Đoạn Đường Chiến Binh
È cổ nuôi ’đày tớ’, dân nổi đóa giết tay trộm chó…
(Trái hay phải) - Sự sáng tạo và linh hoạt của các cán bộ xã thật không từ ngữ nào tả xiết, hoàn toàn xứng đáng với lời tôn vinh là công bộc, đày tớ mẫn cán của dân.
Dân nghèo, xã nghèo, nhưng nhà Chủ tịch xã to như biệt phủ! Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam |
Theo phản ánh của tờ Nông nghiệp Việt Nam, có thể tóm tắt câu chuyện như sau: Do cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân đóng góp nuôi cán bộ.
Một điển hình là xã Quang Vinh, huyện Quảng Xương, nơi 2.000 hộ dân phải cưu mang đùm bọc 500 cán bộ.
Một ví dụ tương tự là tại Nghệ An, do ngân sách lụt trong nợ nần vì phải trả lương cho hơn 200 cán bộ sáng vác ô đi, tối vác về, UBND xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương đã sáng tạo ra những giải pháp độc nhất vô nhị, mà đỉnh cao trí tuệ, bước đột phá là chia đều số nợ của xã cho người dân trả!
Trước tiên, phải đính chính lại một chút xíu trong cách dùng từ “cán bộ” ở đây. Về pháp lý, cán bộ là một khái niệm được pháp luật quy định rõ ràng và một xã không thể có chừng ấy “cán bộ” được. Vì vậy, hoặc có thể do nhà báo đã có một chút nhầm lẫn, hoặc theo định nghĩa riêng của người dân các xã này, có lẽ tất cả những ai được họ trả lương bằng tiền tươi thóc thật mà không làm gì đều là “cán bộ” cả.
Cứ theo lẽ ấy mà suy, ta cũng không nên vội quy kết số cán bộ này là một dạng cường hào mới ở nông thôn, sao không lý giải mọi sự theo lẽ nghĩa tình đày tớ - nhân dân thắm thiết? Mà đã nói chuyện tình cảm với cán bộ thì dân nào cũng vậy cả thôi, dù là người già không nơi nương tựa, dù là các cháu thiếu nhi cũng là dân tuốt!
Có nhẽ tư duy là thế nên để đảm bảo công bằng, xã nọ ở Nghệ An đã chia nợ theo cách từ trẻ mới lọt lòng tới cụ già 80 tuổi, người tàn tật, cô đơn đều phải móc hầu bao trả nợ cho chính quyền.
Dĩ nhiên, chính quyền các xã nói trên hoàn toàn có thể đàng hoàng phản bác lại việc các nhà báo bảo bộ máy khủng của họ không biết làm gì? Xin thưa đây đúng là một sự vu oan trắng trợn, không thể nào chấp được trong một xã hội văn minh. Các cán bộ của chúng ta không bao giờ thiếu việc, mà chỉ riêng việc phải thường xuyên đi... thu tiền của dân đã khiến họ đủ phờ râu trê rồi.
Theo báo Nông nghiệp, để làm đường giao thông nông thôn, ngoài việc phải đóng 50 ngàn một khẩu, thì mỗi cháu đi học ở xã Quang Vinh còn bị đòi thêm 150 ngàn mỗi đứa nữa, không có tiền đóng thì trường không cho thi.
Một thí dụ khác: Với những người viện dẫn mình già cả mà không chịu nộp, cán bộ xã “linh hoạt “ bằng cách trừ tiền chế độ người già, đỡ cho các cụ phải mất công đi lấy!
Đấy, sự sáng tạo và linh hoạt của các cán bộ xã thật không từ ngữ nào tả xiết, hoàn toàn xứng đáng với lời tôn vinh là công bộc, đày tớ mẫn cán của nhân dân.
Và nếu như các bạn biết, trong đợt giáp hạt hồi đầu năm 2011, Quảng Xương là huyện có số nhân khẩu bị đói ăn nhiều nhất tại Thanh Hóa với gần 22.000 người và tỷ lệ hộ nghèo ở Quang Vinh là gần 1/3, hẳn bạn sẽ phải quỳ lạy các cán bộ ở xã này trong nghệ thuật thuyết phục người dân.
Thật xứng đáng với tinh thần “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trứ danh hơn 600 năm trước!
Quan sát thêm chút nữa, ta sẽ thấy những lời khen ngợi tốt đẹp nhất phải dành cho người đứng đầu, người đứng mũi chịu sào, người có tiếng nói quyết định trong việc tuyển lựa và bổ nhiệm một đội ngũ công bộc tận tâm đến vậy.
Chỉ khổ một nỗi, theo quy định của pháp luật hiện hành, ông Chủ tịch xã lại được ngân sách Nhà nước trả lương, nên chắc nhiều người dân trong xã sẽ cảm thấy đau lòng vì không được góp tiền nuôi ông Chủ tịch.
Nhưng cũng không sao, dù ăn lương ba cọc ba đồng, ông vẫn có thể xây nhà to như biệt phủ, mà nhìn như trong ảnh thì chắc vẫn còn thơm mùi sơn mới… Hay là, tại ông được bà con trong xã yêu thương, đùm bọc nhiều nhất nhỉ?
Hậu quả của việc trộm cắp của dân một con chó! Ảnh: Tuổi Trẻ |
Ấy vậy mà bấy lâu nay, người ta cứ phàn nàn không thôi về mức lương không đủ sống trong các cơ quan Nhà nước, thậm chí nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc từng thở dài mà rằng lương không đủ sống, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng hậm hực vì lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp.
Thật lòng, người viết bài này đã định bảo các nhà báo đem mấy lời gan ruột nói trên của các quan cấp Bộ hòng khuyên răn các ông cán bộ ở Thanh Hóa không nên làm… cán bộ cho mệt nhọc, bà con nông dân cũng không nên ấm ức với cán bộ nữa, nhưng nhìn ngôi biệt phủ của ông Chủ tịch xã, thì người viết tự biết rằng không có vị đày tớ nào hay người dân nào tin mình hay tin mấy ông Thứ trưởng hết.
Trong khi ấy, cũng liên quan tới dân tình vùng Thanh Nghệ Tĩnh, hôm nay, các báo đồng loạt đưa tin một người trộm chó đã bị hàng trăm người dân tại Quỳnh Lưu, Nghệ An đánh chết ngay tại chỗ, còn chiếc xe máy thì bị đốt cháy rụi.
Phải nói rằng việc người dân không báo cơ quan chức năng mà tự xử theo “luật rừng” với các đối tượng trộm chó đã không còn là chuyện hiếm ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Thậm chí, có đối tương đã bị người dân đánh chết và đốt xác phi tang.
Chuyện dùng “luật rừng” rõ ràng là không được phép, nhưng theo quý vị, những người dân xứ Nghệ địa linh nhân kiệt vốn coi trọng đạo lý làm người sao bỗng dưng lại trở nên hung hãn và sẵn sàng hành hình người khác một cách dã man theo kiểu trung cổ như vậy, mà chỉ vì một con chó?
Mà khổ thân, cả người ăn trộm lẫn người đuổi trộm. Đã đành là bần cùng thì dễ sinh đạo tặc, nhưng trong cuộc đời này vốn nhiều cái trái khoáy này, chỉ cần khôn ngoan hơn một chút thì thiếu gì kế sinh nhai. Chẳng hạn, xin về xã Quang Vinh làm “đày tớ” là lập tức được đồng bào è cổ ra đùm bọc ngay, sao lại đi trộm chó hả trời?
Còn về phía bà con, thiển nghĩ cũng đừng nên nóng nảy quá. Có thể bà con bực cả mình vì nhiều thứ ở đời nhưng khổ lắm, con chó cũng trị giá bằng cả tạ thóc, và thằng trộm kia khốn khổ cùng đường mới phải đi làm thảo khấu thôi, xử nặng quá có phải mang tiếng giận cá chém thớt hay không….
Trong khi ấy thì, theo Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên sau 38 tháng liên tục, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 đã giảm 0,26%... Lý do, theo các nhà kinh tế, là dân đã kiệt quệ sức mua!
- Tam Thái
Bàn ra tán vào (0)
È cổ nuôi ’đày tớ’, dân nổi đóa giết tay trộm chó…
(Trái hay phải) - Sự sáng tạo và linh hoạt của các cán bộ xã thật không từ ngữ nào tả xiết, hoàn toàn xứng đáng với lời tôn vinh là công bộc, đày tớ mẫn cán của dân.
Dân nghèo, xã nghèo, nhưng nhà Chủ tịch xã to như biệt phủ! Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam |
Theo phản ánh của tờ Nông nghiệp Việt Nam, có thể tóm tắt câu chuyện như sau: Do cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân đóng góp nuôi cán bộ.
Một điển hình là xã Quang Vinh, huyện Quảng Xương, nơi 2.000 hộ dân phải cưu mang đùm bọc 500 cán bộ.
Một ví dụ tương tự là tại Nghệ An, do ngân sách lụt trong nợ nần vì phải trả lương cho hơn 200 cán bộ sáng vác ô đi, tối vác về, UBND xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương đã sáng tạo ra những giải pháp độc nhất vô nhị, mà đỉnh cao trí tuệ, bước đột phá là chia đều số nợ của xã cho người dân trả!
Trước tiên, phải đính chính lại một chút xíu trong cách dùng từ “cán bộ” ở đây. Về pháp lý, cán bộ là một khái niệm được pháp luật quy định rõ ràng và một xã không thể có chừng ấy “cán bộ” được. Vì vậy, hoặc có thể do nhà báo đã có một chút nhầm lẫn, hoặc theo định nghĩa riêng của người dân các xã này, có lẽ tất cả những ai được họ trả lương bằng tiền tươi thóc thật mà không làm gì đều là “cán bộ” cả.
Cứ theo lẽ ấy mà suy, ta cũng không nên vội quy kết số cán bộ này là một dạng cường hào mới ở nông thôn, sao không lý giải mọi sự theo lẽ nghĩa tình đày tớ - nhân dân thắm thiết? Mà đã nói chuyện tình cảm với cán bộ thì dân nào cũng vậy cả thôi, dù là người già không nơi nương tựa, dù là các cháu thiếu nhi cũng là dân tuốt!
Có nhẽ tư duy là thế nên để đảm bảo công bằng, xã nọ ở Nghệ An đã chia nợ theo cách từ trẻ mới lọt lòng tới cụ già 80 tuổi, người tàn tật, cô đơn đều phải móc hầu bao trả nợ cho chính quyền.
Dĩ nhiên, chính quyền các xã nói trên hoàn toàn có thể đàng hoàng phản bác lại việc các nhà báo bảo bộ máy khủng của họ không biết làm gì? Xin thưa đây đúng là một sự vu oan trắng trợn, không thể nào chấp được trong một xã hội văn minh. Các cán bộ của chúng ta không bao giờ thiếu việc, mà chỉ riêng việc phải thường xuyên đi... thu tiền của dân đã khiến họ đủ phờ râu trê rồi.
Theo báo Nông nghiệp, để làm đường giao thông nông thôn, ngoài việc phải đóng 50 ngàn một khẩu, thì mỗi cháu đi học ở xã Quang Vinh còn bị đòi thêm 150 ngàn mỗi đứa nữa, không có tiền đóng thì trường không cho thi.
Một thí dụ khác: Với những người viện dẫn mình già cả mà không chịu nộp, cán bộ xã “linh hoạt “ bằng cách trừ tiền chế độ người già, đỡ cho các cụ phải mất công đi lấy!
Đấy, sự sáng tạo và linh hoạt của các cán bộ xã thật không từ ngữ nào tả xiết, hoàn toàn xứng đáng với lời tôn vinh là công bộc, đày tớ mẫn cán của nhân dân.
Và nếu như các bạn biết, trong đợt giáp hạt hồi đầu năm 2011, Quảng Xương là huyện có số nhân khẩu bị đói ăn nhiều nhất tại Thanh Hóa với gần 22.000 người và tỷ lệ hộ nghèo ở Quang Vinh là gần 1/3, hẳn bạn sẽ phải quỳ lạy các cán bộ ở xã này trong nghệ thuật thuyết phục người dân.
Thật xứng đáng với tinh thần “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trứ danh hơn 600 năm trước!
Quan sát thêm chút nữa, ta sẽ thấy những lời khen ngợi tốt đẹp nhất phải dành cho người đứng đầu, người đứng mũi chịu sào, người có tiếng nói quyết định trong việc tuyển lựa và bổ nhiệm một đội ngũ công bộc tận tâm đến vậy.
Chỉ khổ một nỗi, theo quy định của pháp luật hiện hành, ông Chủ tịch xã lại được ngân sách Nhà nước trả lương, nên chắc nhiều người dân trong xã sẽ cảm thấy đau lòng vì không được góp tiền nuôi ông Chủ tịch.
Nhưng cũng không sao, dù ăn lương ba cọc ba đồng, ông vẫn có thể xây nhà to như biệt phủ, mà nhìn như trong ảnh thì chắc vẫn còn thơm mùi sơn mới… Hay là, tại ông được bà con trong xã yêu thương, đùm bọc nhiều nhất nhỉ?
Hậu quả của việc trộm cắp của dân một con chó! Ảnh: Tuổi Trẻ |
Ấy vậy mà bấy lâu nay, người ta cứ phàn nàn không thôi về mức lương không đủ sống trong các cơ quan Nhà nước, thậm chí nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc từng thở dài mà rằng lương không đủ sống, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng hậm hực vì lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp.
Thật lòng, người viết bài này đã định bảo các nhà báo đem mấy lời gan ruột nói trên của các quan cấp Bộ hòng khuyên răn các ông cán bộ ở Thanh Hóa không nên làm… cán bộ cho mệt nhọc, bà con nông dân cũng không nên ấm ức với cán bộ nữa, nhưng nhìn ngôi biệt phủ của ông Chủ tịch xã, thì người viết tự biết rằng không có vị đày tớ nào hay người dân nào tin mình hay tin mấy ông Thứ trưởng hết.
Trong khi ấy, cũng liên quan tới dân tình vùng Thanh Nghệ Tĩnh, hôm nay, các báo đồng loạt đưa tin một người trộm chó đã bị hàng trăm người dân tại Quỳnh Lưu, Nghệ An đánh chết ngay tại chỗ, còn chiếc xe máy thì bị đốt cháy rụi.
Phải nói rằng việc người dân không báo cơ quan chức năng mà tự xử theo “luật rừng” với các đối tượng trộm chó đã không còn là chuyện hiếm ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Thậm chí, có đối tương đã bị người dân đánh chết và đốt xác phi tang.
Chuyện dùng “luật rừng” rõ ràng là không được phép, nhưng theo quý vị, những người dân xứ Nghệ địa linh nhân kiệt vốn coi trọng đạo lý làm người sao bỗng dưng lại trở nên hung hãn và sẵn sàng hành hình người khác một cách dã man theo kiểu trung cổ như vậy, mà chỉ vì một con chó?
Mà khổ thân, cả người ăn trộm lẫn người đuổi trộm. Đã đành là bần cùng thì dễ sinh đạo tặc, nhưng trong cuộc đời này vốn nhiều cái trái khoáy này, chỉ cần khôn ngoan hơn một chút thì thiếu gì kế sinh nhai. Chẳng hạn, xin về xã Quang Vinh làm “đày tớ” là lập tức được đồng bào è cổ ra đùm bọc ngay, sao lại đi trộm chó hả trời?
Còn về phía bà con, thiển nghĩ cũng đừng nên nóng nảy quá. Có thể bà con bực cả mình vì nhiều thứ ở đời nhưng khổ lắm, con chó cũng trị giá bằng cả tạ thóc, và thằng trộm kia khốn khổ cùng đường mới phải đi làm thảo khấu thôi, xử nặng quá có phải mang tiếng giận cá chém thớt hay không….
Trong khi ấy thì, theo Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên sau 38 tháng liên tục, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 đã giảm 0,26%... Lý do, theo các nhà kinh tế, là dân đã kiệt quệ sức mua!
- Tam Thái