Văn Học & Nghệ Thuật
GIỚI THIỆU BÀI THƠ CÁC ANH - NHỮNG NGƯỜI THÁNG TÁM CỦA BÙI MINH QUỐC - Mai Tú Ân
( HNPD ) Hai câu thơ nổi tiếng trên mà rất nhiều người biết lại chính là hai câu thơ ở trong bài thơ Những Người Tháng Tám của nhà thơ Bùi Minh Quốc.
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi...
( HNPD ) Hai câu thơ nổi tiếng trên mà rất nhiều người biết lại chính là hai câu thơ ở trong bài thơ Những Người Tháng Tám của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Tưởng như những câu thơ "Nhân tình thế thái", nặng tính chiến đấu lẫn sự khinh bạc của một kẻ sĩ bất đắc chí nhưng té ra không phải vậy. Nó chỉ ở trong bài thơ mà chúng ta đang tìm hiểu đây như một vế nhỏ cho một bài thơ lớn hơn nhiều.
Bài thơ này là một tập hợp những câu thơ lộn xộn cả ý tưởng lẫn vần điệu và dễ khiến cho người mới đọc lần đầu cảm thấy ngắc ngứ không thuận vần. Nhưng đấy là cái giá mà người viết phải trả cho việc đưa được nhiều ý tưởng hay vào bài thơ. Quan trọng hơn cả là việc đưa cảm xúc thật của người viết vào bài thơ và cho nó bùng nổ khi xuất thần.
Có lẽ nhà thơ chiến sĩ Bùi Minh Quốc, do xuất thân trong môi trường và bối cảnh của thơ Cách Mạng nên thơ anh cũng như thơ của những nhà thơ cùng trường phái Lãng Mạng Cách Mạng như nhà thơ. Nó thiên về hào khí, cảm xúc dâng trào khi yêu, ghét; kêu gọi, chiến đấu.... Nó không giống với các kiểu thơ của các tiền bối như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương... là những người để lại cho đời những vần thơ trác tuyệt, êm ái nhưng gọt dũa trau truốt quá giống như của các nhà thơ lãng mạng Pháp thế kỷ 19. Thơ Bùi Minh Quốc, rất nhiều bài đi theo hướng thơ Lãng Mạng Cách Mạng của Liên Xô cũ với các nhà thơ kinh điển của thể thơ này như Maiakopski, E. Eptusenco... Và thơ của Bùi Minh Quốc được viết ra trong đạn réo, đầu rơi, trong rừng sâu ẩn nấp chứ không phải trong êm ả thanh bình. Và cả sau này nữa thì những vần thơ của ông cũng thoát xác trong những hoài niệm hào hùng của một thời máu lửa. Những vần thơ đó, dữ dội như một đoàn binh diễu hành không theo nhịp nhưng vẫn đến bến đến bờ...
Đây có lẽ là một sự chọn lựa tự nhiên, khó khăn nhưng lại là một chọn lựa hoàn hảo và hợp với giai đoạn của một thời mà Bùi Minh Quốc đã chấp nhận dấn thân hết mình. Tuy nhiên thể thơ này sẽ giảm hẳn những câu thơ mượt mà cùng giai điệu tinh tế của thơ mới kiểu như :
Người đi châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhưng thơ Bùi Minh Quốc chọn lựa hay thơ chọn Bùi Minh Quốc lại là một thể thơ ngùn ngụt lửa, và nó chỉ bùng cháy lên khi nhà thơ ở trong lửa và tiếp sức cho nó bằng lửa. Sự cháy lên trong ngạo nghễ cô đơn. Sự vỡ vụn thăng hoa. Sự bùng cháy không siêu thoát. Ước mơ cao siêu, vĩ đại đánh vật với những ngôn từ giản đơn, bình dị, đời thường.
Bài thơ Các anh - Những người Tháng Tám của Bùi thi sĩ cũng vậy. Tuy có cả những câu khẩu ngữ Tàu như "Thế sự du du", cùng với cả một đoạn nhạc của bài ca Diệt Phát Xỉt của Nguyễn Đình Thi, nhưng rồi bằng cảm xúc của cái thời thức tỉnh ấy, nhà thơ đã đưa bài thơ của ông về chốn hanh thông, đượm chất thơ kiểu Bùi Minh Quốc. Hãy đọc một vài lần rồi bạn sẽ thấy được cái hay, cái đẹp và cái sắc bén của một bài thơ chiến đấu...
Có lẽ nào? có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Bài thơ này không phải là bài thơ hay nhất của Bùi Minh Quốc vì anh còn những bài thơ khác hay hơn như những bài thơ viết về người mẹ, những bài thơ khóc vợ.... Nhưng tôi thích bài thơ này bởi ngoài hai câu thơ hay tuyệt đỉnh trên thì cũng bởi cái giọng đọc của chính tác giả trong một ngày thu Sài Gòn không có lá thu rơi. Cái giọng cao nhưng không vỡ, mạnh và trẻ trung lại được men bia chắp cánh nên lúc ngân nga, lúc thống thiết...
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán...
Là một bài thơ thức tỉnh của một con người thức tỉnh, Bùi Minh Quốc cất giọng sang sảng đọc bài thơ của mình. Những câu thơ chan chát va đập, réo gọi một thời hùng tráng cùng những chiến binh oai hùng của một thời Tháng Tám. Giọng ông lúc như đang rên siết, đôi lúc nghẹn lời với những câu hỏi đau đáu nhưng đa phần thì ngạo nghễ, ngông nghênh của một cánh chim đại bàng cô độc gọi bầy trong một khoảng trời mênh mông đầy nắng.
Và không thể thiếu cho một bài thơ đầy cá tính và cho một nhà thơ lãng tử khi xuất hiện một bóng hồng phấp phới bay Người em gái Trường Sơn mười tám tuổi hiện về là hình tượng hóa một thời trai trẻ của nhà thơ, và lại hiện về chỉ với nhà thơ thôi thì đích thị em này mang hình bóng người vợ đã khuất trong máu lửa của ông rồi. Nhà văn, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quí, và không nghi ngờ gì nữa bà cũng là người đồng đảng đáng yêu và cùng chung lý tưởng cao quí như nhà thơ. Hẳn là đêm đêm, một anh, một em, một thơ, một văn và một âm, một dương, "hai vợ chồng" này lại ở bên nhau để bàn mưu đem thơ văn ra tạo phản.
Và không thể nói đến Bùi Minh Quốc ngùn ngụt ngọn lửa tự do như của lớp trai tráng lại không có công của em gái Trường Sơn mười tám tuổi này.
Và thế cứ dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi...
Điều mà tôi thích ở bài thơ , và cả ở nhà thơ của chúng ta là anh luôn trân trọng đến quá khứ đáng trân trọng cùng những người đồng chí vào sanh ra tử của mình. Dấu ấn của một thời chiến tranh ác liệt, những đồng đội còn mất luôn song hành cùng những vần điệu thơ ca, như máu chảy ra từ trong trái tim chất ngất yêu thương của người thi sĩ đã một thời cầm súng. Anh đã sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho cả người sống lẫn người đã chết.
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi món nợ: Tự do..
Và người thi sĩ phản kháng hàng đầu của đất nước này không bao giờ quên điều đó...
Mai Tú Ân ( HNPD )
CÁC ANH - NHỮNG NGƯỜI THÁNG TÁM
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
"Thế sự du du..." thật giả nhập nhằng!..
Có lẽ nào? có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
Và thế cứ dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
Các anh đâu rồi?
Những người tháng Tám
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do?
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than"
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng tám ơi! Tháng Tám nước non mình
Tôi lại đi lầm lũi cuộc hành trình
Chỉ có thế thôi! Thơ
Với cường quyền
Đối mặt
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi món nợ: Tự do
BÙI MINH QUỐC
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi...
( HNPD ) Hai câu thơ nổi tiếng trên mà rất nhiều người biết lại chính là hai câu thơ ở trong bài thơ Những Người Tháng Tám của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Tưởng như những câu thơ "Nhân tình thế thái", nặng tính chiến đấu lẫn sự khinh bạc của một kẻ sĩ bất đắc chí nhưng té ra không phải vậy. Nó chỉ ở trong bài thơ mà chúng ta đang tìm hiểu đây như một vế nhỏ cho một bài thơ lớn hơn nhiều.
Bài thơ này là một tập hợp những câu thơ lộn xộn cả ý tưởng lẫn vần điệu và dễ khiến cho người mới đọc lần đầu cảm thấy ngắc ngứ không thuận vần. Nhưng đấy là cái giá mà người viết phải trả cho việc đưa được nhiều ý tưởng hay vào bài thơ. Quan trọng hơn cả là việc đưa cảm xúc thật của người viết vào bài thơ và cho nó bùng nổ khi xuất thần.
Có lẽ nhà thơ chiến sĩ Bùi Minh Quốc, do xuất thân trong môi trường và bối cảnh của thơ Cách Mạng nên thơ anh cũng như thơ của những nhà thơ cùng trường phái Lãng Mạng Cách Mạng như nhà thơ. Nó thiên về hào khí, cảm xúc dâng trào khi yêu, ghét; kêu gọi, chiến đấu.... Nó không giống với các kiểu thơ của các tiền bối như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương... là những người để lại cho đời những vần thơ trác tuyệt, êm ái nhưng gọt dũa trau truốt quá giống như của các nhà thơ lãng mạng Pháp thế kỷ 19. Thơ Bùi Minh Quốc, rất nhiều bài đi theo hướng thơ Lãng Mạng Cách Mạng của Liên Xô cũ với các nhà thơ kinh điển của thể thơ này như Maiakopski, E. Eptusenco... Và thơ của Bùi Minh Quốc được viết ra trong đạn réo, đầu rơi, trong rừng sâu ẩn nấp chứ không phải trong êm ả thanh bình. Và cả sau này nữa thì những vần thơ của ông cũng thoát xác trong những hoài niệm hào hùng của một thời máu lửa. Những vần thơ đó, dữ dội như một đoàn binh diễu hành không theo nhịp nhưng vẫn đến bến đến bờ...
Đây có lẽ là một sự chọn lựa tự nhiên, khó khăn nhưng lại là một chọn lựa hoàn hảo và hợp với giai đoạn của một thời mà Bùi Minh Quốc đã chấp nhận dấn thân hết mình. Tuy nhiên thể thơ này sẽ giảm hẳn những câu thơ mượt mà cùng giai điệu tinh tế của thơ mới kiểu như :
Người đi châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhưng thơ Bùi Minh Quốc chọn lựa hay thơ chọn Bùi Minh Quốc lại là một thể thơ ngùn ngụt lửa, và nó chỉ bùng cháy lên khi nhà thơ ở trong lửa và tiếp sức cho nó bằng lửa. Sự cháy lên trong ngạo nghễ cô đơn. Sự vỡ vụn thăng hoa. Sự bùng cháy không siêu thoát. Ước mơ cao siêu, vĩ đại đánh vật với những ngôn từ giản đơn, bình dị, đời thường.
Bài thơ Các anh - Những người Tháng Tám của Bùi thi sĩ cũng vậy. Tuy có cả những câu khẩu ngữ Tàu như "Thế sự du du", cùng với cả một đoạn nhạc của bài ca Diệt Phát Xỉt của Nguyễn Đình Thi, nhưng rồi bằng cảm xúc của cái thời thức tỉnh ấy, nhà thơ đã đưa bài thơ của ông về chốn hanh thông, đượm chất thơ kiểu Bùi Minh Quốc. Hãy đọc một vài lần rồi bạn sẽ thấy được cái hay, cái đẹp và cái sắc bén của một bài thơ chiến đấu...
Có lẽ nào? có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Bài thơ này không phải là bài thơ hay nhất của Bùi Minh Quốc vì anh còn những bài thơ khác hay hơn như những bài thơ viết về người mẹ, những bài thơ khóc vợ.... Nhưng tôi thích bài thơ này bởi ngoài hai câu thơ hay tuyệt đỉnh trên thì cũng bởi cái giọng đọc của chính tác giả trong một ngày thu Sài Gòn không có lá thu rơi. Cái giọng cao nhưng không vỡ, mạnh và trẻ trung lại được men bia chắp cánh nên lúc ngân nga, lúc thống thiết...
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán...
Là một bài thơ thức tỉnh của một con người thức tỉnh, Bùi Minh Quốc cất giọng sang sảng đọc bài thơ của mình. Những câu thơ chan chát va đập, réo gọi một thời hùng tráng cùng những chiến binh oai hùng của một thời Tháng Tám. Giọng ông lúc như đang rên siết, đôi lúc nghẹn lời với những câu hỏi đau đáu nhưng đa phần thì ngạo nghễ, ngông nghênh của một cánh chim đại bàng cô độc gọi bầy trong một khoảng trời mênh mông đầy nắng.
Và không thể thiếu cho một bài thơ đầy cá tính và cho một nhà thơ lãng tử khi xuất hiện một bóng hồng phấp phới bay Người em gái Trường Sơn mười tám tuổi hiện về là hình tượng hóa một thời trai trẻ của nhà thơ, và lại hiện về chỉ với nhà thơ thôi thì đích thị em này mang hình bóng người vợ đã khuất trong máu lửa của ông rồi. Nhà văn, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quí, và không nghi ngờ gì nữa bà cũng là người đồng đảng đáng yêu và cùng chung lý tưởng cao quí như nhà thơ. Hẳn là đêm đêm, một anh, một em, một thơ, một văn và một âm, một dương, "hai vợ chồng" này lại ở bên nhau để bàn mưu đem thơ văn ra tạo phản.
Và không thể nói đến Bùi Minh Quốc ngùn ngụt ngọn lửa tự do như của lớp trai tráng lại không có công của em gái Trường Sơn mười tám tuổi này.
Và thế cứ dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi...
Điều mà tôi thích ở bài thơ , và cả ở nhà thơ của chúng ta là anh luôn trân trọng đến quá khứ đáng trân trọng cùng những người đồng chí vào sanh ra tử của mình. Dấu ấn của một thời chiến tranh ác liệt, những đồng đội còn mất luôn song hành cùng những vần điệu thơ ca, như máu chảy ra từ trong trái tim chất ngất yêu thương của người thi sĩ đã một thời cầm súng. Anh đã sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho cả người sống lẫn người đã chết.
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi món nợ: Tự do..
Và người thi sĩ phản kháng hàng đầu của đất nước này không bao giờ quên điều đó...
Mai Tú Ân ( HNPD )
CÁC ANH - NHỮNG NGƯỜI THÁNG TÁM
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
"Thế sự du du..." thật giả nhập nhằng!..
Có lẽ nào? có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
Và thế cứ dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
Các anh đâu rồi?
Những người tháng Tám
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do?
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than"
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng tám ơi! Tháng Tám nước non mình
Tôi lại đi lầm lũi cuộc hành trình
Chỉ có thế thôi! Thơ
Với cường quyền
Đối mặt
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi món nợ: Tự do
BÙI MINH QUỐC
Bàn ra tán vào (1)
Dan N
Xin phep duoc hoi tac gia mot cau:
Ong nha tho nay co bi doa day gi khong? hay roi cung se nhu anh Thai Ba Tan hay anh Tien Si Heo Quay CHHV?
Toi xin phep khong tin duoc may " anh , chi phan khang " xuat than HAI NUT
----------------------------------------------------------------------------------
GIỚI THIỆU BÀI THƠ CÁC ANH - NHỮNG NGƯỜI THÁNG TÁM CỦA BÙI MINH QUỐC - Mai Tú Ân
( HNPD ) Hai câu thơ nổi tiếng trên mà rất nhiều người biết lại chính là hai câu thơ ở trong bài thơ Những Người Tháng Tám của nhà thơ Bùi Minh Quốc.
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi...
( HNPD ) Hai câu thơ nổi tiếng trên mà rất nhiều người biết lại chính là hai câu thơ ở trong bài thơ Những Người Tháng Tám của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Tưởng như những câu thơ "Nhân tình thế thái", nặng tính chiến đấu lẫn sự khinh bạc của một kẻ sĩ bất đắc chí nhưng té ra không phải vậy. Nó chỉ ở trong bài thơ mà chúng ta đang tìm hiểu đây như một vế nhỏ cho một bài thơ lớn hơn nhiều.
Bài thơ này là một tập hợp những câu thơ lộn xộn cả ý tưởng lẫn vần điệu và dễ khiến cho người mới đọc lần đầu cảm thấy ngắc ngứ không thuận vần. Nhưng đấy là cái giá mà người viết phải trả cho việc đưa được nhiều ý tưởng hay vào bài thơ. Quan trọng hơn cả là việc đưa cảm xúc thật của người viết vào bài thơ và cho nó bùng nổ khi xuất thần.
Có lẽ nhà thơ chiến sĩ Bùi Minh Quốc, do xuất thân trong môi trường và bối cảnh của thơ Cách Mạng nên thơ anh cũng như thơ của những nhà thơ cùng trường phái Lãng Mạng Cách Mạng như nhà thơ. Nó thiên về hào khí, cảm xúc dâng trào khi yêu, ghét; kêu gọi, chiến đấu.... Nó không giống với các kiểu thơ của các tiền bối như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương... là những người để lại cho đời những vần thơ trác tuyệt, êm ái nhưng gọt dũa trau truốt quá giống như của các nhà thơ lãng mạng Pháp thế kỷ 19. Thơ Bùi Minh Quốc, rất nhiều bài đi theo hướng thơ Lãng Mạng Cách Mạng của Liên Xô cũ với các nhà thơ kinh điển của thể thơ này như Maiakopski, E. Eptusenco... Và thơ của Bùi Minh Quốc được viết ra trong đạn réo, đầu rơi, trong rừng sâu ẩn nấp chứ không phải trong êm ả thanh bình. Và cả sau này nữa thì những vần thơ của ông cũng thoát xác trong những hoài niệm hào hùng của một thời máu lửa. Những vần thơ đó, dữ dội như một đoàn binh diễu hành không theo nhịp nhưng vẫn đến bến đến bờ...
Đây có lẽ là một sự chọn lựa tự nhiên, khó khăn nhưng lại là một chọn lựa hoàn hảo và hợp với giai đoạn của một thời mà Bùi Minh Quốc đã chấp nhận dấn thân hết mình. Tuy nhiên thể thơ này sẽ giảm hẳn những câu thơ mượt mà cùng giai điệu tinh tế của thơ mới kiểu như :
Người đi châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhưng thơ Bùi Minh Quốc chọn lựa hay thơ chọn Bùi Minh Quốc lại là một thể thơ ngùn ngụt lửa, và nó chỉ bùng cháy lên khi nhà thơ ở trong lửa và tiếp sức cho nó bằng lửa. Sự cháy lên trong ngạo nghễ cô đơn. Sự vỡ vụn thăng hoa. Sự bùng cháy không siêu thoát. Ước mơ cao siêu, vĩ đại đánh vật với những ngôn từ giản đơn, bình dị, đời thường.
Bài thơ Các anh - Những người Tháng Tám của Bùi thi sĩ cũng vậy. Tuy có cả những câu khẩu ngữ Tàu như "Thế sự du du", cùng với cả một đoạn nhạc của bài ca Diệt Phát Xỉt của Nguyễn Đình Thi, nhưng rồi bằng cảm xúc của cái thời thức tỉnh ấy, nhà thơ đã đưa bài thơ của ông về chốn hanh thông, đượm chất thơ kiểu Bùi Minh Quốc. Hãy đọc một vài lần rồi bạn sẽ thấy được cái hay, cái đẹp và cái sắc bén của một bài thơ chiến đấu...
Có lẽ nào? có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Bài thơ này không phải là bài thơ hay nhất của Bùi Minh Quốc vì anh còn những bài thơ khác hay hơn như những bài thơ viết về người mẹ, những bài thơ khóc vợ.... Nhưng tôi thích bài thơ này bởi ngoài hai câu thơ hay tuyệt đỉnh trên thì cũng bởi cái giọng đọc của chính tác giả trong một ngày thu Sài Gòn không có lá thu rơi. Cái giọng cao nhưng không vỡ, mạnh và trẻ trung lại được men bia chắp cánh nên lúc ngân nga, lúc thống thiết...
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán...
Là một bài thơ thức tỉnh của một con người thức tỉnh, Bùi Minh Quốc cất giọng sang sảng đọc bài thơ của mình. Những câu thơ chan chát va đập, réo gọi một thời hùng tráng cùng những chiến binh oai hùng của một thời Tháng Tám. Giọng ông lúc như đang rên siết, đôi lúc nghẹn lời với những câu hỏi đau đáu nhưng đa phần thì ngạo nghễ, ngông nghênh của một cánh chim đại bàng cô độc gọi bầy trong một khoảng trời mênh mông đầy nắng.
Và không thể thiếu cho một bài thơ đầy cá tính và cho một nhà thơ lãng tử khi xuất hiện một bóng hồng phấp phới bay Người em gái Trường Sơn mười tám tuổi hiện về là hình tượng hóa một thời trai trẻ của nhà thơ, và lại hiện về chỉ với nhà thơ thôi thì đích thị em này mang hình bóng người vợ đã khuất trong máu lửa của ông rồi. Nhà văn, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quí, và không nghi ngờ gì nữa bà cũng là người đồng đảng đáng yêu và cùng chung lý tưởng cao quí như nhà thơ. Hẳn là đêm đêm, một anh, một em, một thơ, một văn và một âm, một dương, "hai vợ chồng" này lại ở bên nhau để bàn mưu đem thơ văn ra tạo phản.
Và không thể nói đến Bùi Minh Quốc ngùn ngụt ngọn lửa tự do như của lớp trai tráng lại không có công của em gái Trường Sơn mười tám tuổi này.
Và thế cứ dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi...
Điều mà tôi thích ở bài thơ , và cả ở nhà thơ của chúng ta là anh luôn trân trọng đến quá khứ đáng trân trọng cùng những người đồng chí vào sanh ra tử của mình. Dấu ấn của một thời chiến tranh ác liệt, những đồng đội còn mất luôn song hành cùng những vần điệu thơ ca, như máu chảy ra từ trong trái tim chất ngất yêu thương của người thi sĩ đã một thời cầm súng. Anh đã sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho cả người sống lẫn người đã chết.
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi món nợ: Tự do..
Và người thi sĩ phản kháng hàng đầu của đất nước này không bao giờ quên điều đó...
Mai Tú Ân ( HNPD )
CÁC ANH - NHỮNG NGƯỜI THÁNG TÁM
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
"Thế sự du du..." thật giả nhập nhằng!..
Có lẽ nào? có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
Và thế cứ dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
Các anh đâu rồi?
Những người tháng Tám
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do?
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than"
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng tám ơi! Tháng Tám nước non mình
Tôi lại đi lầm lũi cuộc hành trình
Chỉ có thế thôi! Thơ
Với cường quyền
Đối mặt
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi món nợ: Tự do
BÙI MINH QUỐC