Văn Học & Nghệ Thuật

Giới Thiệu Thi Phẩm " Ngất Ngưởng Một Đời Mây " của Phạm Hồng Ân

Ngất ngưởng, hình dung ra một cái gì đó cao chót vót, mà lại chênh vênh, không thăng bằng, liên tưởng một đám mây, cao là thế, nhưng một chiếc máy bay bay ngang, lại bị xô dạt, rồi lại tụ, và lạingất ngưởng.

Image 

NGẤT NGƯỞNG MỘT ĐỜI MÂY
Trần Nguyên Đán


Ngất ngưởng, hình dung ra một cái gì đó cao chót vót, mà lại chênh vênh, không thăng bằng, liên tưởng một đám mây, cao là thế, nhưng một chiếc máy bay bay ngang, lại bị xô dạt, rồi lại tụ, và lại ngất ngưởng. Ngất ngưởng, cũng làm người ta hình dung ra sự cô đơn, vì cao quá thì không có mấy ai vói tới, và chơi với. Tôi cho rằng tác giả khi hình dung ra cái đề tài này đã tự thấy một cái gì cô đơn, cho dù… ngất ngưởng.

Tôi biết Phạm Hồng Ân viết văn từ Việt Báo, nhưng đọc thơ ông từ Da Màu, Tiền Vệ, Sáng Tạo, cũng là những nơi tôi viết. Tôi cũng là người ngỏ lời làm quen với ông khi khám phá ông cùng một niềm tin với mình. Tôi nghĩ ông “đủ sức” đảm đương hai vai trò này trên những diễn đàn nổi tiếng của hải ngoại. Nhưng nếu có thể gọi ông là một “nhà” nào đó, tôi thích gọi ông là một nhà thơ hơn. Thơ của Ân gần với Thơ của Đán hơn.

Tôi thử đọc một vài câu trong bài thơ đầu tiên của Phạm Hồng Ân, người tôi mới gặp lần đầu cách đây vài ngày, tại nhà riêng của ông, thành phố Escondido, một thành phố trắng trẻo, đẹp trai và gái của California, kế cận San Diego, chuyện trò khoảng nửa tiếng, mà không có tiếng nào nói về thơ cả.


Ngất ngưởng mây chỉ là sương với khói
Ngất ngưởng ta là cát bụi hóa thân
Sáng thức dậy nghe nghìn trùng tiếng gọi
Ta ngậm ngùi ôm hoài niệm ăn năn


Nhưng tới chừng đọc vào những trang trong, như người đang lần mò đi trong một hang động, ra đến cửa thấy ánh sáng, thì thấy rằng chẳng phải chỉ là cô đơn, nó còn cái gì khác. Đọc chậm hơn, kỹ hơn, suy nghĩ, thấy còn thêm nhiều cái khác. Nó là những tình cảm, trải rất dài và rộng. Những tình cảm, như những làn sóng gợn, những vòng tròn sau cái phẩy tay ném đá của đứa trẻ xuống mặt hồ. Tác giả viết ngay ở trang đầu tiên, tập thơ này là một tập hợp những bài thơ còn lại sau thời học trò sau chiến tranh sau ngục tù sau trôi sông lạc chợ và cho đến nay nơi hải ngoại. Cho nên nó là một tập hợp những tình cảm từ thời học trò, những bài thơ cho những người yêu, thời chiến tranh, ngục tù, những bài thơ dành cho những người bạn, trôi sông lạc chợ, đầy hình ảnh miếng ăn, sự đói kém, sự khao khát phục hồi niềm tin vào cuộc sống, và những năm tháng hải ngoại, có lẽ sẽ là những năm tháng dài nhất trong cuộc đời, với những hỉ nộ ái ố còn sót lại. Nổi bật lên trên cái nền vàng âu yếm day dứt của thăng trầm, là những bài thơ viết về mẹ.

Tôi nhớ một đoạn Kinh Thánh trong sách Truyền đạo, một cuốn sách đầy triết lý đời sống, một tác phẩm kinh điển của Sa lô môn, người đã đi qua hết những thăng trầm, ngồi lại kết luận đời mình: phàm sự gì có thì tiết, mọi việc dưới trời có kỳ định. Có kỳ sinh ra, và có kỳ chết, có kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng……., có kỳ khóc và có kỳ cười, có kỳ than vãn và có kỳ nhảy múa……. Tôi đoán rằng Phạm Hồng Ân, cũng như mọi người, cũng như tôi, người làm thơ đã đi qua nhiều kỳ như vậy, mỗi kỳ một giai đoạn như vậy, và bằng ngôn ngữ của thơ, viết lại những giai đoạn, những thời kỳ, đã đi qua trong đời mình, như một bộ sưu tập, để viết lại, nhớ lại, bày tỏ mình, bày tỏ cho người…


Mỗi giai đoạn là một sự bày tỏ thiết tha của tình cảm, tôi đọc một bài ngắn lục bát tự do cho một người yêu “nào đó”, lục bát, có lẽ là một sở trường của nhà thơ, vì nó xuất hiện khá suôn sẻ, trơn tru trong suốt tập thơ:

Về thôi đêm đã đầm đìa
Như em cắn giọt lệ chia sớt người
Về thôi buồn ứ máu tươi
Khuya ta rơi xuống thành lời tiễn đưa

Xe lăn đỏ bụi thời xưa
Ôi năm năm cũng chưa vừa vết thương…


Và bạn, tôi ngạc nhiên thấy những người bạn của tác giả xuất hiện đây đó trong tập thơ, những người bạn trong suốt thời chinh chiến, thất lạc, hoài niệm, không phải là lác đác, hay tình cờ, những người bạn được trải chiếu cho ngồi, tại những địa điểm nồng nàn, riêng biệt, cùng những ngôn từ thân thiết, tha thiết, đôi khi phơi bày cả gan ruột:


Mày hãy ngồi đây chơi rượu đế
Nền đất, chiếu rơm, trời sáng trăng
Không ai ca sĩ, ta hò hét
Ðời vui đâu thể thiếu âm thanh.

Thằng bạn mười năm xa cố xứ
Mười năm hề tựa giấc chiêm bao
Phiêu bạt nghìn phương còn sót lại
Trái tim rào rạt thiên tình sầu.

Mày về ta khoái trá vô cùng
Tri kỷ buồn vui thời mạt lộ
Mày về sừng sững như anh hùng
Lòng mở tan hoang nghìn cửa sổ.


Và mẹ, một chỗ ngồi trân trọng khác, không chỉ là thơ, nhưng còn trong những bài viết ngắn dài.

Bài thơ làm cho tôi phải lắng đọng giây lát, khi nhớ lại Biển Rộng Hai Vai. Phạm Hồng Ân, tôi muốn chia xẻ với ông rằng tôi yêu mến bài thơ này:

Tôi về dẫm dấu giày lang bạt
Hồn lạc loài như đứa trẻ hoang
Tôi về ôm trái tim tan nát
Nhìn má nằm im thở nhọc nhằn.

Tôi về úp mặt lên tay má
Tìm lại bình yên thuở thiếu niên
Ôi, cánh tay gầy như cánh lá
Vườn đời lận đận một niềm riêng.

Tôi về gối mộng lên nguồn cội
Nghe ấm từng chương lục bát xưa
Mười năm tựa áng mây trôi nổi
Bèo giạt hoa trôi chuyện nắng mưa.

Tôi về nhìn má trên giường bệnh
Bên ánh đèn phai nhạt bóng đêm
Má ơi! Con đốt trầm hương cũ
Tìm lại bình yên thuở thiếu niên..


Nhiều nhất, vẫn là những chỗ dành cho riêng chàng.

Tôi, người xuất hiện nhiều nhất trong toàn tập thơ, những khúc mắc không thể san sẻ, hay san sẻ rồi mà vẫn không thể hài lòng, vì người thơ vốn khó tính, vốn khó tìm được sự đồng cảm….

Ðêm nay trời bỗng dưng trở lạnh
Ðất ẩm mù sương buổi lập đông
Ta chợt soi đời trong gương vỡ
Ngờ đâu đánh mất một làn hương.

Ta là kiếm sĩ sầu sông núi
Bẻ gãy gươm nhìn lịch sử quay
Em nuôi hèn mọn thân cổ thụ
Ðành ngó hư không tiếng thở dài.

Ta đốt lửa lên. Và ngắm biển
Lập lòe sóng bạc liếm đêm thâu
Rót cốc rượu bình thời quốc chiến
Ngồi đây khuấy đọng một phương sầu.

Ta mượn than hồng hâm nóng lại
Khơi dòng nhật nguyệt ngậm ngùi trôi
Giang hồ đành gác đường gươm bại
Hào khí chơi vơi đáy vực đời.


Tôi biết tác giả vốn là một người đã tin và tiếp nhận Chúa Jesus Christ trong cuộc đời mình, đó là lý do khiến chúng tôi gặp nhau trong mênh mông biển rộng của văn chương. Tôi tìm một vài câu mà Phạm Hồng Ân đã nói về Đấng mà ông yêu kính, để hoàn tất những tình cảm mênh mông của tâp thơ mà ông cưu mang nhiều năm dài:

Chiếc ghế trống
Trống màu xanh của ngọn mây lủng lẳng
Trên vòm ngực hoài niệm
Ngày Chúa Nhật.

Chiếc ghế trống
Hun hút lời Thánh Kinh vỡ toang trái tim
Thập Tự


Và có phải là, cũng từ trong những tình cảm ấy, nay có cái còn lại, có cái đã mù mịt xa, có cái đã cuối trời phiêu lãng, vẫn còn dội lại trong lòng người làm thơ những hồi trống cô đơn mà có đến ngàn năm vẫn không dứt ra được?

Nên cho dù đến bảy mươi, hoặc tám mươi, những người của Kinh Thánh: tuổi tác các ngươi đếm được bảy mươi, còn bất quá thì đến tám mươi… hoặc chín mươi something, thì cũng vẫn cứ hoài vọng về quá khứ, băn khoăn cho hiện tại, và bứt rứt cho tương lai dù biết rằng mọi điều rồi sẽ qua đi như một người chẳng bao giờ tắm lại trong một dòng sông cũ, vì nước cứ luân chuyển mãi, có bao giờ ngơi nghỉ đâu.

Nội học toán nhẩm xem mình mấy tuổi
Gần sáu mươi sao cứ mãi làm trò?
Lấy hiện tại Nội trừ vào quá khứ
Thành tương lai là những nỗi âu lo


Trần Nguyên Đán

KLong Post

Bàn ra tán vào (2)

Tô Ma Hóc
Đây là phản ứng yếu ớt cuả đám tay sai "vật" quyền... ủn ỉn trước một tác phẩm tuyệt vời vạch trần sự thực bỉ ổi cuả Chủ Nghiã Xã Hội

----------------------------------------------------------------------------------

le tan
• ác quỷ cộng sản đảng chúng nói thì trên thiên đượng mà làm thì ngược lại ở tận dưới đáy của địa ngục đối với chúng dối trá láo khoét bịp bợm mị dân mưu sâu kế độc GIAN MANH lừA đảo là VÔ ĐỊCH TÀN ÁC PHI NHÂN BẤT NGHĨA LÀ VÔ SONG CHÚNG LÀ ĐẠI DIỆN CHO TỘI ÁC TRÊN THẾ GIAN NÀY CÒN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN LÀ CÒN CẢNH ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN LÀ CÒN CẢNH NGƯỜI SỐNG KIẾP THÚ .... •

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Giới Thiệu Thi Phẩm " Ngất Ngưởng Một Đời Mây " của Phạm Hồng Ân

Ngất ngưởng, hình dung ra một cái gì đó cao chót vót, mà lại chênh vênh, không thăng bằng, liên tưởng một đám mây, cao là thế, nhưng một chiếc máy bay bay ngang, lại bị xô dạt, rồi lại tụ, và lạingất ngưởng.

Image 

NGẤT NGƯỞNG MỘT ĐỜI MÂY
Trần Nguyên Đán


Ngất ngưởng, hình dung ra một cái gì đó cao chót vót, mà lại chênh vênh, không thăng bằng, liên tưởng một đám mây, cao là thế, nhưng một chiếc máy bay bay ngang, lại bị xô dạt, rồi lại tụ, và lại ngất ngưởng. Ngất ngưởng, cũng làm người ta hình dung ra sự cô đơn, vì cao quá thì không có mấy ai vói tới, và chơi với. Tôi cho rằng tác giả khi hình dung ra cái đề tài này đã tự thấy một cái gì cô đơn, cho dù… ngất ngưởng.

Tôi biết Phạm Hồng Ân viết văn từ Việt Báo, nhưng đọc thơ ông từ Da Màu, Tiền Vệ, Sáng Tạo, cũng là những nơi tôi viết. Tôi cũng là người ngỏ lời làm quen với ông khi khám phá ông cùng một niềm tin với mình. Tôi nghĩ ông “đủ sức” đảm đương hai vai trò này trên những diễn đàn nổi tiếng của hải ngoại. Nhưng nếu có thể gọi ông là một “nhà” nào đó, tôi thích gọi ông là một nhà thơ hơn. Thơ của Ân gần với Thơ của Đán hơn.

Tôi thử đọc một vài câu trong bài thơ đầu tiên của Phạm Hồng Ân, người tôi mới gặp lần đầu cách đây vài ngày, tại nhà riêng của ông, thành phố Escondido, một thành phố trắng trẻo, đẹp trai và gái của California, kế cận San Diego, chuyện trò khoảng nửa tiếng, mà không có tiếng nào nói về thơ cả.


Ngất ngưởng mây chỉ là sương với khói
Ngất ngưởng ta là cát bụi hóa thân
Sáng thức dậy nghe nghìn trùng tiếng gọi
Ta ngậm ngùi ôm hoài niệm ăn năn


Nhưng tới chừng đọc vào những trang trong, như người đang lần mò đi trong một hang động, ra đến cửa thấy ánh sáng, thì thấy rằng chẳng phải chỉ là cô đơn, nó còn cái gì khác. Đọc chậm hơn, kỹ hơn, suy nghĩ, thấy còn thêm nhiều cái khác. Nó là những tình cảm, trải rất dài và rộng. Những tình cảm, như những làn sóng gợn, những vòng tròn sau cái phẩy tay ném đá của đứa trẻ xuống mặt hồ. Tác giả viết ngay ở trang đầu tiên, tập thơ này là một tập hợp những bài thơ còn lại sau thời học trò sau chiến tranh sau ngục tù sau trôi sông lạc chợ và cho đến nay nơi hải ngoại. Cho nên nó là một tập hợp những tình cảm từ thời học trò, những bài thơ cho những người yêu, thời chiến tranh, ngục tù, những bài thơ dành cho những người bạn, trôi sông lạc chợ, đầy hình ảnh miếng ăn, sự đói kém, sự khao khát phục hồi niềm tin vào cuộc sống, và những năm tháng hải ngoại, có lẽ sẽ là những năm tháng dài nhất trong cuộc đời, với những hỉ nộ ái ố còn sót lại. Nổi bật lên trên cái nền vàng âu yếm day dứt của thăng trầm, là những bài thơ viết về mẹ.

Tôi nhớ một đoạn Kinh Thánh trong sách Truyền đạo, một cuốn sách đầy triết lý đời sống, một tác phẩm kinh điển của Sa lô môn, người đã đi qua hết những thăng trầm, ngồi lại kết luận đời mình: phàm sự gì có thì tiết, mọi việc dưới trời có kỳ định. Có kỳ sinh ra, và có kỳ chết, có kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng……., có kỳ khóc và có kỳ cười, có kỳ than vãn và có kỳ nhảy múa……. Tôi đoán rằng Phạm Hồng Ân, cũng như mọi người, cũng như tôi, người làm thơ đã đi qua nhiều kỳ như vậy, mỗi kỳ một giai đoạn như vậy, và bằng ngôn ngữ của thơ, viết lại những giai đoạn, những thời kỳ, đã đi qua trong đời mình, như một bộ sưu tập, để viết lại, nhớ lại, bày tỏ mình, bày tỏ cho người…


Mỗi giai đoạn là một sự bày tỏ thiết tha của tình cảm, tôi đọc một bài ngắn lục bát tự do cho một người yêu “nào đó”, lục bát, có lẽ là một sở trường của nhà thơ, vì nó xuất hiện khá suôn sẻ, trơn tru trong suốt tập thơ:

Về thôi đêm đã đầm đìa
Như em cắn giọt lệ chia sớt người
Về thôi buồn ứ máu tươi
Khuya ta rơi xuống thành lời tiễn đưa

Xe lăn đỏ bụi thời xưa
Ôi năm năm cũng chưa vừa vết thương…


Và bạn, tôi ngạc nhiên thấy những người bạn của tác giả xuất hiện đây đó trong tập thơ, những người bạn trong suốt thời chinh chiến, thất lạc, hoài niệm, không phải là lác đác, hay tình cờ, những người bạn được trải chiếu cho ngồi, tại những địa điểm nồng nàn, riêng biệt, cùng những ngôn từ thân thiết, tha thiết, đôi khi phơi bày cả gan ruột:


Mày hãy ngồi đây chơi rượu đế
Nền đất, chiếu rơm, trời sáng trăng
Không ai ca sĩ, ta hò hét
Ðời vui đâu thể thiếu âm thanh.

Thằng bạn mười năm xa cố xứ
Mười năm hề tựa giấc chiêm bao
Phiêu bạt nghìn phương còn sót lại
Trái tim rào rạt thiên tình sầu.

Mày về ta khoái trá vô cùng
Tri kỷ buồn vui thời mạt lộ
Mày về sừng sững như anh hùng
Lòng mở tan hoang nghìn cửa sổ.


Và mẹ, một chỗ ngồi trân trọng khác, không chỉ là thơ, nhưng còn trong những bài viết ngắn dài.

Bài thơ làm cho tôi phải lắng đọng giây lát, khi nhớ lại Biển Rộng Hai Vai. Phạm Hồng Ân, tôi muốn chia xẻ với ông rằng tôi yêu mến bài thơ này:

Tôi về dẫm dấu giày lang bạt
Hồn lạc loài như đứa trẻ hoang
Tôi về ôm trái tim tan nát
Nhìn má nằm im thở nhọc nhằn.

Tôi về úp mặt lên tay má
Tìm lại bình yên thuở thiếu niên
Ôi, cánh tay gầy như cánh lá
Vườn đời lận đận một niềm riêng.

Tôi về gối mộng lên nguồn cội
Nghe ấm từng chương lục bát xưa
Mười năm tựa áng mây trôi nổi
Bèo giạt hoa trôi chuyện nắng mưa.

Tôi về nhìn má trên giường bệnh
Bên ánh đèn phai nhạt bóng đêm
Má ơi! Con đốt trầm hương cũ
Tìm lại bình yên thuở thiếu niên..


Nhiều nhất, vẫn là những chỗ dành cho riêng chàng.

Tôi, người xuất hiện nhiều nhất trong toàn tập thơ, những khúc mắc không thể san sẻ, hay san sẻ rồi mà vẫn không thể hài lòng, vì người thơ vốn khó tính, vốn khó tìm được sự đồng cảm….

Ðêm nay trời bỗng dưng trở lạnh
Ðất ẩm mù sương buổi lập đông
Ta chợt soi đời trong gương vỡ
Ngờ đâu đánh mất một làn hương.

Ta là kiếm sĩ sầu sông núi
Bẻ gãy gươm nhìn lịch sử quay
Em nuôi hèn mọn thân cổ thụ
Ðành ngó hư không tiếng thở dài.

Ta đốt lửa lên. Và ngắm biển
Lập lòe sóng bạc liếm đêm thâu
Rót cốc rượu bình thời quốc chiến
Ngồi đây khuấy đọng một phương sầu.

Ta mượn than hồng hâm nóng lại
Khơi dòng nhật nguyệt ngậm ngùi trôi
Giang hồ đành gác đường gươm bại
Hào khí chơi vơi đáy vực đời.


Tôi biết tác giả vốn là một người đã tin và tiếp nhận Chúa Jesus Christ trong cuộc đời mình, đó là lý do khiến chúng tôi gặp nhau trong mênh mông biển rộng của văn chương. Tôi tìm một vài câu mà Phạm Hồng Ân đã nói về Đấng mà ông yêu kính, để hoàn tất những tình cảm mênh mông của tâp thơ mà ông cưu mang nhiều năm dài:

Chiếc ghế trống
Trống màu xanh của ngọn mây lủng lẳng
Trên vòm ngực hoài niệm
Ngày Chúa Nhật.

Chiếc ghế trống
Hun hút lời Thánh Kinh vỡ toang trái tim
Thập Tự


Và có phải là, cũng từ trong những tình cảm ấy, nay có cái còn lại, có cái đã mù mịt xa, có cái đã cuối trời phiêu lãng, vẫn còn dội lại trong lòng người làm thơ những hồi trống cô đơn mà có đến ngàn năm vẫn không dứt ra được?

Nên cho dù đến bảy mươi, hoặc tám mươi, những người của Kinh Thánh: tuổi tác các ngươi đếm được bảy mươi, còn bất quá thì đến tám mươi… hoặc chín mươi something, thì cũng vẫn cứ hoài vọng về quá khứ, băn khoăn cho hiện tại, và bứt rứt cho tương lai dù biết rằng mọi điều rồi sẽ qua đi như một người chẳng bao giờ tắm lại trong một dòng sông cũ, vì nước cứ luân chuyển mãi, có bao giờ ngơi nghỉ đâu.

Nội học toán nhẩm xem mình mấy tuổi
Gần sáu mươi sao cứ mãi làm trò?
Lấy hiện tại Nội trừ vào quá khứ
Thành tương lai là những nỗi âu lo


Trần Nguyên Đán

KLong Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm