

Trâm cũng chỉ ngay ngực mình,

- Ngon ghê hé, cái gì cũng Trâm cả. Vậy Trâm đi một mình đi. Hoàng cười thành tiếng.

- Tụi em chuẩn bị cả tháng rồi. Bạn em, được em cho biết có cả anh nưã đấy. Nhiều đứa biết anh khi anh ở lại nhà em kỳ vưà rồi. Trâm lắc đầu.

- Sao em tin chắc có anh? Hoàng hỏi Trâm.

Trâm ngả cả người, choàng hai cánh tay qua cổ Hoàng, vưà châm chọc trả lời “Đám Hỏi“ em mà.

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đường Em, Phượng Đỏ

Cầm mấy lá thư cùng một nét chữ, không cần đọc tên người gửi, Hoàng cũng biết thư cuả ai. Không bóc thư vội, Hoàng mỉm cười, nói một mình, “Mới có vắng hơn một tuần mà cũng tới 2 lá thư,

Cầm mấy lá thư cùng một nét chữ, không cần đọc tên người gửi, Hoàng cũng biết thư cuả ai. Không bóc thư vội, Hoàng mỉm cười, nói một mình, “Mới có vắng hơn một tuần mà cũng tới 2 lá thư, cô bé dạo này rảnh rang quá.” Chưa mở thư vội, Hoàng vào góc phòng, lấy chiếc áo mayo, một bộ quần áo, được xếp kỹ trong thùng sắt, rủ mấy người bạn đi tắm. Hành quân lần này khá lâu, nhưng nhẹ nhàng, không có một tiếng súng. Mấy ngày qua vùng Thanh An, vào mấy buôn thượng, rồi nằm đường, suốt ngày. Ngày nào, Hoàng cũng xuống mấy dòng suối trong vắt tắm, vậy mà chỉ hơn hai giờ đồng hồ, quần áo, đầu, tóc, bám đầy bụi đỏ. Khi về đến hậu cứ, Hoàng và mấy người cùng đơn vị, đều độc thân, rủ nhau chạy vào dòng suối gần sở trà biển hồ, tắm. Nước trong, và ấm. Cả bọn đuà dỡn, giặt quần áo. Hơn nưả giờ Hoàng mới chạy về hậu cứ.

Nằm ngả lưng trên chiếc giường sắp bằng mấy miếng gỗ, sang hơn khi hành quân nhờ chiếc gối. Nói đúng là hai chiếc gối, mà Hằng, cô bạn gái ở Pleiku, mua cho. Hoàng nhớ, một hôm Hằng ghé vào hậu cứ, nằm trên chiếc võng, tay đẩy vào tấm tôn dùng làm tường đưa chiếc võng đong đưa. Còn Hoàng nằm trên chiếc sạp này. Hoàng lấy chiếc ba lô gối đầu, Hằng ngạc nhiên hỏi Hoàng,

- Anh không có gối ư?

- Ừ, lính mà cần gì gối. Hoàng trả lời.

Hằng trố mắt,

- Thật hả? Thôi hôm nào em ghé sạp vải, mua cho anh. Rồi nói tiếp. Anh hay thật. Em mà nằm thế này chắc không tài nào ngủ được. Em phải một gối đầu và một gối ôm nưã.

- Anh thì không cần gối đầu, mà cần gối ôm. Hoàng cười.

- Thật không? Anh thích gối ôm như thế nào để em sắm cho. Hằng ngọt ngào.

Hằng vưà nói vưà lấy chân đá nhè nhẹ vào Hoàng. Hoàng hiểu ý, vừa nhìn Hằng vừa nói,

- Thôi, như vậy anh không muốn gối ôm nưã đâu. Sợ bể người lắm,

Hằng cười, đá mạnh thêm,

- Kể anh cũng thông minh đấy chứ.

Tưởng Hằng nói chơi, không ngờ Hằng mua thật, không phải một gối mà một cặp gối. Mỗi lần cô bé vào thăm là một lần áo gối đổi màu. Hằng may áo gối, lâu lâu thay đổi. Hằng mang về giặt nhưng không bao giờ thấy mang lại. Có lần Hoàng tò mò hỏi Hằng,

- Áo gối em mang về đâu rồi?

- Em bỏ đi rồi. Hằng cười.

- Sao em phí vậy? Hoàng trố mắt.

- Em ghét áo gối có nhiều người nằm chung lắm. Hằng úp mở.

- Có ai thăm anh ngoài em ra mà nằm.

Hoàng phải nhắc đi nhắc lại, nhưng Hằng vẫn cứ thay áo gối, riết rồi Hoàng chẳng bao giờ nhắc tới aó gối “đổi màu“ nữa. Hoàng mở lá thư theo thứ tự ngày gửi. Lá thư thật dài, Hoàng nhìn thấy dấu bưu điện KonTum, góc trái đề tên NT, nét chữ nắn nót, “Thân gởi Trung uý V. Hoàng, tiểu đoàn 11 BĐQ, KBC 4047”. Hoàng mở lá thư. Trâm viết:

“Anh ơi! Em mới thăm bệnh viện Dã Chiến về. Từ ngày quen anh, nghe anh kể về những ngày anh bị thương, có những nhóm học sinh vào thăm, cho những gói quà nhỏ. Mấy học sinh hồn nhiên, vui vẻ, và diụ dàng. Mỗi người tới một giường bệnh, thăm hỏi những anh lính bị thương. Em bắt đầu rủ bạn bè vào thăm như họ vậy. Lúc đầu chỉ có mấy đưa bạn thân, bây giờ thì nhiều lắm rồi. Tụi em tổ chức thành hai nhóm thay đổi. Em bắt chước như toán học sinh Pleime. Như anh kể, anh đã gặp “Người yêu lý tưởng cuả anh“, khi anh được tản thương từ KonTum về Ngoại Thương hai cuả quân y viện Pleiku. Lúc đầu nhiều chú lính ngạc niên khi tụi em tới, bây giờ thì họ đã quen rồi, nhất là những chú bị thương nặng, nằm lâu và không có vợ con thăm nom. Họ bắt đầu chờ đợi. Có một vài ông sĩ quan trẻ quen một vài cô trong toán tụi em. Từ đó thứ Bẩy trở thành “Thứ Bẩy hẹn hò“, nhiều người gọi như vậy.”

“Tụi em tới, tặng quà. Em có nguồn quà từ Tiểu Khu, từ nhà Thờ, từ Chuà, từ những tiệm buôn lớn. Em và mấy bạn thân tổ chức rất khá, và nhiệt tình nên những khó khăn về quà cáp cuả buổi đầu không còn nưã. Tụi em còn có ban nhạc cuả trường. Mỗi lần toán em tới thăm bệnh viện, chia nhau tặng quà, thăm hỏi thương binh, nhiều người còn viết thư dùm những ngưới bệnh bị băng bó cả hai tay. Em nhớ khi mới gặp anh. Anh kể ngày nằm viện tại Kon Tum. Em đã hỏi anh, “Có cô nào ghé viết thư cho anh không?” Anh trả lời, “Anh bị thương chân mà, cần gì phải nhờ mấy cô viết thư.” Em cười, “Anh tôi vậy mà cũng có lúc bị lừa.” Ý em nói, “Có ai viết thư cho anh không?” Anh chợt hiểu, nói lại “Ừ nhỉ. Phải lúc đó có em, anh nhờ em viết thư liền”. Em hững hờ, “Chắc gì anh nhờ em? Sợ anh không thèm nhờ mà cũng chẳng thèm đọc nưã chứ”. Em nhớ ngày gặp anh trên chuyến máy bay từ Dalạt, anh nói anh có người yêu rồi mà. Anh chống đỡ: “Ngày đó, anh chưa quen ai. Lính mới ra trường, về tiểu đoàn 21 ở Pleiku.” Phải công nhận, anh có khiếu nói, dù chuyện thật hay không thật. Nhìn mặt anh, em cũng tin ngay. Anh thấy không, thời gian trôi mau quá, mới đó giờ đã hơn hai năm rồi. Anh vẫn có người viết thư hằng ngày, gặp mặt hằng ngày. Em vẫn chỉ là người viết phụ, như em luôn nói. Thư cuả em luôn được xếp loại hai, hay loại ba. Nhưng thôi kệ anh. Như em nói với anh nhiều lần, em cứ viết thư, và khi có dịp đi Pleiku, em vẫn ghé tìm anh, miễn là mỗi lần gặp anh vẫn vui là được rồi. “Que sera sera“. Anh nhớ anh nói với em: “Bên kia dãy Pyréné’ là sự thật. Tội gì phải đi qua bên kia dãy núi để tìm sự thật. Em bằng lòng hay chấp nhận sự thật ngay bên này cuả dãy Pyréné.”

Hoàng cười thành tiếng, “gớm cô này triết lý ghê quá”.

“Em vẫn thích mỗi lần hai đứa gặp nhau, đi biển hồ, về hậu cứ, nằm võng nói chuyện, hay nghe nhạc, uống cà phê, tối đi Phượng Hoàng, một hai ngày, hay nhiều khi chỉ vỏn vẹn một buổi chiều. Để rồi, tối, sáng hôm sau anh lật đật về hậu cứ đi hành quân. Còn em. chờ chuyến xe về Kon Tum. Em vẫn luôn tự hỏi, vẫn tò mò, chưa bao giờ em gặp mặt “cô ấy“ để nói chuyện và để nhìn mặt, Anh dấu thật hay. Em nhớ một lần, em hỏi: “Nếu anh và em đang ngồi uống cà phê, hay đang nhẩy ở Phượng Hoàng, tình cờ “người ấy“ xuất hiện, anh sẽ giới thiệu với người ta ra sao?” Anh lúng túng trả lời, “Làm gì có chuyện đó, có em thì không có cô ta. Làm sao hai người gặp nhau được? Em càng chất vấn, anh càng khôn ngoan. Anh đã trả lời, “Hai người không gặp nhau một lần đươc, vì anh sẽ mất cả hai”. Em không đồng ý. Có thể anh mất cô ta, nhưng chưa chắc mất em, hay không chừng chẳng mất ai cả, vì em không thể ở Pleiku, em vẫn phải đi, vẫn phải về Kontum. Thật ra, em hay đặt câu hỏi cho em hơn là cho anh. Ngồi trên chiếc xe đi Pleiku, em tự hỏi mình, nếu giả thử vừa xuống xe hay đang ngồi quán cà phê với anh, “Cô ấy xuất hiện“ em sẽ phản ứng ra sao? Khóc, cười, đi về, hay ở? Thật khó trả lời. Cuối cùng có lẽ em chọn một đường ngắn nhất, nhưng buồn nhất, và khó khăn nhất, chắc anh đoán ra rồi.”

“Thôi tạm dừng chuyện cuả anh, em kể chuyện tiếp về lần thăm bệnh viện Dã Chiến, em gặp một “Ông lính“ cũng trẻ, cũng “dễ thương“. Anh ta bị thuơng không nặng lắm. Em thật ái ngại khi anh ta nhờ em pha dùm ly sưã. Em hỏi, “Anh có thân nhân ở đây không?“ Anh ta buồn buồn, “Nhà tôi xa lắm, ở mãi tận miền tây”. Thật tình, em không hình dung miền Tây ở đâu, nhưng chắc xa lắm. Trong khi nói chuyện, em liếc nhìn bảng bệnh tình treo ngay đầu giường, thiếu uý Phúc. Thật ra anh ấy trẻ, ở lưá tuổi anh. Em hỏi: ‘Thiếu uý có cần gởi thư hay đánh điện tín cho gia đình không?” Phúc trả lời, “Tôi không cần lắm. Cô thấy, khi nhận được điện tín thì cả nhà xôn xao, từ miền Tây ra đây thật là khổ. Hơn nưã tôi bị thương nhẹ mà.” Em nhìn thiếu úy Phúc, ái ngại, một cánh tay gẫy, mấy viên đạn xuyên ngang cạnh sườn, phải bó bột, mà vẫn chịu đựng. Em thấy thương mọi người lính, kể cả khi bị thương. Mấy anh vẫn nghĩ tới gia đình, vẫn sợ người trong gia đình lo lắng vì nghe tin mình bị thương.

Em chợt nghĩ đến anh, ngày xưa, anh cũng bị thương, chắc cũng đau như anh Phúc bây giờ. Chỉ tiếc một điều, khi anh bị thương, em chưa bao giờ thăm và uỷ lạo một bệnh nhân nào. Em biết thương lính, biết yêu lính cũng muộn hơn nhiều người anh nhỉ (tới câu này, Trâm đánh gần một chục dấu hỏi và dấu than)”

Hoàng lại cười một mình, cô bé này lúc nào cũng ấm ưc vì chuyện quen trước, quen sau). Lá thư viết tiếp, “Lúc em cùng mấy bạn chuẩn bị về, anh Phúc thật buồn, hỏi tên em. Em không dám nói thật tên mình, em vẫn sợ. Em nói nhỏ, em tên Lan. Phúc hỏi nhà em ở đâu, em cũng không trả lời, chỉ nói, nếu có dịp em sẽ theo bạn bè vào thăm anh. Phúc vui hẳn lên bắt em hứa. Em không trả lời, cố tránh cặp mắt Phúc vì em thấy mình không đúng nếu hưá sai. Tuần sau, em không vào bệnh viện. Mấy con bạn em thăm viện về, bọn nó xúm lại nói, có ông thiếu uý bị bó bột ngang người hỏi thăm Lan. Tụi bạn em ngớ ngẩn, chẳng biết Lan nào, sau này khi hỏi kỹ ra, tụi nó mới chắc là em. Em bắt đầu sợ. Mối tình một chiều luôn luôn làm người ta đau khổ, nhất là trong hoàn cảnh anh Phúc. Không biết trong đầu “anh lính đa tình” này nghĩ gì về em. Em không muốn dây dưa nhưng vẫn thấy tội một chút. Em nhớ anh nói tình yêu không bao giờ nên bắt đầu bằng hai chữ tội nghiệp. Nhưng em đọc nhiều chuyện viết, thiếu gì tình yêu như vậy. Em tự hưá, thỉnh thoảng em mới ghé thăm bệnh viện Dã Chiến, mong rằng anh Phúc sẽ lành bệnh hay được 29 ngày tái khám.”

Hoàng lại ngạc nhiên, Trâm biết rành rọt về sinh hoạt cuả bệnh viện, cả về việc tái khám. Thông thường, những lính bị thương chân tay, sau một thời gian nằm bệnh viện, vết thương đã lành, nhưng chân tay vẫn không hoạt động bình thường, bác sĩ sẽ cho tái khám, lính được về quê nhà và sau 29 ngày sẽ trở lại bệnh viện để bác sĩ coi lại vết thương. Nếu chưa khỏi hẳn, họ lại được tái khám. Hoàng cũng đã có lệnh tái khám nhiều lần khi ở quân y viện Pleiku. Lá thư Trâm viết tiếp,

“Nếu anh Phúc về thăm gia đình, anh sẽ có thiếu gì người sẵn sàng viết thư cho anh ta, và anh sẽ quên tên em, không còn nhớ tới cô Lan, học sinh ở Kon Tum này nưã, phải không anh? Tên Lan từ nguyên thuỷ đã không có mà.“

Hoàng đọc tiếp,

“À, em quên hỏi. Lâu nay anh có về quê thăm gia đình không? “Người ấy“ cuả anh chắc vẫn đẹp, và vẫn còn đi học chứ?” Hoàng chắc lưỡi. Cô Trâm này, lá thư nào cũng nhắc tới “người ấy“, thật là đàn bà. Hoàng định bụng, khi nào viết thư cho Trâm, Hoàng sẽ viết “Em làm ơn đừng nhắc tới một người nào trong lá thư cuả em nưã.” Ý Hoàng muốn ám chỉ tới Hằng. “Em hãy kể chuyện đi thăm bệnh viện, đi tắm sông Dapla, đi nghe nhạc tại quán cà phê Duyên, hay đi chợ, đi dạo phố, kể cả đi dung dăng dung dẻ với ai đi nưã.” Hoàng nhớ, có lá thư Trâm viết “Em thấy một ông lính sư đoàn 22, giống anh ghê đi.” Anh hay chọc Trâm, “Ông nào cũng giống anh ghê đi. Anh thì khác, chưa bao giờ gặp ai “giống em ghê đi. Em luôn hỏi lại, nếu gặp người nào giống em ghê đi, anh làm gi với người ấy“, “Anh trả lời, anh sẽ làm quen chứ sao”. Em cười, “Thế thì không được. Một người Pleiku, một người Kontum, đã dư một, chưa đủ ư, anh tham lam lắm.” Đọc xong lá thư dài. Còn một lá thư nưã cuả Trâm, Hoàng không mở, nghĩ bụng, để dành tới tối mới đọc. Vừa nghe chương trình Dạ Lan, vưà đọc thư, thêm một chút cà phê mới thú. Hạnh phúc cuả lính, nhất là cuả những lính độc thân như Hoàng thật đơn giản, đơn giản từ chỗ nằm, từ miếng ăn, và ngay cả những suy nghĩ, những ước mơ. Trời về chiều, Hoàng đi một vòng doanh trại, ghé một vài nhà vòm, gặp thường vụ coi việc canh gác đêm, công việc thường ngày trước khi trời tối hẳn. Doanh trại thường chỉ còn những người độc thân và người trực gác, còn một phần ở trại gia binh, cách đó khoảng 7, 8 trăm thước. Có là lính chiến nhất là lính biệt động và có gia đình, mới thông cảm được thời gian không hành quân là quí. Họ về thăm gia đình, ăn một vài bưã cơm xum họp, đầm ấm, lương lính mà phải hai cảnh hai quê. Họ thật thiếu thốn. Nhiều người lính đông con, phải dành dụm, bóp chắt từng đồng lương. Vưà lãnh lương xong, nếu ở gần hậu cứ, họ lật đật mang về cho vợ, nếu ở xa, phải gửi bưu điện. Mỗi lần gửi tiền lương về cho gia đình, là một lần người lính cảm thấy mình thật vui. Còn lại bao nhiêu, vài anh em gom nhau, nấu cơm chung. Gạo, mắm thì không đến nỗi thiếu, nhưng miếng ăn ngon thì thật hãn hữu. Trời đã sập tối, tiếng muỗi vo ve bên tai. Hoàng mở chiếc radio nhỏ, thắp cây đèn câu bằng mấy viên pin C25 đã cũ, xài lại. Tiếng Dạ Lan mở đầu chương trình. Hoàng cũng mở lá thư cuả Trâm, mới đọc được vài dòng, Trâm viết “ Anh, không biết em có còn cơ hội nào viết thư cho anh nưã không?” Hoàng lấy chân đạp vào tường để thắng chiếc võng khỏi đong đưa, ánh đèn pin soi trên tờ thư thật rõ. “Em muốn báo cho anh một tin quan trọng. Nhưng trước khi anh đọc tiếp, anh phải hứa với em một điều, phải làm đúng như em yêu cầu anh nghe”. Hoàng đọc thật nhanh. “Ngày 25 tháng 8 này, em mời anh tới nhà em để dự đám hỏi cuả em. Em mời rất ít người, nhưng em mong nhất là anh. Em đã tính kỹ, này nhé, thư tới tay anh chậm lắm là 7 ngày. Lỡ anh không có nhà, phải đi hành quân, thư tới tay anh theo chuyến tiếp tế cao lắm là 10 ngày nưã. Anh vẫn có thừa thì giờ sắp xếp và xin phép để dự đám hỏi cuả em.” Hoàng nhìn ngày trên chiếc đồng hồ, quả tình Trâm tính chính xác. Trâm quen Hoàng cũng khá lâu, cô bé tập cách tính thời gian như lính. Hoàng nhẩm tính, “Hôm nay còn tới 16 ngày”. Hoàng vưà tính vặn chiếc radio nhỏ lại thì nghe Dạ lan giới thiệu “Mời các anh chiến sĩ nghe bản nhạc thật mới cuả Đỗ Lễ, bản Sang Ngang do Lệ Thu trình bầy”. Hoàng để tờ thư trên ngực, lắng nghe từng tiếng não lòng, bản nhạc sao thật đúng lúc, “ Thôi nín đi em, gần hết đêm rồi, buồn chi nưã thôi, em nhé đôi mình, mộng nay đã tan, tình đã dở dang, em khóc làm gì, thương nhau mà chi…. nỗi buồn ai hay, khi mình chia tay , thôi hết xum vầy“.

Thật tình, Hoàng không biết mình buồn hay vui. Trâm lấy chồng. Nếu thành thật với lòng mình, Hoàng phải mừng cho Trâm, nhưng Hoàng thoang thoảng chút buồn, cũng lại buồn, có lẽ vì tự ái. Hoàng tự trách mình, sao mình có thể ích kỷ như vậy. Trâm yêu Hoàng, thiệt thòi nhiều quá. Cuối cùng Hoàng tự chấp nhận, không có quyền buồn, nếu không thể vui. Hoàng đạp nhẹ chân vào tấm tôn dừng làm tường cuả nhà vòm, chiếc võng đong đưa, vưà suy nghĩ, cuối cùng quyết định, phải xin đi vài ngày, phải chứng tỏ cho Trâm biết Hoàng luôn xứng đáng với tình cảm cuả Trâm dành cho mình. Hoàng sẽ xin Hoàng Mai đi KonTum, một ngày trước, một ngày sau, như vậy là 3 ngày tất cả. Đi thứ Sáu về chủ nhật hay chậm lắm là thứ Hai, Hoàng trở lại Plei Ku. Hoàng rời chiếc võng, tắt ngọn đèn, bước chân xuống chiếc giường, thấy thật khoan khoái, Hoàng nghĩ mình quyết định như vậy là đúng. Giấc ngủ tới thật nhanh, không chập chờn, không mộng mị.

Hai ngày sau, tiểu đoàn nhận lệnh hành quân. Chưa lần nào hành quân mà vui như lần này, Hoàng mừng vì cho dù hành quân 10 ngày, Hoàng vẫn đủ thời gian để đi KonTum. May mắn làm sao, tiểu đoàn hành quân tùng thiết với lữ đoàn 2 thiết Vận Xa, giữ đường ngay quốc lộ 14, Plei Ku - Kon Tum. Hôm sau, Hoàng mang câu chuyện nói với đại úy Đàm. Ông đồng ý ngay. Hành quân nằm đường thật khoẻ, đúng như dự tính. Hoàng xin Hoàng Mai cho mang chiếc jeep, chỉ có 3 người, Hoàng, người tài xế và một sĩ quan đi phép quá giang. Hoàng tới Kontum khoảng 11 giờ sáng. Trước khi tới nhà Trâm, Hoàng ghé mướn phòng khách sạn gần nhà Trâm. Sau khi tắm, Hoàng dặn người tài xế, tên Tài, - Anh Tài có đi đâu thì loanh quanh. Còn không, cứ ở phòng nghỉ ngơi. Nếu tôi cần, tôi sẽ trở lại khách sạn. Tối, tôi về khách sạn ngủ. Hoàng còn cẩn thận, viết điạ chỉ cho Tài, còn một mình lái xe tới nhà Trâm.

Đã lâu, Hoàng không lái xe trên phố Kon Tum, nhưng đường về nhà Trâm thì Hoàng nhớ thật kỹ. Hoàng và Trâm đã đặt tên đường là “Đường Hoa Phượng”, vì đường có nhiều hoa phượng. Muà hè, hoa đỏ cả bầu trời. Nhiều cô cậu học trò khắc tên trên thân cây, chằng chịt những dấu ngang dọc như muốn xoả bỏ một kỷ niệm hay một tên đã lỡ viết cạnh tên mình. Hoàng nhớ, có lần hai đưá đi bộ, Hoàng đố Trâm về những dấu khắc ngang dọc.Trâm không trả lời được. Trâm nắm tay Hoàng lắc qua lại, “Anh phải trả lời tại sao?” Hoàng làm bộ, “Anh đố nhưng anh không biết tại sao?” Trâm nhất định không đi, vưà doạ, “Anh phải trả lời, em mới đi.” Cuối cùng Hoàng vưà chỉ vào một cây phượng thật lớn, vưà nói, “Em đọc hai tên này thử. Hai tên bên cạnh nhau Trâm-Hoàng.” Trâm dãy nảy, “Trâm-Hoàng hồi nào?” Hoàng ghé sát vào vai Trâm “Thì anh giả bộ cho em dễ hiểu mà“. Trâm cười, “Ừ, cho là Trâm-Hoàng đi, rồi sao nưã?” Hoàng chậm rãi, cúi mặt buồn buồn. Trâm chăm chú theo nét mặt Hoàng, vưà nói “Mặt buồn thấy tội nghiệp“ Hoàng biết Trâm trúng kế mình, bèn tiếp, “Sau muà hè, cô Trâm lấy chồng hay có người yêu mới, Hoàng quay lại cây Phượng kỷ niệm, lấy con dao xoá mất tên Trâm, nhưng tên Trâm cũng khó mất, chỉ còn những dấu này, nhiều người gọi là dấu dao kỷ niệm.” Trâm vưà cười vưa bịt tai, “Thôi đi, coi như chưa bao giờ em nghe anh kể nghe anh. Trâm còn lâu mới lấy chồng, chỉ có Hoàng sắp lấy vợ thì có.” Cả hai cùng cười. Hoàng nắm tay Trâm, “Ừ nhỉ, em nhắc làm anh nhớ, anh sắp lấy vợ”. Trâm trố mắt hỏi “Thật không?“

Chiếc xe dừng ngay trước nhà Trâm. Hoàng ngạc nhiên vì nhà không có vẻ gì là có tiệc tùng chứ đừng nói là có đám hỏi. Khác hẳn lần đám cưới trước, vưà tới nhà là thấy ngay vẻ nhộn nhịp, người ra, kẻ vào. Hoàng quay qua, quay lại, khi biết chắc, không lầm nhà, Hoàng gõ cửa. Vừa mở cửa, Trâm làm bộ hù Hoàng, vừa cười, vừa nói,

- Anh nghỉ phép hả?

Hoàng vưà tính nói tới lá thư Trâm gởi mời Hoàng ăn đám Hỏi, Hoàng vưà nhắc tới “Sao em viết cho anh..” Trâm ôm Hoàng chặn lại liền, - Thì thư em viết biết bao nhiêu lá, biết bao nhiêu cho kể mà em nhớ.

Hoàng phì cười khi Trâm trả lời như không có chuyện gì quan trọng. Hoàng nói hơi sẵng giọng,

- Không phải mấy lá thư đó…

- Anh nói thử xem em còn nhớ không? -Trâm vẫn ngọt ngào, ghé thật sát má Hoàng, hôn nhẹ, vưà nói tiếp.

- Lá thư em mời anh ăn Đám Hỏi cuả em ngày hôm nay đó. Hoàng nói liên tục để Trâm không cắt ngang,

- À, em nhớ rồi. Nhưng anh không đọc kỹ câu sau cùng -Trâm vẫn diụ dàng -Em nhớ rõ ràng. Em viết, nếu anh sẵn lòng làm chú rể. Kông có chú rể lấy gì làm đám Hỏi?

Hoàng vừa tức vừa buồn cười.

- Thật tiếc, nếu anh mang theo lá thư em viết thì em khỏi cãi.

Trâm nhìn Hoàng âu yếm,

- Em có bo giờ cãi anh đâu? Từ sáng tới giờ, em cứ sợ chú rể không tới, biết làm đám hỏi với ai.

Hoàng lỡ cỡ, không biết nói sao, nhìn Trâm. Trâm biết ý, cười thật tươi,

- Thôi, không có đám Hỏi thì mình ở nhà nói chuyện, tối đi Bal, cũng vui chán. Nếu không, chỉ em vui thôi chắc gì anh vui được ư. Anh quên lá thư đó đi nghe, anh còn đọc nhiều thư giật gân hơn nưã đấy.

Hoàng biết Trâm ăn nói rất bạo miệng, cũng cười theo.

- Anh ngạc nhiên lắm hả? - Trâm nhìn Hoàng, vừa nói vưà đẩy Hoàng vào chiếc ghế salon, vưà ngồi cạnh Hoàng - Em pha cà phê cho anh nghe?

Không đợi Hoàng trả lời, Trâm xuống bếp, pha một phin, vưà đặt phin cà phê vưà nói,

- Đừng uống vội, còn nóng. Để em kể cho anh nghe. Khi em nghe ba mẹ, và em cuả em phải đi Qui Nhơn có vài công việc cho nhà Thờ, cả tuần mới về Pleiku, ở đây vài ngày, sau đó mới về KonTum, em tính đi Plei Ku thăm anh, nhưng không ai giữ nhà. Cuối cùng, em mới nghĩ ra một kế gọi anh đi KonTum, làm sao anh phải đi mới được, kế như thế mà hay thật.

Hoàng nhìn Trâm,

- Sau kế đám hỏi thì tới kế gì nưã?

- Chưa biết. Chắc lần sau nói thật. Anh ơi, anh làm ơn bỏ Pleiku đi Kontum vài ngày hay vài giờ được không?

- Không được đâu cô Trâm à, một vài giây cũng không được luôn. Hoàng trả lời liền.

Trâm như chợt nhớ điều gì, bèn hỏi Hoàng,

- Anh đi một mình hả?

Từ nãy tới giờ mới có cơ hội lừa Trâm lại, Hoàng trả lời,

- Đi 3 mình.

Trâm mở đôi mắt thật to nhìn Hoàng ngờ vực,

- Anh và chú tài xế là hai chứ sao là ba? Em mời anh thôi, không ai nưã hết.

Tuy nói vậy, Trâm cũng cố vặn vẹo,

- Còn người kia đàn ông hay đàn bà? Ở đâu?

- Ở khách sạn chờ anh.

- Chờ nưã chứ. Thôi cho người đó ở khách sạn chờ vài ngày luôn đi, em quyết định rồi -Trâm tức tối, nói như muốn khóc -Cô bạn anh hả?

Hoàng chậm rãi cắt nghiã, tính làm Trâm giận, Hoàng nói,

- Anh đọc thư, em mời ăn đám hỏi, suy đi nghĩ lại. Từ đó tới nay em và bạn anh chưa biết mặt, nên tính cho cô ta đi theo, một lần. Vì chỉ lần này thôi, mình đâu có dịp gặp lại nhau.

Vưà nói vưà nhìn sắc mặt Trâm. Thấy Trâm muốn đỏ mắt, Hoàng lấy chiếc khăn ướt ngay treo ngay tại chiếc giây, lau nhẹ mắt Trâm, nói giả lả,

- Thôi cô bé ơi, có “Hai Mình“ thôi. Anh và tài xế thôi. Anh mướn khách sạn ở ngay đường Lê Thánh Tôn. Tài xế ở đó, chờ anh. Anh trù tính, ăn đám hỏi xong về Pleiku ngay.

Trâm tươi tỉnh trở lại, ngồi lên chiếc ghế, dưạ hẳn vào người Hoàng,

- Có đám hỏi thì ăn xong về ngay. Đằng này, không có đám hỏi thì về nay về mai gì nưã.

Trâm vưà đưa ly cà phê cho Hoàng, vưà nói như không có chuyện gì xảy ra. Hoàng mỉm cười nhìn Trâm,

- Em thấy, anh ăn mặc sạch sẽ cỡ này để ăn đám hỏi. - Để em tính cho anh. Trâm cũng cười,

- Lại em tính cho,.Hoàng lập lại.

Trâm cứ nói theo ý Trâm, em sắp xếp chương trình là hết xẩy, anh được mấy ngày phép?

Hoàng trả lời 3 ngày, Trâm cười,

- Lại 3 nưã, không 4 hay 5 được ư?

- Sao em khôn thế, người thì cho một, mà phép thì đòi thật nhiều.

Trâm dành ly cà phê trên tay Hoàng, uống một miếng nhỏ,

- Bây giờ anh nghỉ mệt đi. Từ sáng tới giờ cũng đói rồi, em cũng không biết anh có tới hay không nên chẳng chuẩn bị, nấu nướng gì. Nhưng em nấu cơm thật mau, thức ăn có sẵn hết, hai đưa mình ăn cơm, rồi em nói tiếp cho nghe.

Hoàng hơi bực nhưng không dám tỏ ra mặt, sợ Trâm buồn, nên cứ lẳng lặng nghe Trâm. Hoàng cũng lăng xăng làm phụ. Trâm mặt ửng hồng, nhìn Hoàng,

- Tội chú rể chưa, rể hụt mới tức chứ.

- Em nói khách hụt chứ đâu phải rể hụt. Hoàng nhắc Trâm,

- Thôi em xin lỗi, khách hụt, ông khách dễ thương nhất cuả tôi đấy. Trâm ghé mặt Hoàng.

Trâm đặt hai chiếc chén, một diã xào, một tô canh, và một diã chả cá lên bàn, đon đả,

- Thôi mình ăn cơm đi anh. -Trâm gắp miếng chả cá vào chén cơm cho Hoàng- Anh ăn thử xem, chả cá từ miền tây, Cần Thơ đấy. Anh phải ăn với cọng rau thià là mới ngon.

Hoàng nhìn cọng rau Thià là, làm bộ hỏi,

- Thià là Cần Thơ luôn hả?

Trâm cười luôn miệng, vưà ăn vưà nói chuyện, thôi thì đủ thứ chuyện, từ chuyện tập hát, chuyện học hành, nhưng không đá động một chút tới đám hỏi, đám cưới, Trâm coi như màn kịch đã qua. Hoàng vưà ăn vưà nghe chuyện, vưà nhìn Trâm, nghĩ thầm, cô bé này thật liều mạng, Trâm biết Hoàng vẫn nghĩ tới lá thư Trâm viết, bèn hỏi qua chuyện khác,

- À, anh có đọc thư em viết về thiếu uý Phúc không? Anh ấy về quê nhà, nghỉ tái khám rồi. Nhà anh Phúc ở xa, bác sĩ cho đi một lần tới hai tháng. Anh Phúc còn nghe bác sĩ nói, sẽ chuyển anh về bệnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ, cho tới khi lành hẳn, mới quyết định phân loại.

Hoàng ngạc nhiên, Trâm nói đúng hết, như là một nữ trợ tá. Hoàng hỏi Trâm,

- Anh Phúc có ghé từ giã em không?

- Anh ấy không biết điạ chỉ cuả em. Nếu biết chắc, anh Phúc cũng ghé. Anh ta gửi em một lá thư tay thật dài, anh muốn coi, lát nuã em đưa coi. - Thư cuả em, ai lại đọc bao giờ. Hoàng từ chối.

Bữa cơm xong, Trâm chuẩn bị thay quần aó, nói như ra lệnh cho Hoàng,

- Em, anh về khách sạn cho biết.

- Cho biết gì? Khách Sạn mà xa lạ gì mà phải cho biết. Hoàng chọc tức Trâm.

- Thì anh làm theo ý em đi mà. Trâm nằng nặc.

Trâm thay quần áo thật nhanh, kéo tay Hoàng,

- Anh ra xe đi, em đóng cưả.

Hoàng lái xe về khách sạn. Tài còn ở trong phòng. Hoàng gõ cửa, Thấy Trâm, Tài chào, rồi lúng túng không biết làm gì. Hoàng nói,

- Trâm và tôi đi ngay thôi mà.

Tài bước ra ngoài khách sạn. Hoàng nhìn Trâm biết ý, vừa cười vưà hỏi:

- Sao chắc ăn chưa cô? Một mình tôi với Tài là hai mình, được chưa? - Được rồi. Nếu tính thêm em nưã thì 3 mình cũng đúng. Trâm ôm vai Hoàng. Nói xong Trâm như đổ cả người lên vai Hoàng, khiến Hoàng muốn té. Hoàng vưà gượng lại,

- Em nhẩy fan gì mà lạ quá, cả người em muốn ở trên anh.

Trâm không rời vai Hoàng, khiến Hoàng phải ngã nhào người trên chiếc nệm. Trâm vui vẻ nói, - Em nằm luôn. - Bây giờ mình làm gì? Mình về lại nhà em, hai đưa nói chuyện, tối có mục khác, Kon Tum bây giờ cũng nhiều mục hơn xưa rồi. Hoàng hỏi Trâm.

Ra cửa khách sạn, thấy Tài Hoàng hỏi, - Từ chiều tới giờ, anh cơm nước gì chưa?

Hoàng đã chuẩn bị tiền trong tay, vừa nói, vưà dúi mấy trăm vào tay Tài, Hoàng dặn Tài,

- Tôi và Trâm đi chơi. Anh có đi đâu cứ đi, tối tôi về.

Trâm nhìn Hoàng, liếc thật sắc, nói nhỏ bên tai Hoàng,

- Ai cho về đây mà về.

Bước lên xe, Trâm nhắc lại,

- Em ở nhà một mình, sợ lắm, vì vậy mới gọi anh thăm em. Anh nhớ lần đám cưới anh chị Trang không? Tụi mình mới gặp nhau trên cùng chuyến máy bay Dalat KonTum lần đầu, em dụ khị anh về ăn đám cưới niên trưởng cuả anh vói chị em. Mới quen anh còn dám về nhà em. Đêm nay, anh cũng nằm ngủ ngay tại cái phòng đêm đầu tiên anh ngủ lại.

Hoàng im lặng, vưà nghe vưà lái xe. Chiếc xe theo con đường đầy cây Phượng. Muà hoa Phượng đã qua, những tàn lá che rạp hai bên đường, mấy trái Phượng non xanh lủng lẳng theo cành. Trâm nói như reo,

- Anh ơi, anh còn nhớ cây Phượng anh làm thí dụ đặt tên Trâm Hoàng không? Bây giờ chắc chỉ còn Hoàng phải không anh? Trâm đã bị mấy lưỡi dao gạch mất rồi -Vưà nói xong, Trâm lại nhìn Hoàng -Chắc có ngày, em phải khắc lại hai tên, nhưng lần này thêm ngày tháng nưã.

Khi Hoàng hỏi ngày tháng nào, Trâm nói như mơ,

- Ngày hôm nay chứ ngày nào nưã.

- Em khắc tên Trâm thôi, để chừa một chỗ. Biết đâu chừng, mai đây khi muốn thay tên, em khỏi mất công, chỉ mây phút sau, là xong. Hoàng nhìn Trâm, ẫm ờ.

Trâm nghiêng hẳn người về phia Hoàng, hôn nhẹ vào má Hoàng,

- Em chỉ muốn tên anh thôi.

Hoàng không trả lời. Nói đúng ra Hoàng đang tìm một lối thoát, một câu trả lời. “Đêm nay mình phải ngủ ở đâu?” Câu tự trả lời làm Hoàng bật cười, “Ngủ ngoài xe”.

Trâm không hiểu Hoàng cười gì, cũng cười theo. Lần đầu tiên, hai người cùng cưòi nhưng cười khác nhau, cười vì không hiểu nhau.

Hoàng dừng xe ngay trước cưả nhà, Trâm đưa chià khóa cho Hoàng,

- “Anh mở cưả, đi anh.”

Trâm bước cạnh Hoàng, vưà vào nhà Trâm gài cưả, vưà nói,

- Anh có mệt không? Nằm nghỉ chút đi, tối nay mình đi Bal Famille. Nhóm tụi em tổ chức, vui lắm.

- Ai làm trưởng nhóm? Hoàng vui miệng hỏi tiếp.

Trâm không trả lời thành tiếng, nhưng lấy ngón tay cái chỉ ngay ngực mình.

- Ai giới thiệu chương trình?

Trâm cũng chỉ ngay ngực mình,

- Ngon ghê hé, cái gì cũng Trâm cả. Vậy Trâm đi một mình đi. Hoàng cười thành tiếng.

- Tụi em chuẩn bị cả tháng rồi. Bạn em, được em cho biết có cả anh nưã đấy. Nhiều đứa biết anh khi anh ở lại nhà em kỳ vưà rồi. Trâm lắc đầu.

- Sao em tin chắc có anh? Hoàng hỏi Trâm.

Trâm ngả cả người, choàng hai cánh tay qua cổ Hoàng, vưà châm chọc trả lời “Đám Hỏi“ em mà.

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm