Văn Học & Nghệ Thuật
Giã biệt nhạc sĩ bài hát Em Tôi - Lê Trạch Lựu
Theo lời kể của chính tác giả thì vào năm 1946, chàng thanh niên Lê Trạch Lựu quen một cô gái tên Phượng tại Hà Nội. Chàng đã viết khoảng 70 lá thư tình gởi cho nàng nhưng không thấy hồi âm. Một ngày nọ, nàng nhờ người gởi cho chàng một lá thư trả lời rằng nàng đáp lại tình yêu đó, nhưng cho biết là 3 ngày nữa là cả gia đình phải rời Hà Nội để đi tản cư tại Hà Đông vì chiến tranh sắp xảy ra giữa lực lượng kháng chiến chống Pháp và thực dân Pháp.
Lạc mất nhau từ đó và mấy năm sau Lê Trạch Lựu sang Pháp du học, cùng một thời với thi sĩ Nguyên Sa và Hoàng Anh Tuấn, ông học ngành truyền thông. Một buổi chiều tại Paris khoảng năm 1953, nỗi nhớ người yêu thôi thúc và chàng ôm đàn ghi ta viết nên ca khúc Em Tôi.
Bài hát được trình diễn cho bạn bè nghe, sau đó chàng chép ra giấy nhạc và gởi cho nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Thời đó ít người viết ca khúc và những lời ca lãng đãng cùng nét nhạc êm ái đã làm cho bài hát Em Tôi được giới thanh niên sinh viên hát và nổi tiếng vào thập niên 50, 60, 70, trở thành một trong những tình khúc đầu tiên của dòng tân nhạc Việt Nam.
Lời ca như sau:
Lời 1: Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh, mang theo đôi mắt, buồn vương giấc mơ. Vu vơ đắm đuối theo ngàn áng mây, bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng. Buồn vưong man mác theo lời gió reo lời thơ. Trầm tư se sắc tơ lòng đắm theo đàn khóc. Bao nhiêu nuớc mắt chôn sầu đắng cho lời thơ. Giờ này em hát câu chiều mơ.
Lời 2: Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng, đêm đêm u tối, về đây thắp sao. Dư âm tiếng hát vương buồn mắt nhung, tôi xin gió biếc ca ngợi màu suối tóc. Đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh. Đèn trăng phô sắc huy hòang sáng hơn màu nắng.Cho anh gót thắm đem về nhớ nhung lời thơ. Đường đời anh muốn em còn mơ.
Điệp khúc: Bao giờ tôi về, cùng đếm này trăng, này sao chia nhé em.Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời, thuyền tình lung linh trong khói sương lam, ngày về xa quá người ơi.
Sáu chục năm sau tức năm 2009, Lê Trạch Lựu tìm được số phone của người tình tên Phượng và gọi nàng. Phía bên kia đầu giây, Phượng tưởng rằng trong mơ , cô òa ra khóc vì từ khi mất liên lạc nhau vào năm 1946, nàng cứ tưởng là chàng đã chết. Và có một người khác theo đuổi nàng suốt 4 năm, nàng chịu nhận làm chồng.
Lê Trạch Lựu hỏi người xưa rằng có còn giữ những lá thư tình mà ông đã viết cho nàng, muốn được đọc lại để xem thời tuổi trẻ mình viết thư tình ra sao thì Phượng cho biết là có bỏ vào trong một cái hộp gồm cả hình ảnh của hai đứa, đi đâu cũng mang theo. Nhưng ông chồng bảo là nên cất giấu khi nào vui thì mở ra xem và ông ta lấy đem bỏ chỗ nào không rõ , mấy năm sau ông ta mất và nàng cũng không biết những lá thư ở đâu. Phượng chỉ nói rằng những lá thư tình của Lê Trạch Lựu rất dài, rất dài… và khóc.
Khi bài hát Em Tôi nổi tiếng ở Việt Nam thì nhạc sĩ Lê Trạch Lựu vẫn ở tận trời Tây, ông có vợ người Pháp gốc Ba Lan. Từ lúc rời Việt Nam ông chưa bao giờ trở lại quê hương cho đến khi qua đời.
Ngoài bản Em Tôi, ông còn viết thêm một số ca khúc như Nhớ, Tìm, Khi Em Yêu, Cành Mai Tóc Ngắn… Ông dự tính thực hiện một cuốn CD gồm những sáng tác của mình nhưng vẫn chưa có dịp. Bản Em Tôi đã được nhiều ca sĩ trình diễn như Mai Hương, Duy Trác, Tuấn Ngọc, Anh Ngọc, Quang Tuấn…
Giã biệt nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, tác giả ca khúc Em Tôi. Nghe lại bản này, cả một bầu trời kỷ niệm ca nhạc của mấy thế hệ của lứa tuổi yêu nhau thập niên 50,60,70 trên đất nước Việt Nam thuở tình yêu còn e ấp nên thơ.
Trần Chí Phúc / SBTN
Bàn ra tán vào (0)
Giã biệt nhạc sĩ bài hát Em Tôi - Lê Trạch Lựu
Theo lời kể của chính tác giả thì vào năm 1946, chàng thanh niên Lê Trạch Lựu quen một cô gái tên Phượng tại Hà Nội. Chàng đã viết khoảng 70 lá thư tình gởi cho nàng nhưng không thấy hồi âm. Một ngày nọ, nàng nhờ người gởi cho chàng một lá thư trả lời rằng nàng đáp lại tình yêu đó, nhưng cho biết là 3 ngày nữa là cả gia đình phải rời Hà Nội để đi tản cư tại Hà Đông vì chiến tranh sắp xảy ra giữa lực lượng kháng chiến chống Pháp và thực dân Pháp.
Lạc mất nhau từ đó và mấy năm sau Lê Trạch Lựu sang Pháp du học, cùng một thời với thi sĩ Nguyên Sa và Hoàng Anh Tuấn, ông học ngành truyền thông. Một buổi chiều tại Paris khoảng năm 1953, nỗi nhớ người yêu thôi thúc và chàng ôm đàn ghi ta viết nên ca khúc Em Tôi.
Bài hát được trình diễn cho bạn bè nghe, sau đó chàng chép ra giấy nhạc và gởi cho nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Thời đó ít người viết ca khúc và những lời ca lãng đãng cùng nét nhạc êm ái đã làm cho bài hát Em Tôi được giới thanh niên sinh viên hát và nổi tiếng vào thập niên 50, 60, 70, trở thành một trong những tình khúc đầu tiên của dòng tân nhạc Việt Nam.
Lời ca như sau:
Lời 1: Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh, mang theo đôi mắt, buồn vương giấc mơ. Vu vơ đắm đuối theo ngàn áng mây, bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng. Buồn vưong man mác theo lời gió reo lời thơ. Trầm tư se sắc tơ lòng đắm theo đàn khóc. Bao nhiêu nuớc mắt chôn sầu đắng cho lời thơ. Giờ này em hát câu chiều mơ.
Lời 2: Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng, đêm đêm u tối, về đây thắp sao. Dư âm tiếng hát vương buồn mắt nhung, tôi xin gió biếc ca ngợi màu suối tóc. Đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh. Đèn trăng phô sắc huy hòang sáng hơn màu nắng.Cho anh gót thắm đem về nhớ nhung lời thơ. Đường đời anh muốn em còn mơ.
Điệp khúc: Bao giờ tôi về, cùng đếm này trăng, này sao chia nhé em.Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời, thuyền tình lung linh trong khói sương lam, ngày về xa quá người ơi.
Sáu chục năm sau tức năm 2009, Lê Trạch Lựu tìm được số phone của người tình tên Phượng và gọi nàng. Phía bên kia đầu giây, Phượng tưởng rằng trong mơ , cô òa ra khóc vì từ khi mất liên lạc nhau vào năm 1946, nàng cứ tưởng là chàng đã chết. Và có một người khác theo đuổi nàng suốt 4 năm, nàng chịu nhận làm chồng.
Lê Trạch Lựu hỏi người xưa rằng có còn giữ những lá thư tình mà ông đã viết cho nàng, muốn được đọc lại để xem thời tuổi trẻ mình viết thư tình ra sao thì Phượng cho biết là có bỏ vào trong một cái hộp gồm cả hình ảnh của hai đứa, đi đâu cũng mang theo. Nhưng ông chồng bảo là nên cất giấu khi nào vui thì mở ra xem và ông ta lấy đem bỏ chỗ nào không rõ , mấy năm sau ông ta mất và nàng cũng không biết những lá thư ở đâu. Phượng chỉ nói rằng những lá thư tình của Lê Trạch Lựu rất dài, rất dài… và khóc.
Khi bài hát Em Tôi nổi tiếng ở Việt Nam thì nhạc sĩ Lê Trạch Lựu vẫn ở tận trời Tây, ông có vợ người Pháp gốc Ba Lan. Từ lúc rời Việt Nam ông chưa bao giờ trở lại quê hương cho đến khi qua đời.
Ngoài bản Em Tôi, ông còn viết thêm một số ca khúc như Nhớ, Tìm, Khi Em Yêu, Cành Mai Tóc Ngắn… Ông dự tính thực hiện một cuốn CD gồm những sáng tác của mình nhưng vẫn chưa có dịp. Bản Em Tôi đã được nhiều ca sĩ trình diễn như Mai Hương, Duy Trác, Tuấn Ngọc, Anh Ngọc, Quang Tuấn…
Giã biệt nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, tác giả ca khúc Em Tôi. Nghe lại bản này, cả một bầu trời kỷ niệm ca nhạc của mấy thế hệ của lứa tuổi yêu nhau thập niên 50,60,70 trên đất nước Việt Nam thuở tình yêu còn e ấp nên thơ.
Trần Chí Phúc / SBTN