Nhân Vật
Einstein hỏi phóng viên 1 câu khiến mọi người đều hiểu được ‘Thần’ rốt cuộc có tồn tại không
Những người vô thần cố chấp chối bỏ sự tồn tại của Thần, họ một mực chỉ khăng khăng tin vào khoa học của mình. Nhưng họ lại không biết rằng, các nhà khoa học vĩ đại lại tin vào Thần học.
Einstein trả lời phỏng vấn của phóng viên về việc Thần có tồn tại hay không?
Einstein từng có cuộc gặp với một vị phóng viên. Lúc tiễn người này ra cửa, ông nhìn thấy vẫn còn bánh kẹo và ly cà phê để trên bàn, bèn hỏi vị phóng viên rằng: “Thưa ngài phóng viên, ngài có biết ai vừa đặt ly cà phê ở chỗ này không?”
Người phóng viên trả lời: “Đương nhiên là ngài rồi”. Einstein lại hỏi tiếp: “Nhỏ như ly cà phê này thôi cũng cần phải có một sức mạnh an bài cho nó có mặt ở đây. Vậy thì xin ngài hãy thử nghĩ xem: Vũ trụ này có biết bao nhiêu hành tinh? Mỗi một hành tinh lại vận hành liên tục không ngừng theo một quỹ đạo riêng của mình. Sức mạnh vận hành này chính là do Thần an bài vậy!”
Einstein lại nói: “Có thể ngài sẽ nói rằng: Tôi chưa nhìn thấy, cũng chưa nghe nói tới Thần bao giờ, thế thì sao tôi có thể tin vào sự tồn tại của Thần được đây? Ngài có 5 giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Nhưng ngũ quan này lại có giới hạn của mình. Ví như tai của con người chỉ nghe được âm thanh trong phạm vi có tần số từ 20 Hz đến 20.000 Hz….”.
Quả đúng là như vậy, thị giác con người chỉ có thể nhìn thấy những vật thể phát xuất ra các hạt ánh sáng có thể nhìn thấy được. Những hạt ánh sáng chỉ là một đoạn sóng từ nhỏ li ti trong đại ‘gia đình’ sóng từ. Khoa học hiện đại cho rằng những vật chất không nhìn thấy được trong vũ trụ chí ít cũng nhiều gấp hơn 10 lần, thậm chí con số này còn gấp hàng trăm lần những vật chất mà mắt người có thể nhìn thấy được. Dường như có một sức mạnh bí ẩn luôn khống chế sự vận hành và diễn hóa trong toàn vũ trụ.
John Polkinghorne, nhà vật lý học nổi tiếng của Trường đại học Cambridge từng nói: “Khi bạn nhận thức được rằng quy luật trong giới tự nhiên đều được điều tiết đồng bộ một cách chính xác đến không ngờ, từ đó mới tạo ra vũ trụ mà chúng ta đang nhìn thấy. Bạn sẽ có cách nghĩ như thế này: Vũ trụ này không phải là sự tồn tại một cách ngẫu nhiên, mà là cố ý sáng tạo ra như thế”.
Chiếc máy vận hành thiên thể trong hệ mặt trời của Newton và sự kinh ngạc của một người vô thần
Không chỉ vậy, hơn 200 năm trước nhà khoa học nổi tiếng Newton đã từng tiếp đãi một người vô thần luận rất cố chấp. Newton mời ông ấy thưởng lãm chiếc máy vận hành thiên thể trong hệ Mặt trời do mình tự chế. Những vị khách kinh ngạc bởi sự vận hành chính xác của nó. Mọi người hỏi một cách tự nhiên: “Ai tạo ra nó nhỉ, làm thế nào mà tạo ra được nó vậy?”
Newton trả lời một cách hài hước rằng: “Sinh ra một cách tùy ý, tự phát thôi”. Người vô thần kia cho rằng điều này không thể xảy ra, nó quá viển vông, hoang đường, không có thực. Sau đó Newton lại hỏi ngược lại: “Ngài cũng cho rằng chiếc máy vận hành thiên thể bé tẹo này không thể được sinh ra một cách tự phát, tùy ý hay ngẫu nhiên. Vậy thì vì sao ngài lại nhất quyết cho rằng vũ trụ đồ sộ này và tất cả mọi thứ đều được sinh ra một cách tình cờ, ngẫu nhiên?”.
Đây vốn là đạo lý nông cạn ngay trước mắt, khoa học biện chứng cũng không thể chứng thực được điều này. Đứng trước chiếc máy vận hành thiên thể, nhà vô thần không thể không bị khuất phục. Câu chuyện này đã trở thành một giai thoại thú vị về sự phát triển của khoa học giống như cách Einstein trả lời phỏng vấn của vị phóng viên nọ.
Dải ngân hà của chúng ta như đốm sáng nhỏ li ti trong bức ảnh tại Thư viện Thiên văn học
Trong bức ảnh thiên văn ở tọa độ 109 năm ánh sáng trong thư viện Thiên văn học, dải ngân hà nhỏ bé tới mức không thể nhìn thấy. Nó nằm lọt thỏm giữa hàng trăm đốm sáng li ti to nhỏ khác nhau rải rác trên nền đêm tối. Nhưng chúng đều là những quần thể thiên thể đồ sộ trong số những dải thiên hà và nhóm siêu hành tinh. Nếu phóng to nó lên 1.000 lần, thì trong đó lại có hàng vạn hạt bụi vô cùng vi tế. Đó mới là thế giới của các hành tinh. Hệ ngân hà chỉ là một trong số đó mà thôi.
Nếu trực tiếp quan sát vòng xoáy của hệ ngân hà, bạn sẽ nhìn thấy hàng trăm triệu hằng tinh đang xoay quanh quỹ đạo đã định của riêng mình. Mặt trời phải trải qua 250 triệu năm mới xoay hết một vòng. Vậy mà mặt trời chẳng qua cũng chỉ là một hạt bụi bé nhỏ trong hệ ngân hà mà thôi. Những thiên hà bên ngoài hệ ngân hà cũng giống như hệ ngân hà chi chít trong toàn bộ không gian của vũ trụ bé li ti này mà chúng ta nhìn thấy. Bước chân của khoa học nhân loại vĩnh viễn không thể siêu xuất khỏi hệ Mặt trời nhỏ bé. Vũ trụ ở tầng thâm sâu hơn lại trông còn không bằng cả hạt bụi, thật khó có thể tưởng tượng nổi.
Từ thế kỷ 14 khi khoa học phân loại phát triển tới nay, con người hết lời ca ngợi thổi phồng một vài thành phần trí thức mang lý tính cá nhân. Họ ngông cuồng tự đại, tự cho rằng mình là người siêu phàm, thực ra chỉ như ‘ếch ngồi đáy giếng’. Một vài tổ sư của Thuyết Vô thần khi đối diện với hiện thực của vũ trụ, tưởng mình thông minh hóa ra lại chỉ là kẻ xuẩn ngốc.
Nietzsche, ông tổ của Thuyết Vô Thần cũng phải thừa nhận rằng: “Luân hồi vĩnh hằng là công thức cao nhất đã được khẳng định trong kiếp nhân sinh”. Bản thân ông cũng đã trở thành một người bán vô thần. Marx, Engels chỉ có thể biết né tránh, từ chối trả lời về nguồn gốc của vũ trụ, vật chất và sự vận động. Họ nói rằng: “Vật chất là tồn tại khách quan”, “Thuộc tính của vật chất chính là sự vận động”. Họ dùng từ đồng nghĩa nhằm tráo đổi ngôn ngữ để lấp liếm sự lúng túng hoang đường về lô-gic hết lần này tới lần khác. Họ vừa không thể thỏa mãn được cách giải thích của mình, lại không thể phản bác được “Thuyết sáng thế”.
Quả đúng là con người hiện đại tin vào khoa học, còn các nhà khoa học vĩ đại lại tin vào Thần học!
Theo NTDTV
Hiểu Mai biên dịch
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Einstein hỏi phóng viên 1 câu khiến mọi người đều hiểu được ‘Thần’ rốt cuộc có tồn tại không
Những người vô thần cố chấp chối bỏ sự tồn tại của Thần, họ một mực chỉ khăng khăng tin vào khoa học của mình. Nhưng họ lại không biết rằng, các nhà khoa học vĩ đại lại tin vào Thần học.
Einstein trả lời phỏng vấn của phóng viên về việc Thần có tồn tại hay không?
Einstein từng có cuộc gặp với một vị phóng viên. Lúc tiễn người này ra cửa, ông nhìn thấy vẫn còn bánh kẹo và ly cà phê để trên bàn, bèn hỏi vị phóng viên rằng: “Thưa ngài phóng viên, ngài có biết ai vừa đặt ly cà phê ở chỗ này không?”
Người phóng viên trả lời: “Đương nhiên là ngài rồi”. Einstein lại hỏi tiếp: “Nhỏ như ly cà phê này thôi cũng cần phải có một sức mạnh an bài cho nó có mặt ở đây. Vậy thì xin ngài hãy thử nghĩ xem: Vũ trụ này có biết bao nhiêu hành tinh? Mỗi một hành tinh lại vận hành liên tục không ngừng theo một quỹ đạo riêng của mình. Sức mạnh vận hành này chính là do Thần an bài vậy!”
Einstein lại nói: “Có thể ngài sẽ nói rằng: Tôi chưa nhìn thấy, cũng chưa nghe nói tới Thần bao giờ, thế thì sao tôi có thể tin vào sự tồn tại của Thần được đây? Ngài có 5 giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Nhưng ngũ quan này lại có giới hạn của mình. Ví như tai của con người chỉ nghe được âm thanh trong phạm vi có tần số từ 20 Hz đến 20.000 Hz….”.
Quả đúng là như vậy, thị giác con người chỉ có thể nhìn thấy những vật thể phát xuất ra các hạt ánh sáng có thể nhìn thấy được. Những hạt ánh sáng chỉ là một đoạn sóng từ nhỏ li ti trong đại ‘gia đình’ sóng từ. Khoa học hiện đại cho rằng những vật chất không nhìn thấy được trong vũ trụ chí ít cũng nhiều gấp hơn 10 lần, thậm chí con số này còn gấp hàng trăm lần những vật chất mà mắt người có thể nhìn thấy được. Dường như có một sức mạnh bí ẩn luôn khống chế sự vận hành và diễn hóa trong toàn vũ trụ.
John Polkinghorne, nhà vật lý học nổi tiếng của Trường đại học Cambridge từng nói: “Khi bạn nhận thức được rằng quy luật trong giới tự nhiên đều được điều tiết đồng bộ một cách chính xác đến không ngờ, từ đó mới tạo ra vũ trụ mà chúng ta đang nhìn thấy. Bạn sẽ có cách nghĩ như thế này: Vũ trụ này không phải là sự tồn tại một cách ngẫu nhiên, mà là cố ý sáng tạo ra như thế”.
Chiếc máy vận hành thiên thể trong hệ mặt trời của Newton và sự kinh ngạc của một người vô thần
Không chỉ vậy, hơn 200 năm trước nhà khoa học nổi tiếng Newton đã từng tiếp đãi một người vô thần luận rất cố chấp. Newton mời ông ấy thưởng lãm chiếc máy vận hành thiên thể trong hệ Mặt trời do mình tự chế. Những vị khách kinh ngạc bởi sự vận hành chính xác của nó. Mọi người hỏi một cách tự nhiên: “Ai tạo ra nó nhỉ, làm thế nào mà tạo ra được nó vậy?”
Newton trả lời một cách hài hước rằng: “Sinh ra một cách tùy ý, tự phát thôi”. Người vô thần kia cho rằng điều này không thể xảy ra, nó quá viển vông, hoang đường, không có thực. Sau đó Newton lại hỏi ngược lại: “Ngài cũng cho rằng chiếc máy vận hành thiên thể bé tẹo này không thể được sinh ra một cách tự phát, tùy ý hay ngẫu nhiên. Vậy thì vì sao ngài lại nhất quyết cho rằng vũ trụ đồ sộ này và tất cả mọi thứ đều được sinh ra một cách tình cờ, ngẫu nhiên?”.
Đây vốn là đạo lý nông cạn ngay trước mắt, khoa học biện chứng cũng không thể chứng thực được điều này. Đứng trước chiếc máy vận hành thiên thể, nhà vô thần không thể không bị khuất phục. Câu chuyện này đã trở thành một giai thoại thú vị về sự phát triển của khoa học giống như cách Einstein trả lời phỏng vấn của vị phóng viên nọ.
Dải ngân hà của chúng ta như đốm sáng nhỏ li ti trong bức ảnh tại Thư viện Thiên văn học
Trong bức ảnh thiên văn ở tọa độ 109 năm ánh sáng trong thư viện Thiên văn học, dải ngân hà nhỏ bé tới mức không thể nhìn thấy. Nó nằm lọt thỏm giữa hàng trăm đốm sáng li ti to nhỏ khác nhau rải rác trên nền đêm tối. Nhưng chúng đều là những quần thể thiên thể đồ sộ trong số những dải thiên hà và nhóm siêu hành tinh. Nếu phóng to nó lên 1.000 lần, thì trong đó lại có hàng vạn hạt bụi vô cùng vi tế. Đó mới là thế giới của các hành tinh. Hệ ngân hà chỉ là một trong số đó mà thôi.
Nếu trực tiếp quan sát vòng xoáy của hệ ngân hà, bạn sẽ nhìn thấy hàng trăm triệu hằng tinh đang xoay quanh quỹ đạo đã định của riêng mình. Mặt trời phải trải qua 250 triệu năm mới xoay hết một vòng. Vậy mà mặt trời chẳng qua cũng chỉ là một hạt bụi bé nhỏ trong hệ ngân hà mà thôi. Những thiên hà bên ngoài hệ ngân hà cũng giống như hệ ngân hà chi chít trong toàn bộ không gian của vũ trụ bé li ti này mà chúng ta nhìn thấy. Bước chân của khoa học nhân loại vĩnh viễn không thể siêu xuất khỏi hệ Mặt trời nhỏ bé. Vũ trụ ở tầng thâm sâu hơn lại trông còn không bằng cả hạt bụi, thật khó có thể tưởng tượng nổi.
Từ thế kỷ 14 khi khoa học phân loại phát triển tới nay, con người hết lời ca ngợi thổi phồng một vài thành phần trí thức mang lý tính cá nhân. Họ ngông cuồng tự đại, tự cho rằng mình là người siêu phàm, thực ra chỉ như ‘ếch ngồi đáy giếng’. Một vài tổ sư của Thuyết Vô thần khi đối diện với hiện thực của vũ trụ, tưởng mình thông minh hóa ra lại chỉ là kẻ xuẩn ngốc.
Nietzsche, ông tổ của Thuyết Vô Thần cũng phải thừa nhận rằng: “Luân hồi vĩnh hằng là công thức cao nhất đã được khẳng định trong kiếp nhân sinh”. Bản thân ông cũng đã trở thành một người bán vô thần. Marx, Engels chỉ có thể biết né tránh, từ chối trả lời về nguồn gốc của vũ trụ, vật chất và sự vận động. Họ nói rằng: “Vật chất là tồn tại khách quan”, “Thuộc tính của vật chất chính là sự vận động”. Họ dùng từ đồng nghĩa nhằm tráo đổi ngôn ngữ để lấp liếm sự lúng túng hoang đường về lô-gic hết lần này tới lần khác. Họ vừa không thể thỏa mãn được cách giải thích của mình, lại không thể phản bác được “Thuyết sáng thế”.
Quả đúng là con người hiện đại tin vào khoa học, còn các nhà khoa học vĩ đại lại tin vào Thần học!
Theo NTDTV
Hiểu Mai biên dịch