Cõi Người Ta
GIỜ PHÚT TAN HOANG - CAO MỴ NHÂN
GIỜ PHÚT TAN HOANG - CAO MỴ NHÂN
Trước khi phải nhận cái ngày buồn bã, uất hận 30-4-1975,
trong cuộc đời mỗi chúng ta, những người sùng thượng chủ nghĩa Quốc Gia, thì
quý vị ở thành phố nào, từ bên này sông Thạch Hãn, tới Cà Mâu, thấy được cảnh
tan hoang nỗi bi phẫn, sự khốn khổ thảm
khốc trước mắt, của thành phố đó.
Đã 41 năm qua, bây giờ ngồi nhớ lại thời
gian bão loạn khủng khiếp, nên càng thù hận, càng khinh miệt thêm bọn
Cộng sản Bắc Việt và bọn Việt Cộng trá hình mặt trận Giải phóng
miền Nam.
Khiến tháng tư vô hình chung trở thành cái mốc lịch
sử đen tối nhất, nên miền Nam chống Cộng ai cũng thừa nhận nó, tháng
tư Dương lịch, là Tháng Tư Đen.
Trở lại hình ảnh tan hoang của mỗi thành phố.
Sau ngày 29/3 /1975, Đà Nẵng đã rơi vào tay
Cộng sản, lúc đó tôi đang đi ké những người làm sở Mỹ, trên chiếc
tầu của Philippine từ Manila tới, nỗi tan hoang, thất vọng tột độ, đã
khiến tôi như người vô cảm.
Mấy đứa con còn nhỏ dại cứ chạy trên
sàn tầu, mà hồn tôi lãng đãng, may không xẩy ra chuyện gì, không thì ân hận suốt
đời.
Ba ngày bốn đêm ở trên tầu, lúc xuống bến Khánh
Hội, đã nghe trên loa phóng thanh tên mình được kêu trong danh sách tìm kiếm.
Nhưng tâm hồn đi vắng hoàn toàn, cả 5 mẹ con và cô bé giữ em đều
đi chân đất, cũng chẳng cảm thấy xấu hổ, một chiếc cyclo máy trờ tới, người
lái nói to bạt tiếng máy nổ: lên hết đi, lẹ lên.
Không khóc được nữa, cyclo máy cứ chạy phom phom,
muốn đi đâu thì đi.
Tới cửa chợ Bến Thành, cyclo máy mới hỏi: về
đâu.
Ngơ ngác một thoáng, đoạn nói tên đường và số
nhà cho tài xế. Cyclo máy xịch đậu trước cửa nhà ngoại của tụi nhỏ, chẳng
có đồ đạc gì ngoài chiếc giỏ đựng giấy tờ. Người chạy cyclo máy chỉ tay: xuống
đi.
Mở giỏ kiếm tiền trả tiền xe, vẫn chưa hết ngơ
ngác, tài xế khoát tay: zô nhà đi, khỏi trả.
Cyclo chạy rồi mà tất cả vẫn đứng trước cửa nhà.
Có tiếng dép ai đi ra cửa, bố tôi mừng vì đang lo gia đình tôi mắc kẹt ở
Đà Nẵng. Bấy giờ mới khóc được, khóc thật nhiều, nước mắt như suối nguồn
không dứt.
Suốt tháng tư 1975, ở nhà cha mẹ, dửng dưng trước
chuyện thiên hạ tìm đường di tản ra khỏi quê hương.
Hằng ngày trên khắp đường phố quanh khu chợ Bến
Thành, người ta vẫn ăn diện, vẫn cười rỡn, và vẫn công khai nói về chuẩn bị tới
đảo Guam.
Có lẽ vì tôi đã thấy cái tan hoang ở miền Trung,
những ngày tan hoang ở 5 tỉnh và 2 thị xã thuộc Quân Khu I. Quảng Trị, Huế
vô Đà Nẵng, rồi Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam ra Đà Nẵng.
Đà Nẵng không còn sức chứa. Tưởng thành phố muốn
nứt ra ...
Saigon khi đó cũng đông, nhưng có đến có đi,
nên cái đông kiểu thành phố lớn, của các đô thị bình yên trên thế giới.
Saigon biết các tỉnh miền Trung và cao nguyên đã
bị địch chiếm, nhưng ai nấy có vẻ bình tĩnh hơn bọn tôi, khiến tôi càng
yên tâm chờ tình thế đổi thay.
Có lẽ tại Saigon rộng lớn so với các tỉnh khác,
lại nhiều thành phần dân chúng khác nhau, nên khi đó khói lửa chưa bốc
cháy, chiến tranh vẫn tưởng còn...xa.
Thậm chí khi nghe tin 2 quả bom Mỹ CBU, sắp
cho nổ ở sát nách Saigon, để khoá họng những chiếc tank T.54 của
VC đang dẫn đoàn quân Cộng san tiến vê Sai gon, đánh chiếm tổ
Phượng Hoàng cuối cùng của VNCH.
Tôi vẫn tình cờ gặp những nhân diện bình
thản, đi mua sắm trên các ngả đường thân quen như Lê Lợi, Lê Thánh Tôn ..
Những quán kem, cafe vẫn đông nghẹt khách tới,
chẳng lẽ lại nói rằng không ai quan tâm, hay không thể quan
tâm, vì chậm quá rồi, giặc đã sát sau lưng.
Cho tới khi, hàng loạt những đạn pháo địch bắn khắp
các cửa ngõ Saigon, rồi chính thức Big Minh, tức tổng thống tạm thời ở miền Nam,
chưa được mấy ngày, đã tuyên bố đâu hàng, thì ôi thôi ...chẳng còn gì nữa.
Bấy giờ mới thấy Saigon buồn tủi,
Saigon tan hoang ...
Nhưng là sự tan hoang đa diện, vẫn có
những nụ cười buồn thấp thoáng thôi, những đăm chiêu bất chợt, giữa hàng
quán vẫn mở, nhưng như là một quán tính.
Thế rồi thì cái tan hoang, nỗi buồn chán đi sâu
vào tâm tư, tình cảm một cách ngẩn ngơ, lạc lõng ...
Tôi đã ở Saigon được một tháng, trước khi Saigon
thất thủ.
Trong một tháng ấy, tôi không cuốn mình vào chuyện
di tản, là vì tôi mới từ miền Trung di tản vào đây.
Tôi đã lách trên vòng đèo Hải Vân một ngày
cuối tháng 3/1975, đã nhìn thấy cả khối người đồng loạt nhẩy xuống sà lan,
và nhất là thấy cảnh người lính bế ngửa đứa con độ vài tuổi ra phía cuối
chiếc tầu thuỷ, để cho bé đó đi cầu, ngọn sóng lớn vô tình ào vào chỗ
cha con anh ta, cuốn đứa bé đi.
Bấy giờ thì sao? Người cha đã ngã vào phía
trong, thế nào đây, chẳng lẽ nhẩy xuống biển tìm con mịt mù sóng nước
...
Khi anh ta trở lại chỗ vợ và các con còn
lại, cả 2 vợ chồng và đàn con ấy khóc đến thế nào mới đủ, khổ đến thế nào
mới vơi?
Cái ngơ ngác, hỗn loạn, tan hoang ...ngay lúc đó,
bất cứ ai, bất cứ thành phố nào ở bên này sông Thạch Hãn, đều chưa ngậm
đau khổ, uất hận bằng sau đó, chao ôi, đối mặt với tang thương, lòng dạ mới
tan nát ... Chết chóc mới vây quanh ...và, đó chính là mới một
phần thôi, nỗi thống khổ, bi thảm của ...Tháng Tư Đen, của Ngày Quốc Hận 30-4-1975,
không bao giờ xoá sạch được.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
GIỜ PHÚT TAN HOANG - CAO MỴ NHÂN
GIỜ PHÚT TAN HOANG - CAO MỴ NHÂN
Trước khi phải nhận cái ngày buồn bã, uất hận 30-4-1975,
trong cuộc đời mỗi chúng ta, những người sùng thượng chủ nghĩa Quốc Gia, thì
quý vị ở thành phố nào, từ bên này sông Thạch Hãn, tới Cà Mâu, thấy được cảnh
tan hoang nỗi bi phẫn, sự khốn khổ thảm
khốc trước mắt, của thành phố đó.
Đã 41 năm qua, bây giờ ngồi nhớ lại thời
gian bão loạn khủng khiếp, nên càng thù hận, càng khinh miệt thêm bọn
Cộng sản Bắc Việt và bọn Việt Cộng trá hình mặt trận Giải phóng
miền Nam.
Khiến tháng tư vô hình chung trở thành cái mốc lịch
sử đen tối nhất, nên miền Nam chống Cộng ai cũng thừa nhận nó, tháng
tư Dương lịch, là Tháng Tư Đen.
Trở lại hình ảnh tan hoang của mỗi thành phố.
Sau ngày 29/3 /1975, Đà Nẵng đã rơi vào tay
Cộng sản, lúc đó tôi đang đi ké những người làm sở Mỹ, trên chiếc
tầu của Philippine từ Manila tới, nỗi tan hoang, thất vọng tột độ, đã
khiến tôi như người vô cảm.
Mấy đứa con còn nhỏ dại cứ chạy trên
sàn tầu, mà hồn tôi lãng đãng, may không xẩy ra chuyện gì, không thì ân hận suốt
đời.
Ba ngày bốn đêm ở trên tầu, lúc xuống bến Khánh
Hội, đã nghe trên loa phóng thanh tên mình được kêu trong danh sách tìm kiếm.
Nhưng tâm hồn đi vắng hoàn toàn, cả 5 mẹ con và cô bé giữ em đều
đi chân đất, cũng chẳng cảm thấy xấu hổ, một chiếc cyclo máy trờ tới, người
lái nói to bạt tiếng máy nổ: lên hết đi, lẹ lên.
Không khóc được nữa, cyclo máy cứ chạy phom phom,
muốn đi đâu thì đi.
Tới cửa chợ Bến Thành, cyclo máy mới hỏi: về
đâu.
Ngơ ngác một thoáng, đoạn nói tên đường và số
nhà cho tài xế. Cyclo máy xịch đậu trước cửa nhà ngoại của tụi nhỏ, chẳng
có đồ đạc gì ngoài chiếc giỏ đựng giấy tờ. Người chạy cyclo máy chỉ tay: xuống
đi.
Mở giỏ kiếm tiền trả tiền xe, vẫn chưa hết ngơ
ngác, tài xế khoát tay: zô nhà đi, khỏi trả.
Cyclo chạy rồi mà tất cả vẫn đứng trước cửa nhà.
Có tiếng dép ai đi ra cửa, bố tôi mừng vì đang lo gia đình tôi mắc kẹt ở
Đà Nẵng. Bấy giờ mới khóc được, khóc thật nhiều, nước mắt như suối nguồn
không dứt.
Suốt tháng tư 1975, ở nhà cha mẹ, dửng dưng trước
chuyện thiên hạ tìm đường di tản ra khỏi quê hương.
Hằng ngày trên khắp đường phố quanh khu chợ Bến
Thành, người ta vẫn ăn diện, vẫn cười rỡn, và vẫn công khai nói về chuẩn bị tới
đảo Guam.
Có lẽ vì tôi đã thấy cái tan hoang ở miền Trung,
những ngày tan hoang ở 5 tỉnh và 2 thị xã thuộc Quân Khu I. Quảng Trị, Huế
vô Đà Nẵng, rồi Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam ra Đà Nẵng.
Đà Nẵng không còn sức chứa. Tưởng thành phố muốn
nứt ra ...
Saigon khi đó cũng đông, nhưng có đến có đi,
nên cái đông kiểu thành phố lớn, của các đô thị bình yên trên thế giới.
Saigon biết các tỉnh miền Trung và cao nguyên đã
bị địch chiếm, nhưng ai nấy có vẻ bình tĩnh hơn bọn tôi, khiến tôi càng
yên tâm chờ tình thế đổi thay.
Có lẽ tại Saigon rộng lớn so với các tỉnh khác,
lại nhiều thành phần dân chúng khác nhau, nên khi đó khói lửa chưa bốc
cháy, chiến tranh vẫn tưởng còn...xa.
Thậm chí khi nghe tin 2 quả bom Mỹ CBU, sắp
cho nổ ở sát nách Saigon, để khoá họng những chiếc tank T.54 của
VC đang dẫn đoàn quân Cộng san tiến vê Sai gon, đánh chiếm tổ
Phượng Hoàng cuối cùng của VNCH.
Tôi vẫn tình cờ gặp những nhân diện bình
thản, đi mua sắm trên các ngả đường thân quen như Lê Lợi, Lê Thánh Tôn ..
Những quán kem, cafe vẫn đông nghẹt khách tới,
chẳng lẽ lại nói rằng không ai quan tâm, hay không thể quan
tâm, vì chậm quá rồi, giặc đã sát sau lưng.
Cho tới khi, hàng loạt những đạn pháo địch bắn khắp
các cửa ngõ Saigon, rồi chính thức Big Minh, tức tổng thống tạm thời ở miền Nam,
chưa được mấy ngày, đã tuyên bố đâu hàng, thì ôi thôi ...chẳng còn gì nữa.
Bấy giờ mới thấy Saigon buồn tủi,
Saigon tan hoang ...
Nhưng là sự tan hoang đa diện, vẫn có
những nụ cười buồn thấp thoáng thôi, những đăm chiêu bất chợt, giữa hàng
quán vẫn mở, nhưng như là một quán tính.
Thế rồi thì cái tan hoang, nỗi buồn chán đi sâu
vào tâm tư, tình cảm một cách ngẩn ngơ, lạc lõng ...
Tôi đã ở Saigon được một tháng, trước khi Saigon
thất thủ.
Trong một tháng ấy, tôi không cuốn mình vào chuyện
di tản, là vì tôi mới từ miền Trung di tản vào đây.
Tôi đã lách trên vòng đèo Hải Vân một ngày
cuối tháng 3/1975, đã nhìn thấy cả khối người đồng loạt nhẩy xuống sà lan,
và nhất là thấy cảnh người lính bế ngửa đứa con độ vài tuổi ra phía cuối
chiếc tầu thuỷ, để cho bé đó đi cầu, ngọn sóng lớn vô tình ào vào chỗ
cha con anh ta, cuốn đứa bé đi.
Bấy giờ thì sao? Người cha đã ngã vào phía
trong, thế nào đây, chẳng lẽ nhẩy xuống biển tìm con mịt mù sóng nước
...
Khi anh ta trở lại chỗ vợ và các con còn
lại, cả 2 vợ chồng và đàn con ấy khóc đến thế nào mới đủ, khổ đến thế nào
mới vơi?
Cái ngơ ngác, hỗn loạn, tan hoang ...ngay lúc đó,
bất cứ ai, bất cứ thành phố nào ở bên này sông Thạch Hãn, đều chưa ngậm
đau khổ, uất hận bằng sau đó, chao ôi, đối mặt với tang thương, lòng dạ mới
tan nát ... Chết chóc mới vây quanh ...và, đó chính là mới một
phần thôi, nỗi thống khổ, bi thảm của ...Tháng Tư Đen, của Ngày Quốc Hận 30-4-1975,
không bao giờ xoá sạch được.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)