Tin nóng trong ngày
Gia đình Đoàn Thị Hương xin nhà nước tìm luật sư ( Luật sự Vẹm cãi ấm ớ có khi tội thành nặng ra )
Gia đình Đoàn Thị Hương cho BBC hay sẽ xin nhà nước trợ giúp pháp luật cho cô trong khi một luật sư ở Hà Nội đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm.
Gia đình Đoàn Thị Hương xin nhà nước tìm luật sư
Gia đình Đoàn Thị Hương cho BBC hay sẽ xin nhà nước trợ giúp pháp luật cho cô trong khi một luật sư ở Hà Nội đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm.
Hương và Siti Aisyah, người Indonesia, hôm 1/3 vừa chính thức bị buộc tội giết người trong vụ giết anh của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam.
Bà Nguyễn Thị Vỵ, 54 tuổi, mẹ kế của Đoàn Thị Hương, nói đã có người của "Phòng Nội vụ hay Bộ Ngoại giao gì đó" liên hệ với gia đình về chuyện cử thêm luật sư cho cô Hương.
"Họ nói bây giờ Hương ra hầu tòa như vậy thì gia đình có muốn tìm luật sư không. Mỗi một tiếng là hai triệu rưỡi." bà Vỵ nói. Bà cũng cho biết "Họ nói gia đình cần làm đơn để xin nhà nước tài trợ kinh phí".
Ngày mai bà và chồng là ông Đoàn Văn Thạnh, bố cô Hương sẽ lên Hà nội nộp đơn xin nhà nước tìm luật sư cho Hương và "được họ đón ở trên ấy."
"Gia đình cũng hơi khó khăn, không biết làm thế nào nên chỉ biết nhờ vào chính quyền nhà nước."
Họ nói bây giờ Hương ra hầu tòa như vậy thì gia đình có muốn tìm luật sư không. Mỗi một tiếng là hai triệu rưỡi.
Nguyễn Thị Vỵ, mẹ kế Đoàn Thị Hương
"Gia đình cũng thương con lắm chứ. Đứt ruột đẻ ra được đứa con từng ấy tuổi rồi, ai muốn như vậy đâu. Nhưng bây giờ cũng chả biết làm thế nào cả", bà Vỵ chia sẻ.
Thỉnh nguyện thư
Trong khi đó một luật sư ở Hà Nội nói với BBC về đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm cho Đoàn Thị Hương.
Nghi phạm người Việt có một luật sư bào chữa, ông S. Selvam Shamugam, trong khi nghi phạm Indonesia có một đội luật sư 5 người, đứng đầu là ông Gooi Soon Seng.
Các luật sư đều chưa được gặp thân chủ của mình.
Tổng chưởng lý Malaysia Mohamed Apandi Ali trước đó cho biết hai nữ nghi phạm có thể phải đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.
Đoàn Thị Hương ra tòa tại Malaysia
Làng báo Việt Nam và vụ nghi phạm Đoàn Thị Hương
Trả lời BBC hôm 1/3 từ Hà Nội, Luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng luật sư cùng tên, nói: "Theo dõi phiên tòa hôm nay được tường thuật trên Internet, tôi cùng một số luật sư bất ngờ và băn khoăn."
"Chúng tôi muốn đề xuất Liên đoàn Luật sư Việt Nam cử người tham gia bào chữa cho Đoàn Thị Hương."
'Chưa có tiền lệ'
"Tôi được biết rằng trong phiên tòa hôm nay, luật sư S. Selvam Shamugam là do ngành tư pháp Malaysia chỉ định, trong lúc Indonesia không khá giả gì hơn mình nhưng cử đến 5 luật sư để bảo vệ công dân của họ."
"Có thể là trong những vụ như thế này, Việt Nam chưa có tiền lệ nên còn bị động trong việc cử người đi tham gia phiên tòa ở nước ngoài."
Tôi thấy Đoàn Thị Hương đáng thương, vì cô ấy cũng như nhiều phụ nữ khác của Việt Nam, vì nghèo mà phải đi mưu sinh xa xứ.
luật sư Trương Anh Tú
"Tôi khó đoán được những phiên tòa tiếp theo trong vụ này sẽ diễn tiến thế nào."
"Dù vậy, tôi có niềm tin rằng có thể hai nữ nghi phạm không hoàn toàn vô tội nhưng có khả năng họ bị mật vụ của 'nước lạ' khống chế."
"Mà nếu thế thì bản chất của họ là nạn nhân."
"Hy vọng các phiên xử tới không bị yếu tố chính trị tác động."
Đề cập đến việc Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm nói với BBC Tiếng Việt rằng phía Việt Nam sẽ có biện pháp bảo hộ Đoàn Thị Hương và yêu cầu dẫn độ về Việt Nam để xử lý, luật sư Tú nói: "Nguyện vọng của ông Tô Lâm là đúng đắn và đúng pháp luật Việt Nam."
"Tuy vậy, Việt Nam có ràng buộc về công ước quốc tế cũng như Hiệp định Tương trợ Tư pháp với Malaysia."
"Và Malaysia không đời nào chấp nhận trả cô Hương về cho Việt Nam xét xử."
Luật sư cũng cho hay: "Tôi thấy Đoàn Thị Hương đáng thương, vì cô ấy cũng như nhiều phụ nữ khác của Việt Nam, quốc gia thuộc thế giới thứ ba, vì nghèo mà phải đi mưu sinh xa xứ."
"Cái nghèo thì không thể biện minh cho hành vi phạm tội nhưng có thể là bước đường dẫn đến sai lầm."
"Tôi có nguyện vọng rằng 90 triệu dân Việt Nam cùng người dân Indonesia và cộng đồng mạng cùng ký một thỉnh nguyện thư gửi đến ngành tư pháp, tòa án Malaysia đề xuất ân giảm cho hai nữ nghi phạm."
Hôm 1/3, BBC liên hệ với gia đình Đoàn Thị Hương nhưng không nhận được phản hồi.
Bản quyền hình ảnh Truong Anh Tu
Image caption Luật sư Trương Anh Tú nói "có thể bản chất của Đoàn Thị Hương là nạn nhân"
Linh mục Phạm Xuân Thi, giáo xứ Phương Lạc, Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, nơi gia đình Đoàn Thị Hương là giáo dân, nói với BBC: "Tôi không được nghe thông tin gia đình cô Hương mời luật sư."
"Tôi cũng có nghe có thông tin là có đại diện Công giáo quốc tế đang giúp Đoàn Thị Hương nhưng đến giờ thì thông tin đó chưa rõ ràng."
Luật sư S. Selvam Shanmugam được Reuters dẫn lời hôm 1/3 nói với các phóng viên bên ngoài phiên tòa rằng thân chủ nói với ông là cô ấy vô tội.
"Tất nhiên, cô ấy chắc chắn là đang suy sụp vì phải đối mặt với án tử hình," ông nói thêm.
Đoàn Thị Hương và nghi phạm Indonesia sẽ ra tòa tiếp ngày 13/4 và công tố viện lúc đó sẽ đề nghị xử họ cùng lúc tại một tòa án cấp cao hơn.
( BBC )
Gia đình Đoàn Thị Hương xin nhà nước tìm luật sư
Gia đình Đoàn Thị Hương cho BBC hay sẽ xin nhà nước trợ giúp pháp luật cho cô trong khi một luật sư ở Hà Nội đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm.
Hương và Siti Aisyah, người Indonesia, hôm 1/3 vừa chính thức bị buộc tội giết người trong vụ giết anh của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam.
Bà Nguyễn Thị Vỵ, 54 tuổi, mẹ kế của Đoàn Thị Hương, nói đã có người của "Phòng Nội vụ hay Bộ Ngoại giao gì đó" liên hệ với gia đình về chuyện cử thêm luật sư cho cô Hương.
"Họ nói bây giờ Hương ra hầu tòa như vậy thì gia đình có muốn tìm luật sư không. Mỗi một tiếng là hai triệu rưỡi." bà Vỵ nói. Bà cũng cho biết "Họ nói gia đình cần làm đơn để xin nhà nước tài trợ kinh phí".
Ngày mai bà và chồng là ông Đoàn Văn Thạnh, bố cô Hương sẽ lên Hà nội nộp đơn xin nhà nước tìm luật sư cho Hương và "được họ đón ở trên ấy."
"Gia đình cũng hơi khó khăn, không biết làm thế nào nên chỉ biết nhờ vào chính quyền nhà nước."
Họ nói bây giờ Hương ra hầu tòa như vậy thì gia đình có muốn tìm luật sư không. Mỗi một tiếng là hai triệu rưỡi.
Nguyễn Thị Vỵ, mẹ kế Đoàn Thị Hương
"Gia đình cũng thương con lắm chứ. Đứt ruột đẻ ra được đứa con từng ấy tuổi rồi, ai muốn như vậy đâu. Nhưng bây giờ cũng chả biết làm thế nào cả", bà Vỵ chia sẻ.
Thỉnh nguyện thư
Trong khi đó một luật sư ở Hà Nội nói với BBC về đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm cho Đoàn Thị Hương.
Nghi phạm người Việt có một luật sư bào chữa, ông S. Selvam Shamugam, trong khi nghi phạm Indonesia có một đội luật sư 5 người, đứng đầu là ông Gooi Soon Seng.
Các luật sư đều chưa được gặp thân chủ của mình.
Tổng chưởng lý Malaysia Mohamed Apandi Ali trước đó cho biết hai nữ nghi phạm có thể phải đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.
Đoàn Thị Hương ra tòa tại Malaysia
Làng báo Việt Nam và vụ nghi phạm Đoàn Thị Hương
Trả lời BBC hôm 1/3 từ Hà Nội, Luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng luật sư cùng tên, nói: "Theo dõi phiên tòa hôm nay được tường thuật trên Internet, tôi cùng một số luật sư bất ngờ và băn khoăn."
"Chúng tôi muốn đề xuất Liên đoàn Luật sư Việt Nam cử người tham gia bào chữa cho Đoàn Thị Hương."
'Chưa có tiền lệ'
"Tôi được biết rằng trong phiên tòa hôm nay, luật sư S. Selvam Shamugam là do ngành tư pháp Malaysia chỉ định, trong lúc Indonesia không khá giả gì hơn mình nhưng cử đến 5 luật sư để bảo vệ công dân của họ."
"Có thể là trong những vụ như thế này, Việt Nam chưa có tiền lệ nên còn bị động trong việc cử người đi tham gia phiên tòa ở nước ngoài."
Tôi thấy Đoàn Thị Hương đáng thương, vì cô ấy cũng như nhiều phụ nữ khác của Việt Nam, vì nghèo mà phải đi mưu sinh xa xứ.
luật sư Trương Anh Tú
"Tôi khó đoán được những phiên tòa tiếp theo trong vụ này sẽ diễn tiến thế nào."
"Dù vậy, tôi có niềm tin rằng có thể hai nữ nghi phạm không hoàn toàn vô tội nhưng có khả năng họ bị mật vụ của 'nước lạ' khống chế."
"Mà nếu thế thì bản chất của họ là nạn nhân."
"Hy vọng các phiên xử tới không bị yếu tố chính trị tác động."
Đề cập đến việc Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm nói với BBC Tiếng Việt rằng phía Việt Nam sẽ có biện pháp bảo hộ Đoàn Thị Hương và yêu cầu dẫn độ về Việt Nam để xử lý, luật sư Tú nói: "Nguyện vọng của ông Tô Lâm là đúng đắn và đúng pháp luật Việt Nam."
"Tuy vậy, Việt Nam có ràng buộc về công ước quốc tế cũng như Hiệp định Tương trợ Tư pháp với Malaysia."
"Và Malaysia không đời nào chấp nhận trả cô Hương về cho Việt Nam xét xử."
Luật sư cũng cho hay: "Tôi thấy Đoàn Thị Hương đáng thương, vì cô ấy cũng như nhiều phụ nữ khác của Việt Nam, quốc gia thuộc thế giới thứ ba, vì nghèo mà phải đi mưu sinh xa xứ."
"Cái nghèo thì không thể biện minh cho hành vi phạm tội nhưng có thể là bước đường dẫn đến sai lầm."
"Tôi có nguyện vọng rằng 90 triệu dân Việt Nam cùng người dân Indonesia và cộng đồng mạng cùng ký một thỉnh nguyện thư gửi đến ngành tư pháp, tòa án Malaysia đề xuất ân giảm cho hai nữ nghi phạm."
Hôm 1/3, BBC liên hệ với gia đình Đoàn Thị Hương nhưng không nhận được phản hồi.
Bản quyền hình ảnh Truong Anh Tu
Image caption Luật sư Trương Anh Tú nói "có thể bản chất của Đoàn Thị Hương là nạn nhân"
Linh mục Phạm Xuân Thi, giáo xứ Phương Lạc, Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, nơi gia đình Đoàn Thị Hương là giáo dân, nói với BBC: "Tôi không được nghe thông tin gia đình cô Hương mời luật sư."
"Tôi cũng có nghe có thông tin là có đại diện Công giáo quốc tế đang giúp Đoàn Thị Hương nhưng đến giờ thì thông tin đó chưa rõ ràng."
Luật sư S. Selvam Shanmugam được Reuters dẫn lời hôm 1/3 nói với các phóng viên bên ngoài phiên tòa rằng thân chủ nói với ông là cô ấy vô tội.
"Tất nhiên, cô ấy chắc chắn là đang suy sụp vì phải đối mặt với án tử hình," ông nói thêm.
Đoàn Thị Hương và nghi phạm Indonesia sẽ ra tòa tiếp ngày 13/4 và công tố viện lúc đó sẽ đề nghị xử họ cùng lúc tại một tòa án cấp cao hơn.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Gia đình Đoàn Thị Hương xin nhà nước tìm luật sư ( Luật sự Vẹm cãi ấm ớ có khi tội thành nặng ra )
Gia đình Đoàn Thị Hương cho BBC hay sẽ xin nhà nước trợ giúp pháp luật cho cô trong khi một luật sư ở Hà Nội đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm.
Gia đình Đoàn Thị Hương xin nhà nước tìm luật sư
Gia đình Đoàn Thị Hương cho BBC hay sẽ xin nhà nước trợ giúp pháp luật cho cô trong khi một luật sư ở Hà Nội đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm.
Hương và Siti Aisyah, người Indonesia, hôm 1/3 vừa chính thức bị buộc tội giết người trong vụ giết anh của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam.
Bà Nguyễn Thị Vỵ, 54 tuổi, mẹ kế của Đoàn Thị Hương, nói đã có người của "Phòng Nội vụ hay Bộ Ngoại giao gì đó" liên hệ với gia đình về chuyện cử thêm luật sư cho cô Hương.
"Họ nói bây giờ Hương ra hầu tòa như vậy thì gia đình có muốn tìm luật sư không. Mỗi một tiếng là hai triệu rưỡi." bà Vỵ nói. Bà cũng cho biết "Họ nói gia đình cần làm đơn để xin nhà nước tài trợ kinh phí".
Ngày mai bà và chồng là ông Đoàn Văn Thạnh, bố cô Hương sẽ lên Hà nội nộp đơn xin nhà nước tìm luật sư cho Hương và "được họ đón ở trên ấy."
"Gia đình cũng hơi khó khăn, không biết làm thế nào nên chỉ biết nhờ vào chính quyền nhà nước."
Họ nói bây giờ Hương ra hầu tòa như vậy thì gia đình có muốn tìm luật sư không. Mỗi một tiếng là hai triệu rưỡi.
Nguyễn Thị Vỵ, mẹ kế Đoàn Thị Hương
"Gia đình cũng thương con lắm chứ. Đứt ruột đẻ ra được đứa con từng ấy tuổi rồi, ai muốn như vậy đâu. Nhưng bây giờ cũng chả biết làm thế nào cả", bà Vỵ chia sẻ.
Thỉnh nguyện thư
Trong khi đó một luật sư ở Hà Nội nói với BBC về đề xuất thỉnh nguyện thư để tòa án Malaysia ân giảm cho Đoàn Thị Hương.
Nghi phạm người Việt có một luật sư bào chữa, ông S. Selvam Shamugam, trong khi nghi phạm Indonesia có một đội luật sư 5 người, đứng đầu là ông Gooi Soon Seng.
Các luật sư đều chưa được gặp thân chủ của mình.
Tổng chưởng lý Malaysia Mohamed Apandi Ali trước đó cho biết hai nữ nghi phạm có thể phải đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.
Đoàn Thị Hương ra tòa tại Malaysia
Làng báo Việt Nam và vụ nghi phạm Đoàn Thị Hương
Trả lời BBC hôm 1/3 từ Hà Nội, Luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng luật sư cùng tên, nói: "Theo dõi phiên tòa hôm nay được tường thuật trên Internet, tôi cùng một số luật sư bất ngờ và băn khoăn."
"Chúng tôi muốn đề xuất Liên đoàn Luật sư Việt Nam cử người tham gia bào chữa cho Đoàn Thị Hương."
'Chưa có tiền lệ'
"Tôi được biết rằng trong phiên tòa hôm nay, luật sư S. Selvam Shamugam là do ngành tư pháp Malaysia chỉ định, trong lúc Indonesia không khá giả gì hơn mình nhưng cử đến 5 luật sư để bảo vệ công dân của họ."
"Có thể là trong những vụ như thế này, Việt Nam chưa có tiền lệ nên còn bị động trong việc cử người đi tham gia phiên tòa ở nước ngoài."
Tôi thấy Đoàn Thị Hương đáng thương, vì cô ấy cũng như nhiều phụ nữ khác của Việt Nam, vì nghèo mà phải đi mưu sinh xa xứ.
luật sư Trương Anh Tú
"Tôi khó đoán được những phiên tòa tiếp theo trong vụ này sẽ diễn tiến thế nào."
"Dù vậy, tôi có niềm tin rằng có thể hai nữ nghi phạm không hoàn toàn vô tội nhưng có khả năng họ bị mật vụ của 'nước lạ' khống chế."
"Mà nếu thế thì bản chất của họ là nạn nhân."
"Hy vọng các phiên xử tới không bị yếu tố chính trị tác động."
Đề cập đến việc Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm nói với BBC Tiếng Việt rằng phía Việt Nam sẽ có biện pháp bảo hộ Đoàn Thị Hương và yêu cầu dẫn độ về Việt Nam để xử lý, luật sư Tú nói: "Nguyện vọng của ông Tô Lâm là đúng đắn và đúng pháp luật Việt Nam."
"Tuy vậy, Việt Nam có ràng buộc về công ước quốc tế cũng như Hiệp định Tương trợ Tư pháp với Malaysia."
"Và Malaysia không đời nào chấp nhận trả cô Hương về cho Việt Nam xét xử."
Luật sư cũng cho hay: "Tôi thấy Đoàn Thị Hương đáng thương, vì cô ấy cũng như nhiều phụ nữ khác của Việt Nam, quốc gia thuộc thế giới thứ ba, vì nghèo mà phải đi mưu sinh xa xứ."
"Cái nghèo thì không thể biện minh cho hành vi phạm tội nhưng có thể là bước đường dẫn đến sai lầm."
"Tôi có nguyện vọng rằng 90 triệu dân Việt Nam cùng người dân Indonesia và cộng đồng mạng cùng ký một thỉnh nguyện thư gửi đến ngành tư pháp, tòa án Malaysia đề xuất ân giảm cho hai nữ nghi phạm."
Hôm 1/3, BBC liên hệ với gia đình Đoàn Thị Hương nhưng không nhận được phản hồi.
Bản quyền hình ảnh Truong Anh Tu
Image caption Luật sư Trương Anh Tú nói "có thể bản chất của Đoàn Thị Hương là nạn nhân"
Linh mục Phạm Xuân Thi, giáo xứ Phương Lạc, Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, nơi gia đình Đoàn Thị Hương là giáo dân, nói với BBC: "Tôi không được nghe thông tin gia đình cô Hương mời luật sư."
"Tôi cũng có nghe có thông tin là có đại diện Công giáo quốc tế đang giúp Đoàn Thị Hương nhưng đến giờ thì thông tin đó chưa rõ ràng."
Luật sư S. Selvam Shanmugam được Reuters dẫn lời hôm 1/3 nói với các phóng viên bên ngoài phiên tòa rằng thân chủ nói với ông là cô ấy vô tội.
"Tất nhiên, cô ấy chắc chắn là đang suy sụp vì phải đối mặt với án tử hình," ông nói thêm.
Đoàn Thị Hương và nghi phạm Indonesia sẽ ra tòa tiếp ngày 13/4 và công tố viện lúc đó sẽ đề nghị xử họ cùng lúc tại một tòa án cấp cao hơn.
( BBC )