Văn Học & Nghệ Thuật
Giới thiệu bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu - Mai Tú Ân
( HNPD ) Trước khi bắt đầu giới thiệu bài thơ nổi tiếng này của tiền bối Xuân Diệu thì cho phép hậu bối MTA có được đôi lời phi lộ về việc giới thiệu các bài thơ đi cùng năm tháng của chúng ta.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Trước khi bắt đầu giới thiệu bài thơ nổi tiếng này của tiền bối Xuân Diệu thì cho phép hậu bối MTA có được đôi lời phi lộ về việc giới thiệu các bài thơ đi cùng năm tháng của chúng ta. Để nói thật nhanh thì MTA không chấp nhận việc bình thơ theo lối hàn lâm mà các thầy thợ và sĩ tử nước ta đang dày công viết, học và rồi quên hết, cả những bài thơ hay lẫn những lời bình tuyệt vời khi giã từ mái trường.
Dĩ nhiên là MTA không phê phán những bài bình, gọi là bình luận thơ của các vị áo cao mũ dài với những câu văn bóng bẩy, những câu từ bóng loáng để ca ngợi bài thơ thì ít mà ca ngợi tài văn chương của mình thì nhiều. Âu đó cũng là bệnh sính chữ của các quan văn nhà ta và nên được tận tình thông cảm. Nhưng vấn đề thông cảm cho họ sẽ khiến cho bài thơ họ bình sẽ bị làm hại, bị quấy rối không phải là tình dục mà chỉ đơn giản là dài quá không ai kiên nhẫn đọc cho hết được. Các bạn có thể xem các bài bình thơ chuẩn của họ để thấy các nhà bình thơ ưa sính chữ bao giờ cũng viết dài, viết dai gấp mấy lần đến mấy chục lần bài thơ họ bình. Điều đó dẫn đến việc những bài bình của họ, dù có hay nhưng quá dài và mất đi chỗ đứng trong lòng người yêu thơ, vốn không cao siêuhàn lâm như họ...
Với MTA thì đơn giản hơn. MTA không đi theo bài thơ sát sạt như họ mà chỉ tìm trong bài thơ mình muốn giới thiệu đó những câu thơ, câu chữ hay nhất, tinh túy nhất cho độc giả thưởng lãm. Như một nhà thơ nổi tiếng nước ngoài, MTA quên mất tên rồi đã nói. Bình thơ là một cách ta nói được cái đẹp của bài thơ cho độc giả thấy được cái đẹp của bài thơ đó. Chỉ có vậy thôi, Các bạn có thể xem những hơn 100 bài bình thơ của MTA rải rác trên mạng để nhìn thấy sự khác nhau đó, Còn bây giờ thì chúng ta hãy xem được cái gì trong bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu nhé...
Theo báo chí thời đó, những năm 1930 của thế kỷ trước thì bài thơ này là một bài thơ viết về mùa thu hay nhất, nhưng chân tình thì hậu bối MTA cho rằng đây không phải là một bài thơ hay nhất mà là một khúc luân vũ tuyệt vời nhất trong đại giàn nhạc tứ tấu réo lên trong mùa thu bất hủ nhất. Sẽ không có bài thơ nào trước bài thơ này, hay sau bài thơ này viết về mùa thu có thể sánh với nó. Và thực tế đã chứng mình điều đó.
Mùa thu, mùa của những chia ly, đổ vỡ, mùa của những khúc cuối của đoạn tình yêu đẹp, mùa của những thi sĩ trầm mặc khóc than cho những cuộc tình vỗ cánh bay đi cùng những vần thơ uất nghẹn sầu chia ly.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Khung cảnh mùa thu thật thảm hại, buồn tê tái với hàng liễu đứng chịu tang của mùa thu với hàng tóc, hàng lệ rơi rơi thay cho lá vàng thu rơi. Xin nói ngay là nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ mới, và ông viết bài thơ này năm 1938 khi thơ mới đã có chỗ đứng trong lòng độc giả nhưng không thể nói ông không bị dòng thơ Pháp ám ảnh đến sự nghiệp sáng tác. Bài thơ Đây Mùa Thu Tới gồm những câu thơ tuyệt hay nhưng có phần lai căng dòng thơ Pháp hơi nhiều. Thêm nữa là chút ít hình bóng thơ Tàu cũ, tức là loại thơ ông bà chúng ta hay xài, một thứ thơ bài bản cùng các điển tích...v...v...
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng...
"Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ sẽ khiến cho người đọc ngẩn ngơ, thấy hay nhưng chẳng hiểu hay thế nào. Đây là một câu thơ tối nghĩa, hiểu sao cũng được và được do một bậc thầy thơ như tiền bối Xuân Diệu chơi phá cách thì hậu bối MTA chỉ có nước bó tay để công nhận tiền bối hay và giỏi.
Nhưng những câu thơ tiếp theo thì chỉ còn nước bái phục tài danh của thi sĩ Xuân Diệu. Một cái nhìn thoáng đạt với nhũng nét cắt lát thời gian, không gian của bậc cao nhân, các ẩn dụ tinh tế, hình tượng thì phiêu tới bến cho bức tranh phong cảnh đặc trưng nhất, vắt kiệt nhất của mùa thu đã được Xuân Diệu đưa vào bài thơ, khiến cho người đọc như bạn và tôi thấy bó tay nếu như muốn đưa thêm gì của mùa thu vào.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Những câu thơ rùng mình đưa những hình ảnh rùng mình đến với người đọc như một cơn gió thu đem cái lạnh đầu mùa luồn vào áo mùa hè của ta khiến ta rùng mình ớn lạnh tâm can. Và hẳn sẽ có người đọc bài thơ này trước chúng ta, vì mùa thu ám ảnh đến tận cùng nên đã lên tiếng nguyền rủa mùa thu bởi cái cảnh nghẹn lời giữa thu.
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh...
Một bài thơ khi ta tìm kiếm những câu thơ hay nhất, đặc trưng nhất thì trong bài thơ này, đa phần đều là những câu thơ hay, tuyệt mỹ. Nếu phải chọn thì câu thơ hay nhất trong những câu thơ về mùa thu này :
Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Một cách chơi chữ sang trọng và dẫn dắt, Xuân Diệu đã khiến cho người đọc kinh hãi bởi sự đưa đẩy lớn lao, nhưng giản dị đời thường. Ông đã đưa hình tượng không thể nào đắt hơn khi chơi một thành ngữ, có thể nói là lần đầu tiên trong thi ca văn học. "Rét mướt luồn trong gió". Cái rét mùa thu đậm đặc, quánh lại trong không khí và luồn vào trong gió lạnh để đến với những người đang tái tê bởi những gió lạnh mùa thu. Mùa thu Việt Nam không có những lá phong vàng rơi, hay một rừng lá úa vàng nhưng mùa thu Việt Nam đi lặng lẽ, luồn lách và đến với những khổ chủ đang yêu của Việt Nam với những tai họa nên thơ nhất...
Như những bài thơ mới, bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu lại là những câu thơ tròn, đầy đặn và hoàn toàn đúng điệu của thể thơ 7 chữ Thất Ngôn Bát Cú hoàn hảo. Có sự phá cách đôi chút nếu ta cố tìm trong đó sự hoàn chỉnh của Niêm, Luật hay Đối của thể thơ 7 chữ cũ. Là một nhà thơ mới, ông hoàng của thơ tình thì thi sĩ Xuân Diệu luôn là người phá cách ít nhất. Ông luôn tuân theo những mạch đập ngầm êm ả của thơ cũ, và gây dựng nên những cơn sóng ngầm dữ dội nhưng thật đẹp của thể thơ mới. Bài thơ Đây Mùa Thu Mới là một bài thơ hay nhất và không thể chối cãi về mùa thu. Điều duy nhất làm cho nó không thể nổi bật lên như một bài thơ hay nhất chính là vì nó đã phải xuất hiện cùng với bao bài thơ hay nhất của một tác giả tài danh như thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta...
Cũng xin nói thêm là bài thơ nổi tiếng này, Xuân Diệu đã tặng cho nhà văn Nhất Linh, người anh cả của văn chương và thi ca Việt Nam. Cũng như bài thơ nổi tiếng Nhớ Rừng của Thế Lữ cũng đã dành để vinh tặng cho nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam..
Mai Tú Ân
Đây Mùa Thu Tới
(Tặng Nhất Linh)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
1938
Xuân Diệu
Mai Tú Ân ( HNPD )
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Trước khi bắt đầu giới thiệu bài thơ nổi tiếng này của tiền bối Xuân Diệu thì cho phép hậu bối MTA có được đôi lời phi lộ về việc giới thiệu các bài thơ đi cùng năm tháng của chúng ta. Để nói thật nhanh thì MTA không chấp nhận việc bình thơ theo lối hàn lâm mà các thầy thợ và sĩ tử nước ta đang dày công viết, học và rồi quên hết, cả những bài thơ hay lẫn những lời bình tuyệt vời khi giã từ mái trường.
Dĩ nhiên là MTA không phê phán những bài bình, gọi là bình luận thơ của các vị áo cao mũ dài với những câu văn bóng bẩy, những câu từ bóng loáng để ca ngợi bài thơ thì ít mà ca ngợi tài văn chương của mình thì nhiều. Âu đó cũng là bệnh sính chữ của các quan văn nhà ta và nên được tận tình thông cảm. Nhưng vấn đề thông cảm cho họ sẽ khiến cho bài thơ họ bình sẽ bị làm hại, bị quấy rối không phải là tình dục mà chỉ đơn giản là dài quá không ai kiên nhẫn đọc cho hết được. Các bạn có thể xem các bài bình thơ chuẩn của họ để thấy các nhà bình thơ ưa sính chữ bao giờ cũng viết dài, viết dai gấp mấy lần đến mấy chục lần bài thơ họ bình. Điều đó dẫn đến việc những bài bình của họ, dù có hay nhưng quá dài và mất đi chỗ đứng trong lòng người yêu thơ, vốn không cao siêuhàn lâm như họ...
Với MTA thì đơn giản hơn. MTA không đi theo bài thơ sát sạt như họ mà chỉ tìm trong bài thơ mình muốn giới thiệu đó những câu thơ, câu chữ hay nhất, tinh túy nhất cho độc giả thưởng lãm. Như một nhà thơ nổi tiếng nước ngoài, MTA quên mất tên rồi đã nói. Bình thơ là một cách ta nói được cái đẹp của bài thơ cho độc giả thấy được cái đẹp của bài thơ đó. Chỉ có vậy thôi, Các bạn có thể xem những hơn 100 bài bình thơ của MTA rải rác trên mạng để nhìn thấy sự khác nhau đó, Còn bây giờ thì chúng ta hãy xem được cái gì trong bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu nhé...
Theo báo chí thời đó, những năm 1930 của thế kỷ trước thì bài thơ này là một bài thơ viết về mùa thu hay nhất, nhưng chân tình thì hậu bối MTA cho rằng đây không phải là một bài thơ hay nhất mà là một khúc luân vũ tuyệt vời nhất trong đại giàn nhạc tứ tấu réo lên trong mùa thu bất hủ nhất. Sẽ không có bài thơ nào trước bài thơ này, hay sau bài thơ này viết về mùa thu có thể sánh với nó. Và thực tế đã chứng mình điều đó.
Mùa thu, mùa của những chia ly, đổ vỡ, mùa của những khúc cuối của đoạn tình yêu đẹp, mùa của những thi sĩ trầm mặc khóc than cho những cuộc tình vỗ cánh bay đi cùng những vần thơ uất nghẹn sầu chia ly.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Khung cảnh mùa thu thật thảm hại, buồn tê tái với hàng liễu đứng chịu tang của mùa thu với hàng tóc, hàng lệ rơi rơi thay cho lá vàng thu rơi. Xin nói ngay là nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ mới, và ông viết bài thơ này năm 1938 khi thơ mới đã có chỗ đứng trong lòng độc giả nhưng không thể nói ông không bị dòng thơ Pháp ám ảnh đến sự nghiệp sáng tác. Bài thơ Đây Mùa Thu Tới gồm những câu thơ tuyệt hay nhưng có phần lai căng dòng thơ Pháp hơi nhiều. Thêm nữa là chút ít hình bóng thơ Tàu cũ, tức là loại thơ ông bà chúng ta hay xài, một thứ thơ bài bản cùng các điển tích...v...v...
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng...
"Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ sẽ khiến cho người đọc ngẩn ngơ, thấy hay nhưng chẳng hiểu hay thế nào. Đây là một câu thơ tối nghĩa, hiểu sao cũng được và được do một bậc thầy thơ như tiền bối Xuân Diệu chơi phá cách thì hậu bối MTA chỉ có nước bó tay để công nhận tiền bối hay và giỏi.
Nhưng những câu thơ tiếp theo thì chỉ còn nước bái phục tài danh của thi sĩ Xuân Diệu. Một cái nhìn thoáng đạt với nhũng nét cắt lát thời gian, không gian của bậc cao nhân, các ẩn dụ tinh tế, hình tượng thì phiêu tới bến cho bức tranh phong cảnh đặc trưng nhất, vắt kiệt nhất của mùa thu đã được Xuân Diệu đưa vào bài thơ, khiến cho người đọc như bạn và tôi thấy bó tay nếu như muốn đưa thêm gì của mùa thu vào.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Những câu thơ rùng mình đưa những hình ảnh rùng mình đến với người đọc như một cơn gió thu đem cái lạnh đầu mùa luồn vào áo mùa hè của ta khiến ta rùng mình ớn lạnh tâm can. Và hẳn sẽ có người đọc bài thơ này trước chúng ta, vì mùa thu ám ảnh đến tận cùng nên đã lên tiếng nguyền rủa mùa thu bởi cái cảnh nghẹn lời giữa thu.
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh...
Một bài thơ khi ta tìm kiếm những câu thơ hay nhất, đặc trưng nhất thì trong bài thơ này, đa phần đều là những câu thơ hay, tuyệt mỹ. Nếu phải chọn thì câu thơ hay nhất trong những câu thơ về mùa thu này :
Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Một cách chơi chữ sang trọng và dẫn dắt, Xuân Diệu đã khiến cho người đọc kinh hãi bởi sự đưa đẩy lớn lao, nhưng giản dị đời thường. Ông đã đưa hình tượng không thể nào đắt hơn khi chơi một thành ngữ, có thể nói là lần đầu tiên trong thi ca văn học. "Rét mướt luồn trong gió". Cái rét mùa thu đậm đặc, quánh lại trong không khí và luồn vào trong gió lạnh để đến với những người đang tái tê bởi những gió lạnh mùa thu. Mùa thu Việt Nam không có những lá phong vàng rơi, hay một rừng lá úa vàng nhưng mùa thu Việt Nam đi lặng lẽ, luồn lách và đến với những khổ chủ đang yêu của Việt Nam với những tai họa nên thơ nhất...
Như những bài thơ mới, bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu lại là những câu thơ tròn, đầy đặn và hoàn toàn đúng điệu của thể thơ 7 chữ Thất Ngôn Bát Cú hoàn hảo. Có sự phá cách đôi chút nếu ta cố tìm trong đó sự hoàn chỉnh của Niêm, Luật hay Đối của thể thơ 7 chữ cũ. Là một nhà thơ mới, ông hoàng của thơ tình thì thi sĩ Xuân Diệu luôn là người phá cách ít nhất. Ông luôn tuân theo những mạch đập ngầm êm ả của thơ cũ, và gây dựng nên những cơn sóng ngầm dữ dội nhưng thật đẹp của thể thơ mới. Bài thơ Đây Mùa Thu Mới là một bài thơ hay nhất và không thể chối cãi về mùa thu. Điều duy nhất làm cho nó không thể nổi bật lên như một bài thơ hay nhất chính là vì nó đã phải xuất hiện cùng với bao bài thơ hay nhất của một tác giả tài danh như thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta...
Cũng xin nói thêm là bài thơ nổi tiếng này, Xuân Diệu đã tặng cho nhà văn Nhất Linh, người anh cả của văn chương và thi ca Việt Nam. Cũng như bài thơ nổi tiếng Nhớ Rừng của Thế Lữ cũng đã dành để vinh tặng cho nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam..
Mai Tú Ân
Đây Mùa Thu Tới
(Tặng Nhất Linh)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
1938
Xuân Diệu
Mai Tú Ân ( HNPD )
Bàn ra tán vào (1)
Hoàng Nhật Tân
Chắc "hậu bối" MTA thuộc làu bài thơ "chửi cha, mắng mẹ" của "tiền bối" Xuân Diệu (Xuân Tóc Quăn) khi ca tụng, đưa Xuân Tóc Quăn tới tận mây xanh:
" Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . ."
(ông bà Ngô Xuân Thu là bố mẹ Xuân Diệu)...
----------------------------------------------------------------------------------
Giới thiệu bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu - Mai Tú Ân
( HNPD ) Trước khi bắt đầu giới thiệu bài thơ nổi tiếng này của tiền bối Xuân Diệu thì cho phép hậu bối MTA có được đôi lời phi lộ về việc giới thiệu các bài thơ đi cùng năm tháng của chúng ta.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Trước khi bắt đầu giới thiệu bài thơ nổi tiếng này của tiền bối Xuân Diệu thì cho phép hậu bối MTA có được đôi lời phi lộ về việc giới thiệu các bài thơ đi cùng năm tháng của chúng ta. Để nói thật nhanh thì MTA không chấp nhận việc bình thơ theo lối hàn lâm mà các thầy thợ và sĩ tử nước ta đang dày công viết, học và rồi quên hết, cả những bài thơ hay lẫn những lời bình tuyệt vời khi giã từ mái trường.
Dĩ nhiên là MTA không phê phán những bài bình, gọi là bình luận thơ của các vị áo cao mũ dài với những câu văn bóng bẩy, những câu từ bóng loáng để ca ngợi bài thơ thì ít mà ca ngợi tài văn chương của mình thì nhiều. Âu đó cũng là bệnh sính chữ của các quan văn nhà ta và nên được tận tình thông cảm. Nhưng vấn đề thông cảm cho họ sẽ khiến cho bài thơ họ bình sẽ bị làm hại, bị quấy rối không phải là tình dục mà chỉ đơn giản là dài quá không ai kiên nhẫn đọc cho hết được. Các bạn có thể xem các bài bình thơ chuẩn của họ để thấy các nhà bình thơ ưa sính chữ bao giờ cũng viết dài, viết dai gấp mấy lần đến mấy chục lần bài thơ họ bình. Điều đó dẫn đến việc những bài bình của họ, dù có hay nhưng quá dài và mất đi chỗ đứng trong lòng người yêu thơ, vốn không cao siêuhàn lâm như họ...
Với MTA thì đơn giản hơn. MTA không đi theo bài thơ sát sạt như họ mà chỉ tìm trong bài thơ mình muốn giới thiệu đó những câu thơ, câu chữ hay nhất, tinh túy nhất cho độc giả thưởng lãm. Như một nhà thơ nổi tiếng nước ngoài, MTA quên mất tên rồi đã nói. Bình thơ là một cách ta nói được cái đẹp của bài thơ cho độc giả thấy được cái đẹp của bài thơ đó. Chỉ có vậy thôi, Các bạn có thể xem những hơn 100 bài bình thơ của MTA rải rác trên mạng để nhìn thấy sự khác nhau đó, Còn bây giờ thì chúng ta hãy xem được cái gì trong bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu nhé...
Theo báo chí thời đó, những năm 1930 của thế kỷ trước thì bài thơ này là một bài thơ viết về mùa thu hay nhất, nhưng chân tình thì hậu bối MTA cho rằng đây không phải là một bài thơ hay nhất mà là một khúc luân vũ tuyệt vời nhất trong đại giàn nhạc tứ tấu réo lên trong mùa thu bất hủ nhất. Sẽ không có bài thơ nào trước bài thơ này, hay sau bài thơ này viết về mùa thu có thể sánh với nó. Và thực tế đã chứng mình điều đó.
Mùa thu, mùa của những chia ly, đổ vỡ, mùa của những khúc cuối của đoạn tình yêu đẹp, mùa của những thi sĩ trầm mặc khóc than cho những cuộc tình vỗ cánh bay đi cùng những vần thơ uất nghẹn sầu chia ly.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Khung cảnh mùa thu thật thảm hại, buồn tê tái với hàng liễu đứng chịu tang của mùa thu với hàng tóc, hàng lệ rơi rơi thay cho lá vàng thu rơi. Xin nói ngay là nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ mới, và ông viết bài thơ này năm 1938 khi thơ mới đã có chỗ đứng trong lòng độc giả nhưng không thể nói ông không bị dòng thơ Pháp ám ảnh đến sự nghiệp sáng tác. Bài thơ Đây Mùa Thu Tới gồm những câu thơ tuyệt hay nhưng có phần lai căng dòng thơ Pháp hơi nhiều. Thêm nữa là chút ít hình bóng thơ Tàu cũ, tức là loại thơ ông bà chúng ta hay xài, một thứ thơ bài bản cùng các điển tích...v...v...
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng...
"Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ sẽ khiến cho người đọc ngẩn ngơ, thấy hay nhưng chẳng hiểu hay thế nào. Đây là một câu thơ tối nghĩa, hiểu sao cũng được và được do một bậc thầy thơ như tiền bối Xuân Diệu chơi phá cách thì hậu bối MTA chỉ có nước bó tay để công nhận tiền bối hay và giỏi.
Nhưng những câu thơ tiếp theo thì chỉ còn nước bái phục tài danh của thi sĩ Xuân Diệu. Một cái nhìn thoáng đạt với nhũng nét cắt lát thời gian, không gian của bậc cao nhân, các ẩn dụ tinh tế, hình tượng thì phiêu tới bến cho bức tranh phong cảnh đặc trưng nhất, vắt kiệt nhất của mùa thu đã được Xuân Diệu đưa vào bài thơ, khiến cho người đọc như bạn và tôi thấy bó tay nếu như muốn đưa thêm gì của mùa thu vào.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Những câu thơ rùng mình đưa những hình ảnh rùng mình đến với người đọc như một cơn gió thu đem cái lạnh đầu mùa luồn vào áo mùa hè của ta khiến ta rùng mình ớn lạnh tâm can. Và hẳn sẽ có người đọc bài thơ này trước chúng ta, vì mùa thu ám ảnh đến tận cùng nên đã lên tiếng nguyền rủa mùa thu bởi cái cảnh nghẹn lời giữa thu.
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh...
Một bài thơ khi ta tìm kiếm những câu thơ hay nhất, đặc trưng nhất thì trong bài thơ này, đa phần đều là những câu thơ hay, tuyệt mỹ. Nếu phải chọn thì câu thơ hay nhất trong những câu thơ về mùa thu này :
Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Một cách chơi chữ sang trọng và dẫn dắt, Xuân Diệu đã khiến cho người đọc kinh hãi bởi sự đưa đẩy lớn lao, nhưng giản dị đời thường. Ông đã đưa hình tượng không thể nào đắt hơn khi chơi một thành ngữ, có thể nói là lần đầu tiên trong thi ca văn học. "Rét mướt luồn trong gió". Cái rét mùa thu đậm đặc, quánh lại trong không khí và luồn vào trong gió lạnh để đến với những người đang tái tê bởi những gió lạnh mùa thu. Mùa thu Việt Nam không có những lá phong vàng rơi, hay một rừng lá úa vàng nhưng mùa thu Việt Nam đi lặng lẽ, luồn lách và đến với những khổ chủ đang yêu của Việt Nam với những tai họa nên thơ nhất...
Như những bài thơ mới, bài thơ Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu lại là những câu thơ tròn, đầy đặn và hoàn toàn đúng điệu của thể thơ 7 chữ Thất Ngôn Bát Cú hoàn hảo. Có sự phá cách đôi chút nếu ta cố tìm trong đó sự hoàn chỉnh của Niêm, Luật hay Đối của thể thơ 7 chữ cũ. Là một nhà thơ mới, ông hoàng của thơ tình thì thi sĩ Xuân Diệu luôn là người phá cách ít nhất. Ông luôn tuân theo những mạch đập ngầm êm ả của thơ cũ, và gây dựng nên những cơn sóng ngầm dữ dội nhưng thật đẹp của thể thơ mới. Bài thơ Đây Mùa Thu Mới là một bài thơ hay nhất và không thể chối cãi về mùa thu. Điều duy nhất làm cho nó không thể nổi bật lên như một bài thơ hay nhất chính là vì nó đã phải xuất hiện cùng với bao bài thơ hay nhất của một tác giả tài danh như thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta...
Cũng xin nói thêm là bài thơ nổi tiếng này, Xuân Diệu đã tặng cho nhà văn Nhất Linh, người anh cả của văn chương và thi ca Việt Nam. Cũng như bài thơ nổi tiếng Nhớ Rừng của Thế Lữ cũng đã dành để vinh tặng cho nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam..
Mai Tú Ân
Đây Mùa Thu Tới
(Tặng Nhất Linh)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
1938
Xuân Diệu
Mai Tú Ân ( HNPD )