Văn Học & Nghệ Thuật

Giải Nobel văn chương năm 2013 dành cho…truyện ngắn -Nguyễn Hưng Quốc

Giải Nobel văn chương năm nay – trị giá khoảng 1,30 triệu Mỹ kim - được trao cho Alice Munro, nhà văn Canada. Điều đó vừa bất ngờ vừa không có gì đáng… ngạc nhiên.

 

Nhà văn Canada Alice Munro.
Nhà văn Canada Alice Munro.

 

Giải Nobel văn chương năm nay – trị giá khoảng 1,30 triệu Mỹ kim - được trao cho Alice Munro, nhà văn Canada. Điều đó vừa bất ngờ vừa không có gì đáng… ngạc nhiên.
 
Bất ngờ vì trước khi kết quả được công bố, hầu như phần lớn những người quan tâm đến văn học trên thế giới đều tiên đoán giải Nobel năm nay sẽ lọt vào tay hoặc là Haruki Murakami, nhà văn Nhật, hoặc là Joyce Carol Oates, nhà văn Mỹ. Cũng có một số người hy vọng Alice Munro sẽ thắng, nhưng số này khá ít ỏi.
 
Hơn nữa, bất ngờ còn vì hình như từ lâu người Canada đã mất hy vọng vào giải Nobel văn chương. Nhớ, năm ngoái, trên tờ Huffington Post, Peter Worthington, đồng sáng lập viên tờ Toronto Sun, đã bày tỏ sự tuyệt vọng của mình đối với giải Nobel văn chương. Ông cho biết Canada đã đoạt được nhiều giải Nobel về y khoa, vật lý, hóa học, tâm lý học và hòa bình nhưng chưa bao giờ nhận được giải Nobel nào về văn chương trong khi phần lớn các quốc gia nói tiếng Anh khác đều có. Mỹ: nhiều. Anh: cũng nhiều. Ireland: cũng nhiều. Ngay cả Úc cũng có được một người: Patrick White (1973). Trong khi đó, Canada: trắng tay. Mấy tháng trước khi giải Nobel văn chương năm 2012 được công bố, đối diện với câu hỏi: liệu lần này Canada có may mắn hơn, Worthington thẳng thắn trả lời: Không. Nhất định là không.
 
Tuy nhiên, khi giải Nobel năm nay được trao cho Alice Munro, hầu như mọi người lại cho điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.
 
Thứ nhất, người ta đã biết những sự tiên đoán trước giải Nobel thường… sai. Ví dụ, năm 2012, tiên đoán: Haruki Murakami; người đoạn giải: Mạc Ngôn; năm 2011, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Tomas Transtromer; năm 2010, tiên đoán: Tomas Transtromer, người đoạt giải: Mario Vargas Llosa; năm 2009, tiên đoán: Amos Oz, người đoạt giải: Herta Muller; năm 2008, tiên đoán: Claudio Magris và Adonis, người đoạt giải: Jean-Marie Gustave Le Clézio; năm 2007, tiên đoán: Philip Roth, người đoạt giải: Doris Lessing; năm 2005, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Harold Pinter; năm 2004, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Elfriede Jelinek, v.v.. Trong hơn một thập niên vừa qua, hầu như chỉ có một lần duy nhất, sự tiên đoán chính xác, đó là vào năm 2006, khi cả người được tiên đoán và người đoạt giải là một: Orhan Pamuk, người Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ hai, sau khi nghe giải Nobel văn chương năm nay được công bố, hầu như mọi người đều đồng ý. Giới cầm bút đồng ý. Giới phê bình đồng ý. Đa số độc giả cũng đồng ý. Hiếm khi nào sự đồng ý lại cao đến như vậy. Người ta biết văn chương của Alice Munro ít có những cách tân đáng kể về phương diện kỹ thuật, nhưng dù vậy, bà cũng vẫn được xem là một trong những nhà văn lớn nhất của thời đại. Lớn về phương diện ngôn ngữ với một phong cách diễn tả vừa giản dị vừa độc đáo. Lớn về phương diện tư tưởng: qua những câu chuyện có vẻ bình thường, thậm chí tầm thường, của các phụ nữ lao động sống ở miền quê – thường là vùng Southern Ontario, Alice Munro lột tả những chuyển biến vừa tinh tế vừa phức tạp trong tâm lý cũng như trong quan hệ giữa con người với nhau, từ đó, làm cho cuộc sống hiện ra dưới một góc cạnh khác hẳn, đầy những bí ẩn và nghịch lý, rất hiếm khi được nhận biết.
 
Sự đồng thuận trên, thật ra, không có ý nghĩa gì về phương diện văn học hay mỹ học. Trong bài “Ba loại nhà văn” viết sau giải Nobel văn chương năm 2012, nhà văn Phạm Thị Hoài có một ý kiến rất sâu sắc và thú vị: “Tác gia văn chương, chung quy có ba loại. Loại dành cho đồng nghiệp, tác gia của tác giả. Loại dành cho công chúng, tác gia của độc giả. Và loại dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả tự phong.” Loại thứ ba, nhiều như cỏ, không đáng bận tâm. Nên chỉ còn hai loại. Loại thứ nhất, kiểu như James Joyce, Kafka, Nabokov, Borges… là những tài năng đặc biệt, có những cách tân đặc biệt, vô cùng hiếm hoi và không thể thay thế được: Không có họ, bản đồ văn học thế giới sẽ khác hẳn. Loại thứ hai, đông hơn, từ Balzac đến Dostoevsky, Sartre, George Orwell, Murakami, v.v.. là những người có tài, tuy nhiên tầm cỡ tài năng của họ thay đổi tùy theo “khí hậu và môi trường văn hóa”. Theo Phạm Thị Hoài, ai trong số này được chọn lựa để trao giải Nobel cũng đều “xứng đáng như nhau”.
 
Sự đồng ý hay không đồng ý về người được nhận giải thưởng, do đó, gắn liền với các yếu tố xã hội, văn hóa và tâm lý hơn là thuần túy nghệ thuật. Riêng trong trường hợp của Alice Munro, có lẽ có hai lý do chính: Một, Alice Munro viết tiếng Anh, một ngôn ngữ được xem là “quốc tế”, do đó, đã có một lượng độc giả thật lớn, có lẽ lớn hơn rất nhiều so những nhà văn từng đoạt giải Nobel trong mấy năm vừa qua (chỉ riêng tại Mỹ, số sách bà bán được trước khi giải Nobel được công bố đã trên một triệu cuốn). Hai, xuất phát từ tự ái của những người nói tiếng Anh, cả tác giả lẫn độc giả: sau nhiều năm (!), giải Nobel văn chương lại lọt vào tay một người cầm bút viết tiếng Anh.
 
Nói “nhiều năm”, nhưng thật ra, chỉ có năm năm, từ năm 2008 đến 2012. Nhưng với người nói tiếng Anh, năm năm đã là lâu. Nên lưu ý là từ năm 1901 đến 2012, trong số những người đoạt giải Nobel, tính theo ngôn ngữ, tiếng Anh chiếm vị trí cao nhất, với 26 người. Tiếng Pháp và tiếng Đức, cùng đứng hạng thứ hai, chỉ có một nửa: mỗi ngôn ngữ có 13 người. Tính một cách tỉ mỉ hơn, Pháp cao hơn Đức một chút: 13 người rưỡi. Rưỡi, vì Samuel Beckett, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1969, vừa viết bằng tiếng Anh vừa viết bằng tiếng Pháp.
 
Dư luận không những đồng thuận về sự đúng đắn trong quyết định trao giải Nobel văn chương cho Alice Munro mà còn đồng thuận hơn ở ý nghĩa của việc trao giải lần này.
 
Thứ nhất, đó là giải Nobel văn chương đầu tiên dành cho Canada (không kể Saul Bellow, giải Nobel văn chương năm 1976, sinh tại Canada nhưng sang sống ở Mỹ từ năm lên 9, vào quốc tịch Mỹ và được xem là nhà văn Mỹ). Nhiều người cho đó là một sự công nhận cần thiết dù khá muộn màng: Canada có những cây bút tầm cỡ quốc tế, như Margaret Atwood hay Michael Ondaatje (người gốc Sri Lanka), từ lâu được xem là xứng đáng được giải Nobel.
 
Thứ hai, Alice Munro là nhà văn nữ thứ 13 được trao giải Nobel về văn chương, sau Selma Lagerlof, người Thụy Điển (1909), Grazia Deledda, người Ý (1926), Sigrid Undset, người Na Uy (1928), Pearl S. Buck, người Mỹ (1938), Gabriela Mistral, người Chile (1945), Nelly Sachs, người Thụy Điển (1966), Nadine Gordimer, người Nam Phi (1991), Toni Morrison, người Mỹ (1993), Wislawa Szymborska, người Ba Lan (1996), Elfriede Jelinek, người Áo (2004), Doris Lessing, người Anh (2007), Herta Muller, người Romania viết tiếng Đức (2009).
 
Ngoài việc viết lách, hầu hết các nhà văn nữ vừa kể đều có nghề nghiệp ổn định (phần lớn là dạy học; có người, như Selma Lagerlof, dạy trung học; có người, như Pearl S. Buck, Gabriela Mistral, Nadine Gordimer, và Toni Morrison, dạy đại học, hoặc là các nhà hoạt động chính trị và xã hội, như Nadine Gordimer, Elfriede Jelinek, Doris Lessing…), riêng Alice Munro thì chủ yếu là một người nội trợ. Lập gia đình từ năm 20 tuổi, có con đầu lòng từ năm 21, thoạt đầu, bà giúp chồng trong việc điều hành một tiệm sách, sau, phần lớn thời gian dành cho việc nuôi con và chăm sóc nhà cửa. Bà viết văn những lúc con cái đi học hoặc đi ngủ. Bàn viết của bà được đặt ở một góc phòng ăn, cạnh bếp, nơi bà có thể chạy đến làm việc giữa hai bữa ăn.
 
Thứ ba, quan trọng hơn, Alice Munro hầu như là người duy nhất chỉ chuyên về truyện ngắn được trao giải Noel văn chương. 14 cuốn sách của bà là 14 tập truyện ngắn (cuốn Lives of Girls and Women, xuất bản lần đầu năm 1971, thỉnh thoảng được xem là cuốn tiểu thuyết, thật ra, là một chùm truyện ngắn liên kết với nhau).
 
Theo lời tiết lộ của Munro, trong một số cuộc phỏng vấn, không phải bà không muốn viết tiểu thuyết. Cũng giống mọi người cầm bút khác, một trong những giấc mơ đầu tiên và lớn nhất trong đời bà là viết tiểu thuyết. Nhưng cuối cùng bà lại viết truyện ngắn. Chỉ viết truyện ngắn. Lý do chính là thời gian. Lúc thực sự đi vào con đường sáng tác, bà có ba con nhỏ phải nuôi và một gia đình phải chăm sóc. Thời ấy lại chưa có máy giặt, máy sấy: Công việc nội trợ lại càng mất nhiều thì giờ. Bà chỉ có thể viết trong những quãng thời gian ít ỏi giữa hai công việc. Trung bình bà thường mất khoảng bảy, tám tháng để hoàn tất một truyện ngắn.
 
Dĩ nhiên, sự chọn lựa miễn cưỡng ấy không có gì đáng tiếc. Ở thể loại ấy, bà được đánh giá là Chekhov của Canada. Khi quyết định trao giải thưởng Nobel văn chương cho Munro năm nay, Ban giám khảo cũng nhấn mạnh vào khía cạnh ấy khi tuyên dương bà như một “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”. Thật ngắn gọn.
 
Sự ngắn gọn ấy cho thấy hai đặc điểm quan trọng trong giải Nobel văn chương năm nay.
 
Thứ nhất, người ta không chú ý nhiều đến nội dung. Trước, những lý do được nêu lên thường tập trung vào hiện thực hay tư tưởng, vào ý nghĩa chính trị, xã hội hoặc triết học (ví dụ, với Mạc Ngôn, năm 2012, sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và truyện dân gian cũng như lịch sử; với Tomas Transtromer, bằng những hình ảnh cô đọng mở lối vào hiện thực; với Mario Vargas Llosa, mô tả những cấu trúc quyền lực; với Doris Lessing, phản ánh một nền văn minh bị phân hóa; với Orhan Pamuk, những sự va chạm giữa các nền văn hóa, v.v..). Hậu quả là phần lớn những người được trao giải đều là những người ít nhiều đều dấn thân hoặc, ít nhất, có lý tưởng chính trị hoặc xã hội rõ rệt. Alice Munro là một ngoại lệ: Bà được xem là tác giả ít có màu sắc chính trị nhất.
 
Thứ hai, về Alice Munro, bản tin báo chí của Viện Hàn Lâm Thụy Điển chỉ xoáy vào một điểm: nghệ thuật; trong nghệ thuật, chỉ xoáy vào một thể loại: truyện ngắn; và ở thể loại truyện ngắn, chỉ nêu lên một điểm: vị trí của Munro, một bậc thầy. Hết.
 
Chính vì thế, một số nhà bình luận cho giải Nobel năm nay không phải chỉ trao cho Alice Munro, cho Canada hay cho phụ nữ mà còn là một giải thưởng lớn trao cho truyện ngắn, một thể loại dường như bị hờ hững quá lâu, không chỉ bởi các nhà xuất bản và công chúng mà còn bởi giới phê bình và những người có thẩm quyền đánh giá văn học trong các giải thưởng lớn.
 
Tôi cho điều này rất có ý nghĩa đối với giới cầm bút Việt Nam hiện nay. Một mặt, sở trường của hầu hết các nhà văn của chúng ta dường như đều nằm ở truyện ngắn hơn là ở tiểu thuyết. Mặt khác, giống như Alice Munro hồi trẻ, hầu như ai cũng ôm ấp giấc mơ viết tiểu thuyết và xem truyện ngắn như những bài tập ngắn, với chúng, người ta chưa thực sự là nhà văn một cách nghiêm túc.
 
Xin lưu ý: Trước Alice Munro, trong thế kỷ 20, Jorge Luis Borges, người được xem là “bậc thầy của những bậc thầy” cả đời chỉ viết truyện ngắn.

  * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giải Nobel văn chương năm 2013 dành cho…truyện ngắn -Nguyễn Hưng Quốc

Giải Nobel văn chương năm nay – trị giá khoảng 1,30 triệu Mỹ kim - được trao cho Alice Munro, nhà văn Canada. Điều đó vừa bất ngờ vừa không có gì đáng… ngạc nhiên.

 

Nhà văn Canada Alice Munro.
Nhà văn Canada Alice Munro.

 

Giải Nobel văn chương năm nay – trị giá khoảng 1,30 triệu Mỹ kim - được trao cho Alice Munro, nhà văn Canada. Điều đó vừa bất ngờ vừa không có gì đáng… ngạc nhiên.
 
Bất ngờ vì trước khi kết quả được công bố, hầu như phần lớn những người quan tâm đến văn học trên thế giới đều tiên đoán giải Nobel năm nay sẽ lọt vào tay hoặc là Haruki Murakami, nhà văn Nhật, hoặc là Joyce Carol Oates, nhà văn Mỹ. Cũng có một số người hy vọng Alice Munro sẽ thắng, nhưng số này khá ít ỏi.
 
Hơn nữa, bất ngờ còn vì hình như từ lâu người Canada đã mất hy vọng vào giải Nobel văn chương. Nhớ, năm ngoái, trên tờ Huffington Post, Peter Worthington, đồng sáng lập viên tờ Toronto Sun, đã bày tỏ sự tuyệt vọng của mình đối với giải Nobel văn chương. Ông cho biết Canada đã đoạt được nhiều giải Nobel về y khoa, vật lý, hóa học, tâm lý học và hòa bình nhưng chưa bao giờ nhận được giải Nobel nào về văn chương trong khi phần lớn các quốc gia nói tiếng Anh khác đều có. Mỹ: nhiều. Anh: cũng nhiều. Ireland: cũng nhiều. Ngay cả Úc cũng có được một người: Patrick White (1973). Trong khi đó, Canada: trắng tay. Mấy tháng trước khi giải Nobel văn chương năm 2012 được công bố, đối diện với câu hỏi: liệu lần này Canada có may mắn hơn, Worthington thẳng thắn trả lời: Không. Nhất định là không.
 
Tuy nhiên, khi giải Nobel năm nay được trao cho Alice Munro, hầu như mọi người lại cho điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.
 
Thứ nhất, người ta đã biết những sự tiên đoán trước giải Nobel thường… sai. Ví dụ, năm 2012, tiên đoán: Haruki Murakami; người đoạn giải: Mạc Ngôn; năm 2011, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Tomas Transtromer; năm 2010, tiên đoán: Tomas Transtromer, người đoạt giải: Mario Vargas Llosa; năm 2009, tiên đoán: Amos Oz, người đoạt giải: Herta Muller; năm 2008, tiên đoán: Claudio Magris và Adonis, người đoạt giải: Jean-Marie Gustave Le Clézio; năm 2007, tiên đoán: Philip Roth, người đoạt giải: Doris Lessing; năm 2005, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Harold Pinter; năm 2004, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Elfriede Jelinek, v.v.. Trong hơn một thập niên vừa qua, hầu như chỉ có một lần duy nhất, sự tiên đoán chính xác, đó là vào năm 2006, khi cả người được tiên đoán và người đoạt giải là một: Orhan Pamuk, người Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ hai, sau khi nghe giải Nobel văn chương năm nay được công bố, hầu như mọi người đều đồng ý. Giới cầm bút đồng ý. Giới phê bình đồng ý. Đa số độc giả cũng đồng ý. Hiếm khi nào sự đồng ý lại cao đến như vậy. Người ta biết văn chương của Alice Munro ít có những cách tân đáng kể về phương diện kỹ thuật, nhưng dù vậy, bà cũng vẫn được xem là một trong những nhà văn lớn nhất của thời đại. Lớn về phương diện ngôn ngữ với một phong cách diễn tả vừa giản dị vừa độc đáo. Lớn về phương diện tư tưởng: qua những câu chuyện có vẻ bình thường, thậm chí tầm thường, của các phụ nữ lao động sống ở miền quê – thường là vùng Southern Ontario, Alice Munro lột tả những chuyển biến vừa tinh tế vừa phức tạp trong tâm lý cũng như trong quan hệ giữa con người với nhau, từ đó, làm cho cuộc sống hiện ra dưới một góc cạnh khác hẳn, đầy những bí ẩn và nghịch lý, rất hiếm khi được nhận biết.
 
Sự đồng thuận trên, thật ra, không có ý nghĩa gì về phương diện văn học hay mỹ học. Trong bài “Ba loại nhà văn” viết sau giải Nobel văn chương năm 2012, nhà văn Phạm Thị Hoài có một ý kiến rất sâu sắc và thú vị: “Tác gia văn chương, chung quy có ba loại. Loại dành cho đồng nghiệp, tác gia của tác giả. Loại dành cho công chúng, tác gia của độc giả. Và loại dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả tự phong.” Loại thứ ba, nhiều như cỏ, không đáng bận tâm. Nên chỉ còn hai loại. Loại thứ nhất, kiểu như James Joyce, Kafka, Nabokov, Borges… là những tài năng đặc biệt, có những cách tân đặc biệt, vô cùng hiếm hoi và không thể thay thế được: Không có họ, bản đồ văn học thế giới sẽ khác hẳn. Loại thứ hai, đông hơn, từ Balzac đến Dostoevsky, Sartre, George Orwell, Murakami, v.v.. là những người có tài, tuy nhiên tầm cỡ tài năng của họ thay đổi tùy theo “khí hậu và môi trường văn hóa”. Theo Phạm Thị Hoài, ai trong số này được chọn lựa để trao giải Nobel cũng đều “xứng đáng như nhau”.
 
Sự đồng ý hay không đồng ý về người được nhận giải thưởng, do đó, gắn liền với các yếu tố xã hội, văn hóa và tâm lý hơn là thuần túy nghệ thuật. Riêng trong trường hợp của Alice Munro, có lẽ có hai lý do chính: Một, Alice Munro viết tiếng Anh, một ngôn ngữ được xem là “quốc tế”, do đó, đã có một lượng độc giả thật lớn, có lẽ lớn hơn rất nhiều so những nhà văn từng đoạt giải Nobel trong mấy năm vừa qua (chỉ riêng tại Mỹ, số sách bà bán được trước khi giải Nobel được công bố đã trên một triệu cuốn). Hai, xuất phát từ tự ái của những người nói tiếng Anh, cả tác giả lẫn độc giả: sau nhiều năm (!), giải Nobel văn chương lại lọt vào tay một người cầm bút viết tiếng Anh.
 
Nói “nhiều năm”, nhưng thật ra, chỉ có năm năm, từ năm 2008 đến 2012. Nhưng với người nói tiếng Anh, năm năm đã là lâu. Nên lưu ý là từ năm 1901 đến 2012, trong số những người đoạt giải Nobel, tính theo ngôn ngữ, tiếng Anh chiếm vị trí cao nhất, với 26 người. Tiếng Pháp và tiếng Đức, cùng đứng hạng thứ hai, chỉ có một nửa: mỗi ngôn ngữ có 13 người. Tính một cách tỉ mỉ hơn, Pháp cao hơn Đức một chút: 13 người rưỡi. Rưỡi, vì Samuel Beckett, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1969, vừa viết bằng tiếng Anh vừa viết bằng tiếng Pháp.
 
Dư luận không những đồng thuận về sự đúng đắn trong quyết định trao giải Nobel văn chương cho Alice Munro mà còn đồng thuận hơn ở ý nghĩa của việc trao giải lần này.
 
Thứ nhất, đó là giải Nobel văn chương đầu tiên dành cho Canada (không kể Saul Bellow, giải Nobel văn chương năm 1976, sinh tại Canada nhưng sang sống ở Mỹ từ năm lên 9, vào quốc tịch Mỹ và được xem là nhà văn Mỹ). Nhiều người cho đó là một sự công nhận cần thiết dù khá muộn màng: Canada có những cây bút tầm cỡ quốc tế, như Margaret Atwood hay Michael Ondaatje (người gốc Sri Lanka), từ lâu được xem là xứng đáng được giải Nobel.
 
Thứ hai, Alice Munro là nhà văn nữ thứ 13 được trao giải Nobel về văn chương, sau Selma Lagerlof, người Thụy Điển (1909), Grazia Deledda, người Ý (1926), Sigrid Undset, người Na Uy (1928), Pearl S. Buck, người Mỹ (1938), Gabriela Mistral, người Chile (1945), Nelly Sachs, người Thụy Điển (1966), Nadine Gordimer, người Nam Phi (1991), Toni Morrison, người Mỹ (1993), Wislawa Szymborska, người Ba Lan (1996), Elfriede Jelinek, người Áo (2004), Doris Lessing, người Anh (2007), Herta Muller, người Romania viết tiếng Đức (2009).
 
Ngoài việc viết lách, hầu hết các nhà văn nữ vừa kể đều có nghề nghiệp ổn định (phần lớn là dạy học; có người, như Selma Lagerlof, dạy trung học; có người, như Pearl S. Buck, Gabriela Mistral, Nadine Gordimer, và Toni Morrison, dạy đại học, hoặc là các nhà hoạt động chính trị và xã hội, như Nadine Gordimer, Elfriede Jelinek, Doris Lessing…), riêng Alice Munro thì chủ yếu là một người nội trợ. Lập gia đình từ năm 20 tuổi, có con đầu lòng từ năm 21, thoạt đầu, bà giúp chồng trong việc điều hành một tiệm sách, sau, phần lớn thời gian dành cho việc nuôi con và chăm sóc nhà cửa. Bà viết văn những lúc con cái đi học hoặc đi ngủ. Bàn viết của bà được đặt ở một góc phòng ăn, cạnh bếp, nơi bà có thể chạy đến làm việc giữa hai bữa ăn.
 
Thứ ba, quan trọng hơn, Alice Munro hầu như là người duy nhất chỉ chuyên về truyện ngắn được trao giải Noel văn chương. 14 cuốn sách của bà là 14 tập truyện ngắn (cuốn Lives of Girls and Women, xuất bản lần đầu năm 1971, thỉnh thoảng được xem là cuốn tiểu thuyết, thật ra, là một chùm truyện ngắn liên kết với nhau).
 
Theo lời tiết lộ của Munro, trong một số cuộc phỏng vấn, không phải bà không muốn viết tiểu thuyết. Cũng giống mọi người cầm bút khác, một trong những giấc mơ đầu tiên và lớn nhất trong đời bà là viết tiểu thuyết. Nhưng cuối cùng bà lại viết truyện ngắn. Chỉ viết truyện ngắn. Lý do chính là thời gian. Lúc thực sự đi vào con đường sáng tác, bà có ba con nhỏ phải nuôi và một gia đình phải chăm sóc. Thời ấy lại chưa có máy giặt, máy sấy: Công việc nội trợ lại càng mất nhiều thì giờ. Bà chỉ có thể viết trong những quãng thời gian ít ỏi giữa hai công việc. Trung bình bà thường mất khoảng bảy, tám tháng để hoàn tất một truyện ngắn.
 
Dĩ nhiên, sự chọn lựa miễn cưỡng ấy không có gì đáng tiếc. Ở thể loại ấy, bà được đánh giá là Chekhov của Canada. Khi quyết định trao giải thưởng Nobel văn chương cho Munro năm nay, Ban giám khảo cũng nhấn mạnh vào khía cạnh ấy khi tuyên dương bà như một “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”. Thật ngắn gọn.
 
Sự ngắn gọn ấy cho thấy hai đặc điểm quan trọng trong giải Nobel văn chương năm nay.
 
Thứ nhất, người ta không chú ý nhiều đến nội dung. Trước, những lý do được nêu lên thường tập trung vào hiện thực hay tư tưởng, vào ý nghĩa chính trị, xã hội hoặc triết học (ví dụ, với Mạc Ngôn, năm 2012, sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và truyện dân gian cũng như lịch sử; với Tomas Transtromer, bằng những hình ảnh cô đọng mở lối vào hiện thực; với Mario Vargas Llosa, mô tả những cấu trúc quyền lực; với Doris Lessing, phản ánh một nền văn minh bị phân hóa; với Orhan Pamuk, những sự va chạm giữa các nền văn hóa, v.v..). Hậu quả là phần lớn những người được trao giải đều là những người ít nhiều đều dấn thân hoặc, ít nhất, có lý tưởng chính trị hoặc xã hội rõ rệt. Alice Munro là một ngoại lệ: Bà được xem là tác giả ít có màu sắc chính trị nhất.
 
Thứ hai, về Alice Munro, bản tin báo chí của Viện Hàn Lâm Thụy Điển chỉ xoáy vào một điểm: nghệ thuật; trong nghệ thuật, chỉ xoáy vào một thể loại: truyện ngắn; và ở thể loại truyện ngắn, chỉ nêu lên một điểm: vị trí của Munro, một bậc thầy. Hết.
 
Chính vì thế, một số nhà bình luận cho giải Nobel năm nay không phải chỉ trao cho Alice Munro, cho Canada hay cho phụ nữ mà còn là một giải thưởng lớn trao cho truyện ngắn, một thể loại dường như bị hờ hững quá lâu, không chỉ bởi các nhà xuất bản và công chúng mà còn bởi giới phê bình và những người có thẩm quyền đánh giá văn học trong các giải thưởng lớn.
 
Tôi cho điều này rất có ý nghĩa đối với giới cầm bút Việt Nam hiện nay. Một mặt, sở trường của hầu hết các nhà văn của chúng ta dường như đều nằm ở truyện ngắn hơn là ở tiểu thuyết. Mặt khác, giống như Alice Munro hồi trẻ, hầu như ai cũng ôm ấp giấc mơ viết tiểu thuyết và xem truyện ngắn như những bài tập ngắn, với chúng, người ta chưa thực sự là nhà văn một cách nghiêm túc.
 
Xin lưu ý: Trước Alice Munro, trong thế kỷ 20, Jorge Luis Borges, người được xem là “bậc thầy của những bậc thầy” cả đời chỉ viết truyện ngắn.

  * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm