Kinh Khổ
'Gần 100% người Việt hôm nay đều phải nói dối’ (?!)
Những học trò của ông nghĩ gì khi nghe người thầy của mình nói như thế. Nói như thế là xúc phạm những người trung thực. Mặc dù xã hội bây giờ đã tạo ra một lớp người chỉ biết giá trị vật chất,
PHẠM CHU SA
PHẠM CHU SA
PLO - Tôi không bất ngờ khi đọc được một phần kết quả cuộc điều tra xã hội đề tài cấp nhà nước Về việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do GS Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học - Lý luận và ứng dụng thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, làm chủ nhiệm đề tài.
Đối tượng khảo sát gồm nhiều lứa tuổi, thành phần trong phạm vi cả nước. Theo kết quả này thì ba thói xấu hàng đầu của người Việt hôm nay(người viết nhấn mạnh, không nói người Việt chung chung sẽ xúc phạm lớp ông cha ta trước kia còn nghèo nhưng đầy liêm sỉ và trung thực) là bệnh giả dối đứng đầu với 81%, bệnh thành tích 75,1% và bệnh thiếu ý thức pháp luật là 68,2 %. Tôi thật sự bất ngờ khi GS Trần Ngọc Thêm nói:“Không cần khảo sát tôi cũng có thể nói rằng gần như 100% người Việt hôm nay đều phải nói dối hoặc làm giả một cái gì đó vào một lúc nào đó, vì rằng trong thời buổi bây giờ, hoàn toàn trung thực thì khó mà sống được”(bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, Chủ nhật 8-3-2015).
Những học trò của ông nghĩ gì khi nghe người thầy của mình nói như thế. Nói như thế là xúc phạm những người trung thực. Mặc dù xã hội bây giờ đã tạo ra một lớp người chỉ biết giá trị vật chất, đua đòi, làm giàu bằng mọi cách. Nhưng quanh ta vẫn còn rất nhiều người tốt, lương thiện, trung thực, chuộng cái đẹp tinh thần. Trên báo đài mỗi ngày ta vẫn nghe thấy bao chuyện tử tế: Tết vừa qua, một anh bảo vệ Công viên Tao Đàn nhặt được cái xách tay trong hội hoa xuân, trong đó có 50 triệu đồng cùng nhiều trang sức quý, anh không tìm được chủ nhân nên gửi ban tổ chức tìm trả lại người mất. Hoặc nhiều học sinh nhặt được của rơi trả lại người mất… Không thể chỉ vì cái kết quả điều tra xã hội học vừa nêu dựa trên chỉ 5.606 người (xác suất bao nhiêu phần trăm?) và dựa trên sự chủ quan mà lại nói là “gần như trăm phần trăm người Việt hiện nay nói dối hoặc làm giả” - kiểu suy luận không thể chấp nhận được.
Tôi cũng phản đối cách đặt vấn đề của GS Thêm khi ông cho rằng nguyên nhân sâu xa là văn hóa (đồng ý) mà trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thì nền tảng văn hóa truyền thống của chúng ta mang bản chất nông nghiệp - nông thôn đang có những xung đột với yêu cầu của một nền văn hóa hiện đại mang bản chất công nghiệp - đô thị. Dĩ nhiên xung đột là có thật nhưng không thể do những xung đột đó mà đẩy người Việt hôm nay vào giả dối.
MM chuyển
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
'Gần 100% người Việt hôm nay đều phải nói dối’ (?!)
Những học trò của ông nghĩ gì khi nghe người thầy của mình nói như thế. Nói như thế là xúc phạm những người trung thực. Mặc dù xã hội bây giờ đã tạo ra một lớp người chỉ biết giá trị vật chất,
PHẠM CHU SA
PLO - Tôi không bất ngờ khi đọc được một phần kết quả cuộc điều tra xã hội đề tài cấp nhà nước Về việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do GS Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học - Lý luận và ứng dụng thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, làm chủ nhiệm đề tài.
Đối tượng khảo sát gồm nhiều lứa tuổi, thành phần trong phạm vi cả nước. Theo kết quả này thì ba thói xấu hàng đầu của người Việt hôm nay(người viết nhấn mạnh, không nói người Việt chung chung sẽ xúc phạm lớp ông cha ta trước kia còn nghèo nhưng đầy liêm sỉ và trung thực) là bệnh giả dối đứng đầu với 81%, bệnh thành tích 75,1% và bệnh thiếu ý thức pháp luật là 68,2 %. Tôi thật sự bất ngờ khi GS Trần Ngọc Thêm nói:“Không cần khảo sát tôi cũng có thể nói rằng gần như 100% người Việt hôm nay đều phải nói dối hoặc làm giả một cái gì đó vào một lúc nào đó, vì rằng trong thời buổi bây giờ, hoàn toàn trung thực thì khó mà sống được”(bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, Chủ nhật 8-3-2015).
Những học trò của ông nghĩ gì khi nghe người thầy của mình nói như thế. Nói như thế là xúc phạm những người trung thực. Mặc dù xã hội bây giờ đã tạo ra một lớp người chỉ biết giá trị vật chất, đua đòi, làm giàu bằng mọi cách. Nhưng quanh ta vẫn còn rất nhiều người tốt, lương thiện, trung thực, chuộng cái đẹp tinh thần. Trên báo đài mỗi ngày ta vẫn nghe thấy bao chuyện tử tế: Tết vừa qua, một anh bảo vệ Công viên Tao Đàn nhặt được cái xách tay trong hội hoa xuân, trong đó có 50 triệu đồng cùng nhiều trang sức quý, anh không tìm được chủ nhân nên gửi ban tổ chức tìm trả lại người mất. Hoặc nhiều học sinh nhặt được của rơi trả lại người mất… Không thể chỉ vì cái kết quả điều tra xã hội học vừa nêu dựa trên chỉ 5.606 người (xác suất bao nhiêu phần trăm?) và dựa trên sự chủ quan mà lại nói là “gần như trăm phần trăm người Việt hiện nay nói dối hoặc làm giả” - kiểu suy luận không thể chấp nhận được.
Tôi cũng phản đối cách đặt vấn đề của GS Thêm khi ông cho rằng nguyên nhân sâu xa là văn hóa (đồng ý) mà trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thì nền tảng văn hóa truyền thống của chúng ta mang bản chất nông nghiệp - nông thôn đang có những xung đột với yêu cầu của một nền văn hóa hiện đại mang bản chất công nghiệp - đô thị. Dĩ nhiên xung đột là có thật nhưng không thể do những xung đột đó mà đẩy người Việt hôm nay vào giả dối.
MM chuyển
MM chuyển