Văn Học & Nghệ Thuật
GIÓ THỔI NGANG AO BÀ ÔM - CAO MỴ NHÂN
GIÓ THỔI NGANG AO BÀ ÔM -
CAO MỴ NHÂN
Hình như tôi hay kể với quý vị về hai chữ
"tình cờ". Chẳng lẽ lại nói răng: đời tôi là một chuỗi tình cờ
ghép lại, thì thật mơ hồ quá. Nhưng chính vậy đó, tôi chỉ xin
dẫn chứng một chuyện nhỏ này thôi, để quý vị xem thử sự tình cờ gần như
được xếp đặt từ Thượng Đế.
Số là thời tôi còn đi học ở Saigon, tôi
cũng như các bạn trẻ hồi đó, đọc đủ 4 cuốn tiểu thuyết của
nhà văn Chu Tử, ông là chủ tờ báo Sóng Thần thì phải. 4
cuốn truyện đó đều mang cái tựa ngắn gọn một chữ thôi: Yêu,
Ghen ...chẳng hạn.
Hình như trong cuốn Yêu của Chu Tử
có đoạn viết về thắng cảnh Ao Bà Ôm ở Vĩnh Bình, tức Trà Vinh
xưa.
Khi Sư Đoàn 9 BB di chuyển từ Qui Nhơn vô
Sa Đec, thì 3 Trung đoàn trực thuộc 13, 14, 15 đóng theo thứ tự gần xa với
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn như sau: Vĩnh Long ( Long Hồ), Vĩnh
Bình, và Châu Đốc.
Để chia xẻ, yểm trợ công tác xã hội với các
ban xã hội Trung đoàn, chúng tôi phải đến tận nơi từng đơn vị thăm viếng
và uỷ lạo chân tình, do đó có dịp đi Vĩnh Bình.
Sau mấy ngày bận rộn tặng quà cáp cho gia
đình binh sĩ vừa tới nơi ở mới, chị Đoàn thị Thạch là trưởng ban XH,
cùng chồng chị là một sĩ quan của Trung đoàn, có nhã ý đưa chúng
tôi đi vãn cảnh thành phố, mà thắng cảnh Ao Bà Ôm được nhắc tối đầu
tiên.
Nghe tên thắng cảnh thân quen, do tiềm thức
nhớ thôi, chứ tôi chỉ biết tên cái ao, đã bao giờ tới đâu.
Tôi hỏi gặng chị Thạch: chị nói chúng mình
đi chơi Ao Bà Ôm à ?
Tới lượt chị Thạch ngạc nhiên, chị lại
cho là tôi biết Ao Bà Ôm rồi, chị nói: đó là thắng cảnh nổi
tiếng ở Vĩnh Bình đó , hay đi thăm chỗ khác.
Tôi vội vàng trả lời: đi Ao Bà
Ôm chị, em đọc trong tiểu thuyết của ông Chu Tử hồi còn
đi học, chứ đã đến đó bao giờ đâu.
Thế là ăn cơm trưa xong, anh chị Thạch,
Loan xã hội sư đoàn cùng tôi lên đường trực chỉ Ao Bà Ôm.
Từ xa chỉ thấy những cây trồng quanh bờ
ao mà tàng lá lưa thưa thôi, rồi xe jeep chạy tới
nơi, tôi vẫn chưa thấy hứng thú gì trước cái ao khá lớn,
Ao Bà Ôm.
Như vậy nhà văn Chu Tử có lẽ
tâm cảm vì một kỷ niệm gì, hay là ông tìm ra ở nơi Ao Bà Ôm một
vẻ đẹp đặc biệt nào theo cách nhìn của riêng ông.
Chứ phần ngoại cảm tức cảm nhận từ bên
ngoài, hay khách quan, không phải nội thương ngoại cảm của Đông y, thì quả
thực Ao Bà Ôm cũng bình thường như những địa danh
dân gian của mỗi miền đất nước , như ngoài Đà Nẵng của ...tôi có cầu Bà Rắng
chẳng hạn.
Tôi vốn có tính cả nể, để không phụ lòng Anh
chị Thạch có nhã ý cho đi chơi, Loan và tôi cứ ngắm nghía ao và cảnh vật chung
quanh, chụp hình kỷ niệm.
Những người "bản xứ" từ
thành phố tới Ao Bà Ôm, họ không cân trải chiếu hay tấm ni lông, mà
cứ nằm dài quanh bờ ao, hát cải lương hay lơ mơ ngủ.
Nhưng đáng kể phải là luồng gió mát
đến tinh khiết luôn , vì gió đã thổi qua đồng bằng miền tây bát ngát với
bao nhiêu sông ngòi kinh rạch, nên gió như được lọc kỹ những bụi bậm, phiền
bực, chỉ còn hơi mát thanh tao, nhẹ nhàng và trong sạch như gió mùa
xuân ở tiết vũ thủy vậy.
Cho tới khi mặt trời trôi lênh đênh ngang mặt nước
ao, rồi lệch hẳn về hướng tây, màu đỏ thoạt thì chỉ co cụm trong một
vòng tròn, sau nhuộm thắm chân mây, chúng tôi mới rời Ao Bà Ôm trở về
thành phố, ăn tối ở tiệm của người Miên bình
dân mà 3 món chính là: rắn, rùa , ếch. Tôi sợ đến chết khiếp, nói rằng
chỉ muốn ăn một đĩa cơm tàu hũ chiên thôi.
Như vậy thì rõ ràng là tôi không định
đi xem
ngay từ thủa mới đọc truyện
của nhà văn Chu Tử, cũng chưa lần nào tưởng tượng ra một Ao Bà Ôm thơ mộng
, và cuối cùng, cả lúc từ Sa Đec qua Vĩnh Bình, tôi cũng quên
béng danh xưng Ao Bà Ôm, thì có phải đó là một sự tình cờ không, cho dẫu
tình cờ có điều kiện trong tầm tay đi nữa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
GIÓ THỔI NGANG AO BÀ ÔM - CAO MỴ NHÂN
GIÓ THỔI NGANG AO BÀ ÔM -
CAO MỴ NHÂN
Hình như tôi hay kể với quý vị về hai chữ
"tình cờ". Chẳng lẽ lại nói răng: đời tôi là một chuỗi tình cờ
ghép lại, thì thật mơ hồ quá. Nhưng chính vậy đó, tôi chỉ xin
dẫn chứng một chuyện nhỏ này thôi, để quý vị xem thử sự tình cờ gần như
được xếp đặt từ Thượng Đế.
Số là thời tôi còn đi học ở Saigon, tôi
cũng như các bạn trẻ hồi đó, đọc đủ 4 cuốn tiểu thuyết của
nhà văn Chu Tử, ông là chủ tờ báo Sóng Thần thì phải. 4
cuốn truyện đó đều mang cái tựa ngắn gọn một chữ thôi: Yêu,
Ghen ...chẳng hạn.
Hình như trong cuốn Yêu của Chu Tử
có đoạn viết về thắng cảnh Ao Bà Ôm ở Vĩnh Bình, tức Trà Vinh
xưa.
Khi Sư Đoàn 9 BB di chuyển từ Qui Nhơn vô
Sa Đec, thì 3 Trung đoàn trực thuộc 13, 14, 15 đóng theo thứ tự gần xa với
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn như sau: Vĩnh Long ( Long Hồ), Vĩnh
Bình, và Châu Đốc.
Để chia xẻ, yểm trợ công tác xã hội với các
ban xã hội Trung đoàn, chúng tôi phải đến tận nơi từng đơn vị thăm viếng
và uỷ lạo chân tình, do đó có dịp đi Vĩnh Bình.
Sau mấy ngày bận rộn tặng quà cáp cho gia
đình binh sĩ vừa tới nơi ở mới, chị Đoàn thị Thạch là trưởng ban XH,
cùng chồng chị là một sĩ quan của Trung đoàn, có nhã ý đưa chúng
tôi đi vãn cảnh thành phố, mà thắng cảnh Ao Bà Ôm được nhắc tối đầu
tiên.
Nghe tên thắng cảnh thân quen, do tiềm thức
nhớ thôi, chứ tôi chỉ biết tên cái ao, đã bao giờ tới đâu.
Tôi hỏi gặng chị Thạch: chị nói chúng mình
đi chơi Ao Bà Ôm à ?
Tới lượt chị Thạch ngạc nhiên, chị lại
cho là tôi biết Ao Bà Ôm rồi, chị nói: đó là thắng cảnh nổi
tiếng ở Vĩnh Bình đó , hay đi thăm chỗ khác.
Tôi vội vàng trả lời: đi Ao Bà
Ôm chị, em đọc trong tiểu thuyết của ông Chu Tử hồi còn
đi học, chứ đã đến đó bao giờ đâu.
Thế là ăn cơm trưa xong, anh chị Thạch,
Loan xã hội sư đoàn cùng tôi lên đường trực chỉ Ao Bà Ôm.
Từ xa chỉ thấy những cây trồng quanh bờ
ao mà tàng lá lưa thưa thôi, rồi xe jeep chạy tới
nơi, tôi vẫn chưa thấy hứng thú gì trước cái ao khá lớn,
Ao Bà Ôm.
Như vậy nhà văn Chu Tử có lẽ
tâm cảm vì một kỷ niệm gì, hay là ông tìm ra ở nơi Ao Bà Ôm một
vẻ đẹp đặc biệt nào theo cách nhìn của riêng ông.
Chứ phần ngoại cảm tức cảm nhận từ bên
ngoài, hay khách quan, không phải nội thương ngoại cảm của Đông y, thì quả
thực Ao Bà Ôm cũng bình thường như những địa danh
dân gian của mỗi miền đất nước , như ngoài Đà Nẵng của ...tôi có cầu Bà Rắng
chẳng hạn.
Tôi vốn có tính cả nể, để không phụ lòng Anh
chị Thạch có nhã ý cho đi chơi, Loan và tôi cứ ngắm nghía ao và cảnh vật chung
quanh, chụp hình kỷ niệm.
Những người "bản xứ" từ
thành phố tới Ao Bà Ôm, họ không cân trải chiếu hay tấm ni lông, mà
cứ nằm dài quanh bờ ao, hát cải lương hay lơ mơ ngủ.
Nhưng đáng kể phải là luồng gió mát
đến tinh khiết luôn , vì gió đã thổi qua đồng bằng miền tây bát ngát với
bao nhiêu sông ngòi kinh rạch, nên gió như được lọc kỹ những bụi bậm, phiền
bực, chỉ còn hơi mát thanh tao, nhẹ nhàng và trong sạch như gió mùa
xuân ở tiết vũ thủy vậy.
Cho tới khi mặt trời trôi lênh đênh ngang mặt nước
ao, rồi lệch hẳn về hướng tây, màu đỏ thoạt thì chỉ co cụm trong một
vòng tròn, sau nhuộm thắm chân mây, chúng tôi mới rời Ao Bà Ôm trở về
thành phố, ăn tối ở tiệm của người Miên bình
dân mà 3 món chính là: rắn, rùa , ếch. Tôi sợ đến chết khiếp, nói rằng
chỉ muốn ăn một đĩa cơm tàu hũ chiên thôi.
Như vậy thì rõ ràng là tôi không định
đi xem
ngay từ thủa mới đọc truyện
của nhà văn Chu Tử, cũng chưa lần nào tưởng tượng ra một Ao Bà Ôm thơ mộng
, và cuối cùng, cả lúc từ Sa Đec qua Vĩnh Bình, tôi cũng quên
béng danh xưng Ao Bà Ôm, thì có phải đó là một sự tình cờ không, cho dẫu
tình cờ có điều kiện trong tầm tay đi nữa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)