Kinh Đời
Giá trị, ý nghĩa của đời người nằm ở đâu?
Ý nghĩa, giá trị của đời người nằm ở đâu? Có phải ở việc sống được dài hay ngắn, có phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít?
Hình minh họa Lão Tử
Một lần Lão Tử ở trước nha phủ Hàm Cốc gặp một ông lão. Ông lão ấy nhìn Lão Tử, hành lễ sơ qua rồi nói: “Nghe nói tiên sinh là người bác học, đa tài, lão già này muốn hướng ngài xin được lãnh giáo.”
Sau đó ông lão có chút đắc ý nói: “Tôi năm nay đã 106 tuổi rồi. Nói thật ra, từ lúc trẻ cho đến tận bây giờ, tôi đều là thoải mái chơi bời mà sống qua ngày. Những người cùng tuổi với tôi đều đã qua đời rồi. Họ khai khẩn trăm mẫu ruộng, tu kiến nhà cửa nhưng lại chưa từng được hưởng thụ. Còn tôi mặc dù chưa từng gieo trồng gặt hái nhưng vẫn được ăn ngũ cốc, chưa từng lợp viên ngói nhưng vẫn có chỗ che mưa che nắng. Tiên sinh, ngài xem tôi có phải là có thể cười nhạo bọn họ bởi vì bận rộn cả đời nhưng lại chỉ có thể cho bản thân một cái chết sớm không?”
Lão Tử nghe xong, nói với quan Doãn Hỷ ở bên cạnh: “Thỉnh ngài tìm hộ ta một viên gạch và một hòn đá tới đây!”
Lão Tử đặt viên gạch và hòn đá ở trước mặt ông lão rồi nói: “Nếu chỉ có thể chọn một trong hai, ngài muốn lấy viên gạch hay muốn lấy hòn đá?”
Ông lão nhấc viên gạch, đặt trước mặt mình và nói: “Tôi đương nhiên là chọn viên gạch!”
Lão Tử vừa vuốt chòm râu vừa nói: “Vì sao ngài chọn gạch?”
Ông lão chỉ vào hòn đá và nói: “Hòn đá này không cạnh, không góc, lấy nó có dùng làm gì đâu? Còn viên gạch lại có thể dùng vào nhiều việc hơn.”
Lão Tử lại hỏi những người đứng xung quanh mình đang xem, rằng: “Mọi người chọn đá hay gạch?” Tất cả mọi người đều không ai chọn đá.
Lão Tử lại quay đầu hỏi ông lão: “Tuổi thọ của hòn đá dài lâu hơn hay của viên gạch dài lâu hơn?”
Ông lão trả lời: “Đương nhiên là hòn đá!”
Lão Tử cười một cách thoải mái và nói: “Hòn đá tuy tuổi thọ lâu dài hơn nhưng lại không ai lựa chọn nó, viên gạch tuy tuổi thọ ngắn hơn nhưng mọi người ai cũng lựa chọn nó. Chẳng qua chỉ là vì vô dụng hay hữu dụng mà thôi. Vạn vật trong trời đất có cái nào là không như thế đâu. Tuổi thọ mặc dù ngắn nhưng có ích đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều lựa chọn, mất rồi thì mọi người vẫn đều nhớ đến. Cho nên, tuy là tuổi thọ ngắn nhưng lại là không ngắn. Còn tuổi thọ mặc dù dài nhưng không có tác dụng gì đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều vứt bỏ, trong chốc lát cũng quên đi. Cho nên, tuy là tuổi thọ dài nhưng lại là ngắn.”
Ông lão nghe xong hiểu được hàm ý của Lão Tử.
Trong “Tăng nghiễm hiền văn” có câu: “Lương điền vạn khoảnh, nhật thực tam xan; đại hạ thiên gian, dạ miên bát xích.” Ý nói, một người giàu có tuy rằng có được ruộng tốt vạn khoảnh nhưng cũng chỉ có thể mỗi ngày ăn ba bữa, nhà mặc dù có ngàn gian nhưng buổi tối cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường.
Cho nên, có thể nói giá trị của đời người không phải nằm ở chỗ sinh mệnh dài hay ngắn, cũng không phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít mà là ở chỗ đã làm được điều gì có ích cho người khác, cho thiên hạ.
An Hòa
Hoàng Phạm chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Giá trị, ý nghĩa của đời người nằm ở đâu?
Ý nghĩa, giá trị của đời người nằm ở đâu? Có phải ở việc sống được dài hay ngắn, có phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít?
Hình minh họa Lão Tử
Một lần Lão Tử ở trước nha phủ Hàm Cốc gặp một ông lão. Ông lão ấy nhìn Lão Tử, hành lễ sơ qua rồi nói: “Nghe nói tiên sinh là người bác học, đa tài, lão già này muốn hướng ngài xin được lãnh giáo.”
Sau đó ông lão có chút đắc ý nói: “Tôi năm nay đã 106 tuổi rồi. Nói thật ra, từ lúc trẻ cho đến tận bây giờ, tôi đều là thoải mái chơi bời mà sống qua ngày. Những người cùng tuổi với tôi đều đã qua đời rồi. Họ khai khẩn trăm mẫu ruộng, tu kiến nhà cửa nhưng lại chưa từng được hưởng thụ. Còn tôi mặc dù chưa từng gieo trồng gặt hái nhưng vẫn được ăn ngũ cốc, chưa từng lợp viên ngói nhưng vẫn có chỗ che mưa che nắng. Tiên sinh, ngài xem tôi có phải là có thể cười nhạo bọn họ bởi vì bận rộn cả đời nhưng lại chỉ có thể cho bản thân một cái chết sớm không?”
Lão Tử nghe xong, nói với quan Doãn Hỷ ở bên cạnh: “Thỉnh ngài tìm hộ ta một viên gạch và một hòn đá tới đây!”
Lão Tử đặt viên gạch và hòn đá ở trước mặt ông lão rồi nói: “Nếu chỉ có thể chọn một trong hai, ngài muốn lấy viên gạch hay muốn lấy hòn đá?”
Ông lão nhấc viên gạch, đặt trước mặt mình và nói: “Tôi đương nhiên là chọn viên gạch!”
Lão Tử vừa vuốt chòm râu vừa nói: “Vì sao ngài chọn gạch?”
Ông lão chỉ vào hòn đá và nói: “Hòn đá này không cạnh, không góc, lấy nó có dùng làm gì đâu? Còn viên gạch lại có thể dùng vào nhiều việc hơn.”
Lão Tử lại hỏi những người đứng xung quanh mình đang xem, rằng: “Mọi người chọn đá hay gạch?” Tất cả mọi người đều không ai chọn đá.
Lão Tử lại quay đầu hỏi ông lão: “Tuổi thọ của hòn đá dài lâu hơn hay của viên gạch dài lâu hơn?”
Ông lão trả lời: “Đương nhiên là hòn đá!”
Lão Tử cười một cách thoải mái và nói: “Hòn đá tuy tuổi thọ lâu dài hơn nhưng lại không ai lựa chọn nó, viên gạch tuy tuổi thọ ngắn hơn nhưng mọi người ai cũng lựa chọn nó. Chẳng qua chỉ là vì vô dụng hay hữu dụng mà thôi. Vạn vật trong trời đất có cái nào là không như thế đâu. Tuổi thọ mặc dù ngắn nhưng có ích đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều lựa chọn, mất rồi thì mọi người vẫn đều nhớ đến. Cho nên, tuy là tuổi thọ ngắn nhưng lại là không ngắn. Còn tuổi thọ mặc dù dài nhưng không có tác dụng gì đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều vứt bỏ, trong chốc lát cũng quên đi. Cho nên, tuy là tuổi thọ dài nhưng lại là ngắn.”
Ông lão nghe xong hiểu được hàm ý của Lão Tử.
Trong “Tăng nghiễm hiền văn” có câu: “Lương điền vạn khoảnh, nhật thực tam xan; đại hạ thiên gian, dạ miên bát xích.” Ý nói, một người giàu có tuy rằng có được ruộng tốt vạn khoảnh nhưng cũng chỉ có thể mỗi ngày ăn ba bữa, nhà mặc dù có ngàn gian nhưng buổi tối cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường.
Cho nên, có thể nói giá trị của đời người không phải nằm ở chỗ sinh mệnh dài hay ngắn, cũng không phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít mà là ở chỗ đã làm được điều gì có ích cho người khác, cho thiên hạ.
An Hòa
Hoàng Phạm chuyển